Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI


SÁU CÂU CHUYỆN CƯỜI ẨN CHỨA NHỮNG BÀI HỌC THÂM THÚY VỀ CUỘC SỐNG

                            6 câu chuyện cười ẩn chứa những bài học thâm thúy về cuộc sống
    Bài học 1:
      Anh chồng bước vào phòng tắm ngay sau khi vợ anh vừa tắm xong và có tiếng chuông cửa reo. Cô vợ vội vàng quấn khăn tắm quanh người và chạy ra mở cửa. Cửa mở và anh chàng hàng xóm Bob đang đứng đó. Cô chưa kịp nói lời nào thì Bob đã nhanh nhảu: “Tôi sẽ đưa cho cô 8 triệu nếu cô gỡ chiếc khăn tắm ra.” Sau khi suy nghĩ và đắn đo một hồi, cô vợ gỡ chiếc khăn tắm và đứng trước mặt Bob không mảnh vải che thân.
     Sau vài giây, Bob đưa cô 8 triệu và ra về. Cô vợ quấn lại chiếc khăn quanh người và bước vào phòng tắm. Anh chồng hỏi: ” Ai thế em?” “Anh Bob ở nhà kế bên đó mà” cô vợ trả lời. “Àh” anh chồng nói tiếp “Thế Bob có đem trả anh 8 triệu anh ấy nợ anh không em?”.
    Bài học rút ra từ câu truyện: Nếu bạn chia sẻ mọi thông tin quan trọng liên quan đến tiền bạc và những rủi ro với cổ đông, đồng nghiệp và người thân của bạn đúng lúc, bạn có thể sẽ tránh được những tổn thất nghiêm trọng.
    Bài học 2:
     Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói: “Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?” “Con trước, con trước” cô thư kí lanh lẹ, “Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!” Bùm.. Cô biến mất. “Con kế tiếp, con kế tiếp” anh nhân viên bán hàng nôn nóng, “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.” Bùm.. Anh cũng biến mất. “Còn con?” Thần Đèn hỏi anh giám đốc, anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”
     Bài học rút ra từ câu truyện: Luôn luôn để sếp của bạn phát biểu trước.
   Bài học 3:
   Một vị linh mục cho một bà sơ quá giang. Bà sơ bước vào xe và vô tình làm rách áo choàng do bất cẩn bị vướng vào cửa xe, để lộ ra phần chân trắng nõn nà. Vị linh mục gần như mất kiểm soát tay lái khi nhìn thấy cảnh đó. Sau khi chấn tĩnh lại, ông lén lút để tay mình lên đùi bà sơ. Bà sơ phản ứng lại: “Cha à, Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh chứ?”. Nghe vậy, vị linh mục bèn rút tay lại. Một lát sau, vị linh mục lại để tay lên đùi bà sơ một lần nữa. Bà sơ một lần nữa nhắc nhở: “Cha à, xin Cha nhớ đoạn Psalm 129 trong Kinh Thánh.” Vị linh mục phân trần: “Xin lỗi sơ, thân xác thật là yếu đuối.” Về đến tu viện, bà sơ xuống xe. Khi về đến nhà thờ, vị linh mục vội vã lật Kinh Thánh tìm câu Psalm 129. Nó có nội dung như sau: “Đi tới và tìm kiếm, tiến sâu hơn, con sẽ tìm thấy vinh quang.”
   Bài học rút ra từ câu truyện: Nếu bạn không giỏi và thông thạo công việc mình làm, bạn có thể đánh mất một cơ hội tốt.
   Bài học 4:
   Một con quạ đang đậu trên một cành cây và chẳng thèm làm gì nguyên ngày. Con thỏ thấy thế bèn hỏi: “Mình có thể ngồi một chỗ và không làm gì như bạn được không nhỉ?” Con quạ trả lời: “Được chứ, sao lại không.” Thế là con thỏ ngồi bên dưới cái cây con quạ đậu và nằm ngủ. Một lát sau, con cáo vồ tới con thỏ và ăn thịt nó.
   Bài học rút ra từ câu truyện: Để ngồi chơi hưởng lợi, bạn phải “ngồi” trên một vị trí rất cao.
   Bài học 5:
    Một con gà tây tán gẫu với con bò: “Mình rất thích leo lên được ngọn của cái cây kia.” gà tây thở dài, “Nhưng không đủ sức.” Con bò góp ý: “Vậy thử “nhấm nháp” chất thải của mình xem sao? Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng!” Gà tây gặm một miếng phân bò và đúng thật là nó cung cấp cho chú nhiều chất dinh dưỡng đủ để leo lên nhánh thấp nhất của cái cây đó. Ngày kế tiếp, sau khi thưởng thức thêm phân bò, gà tây leo lên được nhánh thứ hai. Cuối cùng sau bốn đêm leo trèo, gà tây đã chễm chệ ngồi trên ngọn cây cao nhất.          Nhưng chưa tận hưởng được niềm vui chiến thắng bao lâu, gà tây đã bị bắn chết bởi người nông dân khi ông phát hiện ra nó.
   Bài học rút ra từ câu truyện: Những chuyện nhảm nhí, vô nghĩa (Bullshit) có thể đưa bạn lên đỉnh cao, nhưng nó sẽ không giữ bạn ở vị trí đó.
  Bài học 6:
  Chú chim nhỏ đang bay về miền Nam tránh rét. Trời quá lạnh đến nỗi chú lạnh cóng và rơi xuống khu đất của một nông trại. Khi chú chim đang nằm thoi thóp, một con bò đi ngang qua và vô tình thải phân của mình lên chú chim. Khi nằm trong đống phân bò, chú bắt đầu nhận ra phân bò thiệt là ấm! Chú chim nằm đó, ấm áp đầy hạnh phúc trong đống phân bò, và chú bắt đầu cất tiếng ca vì vui mừng. Một con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền chạy tới thám thính. Đi theo âm thanh của tiếng hót, nó phát hiện ra chú chim trong đống phân bò. Nó kéo chú chim ra khỏi đống phân và ăn thịt.
    Bài học rút ra từ câu truyện:
1. Không phải tất cả những ai ném phân vào bạn đều là kẻ thù của bạn
2. Không phải tất cả những ai kéo bạn ra khỏi đống phân đều là bạn của bạn.
3. Và khi bạn đang ở sâu trong đống phân, điều hay nhất nên làm là khép miệng mình lại!
                                                                                             Nguồn Internet

