Trích email: alextran041138Một ngày, tôi đến dùng bữa trưa ở tiệm mì quen thuộc. Phía bên bàn đối diện có hai mẹ con khiến tôi chú ý.Cậu con trai mới khoảng 8 tuổi, dáng vẻ béo lùn và chắc nịch; còn người mẹ là một phụ nữ có làn da rất đẹp, nhưng thân thể lại có vẻ gầy gò và ốm yếu.Hai mẹ con gọi một bát mì sợi.“Mẹ ơi, mẹ ăn chưa?” Cậu bé hỏi.“Mẹ ăn rồi, con tranh thủ lúc mì còn nóng hãy ăn đi!” Người mẹ mỉm cười xoa đầu con trai mình.Chỉ một thoáng, cậu con trai đã ăn hết cả tô mì. Người mẹ nhìn chăm chú vào bát mì của con, khẽ mím môi rồi nói: “Mẹ hơi khát nước con à.”Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ, vậy mẹ uống tạm nước canh mì nhé!” Người mẹ đem bát mì còn lại của con húp sạch nước, trông bà giống như vừa mới thưởng thức cả một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ cần nhìn qua cũng có thể đoán rằng, người mẹ chưa được ăn gì từ sáng.Khi người mẹ gọi thanh toán tiền, ông chủ tiệm vội chạy ra và nói: “Cô ơi, cô chờ một lát nhé.”Sau đó, chủ quán bưng ra một bát mì còn nóng hổi, vui vẻ nói rằng: “Hôm nay là ngày rút thăm trúng thưởng, hai mẹ con chị đã trở thành khách hàng may mắn, được miễn phí thêm một bát mì!”Người mẹ cảm kích không ngừng nói“Cảm ơn!” và đón nhận bát mì từ tay chủ quán.Tôi vốn là khách quen của tiệm mì này. Cả quán hàng chỉ có 5 chiếc bàn lớn, hơn nữa, từ trước tới nay tôi chưa từng nghe có trúng thưởng bao giờ.Khoảng một tuần sau đó, tôi lại đến ăn tại tiệm mì này.Một lát sau, tôi nghe thấy giọng một đứa trẻ hỏi: “Ông ơi, hôm nay ông có làm rút thăm may mắn không ạ?”Tôi ngước lên nhìn, đây chẳng phải là đứa trẻ hôm trước sao? Ông chủ suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Làm, hôm nay có làm!”“Cảm ơn ông, như vậy thật tốt quá! Mẹ cháu muốn uống một ngụm nước súp, nhưng cháu lại không có tiền ăn mì, vậy cháu có được rút thưởng không ạ?” Ông chủ đáp: “Cứ yên chí, cháu lại đây và ngồi xuống đi nào.”Sau đó, ông chủ đến bên cạnh tôi và nói nhỏ: “Phiền anh đi theo tôi một chút.”“Anh là khách quen của chúng tôi, có lẽ anh cũng hiểu… Anh có thể giúp tôi giả bộ làm một người trúng thưởng, sau đó đem phần thưởng tặng cho cậu nhỏ ấy được không? Tôi không muốn cậu bé biết việc tôi nói dối này!” Tôi đã rất cảm động trước tấm lòng hảo tâm của ông chủ tiệm mà nhận lời đồng ý.Tôi quay trở lại và ngồi ở bàn ăn của mình. Ông chủ tiệm đi tới rồi nói to: “Hôm nay bàn số 4 đã may mắn trúng thưởng!”Ánh mắt cậu bé thể hiện nỗi thất vọng, cậu đứng dậy và định rời đi.Tôi gọi cậu nhỏ lại và nói: “Cậu bé, ta vừa ăn xong một tô mì, bát mì trúng thưởng này ta tặng cho cháu đấy! Bụng của ta chứa không nổi 2 bát mì đâu!”Gương mặt cậu bé bừng sáng. Cậu vô cùng vui vẻ, không ngớt nói cảm ơn.“Mẹ của cháu hôm nay không tới đây cùng cháu sao?” Ông chủ tiệm hỏi.“Dạ thưa, mẹ cháu mắc bệnh, không thể ra khỏi giường được nữa.” Cậu bé không giấu nổi nỗi ưu thương.“Vậy trong nhà cháu không còn ai khác sao?”Ông chủ tiệm lại hỏi.“Dạ, ông bà cháu đều đã qua đời, còn cha cháu thì vẫn chưa về…”“Mẹ cháu có đi làm không?”“Dạ không, mẹ cháu lâm bệnh, rất dễ ngất xỉu… Cháu lớn rồi, cháu sẽ cố kiếm tiền và nuôi mẹ!”Thật khó không thể tưởng tượng được rằng một đứa trẻ 7, 8 tuổi lại có thể kiếm tiền!“Vậy cháu làm gì để kiếm tiền nuôi mẹ?”“Dạ thưa, lúc trời tối, cháu bày hàng bán ở vỉa hè ạ!”Tôi đột nhiên thấy xót xa. Đó vẫn còn là một đứa trẻ nhỏ, vậy mà đã sớm phải gánh vác công việc kiếm kế sinh nhai. Trong khi bằng tuổi ấy, những đứa trẻ khác vẫn còn đang tuổi ăn, tuổi chơi, và làm nũng cha mẹ.Ông chủ tiệm nói: “Vậy thì, từ giờ cháu hãy qua đây giúp ta lau bàn, quét nhà, như vậy cả cháu và mẹ có thể cùng ăn cơm miễn phí ở đây!”Nghe xong, cậu nhỏ vô cùng hạnh phúc và nở một nụ cười rạng rỡ.Một ngày khác, tôi có ý đi vòng qua khu bán hàng. Ở một góc vỉa hè, tôi nhìn thấy cậu bé hôm trước, khuôn mặt đỏ bừng, trán nhễ nhại mồ hôi đang ra sức giúp mẹ bán kẹp tóc.Từ lúc đó, tôi đã trở thành khách quen của cậu…Nhiều khi, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể giúp những người khó khăn có thêm nghị lực để vượt lên. Tôi viết câu chuyện này với mong muốn nhắn nhủ mọi người rằng trên đời này vẫn còn có rất nhiều người tốt.San San
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
LỜI NÓI DỐI CỦA TÌNH THƯƠNG.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
SỰ ĐỀN ĐÁP ĐẦY CẢM ĐỘNG
Trích email: muathom_phohue40@...
Liz Woodward (24 tuổi) – một cô phục vụ bàn trẻ ở bang New Jersey – Mỹ đã trả tiền bữa ăn sáng cho 2 lính cứu hỏa và bất ngờ nhận được sự đền đáp đầy cảm động.Buổi sáng 23/7, anh Tim Young và Paul Hullings ghé vào nhà hàng Rt. 130 Diner ở quận Delran để ăn sáng sau khi trải qua 12 giờ vất vả chiến đấu với ngọn lửa tại một nhà kho thuộc khu vực Bắc Brunswick.Theo trang báo Acbnews đưa tin, chứng kiến vẻ mệt mỏi của hai người lính cứu hỏa xả thân vì nhiệm vụ, Liz đã rất xúc động và quyết định dùng tiền túi để trả bữa sáng cho họ. “Đây là bữa ăn đầu tiên của họ trong 24 giờ qua. Điều tôi có thể làm là mua cho họ ít đồ ăn để đền đáp những gì họ đã làm được” – Liz nói.Thay vì hóa đơn, Liz gửi đến hai lính cứu hỏa lời nhắn thể hiện sự cảm động của mình vì sự cống hiến của họ.Rất cảm động, Tim đã chia sẻ lời cảm ơn của mình lên trang cá nhân kèm theo bức ảnh lời nhắn của Liz. Thông điệp này nhanh chóng gây được chú ý và nhận được gần 4.000 nghìn lượt share.Tim Young chia sẻ câu chuyện xúc động trên trang cá nhân của mình và nhận được gần 4000 lượt chia sẻ.Sau đó, Tim Young và Paul Hullings vô tình phát hiện cha của cô Liz Woodward, ông Steve, mắc chứng liệt tứ chi suốt 5 năm qua. Cô đang gây quỹ trên một trang web để quyền tiền mua tặng bố mình một chiếc ô tô dành riêng cho người đi xe lăn. Tim Young biết điều đó và muốn được giúp đỡ.Khi yêu cầu giúp đỡ của Tim Young được phương tiện truyền thông Mỹ đăng tải, hàng chục nhà từ thiện đã quyên tiền vào tài khoản của Liz. Chỉ trong vòng vài ngày, tổng số tiền sau cùng lên tới 69.000 USD, vượt xa con số 17.000 USD dự kiến ban đầu.Bố của Liz Woodward, ông Steve, mắc chứng bệnh liệt tứ chi suốt 5 năm.Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình WPVI, ông Paul Hullings đến chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ là nhân viên cứu hỏa. Chúng tôi cũng quan tâm người khác và muốn trở thành một phần cuộc sống của họ”.Tim Young và Paul Hullings đến nhà thăm bố của Liz.Còn Liz không ngờ hành động nhỏ của mình lại được đền đáp một cách bất ngờ và xúc động đến thế. Liz nói: “Tất cả những gì tôi đã làm là mời họ một bữa ăn sáng. Tôi không chờ đợi hơn một nụ cười. Điều này cho thấy, sự chân thành và thậm chí một hành động nhỏ cũng có thể làm thay đổi một cuộc đời”.
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015
CÁI ĐÁNG SỢ NHẤT TRÊN ĐỜI NÀY LÀ GÌ?
Thiền sư kể 3 câu chuyện nói với bạn
về thứ đáng sợ nhất trên đời
Đôi khi ta vẫn tự
hỏi thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì? 3 câu truyện hay và ý nghĩa do
vị thiền sư kể dưới đây có lẽ sẽ cho bạn một câu trả lời, rồi tự mình ngẫm nghĩ
xem có đúng không.
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này
là gì?”
Thiền sư đáp: “Dục vọng!”
Người đó lộ vẻ mặt hoài nghi.
Bạc vàng đáng sợ
Một vị tăng nhân hốt hốt hoảng hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa
khéo lại gặp được hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi
vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.
Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một
đống vàng ở trong rừng!”.
Hai người bạn, lòng không nhịn được nói: “Thật đúng là tên
đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật là
không thể hiểu nổi!”.
Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia, “Ông đào được vàng ở
đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.
Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ
sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.
Hai người gạt phăng đi, hùng hổ nói: “Chúng tôi đây
không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.
Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng
phía tây”.
Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả
nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên
hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở
ngay trong mắt ông ta, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”.Người
kia cũng gật đầu đồng tình.
Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà.
Một người trong đó nói:“Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm,
hay là đêm đến thì mình mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh
chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời
tối mới chuyển số vàng này về nhà”.
Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu
như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay
lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta
hết rồi”.
Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền
từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ,
sau còn nói rằng: “Bằng hữu hỡi, chính là số vàng này buộc tôi
phải làm như vậy”.
Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu
nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống
như bị ngọn lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc.
Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không
sai!”.
Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người
chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính
dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói có người ở
vùng nào đó có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất
mới với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta
sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi
mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu
đất, thì số đất đó sẽ chính là ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm,
thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.
Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như ngày này ta vất vả
một chút, đi nhiều đường hơn một chút, há không phải có thể đi được vòng rất
lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật
là rất có lợi!”. Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất
đó.
Mặt trời vừa mới nhô lên khỏi mặt đất ông ta liền cất bước thật
lớn đi nhanh về phía trước; đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại
giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu
đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang
đến rồi”.
Ông ta lại đi về phía trước quãng đường rất xa, mắt thấy mặt trời
sắp xuống núi rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu
như không trở về thì một tấc đất cũng không thể có. Thế là ông ta vội trở về
theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời vội vàng sắp xuống núi, ông ta đành
phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi
điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.
Dục vọng của con người và ranh giới với hiện
thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con
người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong nhân
cách.
Phật và ma
Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không
tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng
tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ,
ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng. Khí chất trên vị hòa
thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa
thượng đó, hứa cho anh một số tiền lớn, để anh làm người mẫu cho ông.
Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng
đó. Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người
làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta
chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động
bất kì ai”.
Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều
tiền như lời đã hứa.
Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa,
mà gọi ông là “họa Thánh”.
Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma,
nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tình hình
tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có
vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.
Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với
đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân
đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.
Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành.
Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà
ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là
tôi!”
Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân
đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí
chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại
có thể là cùng một người được? Điều này thật kì lạ, quả thật khiến người ta
không thể nào lý giải được”.
Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ
Phật biến thành ma quỷ”.
Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm
gì đối với cậu đâu”.
Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông
cho, liền đi đến những chốn ăn chơi đàng điếm để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài.
Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục
vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền
người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có
thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.
Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ
hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế.
Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ
xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.
Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham
muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã
trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi
cùng với lòng tham.
Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì
cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này: Thì ra
điều đáng sợ nhất trên cõi đời này chính là dục vọng, dục vọng của người ta
càng nhiều, thì sẽ càng không thỏa mãn, vậy nên sẽ càng không vui vẻ và phiền
não vì thế cũng sẽ càng nhiều hơn.
Câu chuyện mà vị thiền sư đã nói với chúng ta rằng: Tiền tài tựa
như gông xiềng, lòng tham tựa như mộ phần, tranh danh đoạt lợi cuối cùng chỉ là
công dã tràng. Chỉ có tẩy đi các loại hư vọng trong tâm, buông bỏ tham
dục, trở về bản chất chân thật, thì con người mới có thể nhìn thấu rằng tất cả
vinh hoa phú quý của thế gian giống như mây khói thoảng qua, rốt cuộc đều là
sắc tướng vô thường, cuối cùng mới thể nghiệm được niềm vui vô tận của sinh
mệnh, tự tại tiêu dao.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV.com
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
TU HÀNH KHÔNG PHẢI LÀ BUÔNG BỎ, MÀ LÀ ĐỂ HIỂU LẼ HOÁN ĐỔI…
·
Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:
Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên
người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất
cả” đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?
Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất
nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ
tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không
làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”
Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp
đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.
Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!
Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày
cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.
Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy
số tiền trong tay người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì
sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.
Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản
nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không
giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ
được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng
tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng
trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay
cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù,
con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông
bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.
Theo SecretChina
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
CHỈ LÀ NẮM TRO
|
Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015
HAI “ĂN MÀY” ĐI DỰ ĐÁM CƯỚI, CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG LÒNG NGƯỜI
Vào
ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia
là ai vậy?
Xin hãy kiên nhẫn đọc
tiếp………..
Khi tôi nhìn sang, chợt
thấy một ông lão đang nhìn chằm chằm về phía mình, bên cạnh còn có một bà lão.
Thấy tôi nhìn sang, họ liền vội vã cúi gầm mặt xuống. Tôi không quen biết gì
với cả hai người, nhưng nhìn họ cũng không giống những người ăn xin, quần áo họ
mặc trông còn mới. Điều khiến mẹ nói họ giống ăn mày là vì cái
lưng còng, bên cạnh còn có cây gậy.
Mẹ bảo Thiên Trì vốn là cô
nhi, bên đó vốn không có người thân đến, nếu như không phải chỗ quen biết gì
thì hãy đuổi họ đi.
“Thời
buổi này, những người ăn xin rất là xấu nết, cứ thích đợi ở trước cửa nhà hàng,
thấy nhà nào có đám tiệc liền giả làm người thân đến ăn chực”.
Tôi nói: “Chắc
không vậy đâu mẹ, để con gọi Thiên Trì đến để hỏi thử xem sao?”
Thiên Trì giật mình hoảng
loạn khiến cho những bó hoa tôi đang cầm trên tay rơi “bịch” xuống đất, cuối
cùng anh ấp a ấp úng nói họ chính là ông chú và bà thím của mình.
Tôi khẽ liếc mẹ một cái, ý
nói rằng suýt chút nữa đã đuổi người thân đi rồi.
Mẹ nói: “Thiên Trì, con
không phải là cô nhi sao? Vậy thì người thân ở đâu ra vậy?”
Thiên trì sợ mẹ, cúi gầm
mặt xuống nói đó là họ hàng xa của anh, rất lâu đã không qua lại rồi,
nhưng kết hôn là chuyện lớn, trong nhà ngay cả một người thân cũng
không đến, trong lòng cảm thấy rất đáng tiếc, vậy nên…..
Tôi dựa vào vai Thiên Trì,
trách anh có người thân đến mà không nói sớm, chúng ta nên đặt cho họ một
bàn, nếu đã là họ hàng thân thích thì không thể ngồi ở bàn dự bị được.
Thiên Trì ngăn lại, nói là
cứ để họ ngồi ở đó đi, ngồi ở bàn khác họ ăn uống cũng không thấy thoải mái.
Mãi đến lúc mở tiệc, ông
chú và bà thím cũng vẫn ngồi ở bàn đó.
Lúc mời rượu đi ngang qua
bàn hai người ngồi, Thiên Trì do dự một hồi rồi vội kéo tôi đi ngang qua. Tôi
ngoảnh đầu nhìn lại, thấy họ cúi mặt xuống đất, nghĩ ngợi một hồi, tôi kéo
Thiên Trì trở lại: “Ông chú, bà thím, chúng con xin kính rượu hai người!”.
Hai người ngẩng đầu lên, có
phần ngạc nhiên nhìn chúng tôi.
Đầu tóc hai cụ đều đã bạc
trắng hết cả, xem ra già nhất cũng đã bảy tám chục tuổi rồi, đôi mắt của thím
rất sâu, mặt tuy đối diện với tôi nhưng ánh mắt cứ lờ đờ, chớp giật liên hồi.
Tôi lấy tay quơ qua quơ lại
vô định trước mặt bà thím, không thấy có phản ứng gì, thì ra bà thím là một
người mù.
“Ông………ông
chú…. bà thím….., đây là vợ con Tiểu Khiết, bây giờ chúng con xin được kính
rượu hai người!”, Thiên Trì đang dùng giọng quê để nói chuyện với họ.
“Ờ…..ờ……”, ông chú nghiêng
nghiêng ngả ngả đứng dậy, tay trái vịn vào vai của thím, còn tay phải run run
nhấc ly rượu lên, lòng bàn tay đều là những vết chai màu vàng, giữa những khe
móng tay dày cộm còn dính lại bùn đất màu đen.
Những tháng ngày bán mặt
cho đất bán lưng cho trời khiến cho họ bị còng lưng quá sớm. Tôi kinh ngạc phát
hiện rằng, chân phải của ông chú là một khoảng trống không.
Bà thím thì bị mù, ông chú
thì bị què, sao lại trên đời lại có một đôi vợ chồng như thế?
“Đừng có
đứng nữa, hai người hãy ngồi xuống đi”.
Tôi đi sang dùng tay dìu
họ. Ông chú loạng choạng ngồi xuống, lúc ấy không hiểu tại sao bà thím lại nước
mắt đầm đìa, chảy mãi không thôi, còn ông chú thì chẳng nói chẳng rằng lấy tay
vỗ nhẹ vào lưng bà. Tôi thật muốn khuyên họ vài câu, nhưng Thiên Trì đã kéo tôi
rời khỏi .
Tôi nói với Thiên Trì rằng: “Đợi
đến khi họ về nhà hãy cho họ chút tiền đi, tội nghiệp quá. Hai người đều bị tàn
tật cả, những tháng ngày sau này không biết ông bà phải sống thế nào đây”.
Thiên Trì gật gật đầu không
có nói gì cả, chỉ ôm chặt lấy tôi.
Đêm trừ
tịch đầu tiên sau ngày cưới
Thiên Trì bảo rằng dạ dày
bị đau nên không ăn cơm tối được, cứ thế đi về phòng ngủ. Tôi bảo mẹ hãy nấu
chút cháo, rồi cũng theo vào phòng. Thiên Trì nằm trên giường, trong mắt vẫn
còn đọng nước mắt.
Tôi bảo: “Thiên Trì
không nên như vậy, đêm trừ tịch đầu năm mà không ăn cơm tối với cả nhà, lại còn
chạy về phòng như thế nữa. Cứ như là cả nhà em bạc đãi anh vậy, cứ mỗi lần đến
ngày lễ Tết đều bị đau dạ dày, sao lại có chuyện như vậy được? Thật ra em biết
anh không phải là bị đau dạ dày, nói đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?”
Thiên Trì rầu rĩ một hồi
lâu, rồi nói: “Xin lỗi, chỉ là anh nhớ đến ông chú và bà thím, còn có
ba mẹ đã mất của anh nữa. Anh sợ trong lúc ăn cơm không nhịn được, sẽ khiến cho
ba mẹ không vui nên mới nói là bị đau dạ dày”.
Tôi ôm chầm lấy anh, nói: “Ngốc
quá, nhớ họ thì khi đón Tết xong chúng ta sẽ cùng đi thăm họ là được rồi, hơn
nữa em cũng rất muốn biết là hai người họ sống thế nào”.
Thiên Trì nói: “Thôi,
đường núi đó rất khó đi. Em sẽ mệt, hãy đợi khi nào đường xá thông suốt, chúng
ta khi đó chắc cũng đã có con cái rồi, lúc đó sẽ dẫn em đến đó thăm họ
vậy”.
Trong lòng tôi rất muốn
nói: “Đợi đến khi chúng ta có con rồi, chắc họ đã không còn nữa!”, nhưng
không dám nói ra, chỉ nói hãy gửi chút tiền và đồ dùng cho họ vậy!
Giữa kì trung
thu năm thứ hai
Tôi vừa khéo đang công tác
ở bên ngoài, Tết Trung Thu ngày đó lại không về nhà được.
Tôi rất nhớ Thiên Trì và ba
mẹ, nên liền gọi điện cho Thiên Trì nấu cháo điện thoại rất lâu.
Tôi hỏi Thiên Trì rằng
những lúc nhớ tôi ngủ không được thì làm thế nào đây?
Thiên Trì bảo là lên mạng
hoặc là xem ti vi, nếu như vẫn không được thì nằm ở đó, mở to mắt mà nhớ tôi
vậy.
Buổi tối hôm đó, chúng tôi
nói chuyện mãi đến khi điện thoại hết pin mới thôi.
Vốn dĩ
muốn chọc ghẹo chồng một chút, thật không ngờ……
Nằm trên giường ngủ trong
khách sạn, nhìn ánh trăng tròn bên ngoài cửa sổ, tôi làm thế nào cũng không ngủ
được. Mở to đôi mắt mà nước mắt cứ chảy mãi không ngừng, tôi thất sự rất nhớ
Thiên Trì, nhớ ba và mẹ.
Nghĩ rằng Thiên Trì chắc
cũng không ngủ được, nói không chừng vẫn còn đang ở trên mạng.
Tôi liền bật dậy mở vi
tính, tạo một cái nick mới tên là “lắng nghe lòng bạn”, để chọc ghẹo Thiên Trì
một chút. Dò tìm một chút, quả nhiên Thiên Trì vẫn còn ở đó, tôi chủ động nhập
nick của anh, anh chấp nhận.
Tôi hỏi anh: “Ngày
Tết trung thu muôn nhà đoàn viên như thế này, sao anh vẫn còn dạo chơi trên
mạng vậy?”
Anh trả lời: “Vì vợ
tôi đang đi công tác bên ngoài, tôi nhớ cô ấy đến không ngủ được, vậy nên lên
mạng xem thế nào”.
Tôi rất vừa ý với câu nói
này.
Tôi lại gõ tiếp: “Vợ
không có nhà, có thể tìm một người tình khác để thay thế mà, giống như nói
chuyện trên mạng vậy nè, tâm sự để tự an ủi mình một chút”.
Một lúc lâu, anh ấy mới trả
lời lại: “Nếu như cô muốn tìm người tình, vậy thì xin lỗi vậy, tôi không
phải là người cô cần tìm, tạm biệt”.
“Xin lỗi,
tôi không phải là có ý đó, anh đừng giận nha”, Pa….pa…pa…Tôi vội vàng
gửi tin nhắn cho anh.
Một lát sau, anh ấy hỏi
tôi: “Sao bạn lại dạo chơi trên mạng vậy?”
Tôi nói: “Tôi làm
việc bên ngoài, bây giờ cảm thấy rất nhớ ba và mẹ. Lúc nãy cũng vừa mới nói
chuyện với bạn trai xong, nhưng vẫn không ngủ được, liền lên mạng để giải trí
một chút”.
“Tôi cũng
rất nhớ ba và mẹ tôi, chỉ có điều là người thân đang ở bên ngoài, con muốn
phụng dưỡng mà không được”.
“Người thân
ở bên ngoài, con muốn phụng dưỡng mà không được. Nói vậy là sao?”.
Tôi lặp lại câu này rồi gửi
cho anh.
“Bạn tên
là ‘lắng nghe lòng bạn’, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe vậy. Có một vài chuyện
mà để trong lòng quá lâu thế nào cũng sẽ sinh bệnh, đem nói ra chắc sẽ dễ chịu
hơn một chút, dù sao đi nữa tôi và bạn cũng không biết gì nhau, bạn cứ xem như
là nghe một câu chuyện vậy”.
Thế là,
tôi tình cờ biết được câu chuyện mà Thiên Trì đã cất giấu trong lòng bấy lâu
nay
30 năm trước, cha tôi lúc
ấy đã gần 50 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy được vợ, vì ông bị què cộng thêm gia cảnh
nghèo khó nên không có cô gái nào muốn gả về gia đình ông. Về sau, trong
làng có một ông lão ăn xin dẫn theo cô con gái bị mù. Ông già đó bị bệnh rất nặng,
ba tôi thấy họ đáng thương liền bảo họ vào nhà nghỉ ngơi. Thật không ngờ vừa
nằm xuống thì không dậy được nữa, sau này con gái của ông già đó, cũng chính là
cô gái mù kia đã được gả cho ba tôi.
Hai năm sau thì sinh ra
tôi.
Nhà chúng
tôi sống rất kham khổ, nhưng trước sau tôi vẫn không hề đói bữa nào
Ba mẹ không thể trồng trọt
được, không có thu nhập, đành phải tách hạt bắp cho người ta, một ngày lột đến
cả mười ngón tay đều sưng rộp lên chảy cả máu, ngày hôm sau liền quấn tấm vải
rồi tách tiếp.
Vì để cho tôi được đi học,
trong nhà ba mẹ nuôi ba con gà mái, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, con còn
lại đẻ trứng cho tôi ăn. Mẹ bảo rằng những lúc bà đi xin ăn ở trong thành phố,
nghe nói những đứa trẻ trong thành đi học đều được ăn trứng gà, con nhà
chúng ta cũng được ăn, sau này nhất định sẽ thông minh hơn cả những đứa trẻ
khác trong thành.
Vậy mà trước sau họ
đều không ăn, có lần tôi nhìn thấy mẹ sau khi đánh quả trứng vào nồi, bà đã
dùng lưỡi liếm liếm những lòng trắng còn sót lại trong vỏ trứng, tôi liền ôm
chầm lấy bà khóc sướt mướt. Dù nói thế nào, tôi cũng không chịu ăn trứng nữa,
ba tôi sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện, tức giận đến mức muốn dùng
gậy đánh mẹ. Cuối cùng tôi đã thỏa hiệp, điều kiện tiên quyết chính là chia đều
quả trứng đó để ba người chúng tôi cùng nhau ăn. Tuy họ đã đồng ý, nhưng mỗi
lần cũng chỉ là dùng răng nhâm nhi một hai miếng cho có vậy thôi.
Những người trong thôn
trước giờ đều không hề gọi tên tôi, mà đều gọi tôi là con của ông chồng què
bà vợ mù. Ba mẹ chỉ cần nghe thấy có người gọi tôi như vậy, thì nhất định
sẽ liều mạng với người đó.
Mẹ nhìn không thấy thì sẽ
lấy miếng gạch mà ném loạn xạ cả lên, miệng chửi rằng: “Cái đồ trời
đánh nhà chúng mày, chúng tôi tuy bị què bị mù, nhưng con chúng tôi bình thường
lành lặn, nên không cho phép chúng mày gọi như thế. Sau này chúng mày sẽ chẳng
có đứa nào bằng được con tao cả”.
Kì thi trung học năm đó, đứa
con trai của vợ chồng què mù kia thi được giải nhất huyện, khiến cho họ thật sự
được nở mày nở mặt một phen. Mọi người trong thị trấn đã chu cấp tất cả số tiền
học phí thay nhà chúng tôi, ngày tiễn tôi đi lên thành phố học, ba tôi cũng lần
đầu tiền bước ra khỏi làng vùng sâu vùng xa này.
Lúc lên xe, nước mắt tôi
chảy mãi không dừng,
Ba một
tay chống gậy, một tay lau nước mắt cho tôi
“Vào
thành phố rồi hãy cố gắng học hành, sau này sẽ tìm được việc làm và lấy vợ ở đó
luôn. Người khác mà có hỏi đến ba mẹ con thì con hãy nói rằng con là trẻ mồ
côi, không có ba mẹ, nếu không thì người khác sẽ xem thường con cho xem. Nhất
là con sẽ không lấy được vợ, người ta sẽ chê bai con. Nếu làm lỡ việc lấy vợ
của con thì ba cũng không còn mặt mũi nào để đi gặp tổ tiên nữa”.
“Ba!”, tôi bảo
ông đừng nói nữa, “đây là những lời gì thế, chỉ có những kẻ không ra gì
mời không chịu nhận ba mẹ thôi?”
Mẹ cũng nói: “Những lời
này đều đúng cả đấy, con phải nghe mới được. Con có còn nhớ lúc còn ở trong
trường hay không? Chỉ cần nói con là con cái của vợ chồng què mù trong làng,
mọi người thì lập tức khinh thường chế giễu con ngay. Lúc mới bắt đầu, ngay cả
thầy cô trong trường cũng không thích con. Sau này nếu con dẫn vợ thành phố về
thì hãy nói chúng ta chính là ông chú và bà thím của con”.
Nói xong, bà vừa khóc vừa
lau nước mắt.
Ba nó: “Tốt nhất là
đừng có dẫn vợ về nhà, hễ dẫn về nhà, mẹ con lại không nhịn được, như vậy sẽ lộ
tất cả thì nguy”.
Sau đó, ông liền dúi mười
quả trứng gà đã luộc chín sẵn vào lòng tôi, rồi dẫn mẹ đi mất. Tôi đứng lặng
nhìn theo hình bóng của họ, nước mắt chảy mãi không thôi.
Nghe kể đến đây, khóe mắt
tôi bỗng thấy cay cay, tàn tật không phải là lỗi của họ, đó chẳng qua chỉ
là số mệnh buộc họ phải thế, nhưng họ đã sinh cho tôi một Thiên Trì hoàn mỹ.
Thiên Trì
ngốc nghếch này, cha mẹ như thế này, thử hỏi còn có cha mẹ nào hoàn mỹ hơn thế
nữa chứ.
Tôi rất tức giận, sao anh
ấy lại xem thường tôi như thế?
“Vậy sau
đó, anh liền nói với vợ anh rằng họ chính là ông chú và bà thím của anh sao?”.Tôi gõ
câu hỏi này rồi gửi cho anh
“Vốn dĩ
tôi không tin. Người vợ tôi tìm là tôi, chứ không phải ba mẹ, tại sao ngay cả
ba mẹ cũng không thể nhận chứ?
Vậy mà
tôi ở bên ngoài mười năm, ba mẹ không hề đến trường thăm tôi dù chỉ một lần.
Năm đầu
tiên làm việc, tôi muốn dẫn họ vào thành phố chơi, họ đều không chịu, nói rằng
nếu chẳng may để cho người khác biết ba mẹ tôi là người tàn tật, họ sẽ bôi tro
trát trấu lên mặt tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi”.
Người
thân ở bên ngoài, con muốn tận hiếu mà không được
Cả đời họ đều ở trong vùng
núi xa xôi mà không muốn ra ngoài.
Mẹ có nói rằng bà chính là
từ thành thị đến đây, nhưng như vậy nào có ý nghĩa gì đâu.
Sau này, tôi đã quen một
người bạn gái, khi tôi cho rằng thời cơ đã chín muồi rồi, liền dẫn cô ấy
về thăm nhà một chuyến.
Nào có ngờ đâu, sau khi đến
nhà, cô ấy ngay cả cơm còn chưa ăn một bữa liền bỏ đi ngay, tôi vội đuổi theo
sau, cô ấy nói rằng, nếu phải sống với những người như thế, ngay cả một ngày cô
ấy cũng không sống nổi. Còn nói gien nhà chúng tôi có vấn đề, con cái sau này
nhất định cũng sẽ không được khỏe mạnh.
Nghe xong những lời này,
tôi tức đến nỗi bảo cô ấy rằng đi được bao xa thì cứ đi. Về đến nhà, mẹ tôi
đang khóc nức nở, còn ba thì luôn miệng trách mắng tôi. Bảo tôi không nghe
những lời họ nói, không muốn đứt hương hỏa nhà chúng tôi.
Về sau,
tôi đã quen bạn gái thứ hai, chính là vợ tôi bây giờ.
Tôi rất yêu cô ấy, ngay cả
nằm mơ tôi cũng sợ mất cô ấy, nhà của cô ấy lại giàu có, họ hàng thân thích đều
là những người có địa vị trong xã hội.
Đã có vết xe đổ lần trước
rồi, tôi rất sợ, đành phải làm đứa con bất hiếu.
Nhưng mỗi lần đến ngày lễ
Tết tôi đều nhớ đến họ, trong lòng như có tảng đá lớn đè lên, rất khó chịu.
“Vậy anh
trước giờ không nói cho vợ anh biết sao? Biết đâu cô ấy sẽ thông cảm chuyện này
thì sao?”
“Tôi chưa
từng nói, cũng không dám nói. Nếu như cô ấy chấp nhận, tôi nghĩ rằng mẹ vợ tôi
cũng sẽ không chấp nhận. Tôi sống cùng với họ, ba vợ là người rất có tiếng tăm
bên ngoài. Nếu như ba mẹ tôi đến rồi, không phải là bôi tro trát trấu vào mặt
họ sao? Tôi cũng chỉ có thể tranh thủ những lúc ra ngoài công tác, học tập mà
lén lén trở về thăm họ một lúc…
Cảm ơn
bạn đã nghe tôi nói nhiều như vậy, bây giờ lòng tôi đã thấy nhẹ nhõm
thoải mái hơn nhiều rồi”.
Ai cũng bảo là con cái
không chê mẹ xấu, chó không chê nhà nghèo, nhưng hãy nhìn xem chúng tôi đã làm
gì đây?
Tôi hiểu được chỗ khó xử
của Thiên Trì, cũng hiểu được nỗi khổ tâm của ba mẹ anh.
