Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

ĐƯỜNG THI:THẾ NÀO LÀ THƠ THIỀN


1. Thế nào là thơ thiền?
    Về mặt lịch sử, Phật giáo có nhiều tương quan với ngôn  ngữ thi ca. Khi còn tại thế, Đức Phật luôn luôn khuyến khích các đệ tử dùng các ngôn ngữ địa phương để diễn dịch, truyền đạt giáo pháp của Ngài. Các bản kinh còn lại cũng hay dùng các thể văn vần, với lý do duy nhất để dể đọc dễ nhớ. Nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật nhập  diệt, người ta vẫn chỉ lưu truyền  lời Phật  (kinh) bằng cách truyền khẩu. Nên có thể nói ngay từ nguyên thủy Phật giáo đã dùng thơ làm phương  tiện giáo hóa. Cho đến Thiền tông sau này, dù chủ trương “trực chỉ nhân  tâm  kiến tính thành  Phật”, dõng  dạc tuyên  bố “bất lập văn tự, giáo ngoại  biệt truyền” coi thường ngôn ngữ kể cả kinh điển, thì sừng sững trong văn học Thiền tông vẫn là các bài thơ trong các ngữ lục danh tiếng của các tổ Thiền tông.
     Thi ca thường được coi là có thể diễn tả được những gì không thể diễn tả bằng văn xuôi. Như cách nói “một bài thơ nói được nhiều hơn tổng số ngôn từ trong bài thơ đó”, thơ có khả năng  chuyên  chở phần  nào kinh nghiệm “bất khả tư nghị” không thể nghĩ bàn. Đó là kinh nghiệm  thiền  định  mà ngôn  ngữ  bình  thường của thế giới nhị nguyên không những bất lực mà còn làm người ta hoang mang hiểu lầm, như các thiền giả thường nhấn mạnh. Cho nên trong thiền học thơ cũng thường  được dùng  như một  phương  tiện thiện  xảo, một “công án trong công án” để hướng dẫn người học đi vào thực nghiệm  cái kinh nghiệm “bất khả tư nghị, bất khả ngôn  thuyết” – Dù biết rằng “chín mươi chín phần trăm chính xác của thơ cũng không bằng ngôn ngữ của im lặng”.
   2. Gần đây đã có những  người dễ dãi sưu tập các bài thi kệ (thơ!) của các tăng sĩ (thiền?) và gọi đó là “thơ thiền”. Thật sự chưa nói đến các bài thơ dịch quá khiên cưỡng, tự thân đại đa số các bài thơ được sưu tập đó cũng chỉ là những bài văn vần dạy đạo hay các bài kệ diễn tả kinh nghiệm thiền của các tác giả. Các thiền sư không có mục đích làm văn chương. Cũng như có cả một ‘phong trào thời thượng’ của một số người làm tập tành làm thơ thường hay mang những Phật ngữ, thiền từ vào thơ và nghĩ đó là thơ thiền. Thật ra đó cũng chỉ là trò chơi ráp chữ mua vui. Các thiền sư thật sự chưa bao giờ thích dùng  ngôn ngữ để diễn giải về chân lý siêu việt “bờ bên kia”. Dù đôi khi các ngài chỉ bất đắc dĩ phải dùng loại loại ngôn ngữ thi ca để làm phương tiện gợi tỏ, ‘viên đá dẫn đường’. Nên đâu đó, trong các ngữ lục của các thiền sư thường có lẫn ít nhiều câu thơ. Các câu thơ hay các bài thơ đó được các ngài thuận miệng nói ra, thuận  tay chép  lại theo  thủ  thuật  nhà  thiền “nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân” chẳng bao giờ chú thích xuất xứ. Và các ngữ lục của các thiền sư thường chỉ do hậu bối nhớ lại và ghi chép, nên vẫn thường có thể lẫn các câu thơ của nhiều thi nhân khác. Các thiền sư chỉ tức thời mượn câu thơ văn có vần có điệu dễ nhớ dễ nghe để trình bày một vấn đề uyên áo ‘bất khả tư nghị, bất khả ngôn thuyết’. Các “thi phẩm” này hoàn toàn không có mục đích thi ca trừ trường hợp các tu sĩ cũng là thi sĩ – Đây lại là vấn đề khác. Đó là trường hợp của 116 thi nhân và cũng là tăng sĩ trong Toàn Đường Thi và các tu sĩ làm thơ khác đời sau.
    Đối với các thiền sư, dù có những bài thơ là những bài thật sự có giá trị thi ca thì cũng chỉ là tình cờ. Chúng ta nên nhớ các “bài thơ” này vẫn chỉ có mục đích mượn bè qua sông, một phương  tiện “tải đạo.” Thiền sư Lai Quả từng  nói rõ: “Người xưa việc lớn đã sáng  tỏ, là người trước đã tỏ ngộ sau đó mới quan sát căn cơ mà lập giáo, dùng  văn để tiếp người trí thức, dùng  thơ để tiếp người học rộng hiểu sâu. Chỉ lấy thơ văn làm phương  tiện đưa người nhập đạo, tất cả không ngoài lòng từ bi làm lợi ích cho thế gian, chứ chẳng phải như bọn người phù phiếm ưa thích ý vị thi văn”.
   Vì vậy đối với các thiền sư dù có làm thơ thì mục đích của những  bài thơ đó cũng  không  khác các câu nói mộc mạc tùy tiện như “ba cân mè”, “cây tùng trước sân”, “uống trà đi”,… hay có khi sỗ sàng như “càn thỉ quyết”, “phùng Phật sát Phật, phùng  Tổ sát Tổ”… chỉ với mục đích tải đạo. Đó cũng là trường hợp các tu sĩ dùng các bài kệ bài vè để truyền giáo vào đại đa số quần chúng, như các “ông đạo” ở miền Nam Việt Nam trước đây. Các ngài không bao giờ nhắm mục đích ‘làm văn chương’.
   3. Tuy nhiên  trong  bình diện phổ  thông  người ta vẫn có thể gọi là “thơ thiền” theo ý nghĩa dung tục: Đó là những bài thơ thoáng gợi một nhân sinh quan thiền học nhất định nào đó hay diễn tả một trạng thái xuất thần  phảng phất  một  kinh nghiệm  thực  chứng  của giáo lý vô ngã của kinh nghiệm thiền quán.
   Nói là ‘phảng phất  ít nhiều  nhân  sinh quan  thiền học’ mà không nói ‘mang nội dung thiền học’.
   Nhưng vấn đề cơ bản của bất cứ bài “thơ thiền” nào thì cũng phải là một bài thơ – một bài thơ hay. Một thi sĩ có thể không phải là thiền giả nhưng vẫn có thể có những  bài thơ những  câu thơ “rất thiền,” và một vị thiền sư có thể có những bài thi bài kệ dạy đạo rất sâu sắc nhưng không có nghĩa đó là những bài “thơ thiền” nếu từ cơ bản nó không phải là bài thơ hay.
   Đó chính là một tiêu chuẩn  để được chọn lựa vào tuyển  tập  Toàn Đường Thi, Đường Thi Tam Bách Thủ, Thiên Gia Thi hay các thi tuyển tương tự.
   4. Thưởng thức thơ, làm thơ là một hoạt  động  trí tuệ thanh cao. “Thơ thiền” lại là một hoạt động cao nhã hơn nữa. Nhưng nên nhớ trò chơi lao tâm chọn chữ theo lời cũng là một chướng ngại của người tu thiền. Thiền sư Hiệu Nhiên (730-799) là một thi nhân lỗi lạc đời Đường với bảy thi tập còn ghi trong Toàn Đường Thi và cũng là một nhà phê bình thi ca nổi tiếng với quyển Thi Thức. Tuy nhiên đến cuối đời ông không làm thơ nữa vì tự nhận thấy nỗi đam mê này cũng là một chướng  ngại của thiền nhân. Đúng như các thiền sư xưa nhận định, người tu thiền tâm còn mải miết buông thả theo cảnh huyễn lấy thi thơ làm nghiệp, phung phí thời giờ đuổi theo vần điệu chỉ là tạo ra nghiệp xấu của thi tăng. Đó là những kinh nghiệm mà thiền nhân chân chính tự hiểu.
                                                                                        Tác giả : Vũ Thế Ngọc
                                                                              Tạp Chí Văn Hóa phật Giáo số 153 
                                                 Nguồn  http://thuvienhoasen.org/