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

"LIVE TOO SHORT" -CÂU NÓI CỦA NGƯỜI 90 TUỔI ĐÃ TRẢI ĐỜI


                                                                                        " Live Too Short "
                                                                         Câu nói ca người 90 tui đã tri đi
 Life is too short. Don’t waste time hating anyone.
(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thì giờ ghét bỏ ai làm gì.)
  Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch.
(Chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh khi đau ốm. Nhớ gần gũi.)
  You don’t need to win every argument. Agree to disagree.
(Không cần thắng trong mọi cuộc tranh luận. Hãy chấp nhận bất đồng.)
Crying is good, but it’s more healing crying with friends.
(Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.)
 Release your children when they become adults, its their life now.
(Hãy buông con cái ra khi chúng trưởng thành. Bây giờ chúng có cuộc sống riêng.)
  Make peace with your past so it won’t screw up the present.
(Hãy để yên quá khứ để hiện tại không bị xáo trộn.)
 Don’t compare your life to others. They have different journeys.
(Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác)
  Everything can change in the blink of an eye.
(Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt)
. Take a deep breath. It calms the mind.
(Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định)
 Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.
(Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã)
 What doesn’t kill you really makes you stronger.
(Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn)
Today is special. Enjoy it.
(Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó)
Your belief of your being right doesn’t count. Keep an open mind.
(Đừng tin rằng mình luôn luôn đúng. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉)
  Forgive everyone everything.
(Hãy tha thứ tất cả cho mọi người)
 What other people think of you is none of your business.
(Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình)
 Time heals almost everything. Give time time.
(Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Hãy để cho thời gian có thì giờ)
 However good or bad a situation is, it will change.
(Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi)
 Don’t take yourself so seriously. No one else does.
ừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai làm như vậy)
 Believe in miracles.
(Hãy tin vào phép lạ)
It’s OK to yield.
( Nhường nhịn một chút cũng không sao)
 Friends are the family that we choose.
(Bạn bè là gia đình do chúng ta chọn) 
                                                   From Regina Brett, 90 years old…   
                                                                                  Nguồn Internet 
 

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

PHẬT Ở ĐÂU?