Nhưng họ lại không biết
rằng cả hai đã đẩy người vô tội là tôi vào trong nghịch cảnh vô tình vô nghĩa.
……..
Trời vừa sáng, tôi liền đến
gõ cửa phòng ban giám đốc, nói với ông ấy rằng những sự việc còn lại xin ông
toàn quyền xử lý, tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải làm ngay, mọi
chuyện giờ đều phải trông cậy vào ông ấy. Sau đó, tôi vội thu dọn ít đồ,
rồi đi thẳng ra trạm xe lửa. Cũng may, tôi đã bắt được chuyến xe lửa đầu tiên.
Con đường núi đó quả thật
là rất khó đi.
Vừa mới bắt đầu hai chân đã
mỏi đến không còn chút sức lực nào nữa, về sau bàn chân sưng phồng cả lên,
không thể nào đi tiếp được nữa.
Ngay lúc giữa trưa, trời
lại nắng gắt, tôi đành phải ngồi nghỉ bên đường một lúc.
Nước uống mang theo trên
người gần như sắp uống hết cả rồi, mà tôi cũng không biết phía sau còn bao
nhiêu lộ trình phải đi nữa.
Cởi giày, bóp cho mụn nước
dưới chân chảy ra, lúc đó đau đến nỗi tôi khóc bật thành tiếng, thật sự muốn
gọi điện bảo Thiên Trì đến rước tôi về nhà, nhưng lại thôi tôi phải có chịu
đựng. Tôi lấy tay tóm lấy một nắm hoa cỏ lau ở ven đường lót vào dưới chân, cảm
thấy bàn chân thoải mái hơn nhiều.
Nghĩ đến ba mẹ của Thiên
Trì, bây giờ vẫn còn làm việc vất vả ở nhà, bàn chân bỗng nhiên tràn trề sức
lực, đứng thẳng dậy mà tiếp tục đi tiếp về phía trước. Khi trưởng thôn dẫn tôi
đến trước cửa nhà của Thiên Trì, một vùng trời kia, ráng chiều đỏ rực đang
chiếu lên cây táo lâu năm trước cửa nhà họ.
Dưới cây táo, ông chú của
Thiên Trì, không phải, ba của Thiên Trì đang ngồi ở đó, nhìn ông còn già hơn
nhiều so với lúc đám cưới. Tay đang bóc những hạt bắp, cây gậy lặng lẽ dựa vào
cái chân tàn tật kia của ông.
Mẹ thì quỳ ở dưới đất chuẩn
bị thu dọn số bắp đã phơi xong, bàn tay bà đang gom những hạt bắp lại thành
đống.
Tựa một
bức tranh, mà trong bức tranh ấy chính là người cha người mẹ hoàn mỹ nhất trên
đời này
Tôi từng bước từng bước đi
về phía họ, ba vừa nhìn thấy tôi, quả bắp ông đang cầm trên tay liền rơi xuống
đất, miệng há thật to, giật mình hỏi: “Con, sao con lại đến đây?”
Mẹ ở bên cạnh hỏi dò: “Ba
nó à, ai đến vậy?”
“ Vợ…vợ
của Thiên Trì”.
“Hả. Ở
đâu?”, mẹ hoảng hốt dùng tay sờ soạng chung quanh để tìm về phía
tôi.
Tôi khom lưng đặt hành lí
xuống đất, sau đó dùng tay nắm chặt tay bà, quỳ mọp xuống đất, nghẹn ngào nói
với ba mẹ rằng: “Ba! Mẹ! Con đến đón ba mẹ về nhà đây!”
Ba ho vài tiếng, nước mắt
chảy dài khắp gương mặt chi chít nếp nhăn.
“Tôi đã
nói rồi mà, thằng con của chúng ta không hề nuôi vô ích!”
Còn mẹ thì ôm chầm lấy tôi,
từng hàng từng hàng nước mắt từ trong hốc mắt của bà chảy xuống cổ tôi.
Khi tôi
dẫn ba mẹ đi, mọi người trong làng đều đốt pháo hoan hô.
Tôi một lần nữa lại thấy tự
hào vì ba mẹ.
Khi Thiên Trì mở cửa ra,
nhìn thấy ba và mẹ đứng ở bên trái bên phải tôi, không khỏi lấy làm kinh ngạc,
người anh ngây như khúc gỗ, không nói một lời nào.
Tôi nói: “Thiên
Trì, em chính là người đã đọc câu chuyện của anh đó, em đã đón ba mẹ chúng ta
về rồi này. Ba mẹ hoàn mỹ như thế, sao anh lại nỡ để cho họ ở trong vùng núi xa
xôi hẻo lánh được chứ?”
Thiên Trì khóc không thành
tiếng, ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt lăn dài xuống cổ tôi giống như mẹ anh
vậy.
Ba và mẹ, hai từ ngữ thần
thánh, thiêng liêng bao quát hết thảy tình yêu trên thế gian này, thật
đáng để cho chúng ta dùng cả đời để gọi.
Tiểu
Thiện, dịch từ cmoney.tw
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)