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

TRẦN NHÂN TÔNG VỚI CẢM HỨNG MÙA XUÂN



     Trần Nhân Tông (1258-1308), là một vị vua anh minh, một vị anh hùng dân tộc, một nhà tư tưởng, một vị tổ, một Đức Phật sống, một nhà văn hóa, một nhà văn lớn đời Trần.
    Trong lĩnh vực thơ văn, ông có nhiều bài thơ đạt đến trình độ kiệt tác, mà Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều ở Thiên Trường nhìn ra xa); Nguyệt (Trăng) là những ví dụ tiêu biểu. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng với bút pháp vừa thực vừa hư, vừa tĩnh vừa động đã giúp cho người đọc vừa hiểu được cái cụ thể, lại vừa cảm nhận sâu xa hơn cái cụ thể. Trong khung cảnh trời chiều nơi hành cung Thiên Trường, nhà vua - thiền sư nhìn ra xa thấy cảnh quê hương với đồng ruộng, xóm thôn yên ả thanh bình. Trên con đường làng, chú mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đang thổi sáo dẫn trâu về chuồng; dưới cánh đồng, có đôi cò trắng bay song song đáp xuống. Tác giả tự hỏi những thôn xóm trong màn sương mờ ảo kia là có hay không? Cuối cùng là cái không lời tan biến vào cõi hư không tịch mịch trong buổi chiều tàn. Bài thơ đạt đến mức “thi trung hữu họa” được viết dưới ánh sáng của Mỹ học Thiền tông, bởi trạng thái chập chờn giữa hư và thực; giữa tĩnh với động; giữa hữu và vô. Còn bài thơ Nguyệt như thi đề cho biết sẽ tả cảnh trăng, nhưng ba câu đầu không nói về trăng, mà là cảnh đêm tịch tĩnh. Chỉ có giọt sương rơi khẽ khàng trước sân cùng âm thanh của tiếng chày đập vải vang lên từ nơi nào, như là tiếng đồng vọng, âm hưởng trong đêm. Đây là cảnh thực. Đến câu cuối cảnh trăng mới xuất hiện, vừa thực lại vừa hư, tạo nên vẻ đẹp bừng sáng lung linh bởi ánh trăng hội tụ trên chùm hoa mộc tê vừa hé nở: Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ (Trên chùm hoa mộc nguyệt lồng gương). Nhưng rất tiếc, đây không phải là những thi phẩm viết về mùa xuân. Mười lăm bài thơ trang nhã, diễm lệ trực tiếp tả cảnh mùa xuân bộc lộ tình xuân như: Xuân nhật yết Chiêu Lăng; Xuân hiểu; Xuân cảnh; Xuân vãn; Mai; Tảo mai; Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính; Nhị nguyệt thập nhất dạ; hoặc gián tiếp vì có nhắc đến ý xuân, cảnh xuân, cảm xuân dù chỉ là bất chợt thoáng qua như: Khuê oán; Đăng Bảo Đài sơn; Động Thiên hồ thượng; Thiên Trường phủ; Sơn phòng mạn hứng; Đề Cổ Châu hương thôn tự; Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai. (Để không phải chú thích dưới các trích dẫn, tất cả những thi phẩm nguyên tác và bản dịch được trích trong bài viết này, chúng tôi rút từ Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển thượng, do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989 từ trang 451 đến trang 472)……..

