Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

KHI CON NGƯỜI CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TÍN TÂM, THẦN TÍCH SẼ TRIỂN HIỆN

                                                                       Kết quả hình ảnh cho Ä‘á»™ng Mạc Cao                         

Có khi nào bạn thắc mắc, vì sao con người có thể vẽ được Thần? Tại sao Thần tích chỉ xuất hiện vào thời xa xưa và một số ít người mới được chứng kiến? Kỳ thực, chỉ những ai có tín tâm và phẩm hạnh cao thượng mới có thể thấy được Thần tích. Câu chuyện về những bức vẽ thần thánh trong hang động Mạc Cao dưới đây là một minh chứng cho điều này.

Nhạc Tôn là một hòa thượng sống vào thế kỷ thứ IV ở Trung Quốc. Năm 366, trên đường đi về hướng Tây (theo giáo lý Phật giáo, Phật ở phía Tây), ông đã mơ thấy ánh sáng vàng huyền ảo trên một vách núi với một ngàn vị Phật Đà vàng kim cùng các thiên nữ phi thiên đang ca hát, nhảy múa và chơi nhạc. Chính giấc mơ này đã thôi thúc và dẫn ông tới một sa mạc khắc nghiệt ở miền Tây Bắc Trung Quốc, theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng để tới với nơi hiện nay là hang Mạc Cao.
Nhạc Tôn đã đục một hang động nhỏ vào vách đá mà ông đã nhìn thấy trong mơ và vẽ lại cảnh tượng thiên thượng thù thắng ấy lên trên vách động. Với sự chi tiết của từng nhân vật, với khí chất của họ, với biểu cảm của họ, người ta có thể thấy được sự nghiêm túc đáng khâm phục của Nhạc Tôn khi làm công việc này. Tâm trí ông trở nên thanh tĩnh và ông được cho là đã đạt tới sự giác ngộ. Ông bắt đầu trở thành hiện thân của những gì ông vẽ ra.
Hang Mạc Cao nằm trên Con đường Tơ lụa đầy nguy hiểm. Trong thời cực thịnh vào giai đoạn Hán-Đường Trung Quốc, hàng đoàn người ngựa nối đuôi nhau đi trên những con đường quanh co và bất tận của nó. Hàng hóa, tư tưởng và tơ lụa hạng sang đi từ Trung Quốc sang Đế quốc La Mã xa xôi ở phía Tây. Các đội quân hành quân tới lui, họ đánh nhau trên các sa mạc, trên các ngọn núi, và trên các đồng bằng vì những vương quốc đã bị chôn vùi trong cát bụi và lịch sử.
Trên Con đường Tơ lụa còn có rất nhiều tăng lữ vân du. Hòa thượng Nhạc Tôn đã tới Đôn Hoàng, một thị trấn trên Con đường Tơ lụa nằm ở phía Tây Trung Quốc thuộc Sa Mạc Taklamakan. Đó là nơi Nhạc Tôn đã mơ thấy giấc mơ kỳ diệu của mình.
Sau đó nhiều hòa thượng vân du khác cũng có giấc mộng tương tự và nhập hang cùng Nhạc Tôn. Họ dừng chân lại và tự đục vào vách núi thiền phòng của mình. Mỗi người đều trang trí phòng bằng những bức họa tinh tế mô tả các vị Phật Đà và thiên quốc của họ, cùng những câu chuyện về các truyền thống Phật giáo.
Các công trình nghệ thuật được vẽ và khắc vào hang Mạc Cao cho chúng ta một cái nhìn khái quát về tâm hồn của những người sống trong hang, cũng như các triều đại đến và đi trên mảnh đất Trung Hoa. Mỗi một hang đều có những nhân vật chính khác nhau, là hoàng đế, chiến binh, tiên nữ và các thường dân…, họ là chủ đề cho rất nhiều những bức họa tại đây.
Giấc mơ của Nhạc Tôn, xét theo một khía cạnh nào đó, đã trở thành sự thực. Các hòa thượng dành cả cuộc đời mình ở trong hang để truy cầu trí huệ và nguyên lý của vũ trụ thông qua sự từ bi và khổ hạnh. Hang Mạc Cao cũng đã trở thành một trong những kho tàng quan trọng nhất của Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo trên thế giới.
Các hòa thượng sau đó đã trồng các cây dương dưới chân vách đá. Tiếng cát thổi nhẹ nhàng và tiếng lá cây xào xạc trong gió, cùng ánh mắt uy nghiêm của các Thần Phật trên thiên thượng tạo ra cho ốc đảo sự lôi cuốn siêu thực hết sức lý tưởng để để cao tâm trí và vượt khỏi những nỗi lo toan của người thường.
Đạo đức dần suy thoái, hang động xưa nhờ ở nơi tĩnh mịch mới được bảo toàn
Dần dần, các hòa thượng sống trong hang Mạc Cao nhận ra sự thay đổi chậm rãi và tinh vi trong đạo đức của nhân loại bên ngoài nơi họ ở. Tới khoảng thế kỷ thứ 5, tâm trí của con người dần dần sa vào những điều thế tục hơn là giá trị tinh thần. Sự trượt dốc này tất yếu mang tới chiến tranh, bệnh tật và những ma nạn trong cuộc sống.
Kinh Phật giảng rằng thời kỳ này là thời kỳ mạt Pháp. Trong Phật giáo cũng giảng rằng vạn sự van vật đều phải trải qua thành – trụ – hoại – diệt. Quá trình ‘hoại’ đã bắt đầu diễn ra trên thế giới này.
Trên thực tế, rất nhiều các bức vẽ sau này tại hang Mạc Cao được đặt hàng bởi các quan chức, những con người tham lam cho rằng làm thế sẽ giúp họ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi tạ thế. Và vì vậy, những chủ đề của các bức vẽ ngày càng dung tục hơn.
Tiếp sau đó, Vó ngựa Mông Cổ, những bệnh dịch từ châu Âu và con đường mậu dịch mới trên biển khiến Con đường Tơ lụa bị thất sủng. Hang Mạc Cao gần như mất tích trong cát bụi sa mạc.
Tới những năm 1890, một Đạo sĩ tên Vương Viên Lục bất ngờ phát hiện ra Mạc Cao cùng những bí ẩn bên trong nó. Rất nhiều kinh sách đã được giấu đi trong một cái hang được phong kín có tên hang Thư viện. Các nhà thám hiểm Anh và Pháp sau cùng đã thuyết phục được Vương Viên Lục tiết lộ vị trí của hang Thư viện và mang về đất nước của họ rất nhiều những bản thảo vô giá cùng các tài liệu như kinh sách, bản đồ sao, các phương thuốc cổ đại và các ghi chép lịch sử.

