Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIẤC MỘNG, HÃY THỨC TỈNH!

Kết quả hình ảnh cho thiền


Tại thế giới này con người lại buông cái chân thật để nắm giữ cái giả dối, do đó đời đời kiếp kiếp quay lưng với sự giác ngộ để hòa hợp với bụi trần, túy sanh mộng tử. Túy sanh có nghĩa rằng trong lúc sống thì như kẻ uống rượu say, không biết mình từ đâu sanh về đây. Mộng tử có nghĩa rằng đến lúc chết thì như kẻ đang nằm mộng, không biết chết sẽ về đâu. Ai ai cũng sống trong mộng. Lấy cái giả mà cho là thật, ham danh ham lợi, lòng tham không bao giờ ngừng dứt.


Ở trong mộng thì bạn thấy mình làm quan, hoặc phát tài, hoặc có địa vị, quyền lợi, danh dự, hoặc có vợ đẹp thiếp xinh, con cái đầy nhà, vinh hoa phú quý, hưởng thọ không hết. Giả như trong lúc mộng ấy mà có người nói với bạn rằng: "Ông ơi! Đây chỉ là hư vọng thôi, không phải thật đâu," thì bạn sẽ chẳng bao giờ tin. Chờ đến khi bạn tỉnh dậy rồi thì chẳng ai nói với bạn là bạn đã nằm mộng, bạn cũng biết rõ là mình vừa trải qua một giấc chiêm bao.


Ðêm qua nằm mộng thấy đậu trạng nguyên, làm tể tướng, làm hoàng đế, thành thần tiên, hạnh phúc vô cùng. Ngày hôm nay tỉnh lại: "Ôi! Tất cả chỉ là một trường xuân mộng!" (xuân mộng tức là giấc mộng rất ngắn ngủi). Ðó là sự tỉnh thức. Nếu không tỉnh mà chọn mộng là thật, thì sẽ tham luyến, không buông bỏ, chấp trước sự mê mờ, và chẳng bao giờ được giác ngộ. Bây giờ mình chính là đang chiêm bao giữa ban ngày mà chưa thức tỉnh, do đó sống một cách hồ đồ, rồi cũng hồ đồ mà chết đi. Sanh ra đây là từ đâu tới? Chết rồi mình sẽ đi đâu? Không biết! Cả một đời chẳng bao giờ tỉnh. Các vị hãy nghĩ xem, như vậy thì có ý nghĩa gì? Có gì mình phải lưu luyến? Có gì đáng để mình không buông bỏ tất cả?


Cả đời mình đều bị sợi dây tam độc và ngũ dục trói buộc vô cùng chặt chẽ đến nổi không có tự do để chuyển hóa bản thân, thì đừng nói chi đến chuyện giải thoát. Do đó bạn phải phát tâm xuất gia tu đạo, dụng công ngồi thiền, nỗ lực lạy Phật, tức là mình tự cởi mở sợi dây tam độc và ngũ dục, cuối cùng sẽ có một ngày sẽ được hoàn toàn giải thoát. Lúc ấy mình sẽ thức tỉnh, quay đầu nhìn lại những điều mình đã làm trong quá khứ đều hoàn toàn như ảo mộng, tất cả đều chẳng phải là chân lý. Nay thức tỉnh rồi mình mới thoát ra khỏi vòng tam giới, không còn bị hạn chế trong sanh tử, tự do muốn sanh thì sanh, muốn chết thì chết, tự do tới và đi theo ý mình. Ðó mới là chân chính giải thoát, đó là: "Ðại mộng sơ tỉnh" vậy.

Thói thường chúng ta cứ giữ chặt cái hư giả dối trá mà quên mất cái chân thật. Thế nào là cái hư giả dối trá? Chính là sự khoái lạc sung sướng của ngũ dục: tài sắc danh thực thùy. Thế nào là cái chân thật? Tức là sự sung sướng của Niết-bàn ở trong bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh. Song lẽ con người rất quái lạ, điều chân thật mất đi thì không sợ, nhưng khi điều giả dối mất đi thì lại sợ hãi vô cùng. Vì sao vậy? Bởi vì người đời ai cũng nhận giặc làm con, bỏ gốc chạy theo ngọn, lấy cái giả cho là thật, không thức tỉnh, do đó vẫn còn trong mộng, tham luyến cảnh giới của giấc chiêm bao.

Bởi do nhân duyên mình dấy khởi sự mê mờ, tạo ra ác nghiệp rồi thọ sự báo ứng, giống như một hạt bụi bay lượn trên không trung, không tự làm chủ mình được. Hạt bụi ấy cứ tùy theo nghiệp lực rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi không lúc nào ngừng nghỉ. Cho nên nói rằng: "Ðả bất phá danh lợi quan, khiêu bất xuất luân hồi khuyên," nghĩa rằng đánh không sập cửa danh lợi thì nhảy không thoát vòng luân hồi. Ðến lúc nào bạn không bị cảnh giới làm động tâm, lúc ấy bạn mới thoát ly khỏi cái vòng lục đạo luân hồi.
                                                     Ngày 21 tháng 8 năm 1983
                                                     Hòa thượng Tuyên Hóa

                                                   (Trích "Khai thị" - Quyển 3)
 

RA ĐI (Tánh Thiện)






        RA ĐI

Ra đi ai chẳng nhớ
Nguồn suối mát tâm linh
Mùi trầm hương giải thoát
Bay khắp cuộc đời mình .