    Còn bài Xuân cảnh có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Thuyên - Trần Anh Tông (1293 - 1314) để lên núi Yên Tử tu Thiền và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tả cảnh mùa xuân nơi am thanh chiều vắng, có hoa dương liễu trổ dày, có tiếng chim kêu nhẩn nha chậm rãi; trên bầu trời thì có áng mây chiều đang lướt bay nhẹ nhàng. Trong cảnh tịch tĩnh yên ắng ấy, có vị khách đến thăm, chẳng hỏi chuyện nhân gian, thế sự, cũng không tham vấn về Thiền mà chỉ đứng tựa lan can bên thềm hoa cùng với Thiền sư nhìn ngắm màu xanh nhạt nhòa mờ mịt ở nơi chân trời xa. Cảnh hiện thực trong buổi tà dương đến đây đã biến thành tâm cảnh. Chủ và khách cùng im lặng. Cảnh vật và lòng người như hòa làm một. Chủ cũng thế mà khách cũng thế. Cái vô ngôn ở cuối bài thơ như thể hiện ý vị Thiền đạo, đạt đến chỗ giải thoát: 
                                                                                 Xuân cảnh
                                                                     (Cảnh mùa xuân)
                                                           Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, 
                                                     Họa đường thiềm ảnh, mộ vân phi. 
                                                     Khách lai bất vấn nhân gian sự,
                                                     Cộng ỷ lan can khán thuý vi.
                                            (Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày,
                                             Thềm hoa chiều rợp, bóng mây bay.       
                                             Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,
                                             Cùng tựa lan can ngắm núi mây).

                                                                       Nguồn  http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÁC LOẠI TRÀ

 

 

 
         Uống trà không đơn giản chỉ là một thói quen thường ngày trong những giây phút rãnh rỗi hoặc ngồi thư giãn. Cứ mỗi một tách trà lại mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ vào hàm lượng chất chống ô-xy hóa cực kỳ dồi dào có trong loại đồ uống này. Những chất chống ô-xy hóa có khả năng đánh bại nhiều căn bệnh và trung hòa các gốc tự do – là những phân tử xuất hiện một cách tự nhiên có thể gây hại cho những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể.
       Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, Alzheimer… Dưới đây là một số loại trà thuốc vừa đơn giản, dễ chế biến nhưng lại có công hiệu đáng ngạc nhiên.

 Trà xanh
  Với chức năng chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E, uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp da bạn tránh khỏi những vết chàm (nám). Trà xanh còn có chứa chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa sự lão hóa cả trong và ngoài cơ thể. Mỗi cốc trà xanh sẽ giúp bạn tiêu tốn 80 kalo, với những thực đơn ăn kiêng.
  Trà xanh còn có chứa chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa sự lão hóa cả trong và ngoài cơ thể. Mỗi cốc trà xanh sẽ giúp bạn tiêu tốn 80 kalo, với những thực đơn ăn kiêng.
  Không chỉ giúp làm dịu tinh thần, trà còn tốt cho tim, bộ phận quan trọng trong cơ thể. Trà xanh nổi tiếng với lượng chất chống ô-xy cực mạnh có các chất catechin, đặc biệt là chất epigallocatechin gallate (thường được gọi là EGCG). Chất EGCG được đánh giá là tốt cho tim. Bạn có thể dùng trà xanh như một loại nước hoa hồng, cho nước trà vào bình xịt và xịt lên toàn bộ cơ thể sau khi tắm sẽ giúp nước da mịn màng và chống lại tia cực tím. Hoặc có thể dùng nước trà xanh đun sôi để nguội làm nước rửa mặt, giúp thanh lọc chất bẩn và tốt cho da.
  Trà gừng

  Gừng là loại thảo dược khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không chỉ được sử dụng trong các bữa ăn, gừng còn được chế biến thành loại trà uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Cũng như loại trà bạc hà, trà gừng có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm chứng ợ hơi, ợ nóng và đặc biệt có công dụng chữa bệnh đau bụng. Trà gừng cũng là loại trà thảo dược được khuyến khích sử dụng cho những bà bầu trong thời gian ốm nghén để giảm nôn ói và ợ nóng.
   Cách pha chế: Cho vài lát gừng tươi vào ấm nước, sau đó đun sôi và để sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, rót trà ra ly, cho thêm nước cốt chanh và mật ong khuấy đều là có thể dùng được.
 Trà bạc hà
   Đây là loại trà thảo mộc và chứa nhiều đặc tính giúp ích cho dạ dày đang khó chịu. Dầu bạc hà được kiểm tra lâm sàng cho thấy có chức năng giúp thư giãn trên mô dạ dày ruột. Ngoài ra, dầu bạc hà còn giúp thiết lập hệ miễn dịch và giúp ích cho các bệnh nhân ung thư. Dầu bạc hà cũng được sử dụng như chất chống oxy hóa.
Trà mật ong
   Giải nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phổi lợi thận, trị chứng suy nhược thần kinh, suy giảm chức năng dạ dày, viêm lợi, viêm chân răng.
Trà sâm
  Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người: cung cấp năng lượng, chống ung thư, hỗ trợ khả năng tình dục và rất tốt cho hệ miễn dịch.
Trà hoa cúc


    Trà hoa cúc có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân. Đồng thời còn có tác dụng bài trừ độc tố, mạnh khỏe có thể, trừ trà giảm nhiệt, thông phong thanh nhiệt, lợi hầu tiêu viêm, sưng, có công hiệu chống lại hoặc bài trừ các chất hóa học có hại tích tụ trong cơ thể hoặc các tia phóng xạ.
   Trà hoa cúc có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân.

    Uống loại thảo dược kỳ diệu này có thể làm cho bạn cảm thấy thật thư giãn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nó còn làm cho cơ thể bạn luôn ấm áp, làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ một cách hết sức tự nhiên. Vì thế, uống một tách trà hoa cúc nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ làm cho tất các vấn đề như chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc của bạn biến mất hoàn toàn. 
 Trà nhài
  Trà nhài là sự kết hợp của lá trà và hoa nhài. Trà có hương thơm của hoa nhài cùng với khả năng chống ôxy hóa trong trà xanh sẽ mang đến một thức uống thú vị và có lợi cho sức khỏe. Uống trà hoa nhài còn giúp giảm đau dạ dày và có công dụng rất tốt khi tiêu hóa kém. Trà hoa nhài cũng rất tốt cho phụ nữ vì nó giúp các chị em có làn da mịn hmàng và giảm đau bụng kinh.
  Trà chanh


   Các loại trà xanh có công dụng giúp bạn giảm cân thì trà chanh lại tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích bạn ăn ngon miệng hơn. Nếu bạn đang muốn tăng cân, hãy sử dụng loại trà này mỗi ngày. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong trà chanh cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.
   Các loại trà xanh có công dụng giúp bạn giảm cân thì trà chanh lại tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích bạn ăn ngon miệng hơn.
 Trà sen
  Trà sen là thức uống của những người mắc chứng khó ngủ vì chúng là thuốc an thần tự nhiên. Nó có tác dụng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Uống trà sen cũng rất tốt cho da và hoạt động của hệ tiêu hóa.
  Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trà tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.
 Trà hoa hồng
  Trà hoa hồng tính ôn, hàm chứa phong phú vitamin, có công dụng hoạt huyết điều kinh, thông gan thoáng khí, cân bằng nội bài tiết, đồng thời có tác dụng điều chỉnh và cân bằng gan, dạ dày, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện thể chất.
  Ngoài ra, trà hoa hồng còn có tác dụng giảm nhẹ bệnh huyết quản tim, làm đẹp, dưỡng dung nhan, giúp ích cải thiện da khô, tẩy trừ vết thâm nám trên da. Thường ngày lấy 6-10 búp trà hoa hồng khô, cho vào trong cốc trà, thêm nước nóng vào và uống là được, Đương nhiên nếu kèm thêm với một ít táo đỏ thì sẽ tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí huyết.
  Trà trắng

   Trà trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm cân và ngăn ngừa nếp nhăn. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, uống trà trắng được hấp thụ vào các tế bào mỡ của con người, nó có thể làm giảm hoạt động của một số gen liên quan đến sự phát triển của mỡ mới và tiêu thụ một phần các chất béo hiện có. Ngoài ra, trà trắng có thể kiểm soát các enzym mà hành động trên protein và collagen gây ra nếp nhăn. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, bạn có thể chọn trà trắng. Trà trắng có chứa caffeine nhưng ít hơn nhiều các loại trà khác.
   Một trong những công dụng về da phải kể đến trên hết là khả năng chống lão hoá tốt của trà ô long. Hàng ngày, tia cực tím, hút thuốc lá, tập thể dục quá mức, phụ gia thực phẩm… làm gia tăng lượng ôxy hoạt tính có trong tế bào da. Điều này không chỉ làm tăng tốc độ lão hóa của các tế bào da, mà còn phá hủy vitamin C cần thiết để tạo ra collagen nhằm bảo vệ sức sống cho da. Khi càng lớn tuổi, lượng collagen mới suy giảm và da dần dần mất tính đàn hồi của nó. Với tác dụng chống ôxy hoá, chất polyphenol trong trà ô long kiềm hãm các gốc tự do của ôxy và làm chậm tiến trình lão hóa của da. 
   Loại trà này còn giúp làn da cân bằng độ ẩm. Với thành phần 50% nước và 50% nhờn, một sự thay đổi nhỏ trong hai hàm lượng này sẽ khiến da bị khô hoặc nhờn. Uống trà ô long hàng ngày làm tăng độ ẩm trong lớp sừng của da và làm giảm lượng bã nhờn một cách cân bằng, giữ làn da luôn được mịn màng, trẻ trung và căn tràn sức sống.
   Với dưỡng chất polyphenol tự nhiên trong thành phần, trà ô long được xem là một trong những thảo dược hữu hiệu cho cơ thể từ làn da, mái tóc đến tinh thần. Trong một xã hội hiện đại và công nghiệp hoá như hiện nay, một ly trà ô long mỗi ngày sẽ giúp duy trì cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh và nhẹ nhàng, thoải mái.
  Trà đen

   Trà đen giàu chất chống ôxy hoá (antioxidation) có tác dụng tấn công các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là nguy cơ gây triệt tiêu tế bào. Uống trà đen thường xuyên giúp giảm bệnh tim mạch đột quỵ, bởi nó có lợi cho sức khoẻ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn không làm cho các mảng tiểu cầu tích tụ thành động mạch.
   Theo rất nhiều nghiên cứu, trà đen có tác dụng làm giảm rủi ro gây ung thư bởi nó có chứa các thành phần hữu ích ngăn chặn quá trình hình thành các khối ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh liền kề. Trà đen có chứa nhiều hợp chất hữu ích làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể.
  Ngoài ra, uống trà đen thường xuyên, điều độ có tác dụng tiêu thụ mỡ và tăng cường quá trình chuyển hoá, giúp giảm cân hiệu quả. Uống trà đen đều đặn có tác dụng giảm cholesterol xấu (mỡ máu xấu) và làm tăng cholesterol tốt, giảm thiểu bệnh tim mạch. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, uống trà thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm glucose (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như các biến chứng khác do bệnh tiểu đường gây ra.
  Trà Ô Long

   Theo nghiên cứu khoa học, trong trà ô long có một lượng dồi dào chất OTPP (Oolong tea Polymerized Polyphenols). Đây là một hoạt chất tự nhiên, sản sinh khi các enzyme chuyển hóa trong quá trình bán lên men khi chế biến trà ô long. Chất này giúp cơ thể giảm việc hấp thụ chất béo, đốt cháy chất béo, giảm cholesterol trong cơ thể.   
   Bên cạnh việc đốt năng lượng dư thừa, trà ô long có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu chất béo trong ruột. Polyphenol trong trà ô long sẽ phá hủy các chất béo bằng cách kết hợp với mật và chất béo, mang chất béo ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Đó là lý do mà người Nhật thường xuyên có thói quen uống trà ô long sau mỗi bữa ăn nhằm ngăn chuyển hoá mỡ.
   Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các ôxy hoạt tính, một loại ôxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng ôxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…

Trà muối
    Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà hoa quế

    Đây là loại trà đặc biệt, dùng cho những người hơi thở có mùi, những người đau răng, sâu răng, viêm chân răng, tiêu đờm.
   Lấy 3-5g hoa quế (bạn có thể thay hoa quế bằng hoa của cây húng chó có màu tím) rửa sạch, 3g trà đen hoặc 5g trà xanh đun trong khoảng 10 phút là có thể uống được. Bạn có thể dùng trà này để uống sau khi ăn các món có vị tanh như cá hay có mùi tỏi.
  Trà khổ qua

  Trà này có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Mướp đắng bạn có thể rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 10-15g khổ qua, 5g trà đun lên trong vòng 10 phút là bạn có thể uống được.
Trà khổ qua này có thể uống hàng ngày để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ

                                                                              Sưu tầm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

KHỔ DO CHẤP CHẶT


    Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ; bị đoạ làm súc sanh, quỷ đói, chưa chắc là khổ, mà cái khổ lớn nhất của con người là vô minh, mê muội, không biết lối đi mới thật là khổ.
    Những cái khổ thiếu ăn, thiếu mặc, đói rét, hay con trâu, con bò kéo cày, hoặc làm quỷ đói, cho đến khi trả hết nghiệp khổ thì cũng có ngày thoát ra khỏi; còn chúng ta sống trong vô minh mê lầm mà không biết lối đi, không biết được sự thật của cuộc đời mới là khổ.
    Đã làm người, ai không một lần vấp ngã, nhưng khi vấp ngã chúng ta có chịu đứng lên hay không? Chúng ta vấp ngã ngay nơi đất, thì cũng từ nơi đất mà đứng lên. Đạo Phật không bắt buộc một ai phải đi theo mà chỉ hướng dẫn cho tất cả mọi người thấy biết đúng sự thật, tốt biết tốt, xấu biết xấu, còn làm được hay không là do sự quyết tâm của mỗi người. Chúng ta có quyền chọn lựa vì chính mình là thượng đế tối cao của chính mình, không ai có quyền chen vô hay ban phước, giáng họa cho ta. Đến chỗ này, chúng ta phải thầm nhận, tự nhận, không nên chần chừ nữa, mà hãy một phen chuyển mình để nhận ra tính biết sáng suốt ngay nơi thân này.
    Phật dạy, ai cũng có chân tâm sáng suốt, tại sao chúng ta không chịu thừa nhận để rồi mình cứ mải mê chạy theo vui chơi, hưởng thụ dục tính, làm chính mình khổ luỵ ngày càng thêm chồng chất?
    Vua Trần Thái Tông là một vị vua cư sĩ. Khi tu hành ngộ đạo, Ngài cảm thông cho kiếp người sao quá ngu si, khờ dại, nên sáng tác ra bài thơ như sau:
                                          Lang thang làm kiếp phong trần mãi mãi,
                                          Ngày cách quê hương muôn dặm đường.
    Phật dạy, “ai cũng có tâm Phật, tâm sáng suốt, chỉ vì ta không chịu thừa nhận, nên phải chịu trôi lăn mãi trong lục đạo, luân hồi”. Ta là nam nhi đại trượng phu, Phật đã thoát ly sanh tử, còn ta dại gì mà đi lang thang mãi cho đến khi gối mỏi, chân dùn mà ngồi đó than thân, trách phận, chờ đến khi khát nước mới đào giếng thì làm sao hết khát được đây?
     Vậy thành Phật là thành cái gì? Chúng ta phải nhận rõ chỗ này, thành Phật là thành cái tâm sáng suốt, thanh tịnh, chớ không phải thành cái thân năm,bảy chục ký lô này. Cái tâm sáng suốt, thanh tịnh ấy ngay nơi mắt thì thấy biết rõ ràng, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.
    Có một ông vua hỏi Thiền sư, “thành Phật là thành cái gì?”
    Thiền sư đáp, “dám bảo bệ hạ đã quên”.
    Chỉ một câu nói “dám bảo bệ hạ đã quên” đã làm nhà vua sáng tỏ, hài lòng. Do không nhận cái mình thực có, nên chúng ta đành cam chịu sống trong đau khổ, lầm mê.
     Đạo Phật ra đời đã mở ra trang sử mới, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, chưa từng có từ trước tới nay. Đạo phật đã chỉ cho chúng ta biết cách làm chủ bản thân, nhờ biết quay lại chính mình; mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa cho ta; nên đạo Phật là đạo của tình thương, là đạo của tỉnh thức, là đạo của sự giác ngộ, giải thoát, là đạo của con người, vì con người, vì lợi ích của nhau, bằng trái tim hiểu biết trên tình thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
     Phật là danh từ chung, không dành cho riêng ai như các quan niệm khác của thời xa xưa. Ai cũng có thể thành Phật được, nếu quyết tâm chịu bắt chước buông xả và tu tập như Ngài, thì chúng ta cũng sẽ thành Phật trong tương lai.
    Sở dĩ, chúng ta không thành Phật và phải chịu khổ đau trong luân hồi sinh tử là vì mình không thừa nhận nhận mình có tính biết sáng suốt. Chỉ vì mình chẳng chịu thừa nhận chính mình có hạt châu vô giá ngay nơi thân này, mắt thấy sắc nhưng rõ ràng thường biết, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế, tại ta không chịu lấy ra xài mà thôi.
    Điều đầu tiên đức Phật đã chỉ là biết khổ do chấp trước sai lầm, chấp là gốc của sự khổ đau; biết được khổ từ nguyên nhân chấp trước, bám víu, tham ái, nên chúng ta phải tìm cách chuyển hoá, buông xả cái khổ lớn nhất của con người là sợ chết, vì tham sống nên sợ chết.
    Chúng ta luôn tham muốn thân này luôn sống đời mãi mãi, nên mọi người coi cái chết là việc cấm kỵ nhất. Do đó, khi gặp người thân thăm hỏi nhau, chúc mừng nhau, chúng ta đều luôn cầu chúc cho nhau mạnh khoẻ, sống lâu, mà ta không biết phải gieo nhân nào để được sống thọ. Nhân sống thọ là không sát sinh, hại vật, bởi mạng sống từ con người cho đến muôn loài vật, ai cũng đều ham sống sợ chết, ta muốn sống thọ mà cứ giết hại hoài, thật “thất nhơn ác đức” làm sao! Vì sợ chết nên ai cũng tìm cách tránh né danh từ chết, và hình như từ chết đã ám ảnh con người thành nỗi sợ hãi lớn, thậm chí đến khi tuổi già, bệnh gần chết, khi mua hòm về vẫn nói là hòm thọ “tức là hòm sống.”
     Cho nên, đã làm người trong trời đất thì trước sau gì ai cũng phải chết, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, dù là vua chúa hay người dân dã, bình thường. Do đó, với sanh thì mau lớn trong từng giây, phút như một em bé khi mở mắt chào đời, chỉ bằng cùm tay, ấy thế mà sẽ lớn lên với nhiều thay đổi; sanh cũng có nghĩa là sự sống đang tăng trưởng, thay đổi và phát triển.
    Còn đối với già thì sao? Da nhăn, tóc bạc, mắt mờ, tai điếc, ăn uống, đi đứng khó khăn theo từng năm tháng, ai rồi cũng sẽ phải già.
    Với bệnh thì thân thể tiều tụy, đau nhức hoành hành, làm ta đau khổ; sức khỏe dần hồi hao mòn, suy kém, làm cho ta tốn tiền, hao của.
    Khi chết thì con người không còn cựa quậy, hoạt động như bình thường, mà nhắm mắt xuôi tay, co cứng, rồi rã rời, thối rửa.
    Vì lẽ ấy, đức Phật mới nói với vua Ba Tư Nặc rằng, có bốn sự việc mà người thế gian không thoát khỏi được, đó là sinh-già-bệnh-chết.
    Chứng minh cho lời Phật dạy là chân lý, đúng với lẽ thật thế gian là vô thường, chúng ta thường đau khổ khi có người thân qua đời, nhất là người đó đã từng nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc, lo lắng cho ta được đầy đủ về mọi phương diện. Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó theo dõi tin tức trên các phương tiện báo chí, chúng ta sẽ thấy, không biết bao nhiêu là cảnh sinh ly tử biệt luôn xảy ra hằng ngày, chết chóc do chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, động đất, tai nạn, già bệnh v.v…
    Nào là khi mới sanh ra, chưa kêu tiếng khóc chào đời, hoặc mới chập chững biết đi đã xa lìa cha mẹ, mới ngày nào mẹ mẹ, con con, mà giờ đây không còn nữa; rồi tai nạn giao thông chết tức tưởi, làm con người trong phút chốc đã trở thành người thiên cổ. Những nỗi đau thương, mất mát luôn rình rập chúng ta trong từng giây, từng phút trên thế gian này. Hiện nay, tai nạn giao thông đã làm cho biết bao người đang khoẻ mạnh bị chết tức tửi, rồi bệnh tật tấn công, kẻ chết non, người chết bất đắc kỳ tử, cái chết không tha thứ bất kỳ một ai, không phải chúng ta sinh ra chờ đến già, bệnh mới chết.
    Mọi người nên nhớ rằng, cái chết đến với chúng ta rất bất ngờ, không báo trước, không chờ đợi, không hẹn hò, không phải ai cũng đến già, bệnh rồi mới chết. Cái chết đến với chúng ta thiên hình vạn trạng không sao kể hết, người chết trẻ, kẻ chết già, người chết sông, kẻ chết suối, kẻ chết bụi, người chết bờ… người chết vì súng đạn, gươm đao, kẻ chết vì thiên tai, lũ lụt, người chết vì thiếu thốn, đói khát, lại có người vì uất hận, vì bức xúc mà quyên sinh, bức tử. Tóm lại, cái chết không ai có thể thoát khỏi và trốn được. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy như sau:
                  Dầu trốn giữa hư không,
                   Ở biển khơi, núi rừng,
                   Không một nơi nào cả,
                   Trốn thoát được cái chết.
    Thời đức Phật còn tại thế, có bốn vị ngoại đạo tu chứng được ngũ thông:
    _ Thứ nhất là thiên nhãn thông, thấy được tất cả người và vật, dù có vật cản hay vật không cản, đều thấy rõ ràng, thông suốt.
    _ Thứ hai là thiên nhĩ thông, nghe được tất cả âm thanh lớn, nhỏ dù gần, hay xa.
    _ Thứ ba là tha tâm thông, biết được tâm ý người đó đang suy nghĩ gì và muốn làm gì.
    _ Thứ tư là thần túc thông, biến hoá lớn nhỏ tuỳ ý, thăng thiên độn thổ, lên trời, xuống đất, tuỳ ý biến hoá vô ngại.
     _ Thứ năm là túc mạng thông, nhớ được vô số kiếp về trước đang làm gì, ở đâu, và cuộc sống ra sao đều nhớ rõ giống như người nhớ chuyện ngày hôm qua vậy.
    Bốn vị ngoại đạo này đều biết trước còn bảy ngày nữa là con quỷ vô thường đến đòi mạng, nên hợp lại cùng nhau bàn cách trốn tránh và đến trình với vua Ba Tư Nặc, qua bảy ngày sau sẽ trở lại thăm vua.
    Vị thứ nhất dùng thần thông bay lên núp trên đám mây xanh, người thứ hai dùng thần thông chui sâu vào lòng núi, vị thứ ba dùng thần thông chui xuống biển sâu, vị thứ tư dùng thần thông chui vào lòng đất. Thế là bốn vị yên trí rằng, mình sẽ trốn được con quỷ vô thường và tin chắc là như vậy; nhưng đến giờ thần chết đến, vị trốn vào hư không từ mây rớt xuống nát thây, vị thứ hai bị đá đè bẹp dúm, vị thứ ba bị chết ngộp dưới nước, khi nổi lên bị sóng xô vào bờ, vị thứ tư ở trong lòng đất, bị đất sụp chôn vùi thân xác.
    Đây là quy luật tất yếu từ ngàn xưa cho đến nay, dù có tu luyện đến mức độ nào như bốn vị ngoại đạo ấy, tuy chứng được ngũ thông, nhưng cũng không thể nào trốn tránh được cái chết. Do đó, sự ra đời của đạo Phật đã giúp ích cho nhân loại thấu suốt được nguyên lý vô thường, để mỗi người chúng ta tự tỉnh thức, đừng lầm chấp cái gì cũng là thường còn mãi mãi, để rồi gây thù, chuốt oán cho nhau, mà làm khổ đau cho nhân loại.         
    Từ quan niệm sai lầm đó, một số người cứ mãi đam mê, say đắm trong lạc thú trần gian, cố chấp bảo rằng, cuộc sống này là trường tồn mãi mãi, cho nên mặc tình gây tạo nhiều tội lỗi, đến khi phước hết, họa đến, ngồi đó mà than phân, trách phận, đổ thừa tại-bị-thì-là. Cũng nhờ vô thường đổi thay, nên chúng ta mới tu được; xưa là đồng hoang cỏ cháy, nay là mái chùa thân yêu thắm đượm tình người.
    Nhờ vô thường mà mọi sự vật mới phát triển và đổi thay, nhờ vô thường mà chúng ta mới tu được; nếu mọi thứ đều cố định như quan niệm của thời xa xưa: trời chết sanh trời, người chết sanh người, thú vật chết sanh thú vật,  thì chúng ta tu hành đâu có lợi ích gì?
    Tâm tham-sân-si của con người cũng vô thường,  nên chúng ta mới có thể thay đổi được; mình có thể chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ; không có một cái gì trên đời này mà cố định cả, tất cả mọi hiện tượng, sự vật là một dòng chuyển biến liên tục, thay đổi đến không thể ngờ.
    Một Thiền sư Việt Nam sau khi ngộ đạo đã nói về thân này như sau:
                   Thân như bóng chớp có rồi không,
                   Cây cỏ xuân tươi thu héo tàn,
                   Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi,
                   Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương đông.
     Đời người dài lắm cũng đến trăm năm là cùng, như một giấc mộng dài, mới hôm nào ta còn bé nhỏ vui đùa, chạy nhảy hồn nhiên, nay đầu tóc đã bạc phơ, lưng còng, gối mỏi, chân dùn. Đời sống con người là như thế, mới qua thời tuổi trẻ mà giờ đây đã thấy già nua.
     Còn vạn vật thì sao? Bốn mùa thay đổi, Xuân, Hạ, Thu, Đông, mới thấy cành hoa đẹp, giờ đã tàn. Thật đúng với câu “phù dung sớm nở tối tàn”. Cuộc đời là như vậy, luôn biến chuyển đổi thay, biết được như thế, chúng ta sẽ không còn bất an, sợ hãi trước bao nỗi thăng trầm của kiếp nhân sinh.
    Có thịnh ắt có suy, có sinh ắt có tử, sống chết là lẽ đương nhiên, có gì phải lo, phải sợ, bởi thấy được như vậy, nên các vị Thiền sư luôn tự tại trước nỗi sống chết vô thường, “sanh như đắp chăn bông, tử như cởi áo hạ.” Sống chết là lẽ đương nhiên, là sự thường tình của thế gian, điều quan trọng là khi sống, ta làm được việc gì đó thật sự có lợi ích thiết thực cho nhân loại hay không.
    Đây là điều thiết yếu quan trọng mà người con Phật cần suy nghĩ cho thấu đáo về cuộc sống của mình, ta luôn phải thăng hoa trên bước đường tu tập, mang lại niềm an vui, hạnh phúc cho mình và người. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự vô thường của tâm.
                                                                                          Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