Những cái hang lại bị cát bụi bao phủ một lần nữa và tránh được sự xâm phạm của những người tị nạn, lang thang trong Thế Chiến I và II. Tới thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, khi cuộc vận động Cách mạng Văn hoá phá huỷ những di sản truyền thống của Trung Quốc cùng các giá trị đạo đức nổ ra, các đền chùa cùng các nhà dân cổ phác và những tác phẩm nghệ thuật bên trong chúng gần như đều bị phá huỷ.
Sự tĩnh mịch xa xôi của hang Mạc Cao mà các hoà thượng thời đầu ưa thích đã giúp nó tránh xa khỏi tầm mắt và những cái đầu cách mạng, cùng cơn cuồng loạn mà họ tạo ra. Những cây dương giờ đang toả bóng mát cho hàng triệu khách du lịch hành hương tới đây mỗi năm, cũng như các nhà bảo tồn đang cố gắng giữ gìn các kiệt tác nghệ thuật cho thế hệ tương lai.
Rất nhiều trong hàng ngàn bản viết tay tìm thấy trong các hang đã được lưu trữ trong các bảo tàng trên khắp thế giới và đang được số hoá – chúng hiện được đăng tải trên website của Dự án Đôn Hoàng Quốc tế tại địa chỉ idp.bl.uk
                                                                                                   Hạ Chi (Theo Vision Times)

Không có nhận xét nào: