Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

"CHUYỆN NHỎ THÔI, KHÔNG SAO ĐÂU”



 Tại một quán ăn ở Thượng Hải, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non.

 Khi cô ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rớt xuống, rơi xuống chiếc cặp da của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng tôi nhảy dựng lên, nộ khí xung lên, khuôn mặt trở nên sầm xuống.

 Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì, con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy, nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”

 Nữ hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp da của tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”

 Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa là sạch rồi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu, không cần phải đặt nặng trong tâm đâu ạ.”

 Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô hầu bàn.
Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu, bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ.

 Con gái bình tĩnh nói với tôi, dưới ánh đèn sáng lung linh của quán ăn, tôi nhìn thấy rất rõ, con mắt của nó mở to, long lanh như được mạ một lớp nước mắt.

 Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, khi hai mẹ con nằm lên giường, nó mới dốc bầu tâm sự:

 Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm. Để huấn luyện tính tự lập cho nó, tôi và chồng không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, chúng tôi muốn nó tự lập kế hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh Quốc.

 Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn, khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải chạm vào nước, những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm. Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc, nó lại phải đi làm bồi bàn để thể nghiệm cuộc sống.

 Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối.

 Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh.

 Con gái tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp lánh trên mặt đất.

 “Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.” giọng nói của con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.

“Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không? Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: Em gái, em không sao chứ?”

 Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác: Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!

 Đối với con, ngay đến cả một chữ nửa câu trách móc cũng không có!”

 Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận làm đổ rượu vang nho lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ.

 Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an ủi con: “không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.”

 Vừa nói, vừa đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì quá đỗi ngạc nhiên.

Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”

 Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm, tròng mắt của tôi ướt đẫm lệ…
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”

 Bạn thân mến, chúng ta cảm động khi người khác cảm động, điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình, hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta sẽ đều là hạnh phúc và may mắn!

                                                           Trích email của anh quangaduc@....

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

CÂU CHUYỆN VỀ HAI VIÊN SỎI

                                           



 Ngày xưa, trong một ngôi làng, có ông nông dân nghèo đã đến ngày phải trả cho lão già kia xấu xí một số tiền rất lớn. Ông nông dân có cô con gái rất xinh đẹp, hợp nhãn lão già chủ nợ, nên lão muốn thương lượng với cha cô gái.
 Lão nói sẽ xóa sạch nợ cho ông nông dân nếu ông gả con gái cho lão. Hai cha con nghe thế thì hoảng sợ. Lão già chủ nợ liền đưa ra ý kiến là hãy để cho trò may rủi định đoạt số phận. Lão nói với hai cha con rằng lão sẽ đặt vào túi tiền rỗng hai viên sỏi: một trắng và một đen. Và cô gái sẽ bốc để lấy một trong hai viên sỏi ra khỏi túi.

1) Nếu bốc trúng viên đen, cô phải làm vợ lão và nợ của cha cô sẽ được xóa sạch.
2) Nếu bốc phải viên trắng, cô sẽ không làm vợ lão và nợ của cha cô cũng được xóa sạch luôn.
3) Nếu cô từ chối không bốc thăm, cha cô sẽ bị cầm tù.

 Họ nói chuyện này với nhau trước cửa nhà ông nông dân. Trên mặt đất ngay tại đó, có đầy sỏi. Lúc còn đang nói, lão già xấu xí cúi xuống, nhặt hai hòn sỏi. Khi lão nhặt, cô gái tinh mắt để ý, thấy lão lượm hai viên sỏi đen bỏ vào túi. Nhưng cô không nói gì. Rồi lão già chủ nợ yêu cầu cô gái cho tay vào túi để bốc thăm.
Hãy thử hình dung một chút, bạn sẽ làm gì nếu có mặt ở đó. Bạn sẽ khuyên cô gái điều gì ?

 Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy ba điều:
1) Cô gái phải từ chối bốc thăm.
2) Cô gái phải lôi hai viên sỏi đen ra khỏi túi để chứng tỏ rằng lão già đã ăn gian.
3) Cô gái phải bốc ra một viên sỏi đen và hy sinh, chịu lấy lão già để cho cha mình khỏi cảnh tù tội.

 Xin hãy suy nghĩ vài giây lát về ba tình huống này.
Câu chuyện có mục đích cho bạn thấy sự khác biệt giữa tư duy lô-gíc (luận lý) và tư duy gọi là “ngoài lề”. Cô gái không thể giải quyết vấn đề cho công minh theo tư duy lô-gíc truyền thống. Hãy nghĩ đến hậu quả của mỗi lựa chọn. Vậy bạn sẽ làm gì?

 Còn đây là điều cô gái đã làm:
 Cô cho tay vào túi, bốc ra một viên sỏi. Nhưng cô lóng cóng, đánh rơi nó xuống đất, mà chẳng ai thấy kịp. Viên sỏi rơi, nằm lẫn lộn với vô số viên khác trên mặt đất. Cô bèn la lên: “Ôi, tôi thật vụng về! Nhưng không sao! Tôi lấy viên sỏi còn lại ra thì mọi người sẽ thấy ngay là tôi đã bốc trúng viên nào trước thôi mà!”
 Vì viên còn lại mầu đen, viên đầu tiên đã bốc thăm chỉ có thể là trắng. Và, vì lão già chủ nợ không dám thú nhận sự gian manh của mình, cô gái đã khiến tình huống, dường như vô vọng cho mình, trở thành kết cục rất có lợi, cứu được cả hai cha-con.

 Bài học của câu chuyện này:
Mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường .. 
                                                                             Theo fmavtn

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

BÀI HỌC HIẾU THẢO TỪ VỊ GIÁO SƯ: “MẸ, RỬA CHÉN ĐI NHÉ…”

     


 “Sau khi ăn xong bữa, giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già 70 tuổi: “Mẹ, rửa chén đi nhé!””- câu chuyện cảm động dù không rõ nguồn gốc nhưng đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội…
Khi còn học đại học, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà Giáo sư liên hoan…
Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, Giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”.
Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”
Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…
Bình thường ông là một Giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?
Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…
Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.
Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”
Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.


Sau khi Giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói:
“Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy có ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.
Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.
Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng …
Con cái …
…mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ.
Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được
                                                                                                         
                                                                                                       ST


Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

DUYÊN NGHIỆP


  Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ. Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
  Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
  Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”
  Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý.
  Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”
  Nhện suy ngẫm, rồi đáp:
Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”.
  Phật gật đầu, đi khỏi.
  Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
  Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”
Nhện nói:
  “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!
  Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”
  Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
  Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”
  Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật:
  “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”
  Phật nói:
  “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
  Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
  Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
  Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”
 Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
  Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
  Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
  Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.
  Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
  Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật:
Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!

  Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
  “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!
  Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
  Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.
  Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
  Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
  Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
                                                                                            ST

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

LỖI & PHẢI



KHÔNG PHẢI LỖI TẠI TÔI!
Đây là chuyện có thật, xảy ra tại tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Tại một nhà thương nọ, các bác sĩ đã giải phẫu một người đàn ông bị bệnh mập phì, gắn vào một cái vòng thắt bao tử để giúp ông bớt ăn nhiều.

Sau cuộc giải phẫu vài ngày và bắt đầu lại sức, ông đứng dậy đi lang thang trong hành lang của nhà thương để tìm nhà bếp. Khi thấy được nhà bếp thì ông đi thẳng tới cái tủ lạnh to tướng, mở ra và ăn ngấu nghiến tất cả đồ ăn để trong đó.  Vì ăn quá mức nên cái vòng thắt bao tử của ông téc ra, làm chảy máu nội thương.  Thế là bác sĩ phải mổ lại lần thứ nhì cứu ông thoát chết. Nhưng ai ngờ sau đó ông quay ngược lại kiện nhà thương và bác sĩ. Ông nói:
"Tôi bị mổ lần thứ nhì không phải lỗi tại tôi mà là lỗi của nhà thương và bác sĩ đã không biết khóa cái tủ lạnh lại".