VƯỢT KHÓ


 
    Trong cuộc sống, nếu ta chọn những con đường dễ dàng để bước đi, thì những gì ta nhận được cũng tương xứng với những gì đã bỏ ra. Câu chuyện sau đây kể về hành trình của mỗi con người trong cuộc sống.
  Không gian khổ - không thành công!
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có 1 gánh nặng trên vai
- Bạn có thể mang vác gánh nặng này từng bước, từng bước một... nhưng cũng có thể đốt cháy giai đoạn để có cảm giác dễ chịu hơn trong cuộc sống...
... Và lẽ dĩ nhiên, bạn là một người thong dong nhất trong những người cùng vác!
- Nhưng... tới 1 lúc nào đó, khi bạn đứng trước một bờ vực
- Mọi người có thể vượt qua, còn bạn thì không!!!
- Họ vượt qua được là nhờ những gì mà họ đã bỏ ra trên cùng cuộc hành trình với bạn.
- Còn bạn, giờ thì đã biết tại sao người khác vẫn tiến lên, trong khi mình bị kẹt lại rồi chứ??!
                                                       No pain, No gain
                                                                                            Nguồn Internet
 
 
 
  

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

KHÔNG CÓ GÌ LÀ RÁC CẢ


                                                   
     Sng sót tr v sau chiến tranh tàn khc gia thp niên bn mươi, Soko Morinaga tìm v căn nhà cũ, trc din vi nhng khó khăn và mt mát tn cùng ca đi người.
    Cha m
không còn, anh ch em phân tán, nhà ca, tin bc b tch thu. Ông c ngoi lên bng ý chí tr li hc đường nhưng đành chào thua vì cuc vt ln cam go, có khi bao t thường xuyên lên tiếng kêu khóc.
                                                       Thin sư SOKO MARINAGA

   Gia qunh hiu đ nát c thân và tâm, mt s mu nhim k diu nào đó đã dn bước chân vô đnh ca Soko ti trước ca chùa Daishuin Tokyo.
     Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng l đôi ba phút ri Soko mnh dn gõ ca. Người m ca chính là Ði sư Zuigan Goto. Soko ng li xin được đi sư thâu nhn làm đ t.
Ði sư ch hi mt câu duy nht :
   - Ng
ươi tin ta ch ? Nếu không tin ta thì có đây bao lâu cũng chng hc được gì, phí công ta thôi.
      Soko tr
li :
   - Con xin h
ết lòng tin tưởng.
    Ði sư m rng ca, lnh lùng truyn :
   - Theo ta.
    Soko l
íu ríu theo vào.
     T
i góc sân, đi sư ch cây chi tre, ra lnh :
    - Qu
ét dn vườn.
      Tr
ước khi cm chi, Soko qu xung bái t đi sư đã thâu nhn mình.
    C
ông vic quét vườn thì có chi là khó, Soko hăng hái quét... quét… và quét.
      Không bao lâu đã gom đ
ược đng rác cao nghu đy đt, si, đá vn và lá khô. Dng chi, Soko l phép hi :
- B
ch thy, con phi b đng rác này đi đâu ?
B
t ng, đi sư quát lên :
  - R
ác ! Người nói gì ? Không có gì là rác c !
Soko ng
n ngơ nhìn đng chiến li phm, không hiu, đây không là rác thì là gì? Còn đang lúng túng thì đi sư li bo :
   - V
ào nhà kho kia ly cái bao ln ra đây.
Khi Soko tìm đ
ược cái bao mang ra thì thy đi sư đang dùng hai tay, gt đám lá khô sang mt bên. Ông li bo :
   - M
rng ming bao ra.
   Soko tu
ân li, lng lng theo dõi thy đi sư quơ tng ôm lá, b vào bao, thnh thong li gim gim cho lá xp xung.
  Cu
i cùng, nhng lá khô trong đng rác đã được nhi vào bao, ct li. Soko li nghe lnh truyn:
  -
Ðem bao lá này vào nhà kho, đ dành đun nước tm.
  V
a vác bao lá trên vai, Soko va nghĩ :
- C
òn đng đt đá, không phi rác thì dn đi đâu ?
  Ấy thế mà khi nhà kho ra, Soko thy đi sư đang lượm nhng viên si, đá vn ra.
  Tr
ước v ngn ngơ ca Soko, ông va hi, va sai :
- C
ó thy hàng hiên ngay dưới máng xi kia không ? Có thy nhng ch b nước mưa xoáy li lõm không ? Ðem nhng si, đá vn này trám vào nhng ch đó
  Soko v
a làm, va thán phc thy mình, vì qu tht, sau khi trám, không nhng ch li lõm bng phng mà còn đp hn lên na.
  B
ây gi, đng rác (theo Soko) ch còn li đt và rêu. Ln này thì chc chn phi ht, đ đi ri.
  Nh
ưng kinh ngc biết bao khi Soko quay li sân, thy thy mình thong th nht tng miếng đt, tng tng rêu trên tay, ri chm rãi nhìn quanh, tìm nhng khe tường nt, nhng ch lõm nh trên mt đất, t tn trám vào.
  B
ây gi thì đng rác không còn đó. Nhưng cũng không phi là vt phế thi vô dng gom qung đi đâu. Mi loi rác, nếu biết tn dng, s li tr thành hu ích.
  “Không có gì là rác c là bài hc đu tiên đi sư Zuigan Goto dy cho người đ t va thâu nhn, sau này chính là Thin sư Soko Morinaga ni tiếng ca x Phù Tang, viện trưởng Ði hc Hanazono, thuc tông Lâm Tế Nht Bn.
    Không có gì là rác c ! tuy đơn gin mà bao hàm mt thông đip v triết lý duyên khi. Trong rác có hoa và trong hoa có rác, rác chính là hoa và hoa chính là rác.
  Nh
thy được s tht này nên không h có s loi b, đi kháng và mâu thun, mà hoàn toàn nhun nhuyn, tùy thun, các pháp cùng nương vào nhau đ tn ti và phát trin.
   H
ãy nhìn tht k, tht sâu sc vào nhng bt đng, nhng vic không như ý và tt c nhng gì được gi là xu xa, đáng loi tr, vt b
Nhìn cho đến khi nào nhn ra Không có gì là rác c ! đ ôm p, bao dung và tn dng hết thy thì cuc sng này đp biết dường nào !
                                              Xin trích từ Email Thầy Nguyen Bao(nguyenbao036...)