Gió hiu hiu lành lạnh
Trên đường vọng tiếng kinh
Thiền phòng đêm trống vắng
Mà chẳng mất niềm tin .

Qua bao mùa lá đổ
Sân chùa đẹp tự nhiên
Mây hồng bay thấp thoáng
Thanh thoát nét hương thiền .

Niềm vui là đôi cánh
Trí tuệ và từ bi
Vào ra thường vô ngại
Trên khắp đường ta đi .

                   Tánh Thiện
                   30-10-2016

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

ĐỜI ẨN SĨ (Tánh Thiện)



  ĐỜI ẨN SĨ
Đời ẩn sĩ tu hành không ai biết
Tự hiểu mình là biết cả trời mây
Nước sông hồ theo dõi bước ai đây ?
Rừng lá thấp trên cây còn đọng lại
Sống tĩnh thức cuộc đời vô quái ngại
Lấy không gian làm bạn với tình yêu
Yêu cho lòng buông bỏ dưới nắng chiều
Yêu cho thoát những gì không thể thoát
Xin tạm mượn con đường vui giải thoát
Với thiên nhiên cùng cả bước đăng trình
Rồi một ngày đứng trước ánh bình minh
Ta nhận biết cuộc đời không gì thật .

Tánh Thiện
30-07-2016

http://quangduc.com/a59066/doi-an-si-tho-

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

DUYÊN ĐẾN DUYÊN ĐI, HẾT THẢY ĐỀU LÀ PHÚC

Kết quả hình ảnh cho khất thực





Trước đây, ở trong ngôi chùa Thiện Quốc, Long Sơn có hai vị hòa thượng là Ngộ Không và Ngộ Liễu. Ban đầu, hai người họ mỗi ngày đều cùng nhau ra ngoài hóa duyên (khất thực), về sau chỉ còn Ngộ Không là thường xuyên đi.

Nguyên lai là bởi vì, Ngộ Liễu phát hiện ra đi hóa duyên ở dưới núi rất dễ, cứ xuống dưới núi đi đi đi lại một vài lần là có thể xin được rất nhiều. Ngộ Liễu đem số tiền xin được đi mua gạo, mì, và những thứ cần thiết trong cuộc sống rồi tích trữ lại, thời gian rảnh rỗi còn lại đều nằm ngủ trong chùa. Ngộ Không liền khuyên Ngộ Liễu đừng để lãng phí thời gian, nên đi ra ngoài hóa duyên.

Ngộ Liễu nghe xong cảm thấy bực mình, nói: “Người xuất gia mà có thể tham lam đến thế sao? Có ăn thì được rồi. Huynh xem đệ có nhiều lương thực như vậy, đủ cho đệ ăn hơn nửa tháng rồi, hà tất gì còn phải ra ngoài bôn ba cực nhọc?”.

Ngộ Không niệm một câu A Di Đà Phật rồi nói: “Sư đệ, đệ đã đi hóa duyên nhiều năm như vậy rồi, lẽ nào vẫn còn chưa ngộ được chỗ tuyệt diệu và đạo lý của hóa duyên sao?”.

Ngộ Liễu nghe xong, liền mỉa mai Ngộ Không, nói: “Sư huynh, huynh cứ trời vừa hừng sáng đã ra ngoài, đến khi tối mịt mới trở về, nhưng đệ thấy huynh đi tay không, mà về cũng tay không, xin hỏi duyên của huynh hóa được ở đâu vậy?”.

Ngộ Không nói: “Duyên mà huynh hóa được ở trong tâm. Duyên từ tâm mà đến, duyên cũng từ tâm mà đi”.

Ngộ Liễu nghe xong không hiểu gì cả, nói: “Huynh nói, đệ thật không hiểu gì cả”.

Về sau, tài vật mà Ngộ Liễu xin được càng ngày càng ít dần. Điều này khiến cho Ngộ Liễu rất buồn phiền. Trước đây, xin một lần thì có thể ăn được hơn cả nửa tháng, còn bây giờ chỉ có thể ăn được mấy ngày thôi. Trong khi đó, Ngộ Không vẫn ngày ngày sáng  sớm ra đi, tối mịt tay không mà về,  nhưng vẻ mặt thì luôn mỉm cười.

Ngộ Liễu muốn chế giễu sư huynh liền nói: “Sư huynh! Huynh hôm nay thu hoạch được gì nào?”.

Ngộ Không: “Thu hoạch được rất nhiều”.

Ngộ Liễu : “Ở đâu vậy?”.

Ngộ Không nói: “Ở trong nhân gian, ở trong lòng người”.

Ngộ Liễu cảm thấy bản thân nhất thời khó mà hiểu được những lời của sư huynh, quyết định ngày mai đi hóa duyên cùng Ngộ Không.

Ngộ Liễu nói: “Sư huynh, ngộ tính của đệ quá kém, ngày mai đệ muốn cùng huynh đi hóa duyên một chuyến xem sao”.

Ngộ Không gật đầu đồng ý.

Ngày hôm sau, Ngộ Liễu cùng Ngộ Không đi hóa duyên, Ngộ Liễu lại lấy ra cái túi vải mà anh ta luôn mang theo mỗi khi đi hóa duyên.

Ngộ Không nói: “Sư đệ, hãy cất cái túi đó đi”.

Ngộ Liễu hỏi: “Vì sao?”.

Ngộ Không: “Trong cái túi này của đệ chứa đầy ham muốn cá nhân và lòng tham, mang nó đi theo thì hóa không được duyên tốt nhất đâu”.

Ngộ Liễu nói: “Thế thì chúng ta sẽ đựng những thứ hóa được ở đâu đây?”

Ngộ Không nói: “Ở Trong lòng. Lòng người có thể chứ đựng được tất cả”.

Cứ như vậy, Ngộ Không và Ngộ Liễu cùng nhau lên đường. Hai người họ cứ đi đến đâu thì đều sẽ có rất nhiều người nhận ra Ngộ Không. Ngộ Không còn chưa kịp nói chuyện, họ liền chủ động đem tài vật bố thí cho anh ta. Có người còn nói, lần trước may mắn được Ngộ Không đại sư bố thí, chúng tôi mới vượt qua được cửa ải khó khăn ấy. Đại ân đại đức của ngài, chúng tôi sẽ suốt một đời không quên!

Ngộ Liễu nghĩ trong lòng: “Không cho ta mang theo cái túi, xem huynh lát nữa để các thứ này ở đâu.”

Hai người họ tiếp tục đi về phía trước, duyên mà họ hóa được càng lúc càng nhiều. Ngộ Liễu nhìn thấy hôm nay thu hoạch được không ít, trong lòng vô cùng vui sướng. Vừa đúng lúc này, một người nông dân từ xa đi đến, ôm một đứa bé ở trước ngực, vừa đi vừa khóc. Hóa ra, đứa con của người nông dân này đang bị bệnh nặng, ông không kiếm đâu ra tiền để đưa con đến viện.

Ngộ Không bước đến bên người nông dân này, đem toàn bộ số tài vật xin được cho ông ta. Họ tiếp tục đi về phía trước, ngoài được no ấm ra, trên đường hễ xin được gì họ lại bố thí đi.

Ngộ Không hỏi Ngộ Liễu: “Sư đệ, đệ theo ta ra ngoài đã xin được gì rồi?”
Ngộ Liễu gượng cười. Ngộ Không nói: “Sư đệ chỉ biết được cái phúc khi duyên đến, mà không biết được cái phúc khi duyên đi. Nhìn trong trời đất này, vạn vật của tự nhiên vì sao lại xinh đẹp như vậy! Vạn vật trong trời đất đều đang tuần hoàn. Sư đệ xem, phong thủy, ngày đêm, bốn mùa, có cái nào là không đang tuần hoàn? Người chỉ biết cái phúc khi duyên đến thì đó chỉ là niềm vui trong chốc lát, thời gian lâu rồi, thì chính là một hồ nước chết. Sự khác biệt giữa chúng ta chính là: Đệ đem những thứ xin được bỏ vào trong cái túi chứa đầy ham muốn cá nhân và tham lam, còn huynh thì đem những gì xin được bỏ vào trong lòng người, khiến cho thiện lương, tình yêu thương cứ tuần hoàn ở trong lòng người và trong nhân gian”.

Ngộ Liễu nghe đến đây liền cúi đầu xuống. Ngộ Không niệm một tiếng: “A Di Đà Phật”.

                                                                      Theo Secretchina
                                                                                         Mai Trà biên dịch


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

LỚP CŨ TRƯỜNG XƯA




                   LỚP CŨ TRƯỜNG XƯA
  (Tặng lớp 12C3 niên khóa 1978-1979 trường QH – Huế)

Hàng cây lớp cũ mãi còn đây,
Kỷ niệm xa xăm chất chứa đầy.
Lời giảng hiện về trong nghĩa trọn,
Áo bay khép lại lúc duyên thay.
Dịu dàng chia sẻ như bao thuở,
Thân mật lo toan với những ngày...
Tóc bạc sương pha đời vẫn chảy,
Chung nhau kết nối một vòng tay.

                                      Minh Đạo

 


CÓ HAI THỨ CHA MẸ CẦN TRANG BỊ CHO CON CÁI, VÀ CHỈ HAI THỨ ĐÓ LÀ ĐỦ !



 Hiển thị


Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.
- Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi .
Ông Yu Pang-Lin khẳng định.

Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội.

Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: 

- Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình.

Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
   Cả chín người con không ai nhn tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối vàdành luôn số tiền đó cho từ thin.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.


Tuy nhiên, họ cũng hiểu 
có một thứ còn quý giá hơn tiềnquan trọng hơn tiền, đó chính làtrách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình là tự mình phải chịu trách nhiệm về mình rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.

 Hai thứ đó là 
* Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ; khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở .


* Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.

                                                                                                       Sưu tầm

 

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

ĐƯỜNG VỀ NẺO CHÁNH (Tánh Thiện)


 Kết quả hình ảnh cho hoa sen 



 ĐƯỜNG VỀ NẺO CHÁNH

Trái tim từ bi Bồ Tát
Mẹ hiền cứu khổ Quán Âm
Biển đời khổ đau khắp chốn
Vòng tay mở rộng Pháp thân .

Trần gian cõi đời lặn hụp
Vui buồn tranh chấp triền miên
Diệu Âm đường về nẻo chánh
Lòng nay xin lắng đọng yên .

Phật pháp cao thâm vi diệu
Tự mình giải thoát mình ra
Chẳng ai thưởng hay ban tặng
Đạo mầu ở tại lòng ta .

Dẫu cho bốn mùa thay đổi
Đường đời chẳng ngại bước đi
Mây bay chẳng mang dấu vết
Cuộc đời ta chẳng tiếc chi .

                      Tánh Thiện
                     26-10-2016

 

 

 

CON BÒ SẮP BỊ MỔ QUỲ XUỐNG CẦU CỨU





                                                          CON BÒ SẮP BỊ MỔ QUỲ XUỐNG CẦU CỨU 
 
                              sau khi bác sĩ thú y kiểm tra tiết lộ sự thật khiến mọi người đều nghẹn lòng

“Người mẹ” trong bất kỳ loài vật nào đều đóng vai trò vô cùng to lớn… Vì con cái, bất kỳ người mẹ nào cũng có thể làm được những việc phi thường! Mỗi loài vật đều có linh tính, khi chúng cận kề cái chết, trong lòng cũng sẽ thấy hoảng sợ, thậm chí có thể có những hành động lạ thường.

Gần đây, một cư dân mạng đã chia sẻ một loạt ảnh vô cùng cảm động, trong ảnh là một con bò sắp bị giết thịt, nó bỗng quỳ xuống trước mặt mọi người và mắt rưng rưng lệ như muốn cầu xin mọi người đừng giết nó.

 


Dù ông chủ lò mổ nói thế nào con bò cũng không chịu đứng dậy, dẫu như thế nhưng họ cũng không có cách nào, vẫn phải dẫn con bò vào trong lò mổ, tuy trong lòng không muốn nhưng rồi họ vẫn phải làm theo đúng quy trình công việc giết mổ.

Con bò sau khi được dẫn vào lò mổ vẫn cúi gằm mặt và không ngừng rơi lệ, mọi người ai cũng lấy làm lạ, họ nghĩ chắc con bò này bị bệnh hoặc nó muốn nói điều gì đó vì thế đã mời bác sỹ thú y đến kiểm tra.

Sau khi kiểm tra xong, bác sỹ thú ý tiết lộ một thông tin khiến mọi người ai cũng phải giật mình! Con bò này đang mang thai, vì nó muốn bảo vệ đứa con trong bụng mình nên đã quỳ xuống cầu xin mọi người, nó biết rằng nếu nó chết thì đứa con trọng bụng nó cũng không thể sống được, bản năng của người mẹ đã thúc giục nó phải làm mọi cách để cứu đứa con.


 con-bo-xin-tha-mang-4

Mọi người chứng kiến ai cũng cảm động nên cầu xin ông chủ lò mổ không giết nó, sau đó mọi người đã cùng nhau góp tiền để mua lại con bò này và gửi tặng lại cho nhà chùa ở địa phương, họ hy vọng nơi cửa Phật sẽ giúp nó yên tâm để sinh đứa con của mình và sau đó 2 mẹ con sẽ được sống vui vẻ bên nhau.

 con-bo-xin-tha-mang-5

Tình mẹ thật vĩ đại! Chỉ cần đứa con của mình bình yên vô sự, cho dù phải trải qua bất kỳ khó khăn, tủi nhục nào cũng cam chịu, kể cả hy sinh tính mạng cũng cam lòng, đây chính là tấm lòng những người mẹ… Mong rằng bò mẹ này sau đó sẽ được ở bên đứa con cho đến khi nó trưởng thành.


                                                                                      My My
                                                                             (Đại Kỷ Nguyên)



Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

NGẮM NHÌN TĨNH TẠI

Kết quả hình ảnh cho hoa sen đẹp


Quyển Ngắm Nhìn Tĩnh Tại gồm những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập. Sách được chia ra làm 4 phần: Buông xả, Có mặt, Tỉnh giác  Hiểu thương, mỗi như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà.

1.  Buông xả. Đây là bước đầu của sự trở về. Buông xả ở đây là buông xả cái tâm mong cầu, nắm bắt vào một hạnh phúc hoặc ôm giữ một khổ đau nào đó của mình. Buông xả không có nghĩa là buông lung hoặc cố gắng làm một điều gì đó đặc biệt, mà là một thái độ của tâm biết quay về trọn vẹn trong sáng với những gì đang có mặt. Và cứ để chúng đến đi tự nhiên như mây bay trên đầu núi.


                                                       Kìa mây giăng trên núi
                                                       A, xuống cho thầy hay
                                                       Ơ mà thầy đang ngủ
                                                       Thôi cứ để mây bay
                                                                               (Viên Minh)

2.   Có mặt. Khi ta buông xả những kỳ vọng của mình, tự nhiên ta sẽ có mặt với bây giờ và ở đây một cách trọn vẹn, thấy được những gì xảy ra như nó đang là. Sự có mặt trọn vẹn này không phải do một sự nổ lực hay cố gắng nào, mà chỉ là cảm nhận những gì đang xảy ra một cách tự nhiên, không cố gắng, không mong cầu gì khác. Và trong giây phút này có thể đó là một sự an vui, một niềm hạnh phúc, và cũng có thể đó là những lo âu hay phiền muộn. Nhưng nếu như ta biết sống hoàn toàn với thực tại ấy, như nó đang là, thì đó cũng vẫn là một sự hoàn hảo tự nhiên.
                                                        Trăng vô sự,
                                                        Chiếu soi người vô sự.
                                                        Nước làn thu,
                                                        Chứa cả một trời thu
                                                                         (Trần Thánh Tông)