Khi nghe câu chuyện trên chắc bạn sẽ tức cười vì quá vô lý. Người đàn ông mập phì kia đã không biết lỗi mình tham ăn thì chớ, nay lại quay sang đổ lỗi cho người khác. Nhưng nếu nhìn kỹ một chút thì đa số chúng ta cũng thường mắc phải lỗi tương tự. Mỗi khi gặp đau khổ, phải chăng chúng ta hay nói:" Tôi buồn là vì ông A mắng chửi tôi; hoặc tôi khổ là tại bà B giựt tài sản của tôi v.v..."?

Ông A có mắng chửi tôi hay không, đó là vấn đề của ông A, vì tôi không thể làm chủ ý nghĩ và lời nói của ông ấy. Nhưng tôi có buồn giận hay không, đó là vấn đề của tôi, vì tôi có thể làm chủ tâm ý và tình cảm của mình. Nếu tôi buồn vì bị ông A mắng chửi, đó tức là tôi đã vô tình cho phép ông ấy điều khiển tình cảm của tôi. Nói cách khác, tôi là một người nộm để cho người khác giựt dây. Khi bị người mắng thì tôi buồn, được người khen thì tôi vui. Như vậy sự vui, buồn của tôi hoàn toàn tùy thuộc vào kẻ khác. 

Nếu bà B giựt tài sản của tôi một cách bất lương thì điều mà tôi có thể làm là nhờ luật pháp can thiệp, và không cần phải "buồn khổ". "Buồn khổ" là một cảm xúc thừa và vô ích (hay vô minh). Nếu tôi buồn khổ, tức là tôi đã dại dột cho phép bà B hại tôi tới hai lần, một lần về tài sản, và một lần về tinh thần.

Tóm lại, người khác có thể làm bất cứ chuyện gì đối với ta, đó là việc của họ, vì họ đang tạo nghiệp. Chuyện quan trọng là phản ứng của ta đối với hành động của họ. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ta, và ta là người chịu trách nhiệm về ý nghĩ, tình cảm của mình. Đừng đổ lỗi cho kẻ khác.

Nhìn lỗi người

Có một nhóm thuyền chài gồm năm sáu chiếc cùng ra khơi đánh cá. Chẳng may xế chiều, mây đen ở đâu bất ngờ kéo đến che phủ bầu trời, bão tố, sấm sét nổi lên ầm ầm, các thuyền đều chao đảo, và rồi có thuyền bị gẫy buồm, có thuyền bị thủng lỗ, có thuyền bị gẫy bánh lái, v.v... không có thuyền nào còn nguyên vẹn. Trên mỗi thuyền, ai nấy đều hoảng hốt lo cứu chữa thuyền của mình.

Duy có một thuyền cũng bị gẫy buồm, thủng lỗ, nước tràn vào sắp chìm mà anh chủ tàu không để ý lấp lỗ, tát nước mà cứ đứng trên khoang tàu nhìn sang thuyền kẻ khác la ó, chỉ trỏ bảo họ phải làm thế này thế nọ. Vì mải say mê chỉ bảo người khác mà không lo cứu thuyền mình nên thuyền của anh chìm trước tiên. 

Tất cả chúng ta đều là những người đang lênh đênh trên biển khổ sinh tử luân hồi, bị gió nghiệp thổi, bị bão phiền não làm thất điên bát đảo. Người nào ý thức được sự nguy hiểm thì lo tu hành, tu tâm sửa tánh của mình để chuyển nghiệp và phiền não.

Nhưng cũng có người thay vì lo tu tâm sửa tánh của mình thì lại đi tu sửa người khác, thích để ý bắt lỗi, dòm ngó kẻ khác, chẳng khác gì anh chủ tàu chết chìm trên.
                                                          Thích Trí Siêu

CỦ KHOAI TÂY
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.
Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.
Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi... cũng đã căng nặng, dầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo
.Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ.
 Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.
Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
 Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:
  "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
 Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".
 Thế mới biết trong cuộc sống có những điều không nên giữ trong lòng.




Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

KHẨU NGHIỆP


  Trong chùa, có một anh câm.  Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.  Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng.  Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.
   Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu.  Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...
   Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được.  Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm.  Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.
 Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.
 Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.
 Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.
 Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
 “Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng, không những là một vị tăng ở kiếp này, mà là từ kiếp trước. Kiếp trước, Ngài tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn tái sinh làm kiếp người, chưa lên được cõi trên vì nghiệp của Ngài còn nặng. Kiếp này, Ngài lại tu nữa, và do ta giúp đỡ, Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm.  Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt.  Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”
  Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa.
                                                    Theo sundariyoga
_____________________________________________________________________
 “Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

                                                           Đức Đạt Lai Lạt Ma


Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

KHI BẠN BẾ TẮC, HÃY NGHĨ ĐẾN 8 ĐIỀU SAU...


1. Không ai khôn lớn mà chưa từng trải qua nỗi đau


Đôi khi cuộc sống đóng một cánh cửa lại vì đó là lúc để cho bạn tiến về phía trước. Gặp khó khăn không có nghĩa là bạn đang thất bại. Hãy nhớ rằng nỗi đau có hai loại: loại làm bạn tổn thương và loại khiến bạn thay đổi. Thay vì kháng cự hai loại nỗi đau này, hãy chấp nhận chúng vì chúng đều khiến bạn trưởng thành hơn.

2. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống chỉ là tạm thời

Trời mưa rồi cũng sẽ tạnh. Vết thương rồi cũng sẽ được chữa lành. Sau màn đêm tăm tối là ánh sáng của buổi bình minh. Không có gì kéo dài mãi mãi cả. Mỗi khoảnh khắc đều mang lại cho bạn một khởi đầu mới và một kết thúc mới. Mỗi giây trôi qua bạn lại có một cơ hội mới. Bạn chỉ cần nắm bắt cơ hội đó và tận dụng nó.

3. Lo lắng và phàn nàn cũng không thay đổi được gì

Những người hay phàn nàn là những người ít được việc nhất. Bạn có dành cả ngày hôm nay để than vãn về ngày hôm qua thì ngày mai của bạn cũng không khởi sắc được. Thay vào đó hãy bắt tay hành động.

4. Vết sẹo của bạn là biểu tượng của sức mạnh

Một vết sẹo có nghĩa là một nỗi đau qua đi và vết thương đã lành. Nó có nghĩa là bạn đã chinh phục nỗi đau, đã học được một bài học, lớn mạnh hơn, và tiến về phía trước. Hãy bắt đầu xem những vết sẹo của bạn như là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là dấu vết của những nỗi đau.

5. Cuộc đời là một chuỗi những cuộc đấu tranh

Kiên nhẫn không phải là chờ đợi mà là khả năng duy trì một thái độ tích cực trong khi theo đuổi giấc mơ. Bạn có thể mất đi sự ổn định và thoải mái trong một thời gian dài, thậm chí là “ăn không ngon, ngủ không yên ”. Bạn có thể phải hy sinh các mối quan hệ và tất cả những gì thân thuộc. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự chế giễu từ người khác. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng con đường của bạn được xây dựng nên từ những cuộc đấu tranh với những điều nhỏ nhặt nhất.

6. Bạn không cần phải để tâm đến sự tiêu cực của người khác

Khi xung quanh bạn tràn ngập sự tiêu cực, thì bạn hãy tỏ ra tích cực. Mỉm cười khi ai đó cố tình dìm bạn xuống. Hãy luôn là chính mình dù ai đó đối xử với bạn tồi tệ. Đừng bao giờ để cho sự cay nghiệt của người khác thay đổi con người bạn. Người ta vẫn sẽ xì xầm về bạn cho dù bạn đã làm tốt như thế nào. Vì vậy, hãy nghĩ về bản thân trước khi nghĩ về những gì đang diễn ra trong đầu người khác. Hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên cạnh bất cứ ai làm cho bạn thường xuyên mỉm cười.

7. Chuyện gì cần đến sẽ đến

Hãy tận hưởng cuộc sống đang mở ra trước mắt bạn. Bạn có thể không đến được nơi mà bạn muốn, nhưng cuối cùng bạn sẽ chắc chắn đến được nơi mà bạn cần.

8. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục bước đi

Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ ai đó. Đừng ngần ngại yêu thêm một lần nữa. Hãy tìm thấy động lực để cười mỗi ngày và làm cho người khác mỉm cười theo. Hãy nhớ rằng bạn không cần nhiều người trong cuộc sống, mà chỉ cần một vài người thật sự quan trọng với bạn mà thôi. Chấp nhận khi bạn sai và học hỏi từ nó. Luôn luôn nhìn lại và xem bạn đã trưởng thành được bao nhiêu, và tự hào về chính mình.
Cuối cùng, hãy cho đi nhiều hơn.

                                                                            Nguồn: Báo du học



Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

BẢY BÀI HỌC LÀM NGƯỜI


                   
                                 

  Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
  Thứ nhất, “Học nhận lỗi“. Con người thường dễ bị lầm lỗi mà không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, lý do khác, luôn cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn nhất trong đời. Do không thấy lỗi lầm, suột đời luôn bị xa lánh.
  Thứ hai, “Học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
  Thứ ba, “Học nhẫn nhịn“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước trước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
  Thứ tư, “Học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
  Thứ năm, “Học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
  Thứ sáu, “Học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
  Thứ bảy, “Học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; đừng phá hoại thân thể bằng trác táng u mê, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

                                                                                                         ST

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

MẸ ƠI !

Dâng  Mẹ nén tâm hương
                                                                                            Nỗi nhớ và tiếc thương
                                                                                            Bốn năm qua vời vợi
                                                                                            Con cháu mãi vấn vương
                                                                                            Ơn Mẹ sâu như biển
                                                                                            Bôn ba mãi khôn lường
                                                                                            Biết đời là cõi tạm
                                                                                            Sinh diệt vốn vô thường
                                                                                                                             MĐ – 2015


Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

TẤM VẢI CHE TỬ THI KHÔNG CÓ TÚI


                     Vì sao ông lão 76 tuổi muốn quyên góp hết 8 tỷ đô la gia sản?
                    Chuck Feeney nói "Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng..."


Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:

“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói:“Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”
Chuck Feeney on Giving While Living
"I see little reason to delay giving when so much good can be achieved through supporting worthwhile causes today." -- Chuck Feeney, visionary philanthropist and founder of The Atlantic Philanthropies.
Watch this short video about Chuck Feeney, his Giving While Living philosophy and his work to have global impact—all in his lifetime.

The man who gave away $7.5billion: Philanthropist who inspired Bill Gates and Warren Buffet wants all his money spent on good causes before he's dead



An Irish-American billionaire who kept his philanthropy secret for 15 years has given away $7.5billion (£4.9billion) - and plans for it all to go to charity before his dies.
                            Chuck Feeney


Chuck Feeney made his fortune when he set up the world's largest duty free goods company in 1960, but has spent the last three decades donating billions of dollars to good causes in Ireland and other countries

Chuck Feeney, 82, wears a $15 Casio watch, travels in coach, does not own a car is a self-confessed 'shabby dresser' and sensibly made his children work their way through college.

He has given away 99 per cent of his fortune to health, science, education and civil rights causes around the world through his Atlantic Philanthropies foundation.

Feeney, who still has a sizeable $2million left in the bank, made his money from duty free shopping and quietly began giving his money away in the 1980s.

Chuck Feeney, an 82-year-old billionaire, has given away 99 per cent of his fortune over the past three decades
Chuck Feeney, an 82-year-old billionaire, has given away 99 per cent of his fortune over the past three decades

His generosity went unknown until 1997 and he even made charities keep the source of their donations secret because he did not want the attention.

Feeney's 'giving while living' philosophy inspired Bill and Melinda Gates to set up their charitable foundation as well as Warren Buffet's Giving Pledge, where some of the richest people in the world have promised to give away half of their fortune during their lifetime.

The fund has handed out $6.2billion in three decades and will close in 2020 once its last good causes have been chosen.

'People who have money have an obligation,' Feeney told Forbes last year. 'I wouldn’t say I’m entitled to tell them what to do with it but to use it wisely.'

Feeney, who was raised by Catholic parents in an Irish-American New Jersey neighbourhood during the Depression, preferred to use his influence and connections during his lifetime rather than letting his money be frittered away after his death.

'I became convinced that there was greater satisfaction from giving my money away and seeing something come out of the ground, like a hospital or a university,' he told the Financial Times last year.
'It just seemed logical to put the money to good use rather than putting it into a bank account and letting it accumulate and accumulate.'

He told Forbes: 'I concluded that if you hung on to a piece of the action for yourself you’d always be worrying about that piece. People used to ask me how I got my jollies, and I guess I’m happy when what I’m doing is helping people and unhappy when what I’m doing isn’t helping people.'

Bill Gates cited Feeney as an inspiration for his own philanthropy Warren Buffet's Giving Pledge was inspired by Feeney
Feeney inspired the philanthropy of Microsoft founder Bill Gates, left, and billionaire Warren Buffet, right

Feeney served as a radio operator in the United States Air Force and won a G.I. scholarship to Cornell University.

He has remembered his roots by giving $1billion to education in Ireland, which mainly went to universities, and $950million to his Ivy League alma mater.

Ireland's universities, including those in Northern Ireland, awarded him an unprecedented joint honorary degree last year to thank him for his help. 

The University of Limerick alone received $170million.

His efforts in Ireland extended to quietly funding the peace process, something he also did in apartheid-era South Africa.

Feeney disagreed with America's war in Vietnam, so has given $350million to the country for healthcare and higher education. 

Operation Smile, a project to treat children born with cleft palates, has had $19.5million from Atlantic, while cancer projects have had $370million.

Mr Feeney pictured receiving an honorary doctorate from Mary Robinson, the Chancellor of the University of Dublin last year
Mr Feeney pictured receiving an honorary doctorate from Mary Robinson, the Chancellor of the University of Dublin last year. Ireland's universities award him a joint honorary degree to thank him for investing $1billion in the country's education system

AIDS research in South Africa has had $117million in investments from the foundation.

He has given $28million to support the abolition of the death penalty in the United States and has campaigned for eight million children in the country without health insurance to be covered.

Feeney's children worked as maids, waiters and cashiers throughout college but shared $140million of the money from his company Duty Free Shoppers, so have certainly not been cut adrift.

His 38.75 per cent of the company was signed over to his foundation in 1984, a time when rich lists were hailing him as one of America's richest men, not knowing the money was no longer his.

However, Feeney avoided as much tax as possible during his career, setting up companies in tax havens under the name of his French first wife, Danielle.

When challenged by the FT to say if it was hypocritical for a tax dodger to become a philanthropist, he retorted: 'I bet it is the government saying that'.

His intention is for all of his money to be gone by the times he goes.

He told the New York Times: 'I want the last check I write to bounce'.


Charles F. Feeney, 81, has already given away $6 billion through his foundations.  CreditBrad Vest/The New York Times
                                             Trích email của anh quangaduc@...