                                                                                     Tâm hiếu là tâm Phật
                                                                                     Hạnh hiếu là hạnh Phật
                                                                                                      Kinh Phật dạy

                                                                                                   Phật ở đâu?
  Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.
"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "
   Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.
  Ông lão mĩm cười:
- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...
- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
   Ông cụ cười ha hả:
- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...
- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...
- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...
- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.
- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.
  Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.
  Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "


Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT


  Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…
  Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. ...
  Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:
“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ”
  Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “ Phật giáo Tây tạng ” hoặc “ Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều ”.
  Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…
  Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
  Ngài trả lời:
“ Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn ”.
  Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
“ Cái gì làm tôi tốt hơn? ”
  Ngài trả lời:
“ Tất cả cái gì làm anh
    Biết thương cảm hơn
    Biết theo lẽ phải hơn
    Biết từ bỏ hơn
    Dịu dàng hơn
    Nhân hậu hơn
    Có trách nhiệm hơn
    Có đạo đức hơn ”.
“ Tôn giáo nào biến anh thành như vậy
Là tôn giáo tốt nhất ”.
   Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
“ Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không.-
  Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.
  Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.
  Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
  Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
  Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
  Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
  Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
  Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
  Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh.
Đó là vấn đề lựa chọn.”
  Cuối cùng Ngài nói:
“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
  Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
  Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
  Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
  Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
  Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.
… và …
" Không có Tôn giáo nào Cao Trọng hơn Sự thật."
                                                                tustus st
                                                     (nguồn:
http://gnuhel.wordpress)

 

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

BỮA TIỆC ĐÊM TRONG NHÀ VỆ SINH


                                                        


      Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

     Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

     Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

    Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

    Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

    Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…
                                                                             ( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SỰ ÂN CẦN

                                                                       ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SỰ ÂN CẦN
                                                 Khi con đói và khát, bà cho con thức ăn và uống,
                                                 khi con lạnh, là áo quần;
                                                 khi con không có gì, bà cho con mọi thứ đáng giá.
                                       - Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim[1]
                                                                                       ***
    Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn.  Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được.  Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong.  Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha.  Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
   Trong bước thứ hai này chúng ta quán chiếu trên sự ân cần mà những người khác ban cho chúng ta một cách cá nhân khi qua dòng diễn biến của những kiếp sống, họ đã là cha mẹ chúng ta và ta là một đứa con.  Áp dụng sự quán chiếu này đến mỗi lần chạm trán, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đã biểu lộ lòng ân cần một cách bình đẳng đến chúng ta hoặc là trong kiếp sống này hay trong những kiếp sống khác.
                                                               Thiền quán
    Trong bước trước, chúng ta quán tưởng và nhận ra những người khác như những thân hữu của chúng ta, và bây giờ có thể trở nên chính niệm về lòng ân cần của họ khi họ là những thân hữu bậc nhất của chúng ta.  Một lần nữa, có thể dễ dàng nhất cho chúng ta bắt đầu với chính bà mẹ của chúng ta trong kiếp sống này, vì bà hầu như là người nuôi dưỡng chính yếu của chúng ta.  Nhưng nếu bà ta không làm thế, hay nếu mối quan hệ của chúng ta phức tạp, hãy liên hệ đến bất cứ  người nào có công nhất trong việc làm cho chúng ta trưởng thành trong kiếp sống này như một biểu tượng để quán chiếu, quy vào sự thiền tập theo đây như thích đáng:
   

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

THỦY TỔ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

                       
                                                        

                                                          Thủy Tổ Trà đạo Nhật Bản (1141-1215)        
     Thiền sư Minh Am Vinh Tây (ja. myōan eisai), Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ Trà đạo là người có công truyền thừa dòng Thiền phái Lâm Tế vào Nhật Bản            
Ngài sinh năm Tân Dậu (1141) tại Bitchū (bây giờ là Okayama). Song thân của Ngài đều là Phật tử thuần thành, tinh thông Phật pháp. Ngài vốn bản chất thông minh bén nhạy, nổi tiếng là thần đồng. Năm lên 8 tuổi Ngài theo phụ thân đọc những kinh sách Đại thừa liễu nghĩa như Câu Xá luận, Tỳ Bà Sa luận. . .
 
Năm 11 tuổi Ngài đến chùa Anyôji (An Dưỡng Tự nơi quê nhà, đảnh lễ cầu Tịnh Tâm Thiền sư làm Bổn sư cạo tóc xuất gia. Sau đó Ngài lên núi Hieizan (Tỷ Duệ sơn) tại Kinh Đô (ja.Kyōto), trung tâm của Thiên Thai tông tại Nhật Bản để học Thiền rồi đến núi Ōyama, Tottori  học Mật Giáo. Thời gian nơi đây, Ngài chú tâm học hỏi tất cả những lý thuyết căn bản của Thiên Thai tông và cả Mật giáo của tông này (Thai mật, ja. taimitsu).
Năm 14 tuổi Ngài đã nổi tiếng hùng biện. Lúc bấy giờ có người cười Ngài rằng : “Sư tuy có tài biện luận giỏi, tinh thông Phật pháp, thế pháp, đáng tiếc pháp tướng của Sư vừa lùn lại xấu nữa. Ngài trả lời rằng : “Vua Thuấn ở huyện Xích, Yến Anh tể tướng nước Tề, chưa từng nghe nói ai là người cao lớn cả !”. Những người này nghe Ngài ứng xử nhanh nhẹn tinh tế quá, bọn họ đều cúi đầu khâm phục và hổ thẹn.
Tuy đã học rộng hiểu sâu giáo lý Thượng thừa liễu nghĩa nhưng vẫn thấy chưa đủ. Được biết Thiền tông Trung Quốc đang thịnh hành,  chính vì thế vào Năm Mậu Tý (1168) khi được 28 tuổi, Ngài xuống thuyền vượt biển đến Minh Châu vào Trung Nguyên. Ngài đến Thiên Thai sơn và A Dục vương tham học, chiêm bái thánh tích, gặp rất nhiều điềm kỳ lạ. 
Vào mùa Thu năm ấy trời hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng của nông dân, quan Quận chủ liền thỉnh Ngài cầu mưa, Ca sa áo mão pháp phục trang nghiêm, Ngài đăng lâm bảo tọa uy nghi, hoa đăng cùng khói hương quyện tỏa, đang lúc hành Pháp sự, từ thân thể Ngài phát ánh hào quang đến tận trời xanh, một lúc sau cơn mưa lớn đổ xuống, nước tràn khắp ruộng đồng, cỏ lúa hoa màu mát mẻ xinh tươi. Dân được mùa trúng tiết.
Do sự hiệu nghiệm của việc cầu mưa, trừ được hạn hán, quan Quận chủ cùng nhân dân phong tặng Ngài với danh hiệu Thiên Quang. Người đời còn tôn vinh Ngài là Thiên Quang Tổ sư. 
 
Chuyến du học lần đầu tiên với thời gian khoảng 7 tháng, nhưng đã mang ấn tượng cho Ngài về Thiền tông tại đây. Kết quả chỉ là những bài luận Thiên Thai tông mà Ngài mang từ Trung Quốc về quê nhà. Ngài đem sách dâng lên cho Tăng chính. Tăng chính khen rằng : “Ngươi đem tông chỉ Thiên Thai tông về truyền bá rộng khắp là công đức vô lượng vậy !”.
Năm Đinh Mùi (1187),  khi 47 tuổi Ngài tiếp tục chuyến du học lần thứ hai, và chuyến đi này là mốc ngoặc quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Ban đầu, Ngài có ý định sang tận Ấn Độ để chiêm bái Thánh tích lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo quê hương đức Phật, sau chuyến du học lần thứ hai tại Trung Quốc,  Ngài hy vọng có thể từ đường Trung Quốc sang xứ Phật đất Ấn. Tháng 2 năm ấy Ngài vượt biển đến Lâm An (Hàng Châu) gặp vị quan An Phủ Thị lang, dâng sớ xin giấy Thông hành sang Ấn Độ,  nhưng vị Tri phủ lấy lý do là quan ải không thông nên từ chối, buộc Ngài phải ở lại. Đây chính là cơ hội để Ngài tham vấn các vị Thiền sư Trung Quốc. Ngài lên Thiên Đài sơn,  Chùa Vạn Niên, Xích Thành, đảnh lễ cầu pháp với lão Hòa thượng Hư Am Hoài Sưởng - một vị Thiền sư thuộc đời thứ tám chi phái Hoàng Long Huệ Nam dòng Thiền Lâm Tế, nơi đây Ngài đạt yếu chỉ Thiền tông và được ấn khả.
Thời gian du học ở Trung Quốc lần thứ hai, Ngài một mặt kết hợp thực tiễn và nghiên cứu giữa Mật giáo và Thiền giáo. Một phương diện nữa trong thời gian đó Ngài còn đi truyền thụ pháp hội quán đỉnh và viết các sách vở Mật giáo.
Ngài tuy là người kiêm tu Thiền và Mật thế nhưng lúc này Ngài chuyên sâu hơn về Mật giáo. Ngài tiếp nhận quán đỉnh của nhiều vị đại sư. Do Ngài ở Diệp Thượng phòng nên còn xưng tụng là phái Diệp Thượng.
 