3.   Tỉnh giác. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, ta sẽ tỉnh giác thấy rõ được mọi việc đang xảy ra theo sự vận hành, đến đi tự nhiên của nó. Tuệ giác này không phải do một sự tìm kiếm nào của ta mà do sự buông xả và có mặt của mình. Vấn đề không phải là sửa đổi hay chấp nhận những gì xảy ra, mà là thấy rõ. Đôi khi những khổ đau, những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống cũng là cần thiết, chúng giúp ta buông bỏ đi những nổ lực, cố gắng của bản ngã để thấy lại được sự trong sáng sẵn có ngay trong ta,
 
                                                        Cánh đồng trời
                                                        Nếu không có gió
                                                       Thổi tan mây mù
                                                       Thì trăng đâu thể
                                                       Vượt triền núi cao
                                                                            (Kikigakishu)

4.   Hiểu thương.  Bao dung và từ ái phát xuất từ một sự hiểu và thương. Và thái độ từ ái ấy không phải chỉ giới hạn trong thiền tập, mà còn là một phương cách sống của ta nữa. Hãy mở rộng và bao dung lắng nghe những gì đang xảy ra, với một tâm không thành kiến, không phán xét. Được như vậy thì dù trên tọa cụ hay đi giữa cuộc đời, trong hoàn cảnh nào ta cũng sẽ có thể lắng nghe được nhau, giúp làm vơi bớt đi những khổ đau không cần thiết.
                                                        Vì vậy, xin bạn hãy lặng thinh
                                                        chỉ cần lắng nghe thôi.
                                                        Và nếu như bạn có gì cần muốn nói
                                                        xin cho tôi một vài phút
                                                        tôi hứa,
                                                        đến phiên bạn
                                                        sẽ lắng nghe với trọn một tấm lòng

Tóm lại, con đường trở về của ta bắt đầu với một bước chân thong dong, buông xả tự nhiên. Sự buông xả sẽ mang ta trở về có mặt với bây giờ và ở đây. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, như nó đang là, ta sẽ thấy rằng mọi việc đều đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên của nó. Và tuệ giác ấy sẽ làm phát sinh trong ta một tình thương lớn.
 
    Tuy sách có bốn phần nhưng bạn không cần phải đọc chúng theo một thứ tự nào hết, vì mỗi bài như một giọt sương buổi sáng, một tờ lá, một tia nắng, một hạt bụi, một áng mây chiều… đều là những hình ảnh, kinh nghiệm khác nhau của cùng chung một thực tại. Tất cả cũng để chỉ nhắc nhở ta rằng, thật ra mình chẳng cần phải đi tìm kiếm một nơi nào xa xôi khác, mà cũng không cần phải trở về, vì quê nhà xưa nay cũng vẫn là đây.

Nguyễn Duy Nhiên



THĂM TRƯỜNG CŨ (Ngô Thu Hồng)

Ngô Thu Hồng CHS trường Quốc Học - Huế. nhân kỷ niệm 120 năm ngày thành lập trường, thầy trò  về thăm lại mái trường xưa, đã cảm tác bài THĂM TRƯỜNG CŨ và cũng dành riêng kính tặng cô giáo Võ Thị Hồng. Minh Đạo giới thiệu đến quí đọc giả .



           THĂM TRƯỜNG CŨ

Con trở về trường cũ thầy ơi
Cô học trò ngày nao giờ đã hai thứ tóc
Lưng áo đẫm mồ hôi khó nhọc
Vì mưu sinh ,vật lộn với đời
Lớp học thẳng hàng như tuổi đôi mươi...
Chỉ bảng tên là thay cho lớp khác
Nắng vàng mùa thu, sân trường vang khúc hát
Những lời yêu như mời gọi ta về.
Người lạc nhau trong ngàn vạn cơn mê
- Lớp mi ở tê. Ê, lộn rồi người nớ
- Lâu lắm rồi, đừng ôm,tui nghẹt thở.
Trong trẻo, hồn nhiên như thuở ban đầu
Trường,lớp đây còn cô em đâu?
Nháo nhác tìm như chim non tìm mẹ
Gặp lại rồi mắt rưng rưng lệ
Vòng tay ôm như chẳng thể chia rời...

Lá vàng rồi lá sẽ rụng rơi
Những chồi xanh sẽ ươm mầm cây mới
Ta nhìn nhau để thấy lòng vời vợi
Có một mùa thu vàng trong ký ức thời gian.

                                      Ngô Thu Hồng

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

QUA SÔNG

Kết quả hình ảnh cho hoa sen


                QUA SÔNG

Gió cuốn mây về trước cửa sông,
Lăn tăn sóng nước cảnh mênh mông.
Thuyền neo bến đợi chờ người tới,
Khách đến đò đưa thỏa kẻ mong.
Vạn dặm đường xa luôn vững dạ,
Ngàn phương lối nhỏ mãi an lòng.
Dòng đời khúc khuỷu bền tâm chí,
Cập mạn bờ kia hết ngóng trông.

Ngóng trông thành quả vững dày công,
Những bước chân qua thỏa tấm lòng.
Nhớ chúng Thầy chờ bên bến vắng,
Ghi lời con nguyện cạnh bờ thông.
Gian nan thử thách mong đời sáng,
Khổ cực duy trì giữ đạo trong,
Bát Nhã soi đường nơi chín cõi,
Nguồn chơn hiển hiện cảnh thong dong.

                                     Minh Đạo



PHƯỚC BÁU THẾ GIAN VÀ PHƯỚC ĐIỀN TAM BẢO

bat-com-cung-duong

Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
Quả thật trong cuộc đời nầy có muôn hình vạn trạng, không sao có thể kể hết ra được. Nhưng tất cả đều có chung một điểm là lúc sinh ra chỉ là kết quả của một chuỗi dài nhân quả của nhiều kiếp trước đã định sẵn rồi mà ta không biết và tuyệt nhiên chẳng có cha mẹ nào hay con cái nào có thể định đoạt sẵn cho sự chào đời ấy.

Thế gian nầy khởi đi từ 50% là thiện và 50% là ác. Nếu con người từ điểm thiện căn bản ấy tiếp tục làm thiện nữa thì kết quả là con người sẽ được sanh vào thế giới cao hơn; nhưng nếu con người vẫn mãi mê trong danh lợi, dục lạc và quên đi con đường tu tỉnh thì cũng từ 50% thiện ấy, con người sẽ rơi vào những con đường xấu ác. Tất cả đều do cái nhân chính là ta tự tạo ra; chứ không phải do cha mẹ hay một đấng thiêng liêng nào khác. Ai lại không muốn cho mình danh giá. Có ai trong chúng ta lại không muốn giàu sang phú quý, thế mà ta vẫn nghèo hèn, khốn khổ. Không ai trong chúng ta mong mỏi khi sinh ra phải làm kẻ tôi đòi, hạ liệt. Thế mà hơn 6 tỉ người trên thế giới nầy, tất cả các chỉ tay đều không giống nhau; nên nghiệp lực của mỗi người cũng chẳng giống nhau, ngay cả như anh em sinh đôi cùng cha cùng mẹ mà phước báu của mỗi người đều khác nhau.

Sinh ra được làm thái tử, công chúa hay những người lãnh đạo quốc gia, tất cả đều là do phước báu nhiều đời trước của những người nầy đã gây tạo và bây giờ họ chỉ hưởng những gì mà họ đã trồng trong quá khứ mà thôi. Họ đã làm phước, họ đã bố thí, đã cúng dường Tam Bảo, đã giúp đỡ người, giúp đời, giúp dân, giúp nước v.v… Cái nhân ấy trong quá khứ cứ tích tụ mãi trong một hay nhiều đời để trở thành một số tiền lời lớn mà họ đã để dành, khi họ trở lại làm người, chính họ được thừa hưởng những phước báu mà họ đã tu tạo từ trước. Còn những người sinh ra trong đời nầy mặc dầu cố gắng hết sức trong mọi công việc; nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói; bởi lẽ những người ấy vay nợ ngân hàng nghiệp quá nhiều trong quá khứ, bây giờ họ phải làm để trả nợ cũ trong nhiều đời. Nợ chưa trả hết thì làm sao có thể có tiền lời cho được.

Nhiều người sinh ra thiếu những cơ phận trong người; bởi vì trong quá khứ đã liên hệ với những nghiệp sát, đạo, dâm v.v… nhưng cũng có lắm người khi mới sinh ra lại đẹp đẽ lạ thường, khiến cho ai trông thấy cũng đem lòng mến mộ. Có mỹ nhân, hoa khôi, á hậu, đồng thời cũng có những tướng cướp vang bóng một thời. Có người khi sinh ra đã ăn chay, có người muốn đi xuất gia tầm sự giải thóat; chứ không muốn vướng bận thê triền, tử phược… Có người sinh ra thông minh trí tuệ mà cũng có lắm người bị ám muội vì vô minh che lấp trong nhiều đời. Có người cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm; nhưng ngược lại cũng có nhiều người của cải dư thừa, kẻ ăn người ở, đâu đó đủ đầy. Nhiều người cho rằng ông trời bất công; nhưng nói như vậy là chưa hiểu nhân quả của nhà Phật. Đức Phật dạy rằng “nhân nào thì quả đó“, „hình ngay thì bóng thẳng, hình vạy thì bóng cong“.

Rõ ràng là như vậy. Không ai có thể làm cho ta tốt hơn, mà cũng không có ai có thể làm cho ta xấu hơn; ngoại trừ chính chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo tác của mình trong quá khứ liên hệ đến hiện tại và dẫn mãi đến tương lai. Đây là điểm chính của nhân duyên sanh và nhân quả nhiều đời vậy. Khi hiểu được như vậy thì chúng ta cố gắng vun trồng cội phước từ ngay bây giờ để tích lũy vốn về sau. Có như thế chúng ta mới khỏi bị điểm trừ của nghiệp quả. Có nhiều người làm từ thiện giúp kẻ bần cùng cơ nhỡ. Vì biết rằng trong đời nầy “đâu có ai giàu ba họ và cũng chẳng có ai khó ba đời“. Giúp người cũng chính là giúp mình vậy. Hiểu được như vậy thì tất cả những việc làm phước, bố thí, cúng dường v.v… chúng ta luôn hoan hỷ, không có gì để than phiền hay trách móc. Vì mình làm cho chính mình mà. Chính người đi bố thí phải cảm ơn người nhận của thí ấy. Vì lẽ nếu không có người nhận thì mình bố thí cho ai. Chúng ta cũng phải cảm ơn những người chửi mắng ta. Vì lẽ nếu không có họ thì làm sao ta biết sự nhẫn chịu của mình đã đạt đến mức nào. 

Cho nên Đức Phật đã dạy trong kinh Tạp A Hàm rằng: "Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của người trí là dùng ánh sáng trí tuệ để xét soi. Sức mạnh của người học rộng là dùng sự hiểu biết của mình để phán đoán sự việc. Sức mạnh của đàn bà là sự hờn dỗi. Sức mạnh của người tu là sự nhẫn nhục và sức mạnh của người ngu là sự lệ thuộc vào sự khen chê của người khác“…
 Nội từng ấy việc, chúng ta thử thẩm định lại mình ở vào hạng người nào. Các bậc A La Hán lậu tận đã hết; nên các Ngài tuy còn sống; nhưng các Ngài đã có thể khẳng định rằng: “Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong và biết chắc chắn rằng kiếp sau ta không còn tái sanh nữa“.Các Ngài thì dõng mãnh và dứt khoát như vậy. 

Còn chúng ta thì sao? Làm việc gì cũng bị sự chấp ngã và chấp thủ chi phối. Do vậy vẫn mãi còn lênh đênh trong biển khổ luân hồi, chưa biết bao giờ mới ra khỏi. Có nhhiều người Phật Tử Nam Tông ở các nước Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, Lào, Cam Bốt v.v… họ hiểu rất rõ về phước báu; nên họ đã tu tạo chùa tháp, cúng dường chư Tăng, hộ trì Tam Bảo; nên những nơi nầy Tam Bảo được hưng long cả hơn 2.500 năm nay và chắc chắn rằng sẽ còn dài lâu hơn như thế nữa. Có người đến ngày sinh nhật tập trung con cái về chùa phát tâm làm việc thiện, tiền bạc con cháu biếu tặng đem hiến dâng vào cửa chùa những tịnh tài ấy, nhằm vun bồi phước báu về sau. Bây giờ bên Bắc Tông, một số quý Phật Tử thấy những việc làm nầy có ý nghĩa; nên những ngày sinh nhật của chính mình hay những thành viên trong gia đình của mình cũng muốn tu tạo phước báu bằng cách về chùa làm lễ và muốn hộ trì chùa bằng cách mang những tịnh tài có được trong ngày sinh nhật dâng lên cúng dường, hộ trì Tam Bảo và để tạo nhân duyên thù thắng cho mỗi thành viên trong gia đình mình. 

Có nhiều người lý luận rằng: Chư Tăng Ni là những người xả tục xuất gia; nên để cho họ chuyên tu, còn vấn đề vật chất người cư sĩ có thể cáng đáng được; nên để cho Phật Tử tại gia lo liệu. Nhiều vị có điều kiện còn lập chùa, tháp xong xuôi, sau đó cung thỉnh chư Tăng Ni về Trụ Trì, giảng pháp. Còn việc tứ sự cúng dường đều do cư sĩ lo hộ trì. Đây là những hình ảnh đẹp mà chúng ta nên thực hành. Vì lẽ người xuất gia không có khả năng tạo ra kinh tế dễ dàng như người tại gia. Trong khi đó người tại gia vẫn còn vướng bận gia đình nên cũng không thể có toàn thời gian để lo cho Tam Bảo như người xuất gia được. Nếu cả hai bên đều cộng tác hỗ tương như vậy thì Đạo Phật sẽ được phát triển mạnh mẽ và dài lâu.

Đức Phật một hôm đứng trên núi cao nhìn xuống đồng bằng, thấy những người nông phu đang làm ruộng và họ chia những thửa ruộng ra làm nhiều mảnh khác nhau. Ngài thấy xong, cho gọi các Đệ Tử lại và dạy rằng: “Từ đây về sau những chiếc y mà chư Tăng Ni đắp hằng ngày đều nên kết thành bằng nhiều tấm vải thô khác nhau, giống như những thửa ruộng kia và đây chính là nơi mà người tại gia có thể gieo trồng phước báu vào“.Lời dạy ấy vẫn còn đây. Tuy rằng ngày nay y áo của chư tăng ni theo mỗi trường phái đều có sự thể hiện khác nhau; nhưng trên những mảnh y ấy không thiếu những mảnh ruộng phước như ngày xưa mà Đức Phật đã dạy.

Có hôm Ngài hỏi các vị đệ tử đi khất thực cùng với Ngài rằng: “Cả hai con bò đang đi cày, gồm bò trắng và bò đen. Vậy con nào khổ hơn?“. Có vị trả lời rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Con bò đen khổ hơn con bò trắng; hoặc hai con đều khổ như nhau“. Cuối cùng cũng có Thầy Tỳ Kheo trả lời rằng: “Chính cái ách nó làm cho hai con bò kia khổ“. Đức Phật từ tốn giải thích rằng: "Thật ra con bò bị khổ, cái ách không khổ mà do chính cái ý dục của con người tạo ra những loại khổ kia, khiến cho con người vì danh sắc mà phải chạy theo nó. Phàm những gì có hình tướng đều bị vô thường chi phối, mà đã là vô thường thì phải khổ, đã khổ thì đều do không chi phối, mà cái nhân chính của không là vô ngã“.Thế nhưng con người bị vô minh che lấp; nên tạo ra những hành động. Những hành động ấy là do sự hiểu biết, rồi tạo ra những hình tướng. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì danh sắc diệt v.v… cứ như thế thẩm thấu qua 12 nhân duyên và bản thể của sự vật; nếu con người thực chứng được điều nầy thì con người sẽ hết khổ; chứng được quả vô thượng bồ đề. Tuy nhiên quả ấy vẫn còn xa; nếu con người không chấp nhận những thực tế đang xảy ra nhan nhãn khắp nơi trên quả địa cầu nầy.

Ngay cả Đức Phật cũng cần đến phước đức nữa, như qua câu chuyện xâu kim cho Ngài A Na Luật thì chúng ta sẽ rõ. Một hôm Ngài A Na Luật ngồi xâu kim; nhưng vì mắt bị mờ; nên hỏi lớn tiếng lên rằng: "Có ai đó có thể xâu giùm kim cho ta để được phước đức không?" Đức Phật đứng gần đó trả lời rằng: “Như Lai sẽ xâu cho Ông“. Ngài A Na Luật thưa: “Như Lai đâu cần phước đức nữa“. Đức Phật trả lời Ngài A Na Luật rằng: “Chính Như Lai cũng cần phước đức“. Chúng ta nghĩ sao về câu chuyện nầy? Nó không phải là một mẩu chuyện ngụ ngôn hay truyền thuyết, mà nó là một bài học sống động cho cả người tại gia lẫn xuất gia. Vì lẽ phước đức ai ai cũng phải cần đến.

Ngài Tulku Thondup người Tây Tạng hiện đang ở Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Havard, tác giả tập sách “Peaceful Death, Joyful Rebirth“ mà tôi và Thượng Tọa Nguyên Tạng dịch là: “Chết an lạc, tái sanh hoan hỷ“ đã được nhiều người đọc. Trong sách ấy Ngài định nghĩa về công đức và phước báu như thế nầy: “Những giọt nước mưa từ hư không rơi xuống mặt đất, nước ấy sẽ chảy vào ao, rồi hồ. Tiếp đó nước sẽ chảy vào sông và cuối cùng chảy ra biển lớn. Trong biển cả mênh mông kia chứa rất nhiều nước; nhưng sẽ không thiếu những giọt nước lúc ban đầu“. Việc nầy Ngài muốn nhắn nhủ đến chúng ta những gì?

Mỗi một lạy mà chúng ta đảnh lễ trước tôn tượng của chư Phật và chư vị Bồ Tát cũng giống như những giọt nước mưa ban đầu ấy; hoặc giả khi chúng ta đi chùa, mang cúng Phật một cành bông hay đĩa trái cây; hoặc giả đốt cúng Phật một cây nhang thơm, nhẫn đến cúng dường cho việc xây chùa, đắp tượng, đúc chuông hay làm những công đức giúp người trong cơn hoạn nạn, khó nghèo; hoặc giả xây trường học, cầu cống v.v… tất cả những việc nầy là những điều có thể tạo nên biển công đức đại dương như nước trong biển cả mênh mông kia. Do vậy chúng ta không sợ chúng ta dư thừa phước báu, mà chỉ sợ rằng chưa đủ phước đức mà thôi. Ngược lại việc tạo tội, dầu là vô tình hay cố ý, chúng ta không thấy, không nghe, chẳng biết; nhưng tội ấy dần tăng, khiến cho phước báu của chúng ta tăng trưởng không kịp; nên nỗi khổ vẫn cứ mãi chất chồng và con người vẫn mãi bị vòng luân hồi sanh tử chi phối.

Từ những câu chuyện thực tế bên trên, nếu chúng ta tự suy gẫm, gạn lọc cũng như biết hỗ thẹn cho những ác nghiệp lâu nay mà chúng ta đã tự tạo trong nhiều đời, nhiều kiếp, cố gắng buông bỏ những điều xấu, thực hành những niệm thiện lương, cứu người, giúp đời v.v… thì chính đây là những nhân tố khả dĩ giúp ta có được số tiền lời đáng kể, để một mai chúng ta có đi đầu thai ở chỗ nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng có vốn luyến để tiêu xài. Người biết tu tập là người biết bảo hộ bởi chính mình, không nên thấy người khác tốt hay xấu, làm hay không làm, mà hãy tự nhắc nhở mình là nên làm những gì lợi lạc cho chính bản thân của chúng ta, thì đó mới là điều đáng nói.

Khuyến tấn người khác cùng làm việc thiện; đó chính là những thiện hữu tri thức của chúng ta. Chúng ta nên gần gũi những người nầy, vì gần họ lâu ngày cũng giống như đi vào trong sương mai. Tuy sương không làm cho ta ướt áo; nhưng sương ấy sẽ thấm dần vào da thịt của chúng ta. Cũng như thế, nếu ta vào rừng trầm, tuy không lấy trầm đi; nhưng mùi trầm vẫn thấm nhuộm vào thân ta. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ muốn gần gũi những ác tri thức, chẳng khác nào ta đi vào chợ cá. Tuy ta không ăn cá, không mua cá; nhưng mùi tanh của cá làm cho áo ta mặc bị tanh lây. Do vậy chúng ta cần gần gũi những bậc thiện hữu tri thức để phước báu được tăng trưởng nhiều hơn và không nên gần gũi những bạn ác hay “cản duyên thiện sự“ thì tâm lẫn thân của ta chẳng được lợi ích gì.

Mong rằng người Phật Tử chúng ta sẽ ý niệm được như vậy.
                                                                               Thích Như Điển