Có lần Ngài sai người chiếc một cành cây Bồ đề do thiền sư Đạo Thuỵ trồng đưa cho thương thuyền mang về Nhật Bản. Khi đó Ngài nói: “Nước ta chưa có giống cây này, hãy thử trồng một cây để nghiệm chứng cho Thiền phái của ta, nếu như cây này không sống được thì đạo của ta không thịnh đó”.
Cây đem về trồng cành lá xum xuê, sáu năm sau vào tiết xuân phân liền chiếc nhánh từ cây gốc qua Đông Đại Tự (Tôdaiji), thành phố Nara., vài năm sau lại chiếc nhánh trồng ở Kiến Nguyên Tự, hai cây ở đây tới giờ vẫn đang còn xum xuê cành lá.
Sau bốn năm du học, Ngài trở về cố hương hoằng dương Thiền tông. Ngài về nước đúng lúc Hộ bộ thị lang đang xây dựng Tự viện Phật giáo nhân đó liền thỉnh Ngài ở lại trụ trì để giáo hoá, Ngài ban phát thiền môn quy cũ, lúc đầu chỉ có hơn mười người, chẳng lâu sau thì tăng chúng ngày một đông.
Năm sau Ngài khai mở rất nhiều  đàn truyền giới, khai Luật viện truyền bá giới luật, mở rộng tự viện, chế định thiền quy, tuyển thuật kinh luận dần dần càng được sự chú ý của các bậc đại sư trong nước.
 
Sau khi Ngài vào kinh truyền bá Thiền tông, dẫn tới chuyện đố kỵ của tăng đồ các tông phái cũ. Trong đó có Lương Biện tìm cách xúi giục tăng đồ dâng sớ tấu lên triều đình, cuối cùng dẫn tới lệnh cấm Thiền tông. Theo Diên Bảo Truyền Đăng lục ghi chép Hoàng đế hạ chiếu lệnh để hỏi, Ngài đáp rằng :
“Thiền tông của nước ta không phải ngày nay mới có, ngày xưa các vị truyền giáo đại sư đã có truyền pháp trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật của Thiền tông.
Lương Biện ngu muội viết những điều xằng bậy. Thiền tông nếu đã làm điều sai thì các vị truyền giáo là sai, các vị truyền giáo là sai thì phép của phái Thiên Thai cũng là không có, thế nếu Thiên Thai đã không có rồi thì có gì để mà cự tuyệt ? Có thể thấy rằng tăng đồ không hay được ý của Tổ sư !”
Đương thời có những người hiểu biết, nghe được lời của Ngài, họ biết Ngài là bậc cao Tăng thạc đức, nên lại chung tay sức giúp đỡ để tuyên dương Thiền pháp, Ngài lại xây dựng Vạn Thánh Tự, hành giả ở khắp nơi đều đến thính giáo tham thiền, thanh danh ngày càng vang dội. Đây là một hình thức thiền viện đầu tiên của Nhật Bản.
Năm Tân Hợi (1191), Ngài đi bố giáo khắp trên đảo Kyuushuu (九州). Thế nhưng chùa Hieizan đã thành công trong việc vận động can thiệp việc chính quyền cấm truyền bá Thiền Tông. Do đó, năm Giáp Dần (1194), Ngài phải lên Kyôto phân giải. Về sau Ngài qua miền Đông, đóng vai trò chủ trì ngày giỗ lần thứ nhất của Shôgun Yoritomo (Nguyên Lại Triều 1147-1199) là vị tướng thiết lập chế độ Mạc Phủ, sáng lập "nền chính trị võ gia", khởi xướng truyền thống "thực quyền thuộc kẻ dưới" ở Nhật Bản. Với tư cách là tăng lữ Mật Giáo, Ngài đã quy y người của Mạc phủ, trong đó có vợ con Yoritomo. Gia đình Mạc phủ hiến đất xây chùa Phúc Thọ Tự, được phát tâm ủng hộ của Mạc phủ mà Thiền pháp thuận duyên truyền bá rộng khắp.
Năm Mậu Ngọ (1198), Ngài soạn bộ Hưng thiền hộ quốc luận (ja. kōzen gokokuron) để xiển dương Thiền tông và để chống đối lại sự phản bác mạnh mẽ của các vị tăng thuộc Thiên Thai tông. Trong Hưng thiền hộ quốc luận Ngài viết như sau:
"Tổ Tối Trừng (ja. saichō)(767-822) của Thiên Thai tông đã từng dạy Thiền; nếu Thiền tông chẳng có ý nghĩa gì thì Đại sư Tối Trừng cũng chẳng có ý nghĩa gì và nếu Đại sư Tối Trừng chẳng có ý nghĩa gì thì Thiên Thai tông cũng chẳng có ý nghĩa gì".
Hưng Thiền Hộ Quốc luận là một tác phẩm văn học Thiền đầu tiên của Nhật Bản, nói tới Thiền rất quan trọng đối với quốc gia dân tộc. Phật pháp và vương pháp cùng hỗ trợ cho nhau, chủ chương Phật giáo tới cùng cực là Thiền. Lại viết một cuốn Xuất Gia Đại cương, nói về những thiên chức của Tăng nhân.
 
Năm Canh Thân (1200), Ngài khai sơn chùa Jufuku Kikokuzan Kongō Jufuku Zenji.
 Năm Nhâm Tuất (1202) Ngài lại dựng chùa Kennin-ji. Chùa này được xem như một biệt viện của Hieizan. Ở đó Ngài  phối hợp 3 lối tu (kiêm tu) của Thiên Thai, Mật Giáo và Thiền. 
Năm Bính Dần (1206), Thái Thượng hoàng Go Toba bổ nhiệm Ngài việc xây cất chùa Tôdaiji (Đông Đại Tự), thành phố Nara. Ngài tận lực xây dựng chùa này. 
Năm Quý Dậu (1213), niên hiệu Kiến Bảo nguyên niên, Ngài được bổ nhiệm chức Gon Sôjô (Quyền Tăng Chính), một giáo phẩm cao cấp của Phật giáo Nhật Bản thời bấy giờ.
Năm Ất Hợi (1215), niên hiệu Kiến Bảo năm thứ ba, sau khi kiến tạo ngôi Thọ Phúc Thiền Tự (Kongō Jufuku Zenji) được hoàn thiện, Ngài thị hiện chút bệnh duyên và an nhiên thị tịch vào mùa An cư kiết hạ năm ấy. Hưởng thọ 75 Xuân. Pháp lạp 63 Thu.
Đương thời, Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ sư Trà đạo hoặc gọi Ngài là Trà Thiền nhất vị . . . Thời kỳ Nại Lương có người mang trà đến Nhật Bản nhưng không thịnh hành. Sau khi du học Từ Trung Quốc về, Ngài mang theo một số hạt trà về trồng trước sân chùa Thánh Phúc, lại tặng cho nhiều người, ít lâu giống trà được gieo khắp đất nước. 
Sau này chính Ngài đã sáng tác ra cuốn Luận về uống trà và sức khỏe mang tên "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà đạo.
Thiền tông Thời Tống Trung Quốc lưu hành rộng rãi mà tục uống trà cũng trở thành một thú vui, vừa giúp người ta tỉnh táo, giải khát lại chữa được bệnh tật nên thiền lâm dần dần dấy lên phong trào uống trà. Nghi lễ của việc uống trà đi kèm với hành pháp trở thành một.
Tư tưởng Trà Thiền Nhất vị do chính Ngài đưa Trà phong vào Nhật Bản. Xây dựng phong tục Trà đạo ở trong các Thiền viện Phật giáo cũng là do công đức của Ngài. 
Năm Kiến Bảo thứ 2, Ngài chữa trị được bệnh nhiệt cho Nguyên Thực Triêu bằng Trà, từ đó phong khí uống trà cũng thịnh hành trong dân gian.
Ngài cổ suý thiền tông, đề cao tinh thần nghiên cứu Thiền, xây dựng nên học phong một thời. Về sau không ít các Thiền sư do bất mãn với chính quyền của nhà Nguyên sang Nhật Bản nên các Thiền phái trở nên phát triển, công đức của Ngài càng lớn lao.
Những tác phẩm của Ngài lưu lại cho hậu thế như :
- Kôzen Gokokuron (Hưng Thiền Hộ Quốc Luận, Mậu Ngọ 1198).
- Nihon Buppô Chuukô Ganbun (Nhật Bản Phật Pháp Trung Hưng Nguyện Văn, Giáp Tý 1204). 
- Bồ-đề tâm luận khẩu quyết (ja.bodaishinron kōketsu)
- Kissa Yôjôki (Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký, Tân Mùi 1211).
- Xuất Gia đại cương  (ja. shukke daikō). 
- (hai quyển Kozen Gokokuron và Nippon Buppô Chuukô Ganbun bị nghi là sách giả). 

                                                                                                          Thích Vân Phong

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

CÂU CHUYỆN HAI CÁI BỊ CỦA NGƯỜI ĐỜI





                                                 CÂU CHUYỆN HAI CÁI BỊ CỦA NGƯỜI ĐỜI
                                       
   - Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật. Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
  -  Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi ?
 - Tôi thấy cuộc đời này sao mà khổ quá, như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
  Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ.   Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails của PHTQ.CANADA do các bạn bè chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
- Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
-  Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
-  Người đời thường mang hai cái đãy (cái bị).
  *Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác.
  *Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân.
  Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
  Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
  -  Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy ?
  -  À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vịđổi nội dung của chúng cũng được mà.
   - Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
  -  Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị :
  Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
  - Tôi vẫn chưa tỏ tường ?
  -  À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác - hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ đượcbình an ngay.
- Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an.

                                                                                 Nguồn Internet
 

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

NHỮNG ÁNG VĂN RẤT NGẮN GỌN NHƯNG Ý TƯỞNG SÚC TÍCH. . . . . .


 
 Mỗi chuyện có những áng văn rất ngắn gọn nhưng ý tưởng súc tích, khiến người đọc phải suy tư.
1. Mẹ tôi! (Vương thị Vân Anh)
       Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
       Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu.
       Mẹ tôi không biết chữ!
  2. 
Lòng Mẹ  (Kangtakhoa)
       Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhứt để giúp đở gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
       Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.
       Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe Mẹ nói: "Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!"
  3. 
Khóc dùm
      
Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
       Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
       - Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
       - Nhưng con đâu có biết sửa xe?
       - Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
       Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi
  4. 
Sống ở đời (Phạm Quốc)
       Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".
       Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác con ạ!"
 
5. 
Bi kịch (Huỳnh Thanh Vân)
       Sạp anh chị ít khách vãng lai. ế ẩm, vốn cạn dần, nợ nần chồng chất. Anh mượn rượu giải sầu, sanh tật đánh vợ. Chịu đòn không thấu, chị làm đơn ly hôn. Bạn bè giải hoà, góp tiền cho chị mượn vốn không lãi. Chị bỏ hàng, chia giá sỉ cho người bán lẻ đầu chợ, nhờ vậy đắt khách. Anh bỏ rượu, giúp vợ tần tảo năm, sáu năm dài, nợ trả xong, nhà có đồng ra đồng vào, con cái học giỏi. Chị vui chưa kịp nở nụ cười, cơn đau ập đến... Cầm đơn thuốc trong tay chị ước gì mình dốt, không biết đọc hai chữ: ung thư.
  6. 
Đôi mắt
       Có một cô gái không may bị mù, quen biết một chàng trai, 2 người cùng yêu nhau, dến một ngày cô gái nói với chàng trai: "Khi nào em nhìn thấy được thế giới, em sẽ lấy anh". Rồi đến một ngày kia cô gái được phẩu thuật mắt và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai hỏi: "Bây giờ em đã thấy được cả thế giới, em sẽ lấy anh chứ?"
Cô gái bị ngẩn ngơ choáng váng khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh. Chàng trai ra đi trong nước mắt và nhắn lại rằng: "Hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình em nhé, vì đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng em".
  7. 
Điện thoại (Võ Thành An)
       Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm. Người hàng xóm không vui lòng nhưng chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi về cứ thưa dần.
       Mẹ dành dụm tiền, nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: "Sợ thằng Hai gọi về mà không gặp được".
  8. 
Nghịch lý  (Văn Triều)
       Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ Mẹ, anh Hai nói:
       - Tôi góp một phần.
       - Tôi một phần.
       - Tôi cũng một phần.
       Thím Tư chen vào, như đùa như thật:
       - Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!
       Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với Mẹ. Đêm, muổi vào mùng cắn Mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muổi cắn Mẹ no rồi sẽ không cắn các con.
       Ôi! Tình yêu của Mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!
  9. 
Tóc sâu (Song Khê)
       Sáu tuổi. Tôi vọc tay trong vườn tóc ngoai, reo vang: "Con tìm được sợi trắng rồi!".
       Mười tuổi. Tôi cột - mở búi tóc của ngoại, phụng phịu: "Mấy sợi bạc con nhổ hết hồi hôm kia, bữa nay lại chui ra nữa!".
       Mười lăm tuổi. Tôi vừa chạy ra cửa vừa nài nỉ: "Cho con đi chơi một chút đi ngoại. Lát nữa hãy nhổ tóc sâu".
       Mười tám tuổi. Tôi nhìn lên mái tóc ngoại trắng phơ, bất động trong bức ảnh cao cao, rưng rưng thắp một điều ước.
  10. 
Tiền mừng tuổi (Trương Đình Dạ Vĩnh)
       Năm bảy tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho ... Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa Mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy Mẹ trả lời.
       Năm mười tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
       Mười tám tuổi, nó mang nổi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.
       Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cằm giấy nhận tiền của Mẹ mà thấy ân hận, xót xa.
  11. 
Khóc (Bùi Phương Mai)
       Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
       Năm hai mươi tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được Mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
       Hôm nay 40 tuổi, đọc tin Mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc. Anh nói:
       - Tội nghiệp Mẹ, 40 năm qua chắc Mẹ còn khổ tâm hơn anh.
  12. 
Nói dối (D.A.D)
       Ngày đó nhà nghèo Cha mất , Mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, Mẹ gởi con về giổ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng... Về nhà Mẹ hỏi con né tránh: "Dạ vui! Cô bác mừng con...!!!".
       Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miến ăn, chiếc bánh...
       Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.
  13. 
Chung riêng (Nga Miên)
       Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên...
       Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh...cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta...
  14. 
Tình già (Nguyễn Thái Sơn)
       Đêm tối đen.Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mìnhđã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây são rồi đẩy đưa bâng quơ trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà...
       Ông trách: "Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?". Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp: "Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?".
  15. 
Ngày sinh nhật đầu tiên (Xuân Vy)
       Tối nay bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: "Hôm qua, sinh nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, Mẹ nhỉ?". Mẹ lặng thinhmắt đỏ hoe! Sợ Mẹ khóc, bé vỗ về: "Đừng khóc Mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!". Bỗng nhiên, Mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi khóc ào theo.
       ... Ngày ấy, cái ngày mà toà án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và ngày sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày Mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.
  16. 
Mưa đầu mùa (Nguyễn Thanh Xuân)
       Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy ngươi đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh.
       Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như "cá gặp nước", những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày xưa như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải đem cho đi. Tôi tỏ ý khó chịu, Mẹ chỉ cười buồn bảo: "Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó...".
       Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, Mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng...
  17.
 Vợ chồng (Tùy Nghi)
       Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ những lúc ấy anh lại ôm lấy chị , vỗ về:
       - Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đãm lên nào!
       Công ty phá sản. Từ cương vị giám đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
       - Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!
  18. 
Những chiếc bao lì xì
      
Ba Mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và tiền bỏ đầy con heo đất.
       Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: "Mầy được bao nhiêu?"
       Nó đáp; "Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái bao không".
  19. 
Phần cô (H.M.N.)
       Sinh nhât cô giáo, cả lớp mang tặng cô nào hoa,nào vải may áo dài...
       Giở gói quà của Hằng ra ngạc nhiên thấy một củ khoai và một bông hồng. Hồn nhiên, Hằng bảo: "Ngày nào em cũng được ăn khoai lang nướng ngon lắm cô ạ. Chắc cô chưa bao giờ được ăn?".
       Hỏi dò mới biết ba mẹ Hằng mất sớm, nhà em phải ở ngoài triền đê, một mình vất vả nuôi hai em. Quà của Hằng là bữa trưa mà em dành phần cho cô giáo.
  20. 
Đi thi (Ngô thị Thu Vân)
         Chị Hai đi thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: "Nhờ Ba mầy mát tay". Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô Út- cấp II, cấp III, tú tài, đại học. Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
       ...Buổi sáng trời se lạnh. Ba chuẩn bị đi thi "Hội thi sức khoẻ người cao tuổi". Má nhìn Ba ái ngại. "Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả".
         Buổi tối Má hỏi: "Ông thi sao rồỉ". Ba cười xoà bảo: "Rớt".