Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY MẤT THI SĨ BÙI GIÁNG


                      kỷ niệm 15 năm ngày mất thi sĩ Bùi Giáng (1998-2013)
Thi sĩ Bùi Giáng đã để lại cho văn học nước nhà gần 60 tác phẩm, chủ yếu thuộc 4 lĩnh vực: Thơ ca, bình giảng văn chương, nghiên cứu triết học và dịch thuật. Các tác phẩm được độc giả biết đến nhiều như: Mưa nguồn (1962), Trăng châu thô (1969), Ngày tháng ngao du (1971), Con đường ngã ba – Bước đi của tư tưởng (1972)... Hầu hết các tác phẩm của ông đã được tái bản nhiều lần, trong đó cuốn “Hoàng tử bé” được đánh giá là tác phẩm dịch thuật hay nhất do Giải thưởng sách hay bình chọn.
                   nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=709766#ixzz2fRSo5bTb
                                        
doc tin tuc www.xaluan.com

                                                               Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
                                                               Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
                                                               Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
                                                                      Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em.
                                                                                                                 (thơ Bùi Giáng)
                                                       Những tác phẩm của Bùi Giáng
         Theo thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của Bùi Giáng có (tạm phân theo thể loại):
         Tập thơ: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên ngàn (1963), Ngàn thu rớt hột (1963), Bài ca quần đảo (1963), Sa mạc trường ca (1963), Mười hai con mắt (1964), Rong rêu (1972), Thơ vô tận vui (1987), Mùa màng tháng tư (1987), Mùi Hương Xuân Sắc (1987), Đêm ngắm trăng (1997), Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994), Thơ Bùi Giáng (California, 1994)…
        Giảng luận: Giảng luận về Nguyễn Công Trứ, Giảng luận về Cung oán ngâm khúc, Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Giảng luận về Phan Bội Châu, Giảng luận về Chu Mạnh Trinh, Giảng luận về Tôn Thọ Tường, Giảng luận về Phan Văn Trị, tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959.
        Triết học: Tư tưởng hiện đại (1962), Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963), Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963), Dialoque (viết chung, 1965)
        Tạp văn: Các sách xuất bản năm 1969, có: Đi vào cõi thơ, Thi ca tư tưởng, Sa mạc phát tiết, Trăng châu thổ, Mùa xuân trong thi ca, Thúy Vân. Các sách xuất bản năm 1970, có: Biển Đông xe cát , Mùa thu trong thi ca. Các sách xuất bản năm 1971, có: Ngày tháng ngao du, Đường đi trong rừng, Lời cố quận, Lễ hội tháng Ba, Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…
       Sách dịch: Các sách xuất bản năm 1966, có: Trăng Tỳ hải, Cõi người ta, Khung cửa hẹp, Hoa ngõ hạnh, Othello. Các sách xuất bản năm 1967, có: Bạo chúa Caligula, Ngộ nhận, Kim kiếm điêu linh. Các sách xuất bản năm 1968, có: Con đường phản kháng, Mùa hè sa mạc, Kẻ vô luân. Các sách xuất bản năm 1969, có: Nhà sư vướng luỵ, Ophélia Hamlet, Hòa âm điền dã. Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có: Hoàng tử Bé (1973), Mùa xuân hương sắc (1974)... Hiện nay, nhiều tác phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước.

                                                                                          Nguồn Internet

                                                                           Xin cảm tạ nghĩa trần gian đây đó
                                                                           Bạn tâm giao người xa lạ tâm tình
                                                                                                             Bùi Giáng

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?


                                                                  Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
     Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng một cách đột ngột, bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa nắng nóng gặp nhiều hơn. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).
      Những nguyên nhân
TBMMN là nguyên nhân gây tử vong được xếp vào loại thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo thống kê thì mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị TBMMN, riêng nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 người, trong đó tử vong có khoảng 100.000 người. TBMMN là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não. Vì vậy, người ta gọi đột quỵ não là do tổ chức não bộ bị tổn thương một cách đột ngột do thiếu máu. Bởi vì, khi máu lên não bị thiếu với bất kỳ lý do gì thì các tế bào não bộ sẽ ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vài phút, dẫn đến cơ thể yếu, tê bì, mất cảm giác nửa người, không nói được (do tê, liệt), miệng méo, mắt nhắm không được hoặc hôn mê ngay sau đó, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động...
     Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào? 1Vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn... là phương pháp tốt để phòng ngừa đột quỵ não
Nguyên nhân của đột quỵ là do có tổn thương mạch máu gây xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) hoặc nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn). Đáng nói là sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Vì vậy, những bệnh nhân, vốn đã có những bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp khi nóng lạnh đột ngột xảy ra (nghỉ mát ở xứ lạnh như Sapa, Đà Lạt, tắm biển lúc xế chiều gió lạnh, đang ở trong phòng máy lạnh đột ngột đi ra ngoài nóng) thì rất dễ rơi vào đột quỵ, nhất là ở những người lớn tuổi.
     TBMMN thường gặp ở những người trên 55 tuổi có cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, nghiện thuốc lá, nghiện hoặc lạm dụng bia, rượu, lười vận động. Và nhiều nhà chuyên môn cho rằng TBMMN xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Nguy cơ gặp TBMMN rất lớn ở những người bị tăng huyết áp mạn tính, bởi vì ở  những người này thành mạch máu thoái hóa dày lên, đặc biệt là độngm ạch não (do xơ vữa động mạch), sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa  máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là NCT khi có các chấn động tâm lý (làm việc căng thẳng thần kinh, sinh hoạt gia đình gặp khó khăn đột xuất, các tác động khác trong xã hội) xảy ra nhiều, liên tục mà không được khắc phục thì có thể gây rối loạn tuần hoàn não và TBMMN.
Đối với những người đó từng bị đột quỵ não, để phòng tái phát, cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, đặc biệt là duy trì huyết áp ở mức trung bình. Cần vận động cơ thể bằng các hình thức thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không tập quá sức mình hoặc đi bộ, mỗi lần đi khoảng 15 - 20 phút, tổng cộng thời gian đi bộ không quá 60 phút.
      Triệu chứng
Khi NCT có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu mà đột nhiên cảm thấy hơi nhức đầu hoặc nhức đầu, váng đầu, choáng váng, tê nửa người, ngáp vặt liên tục thì cần cẩn thận, có thể là các dấu hiệu tiền triệu của đột quỵ. Đặc biệt là mùa hè, bởi vì nguy cơ TBMMN dễ xảy ra. Vì vậy, triệu chứng của TBMMN thường khởi đầu là nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, yếu một tay, một chân cùng phía, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, nói khó. Nhiều trường hợp TBMMN xảy ra đột ngột vào ban đêm cho nên người bản thân người bệnh và người nhà không thể biêt đươc , khi phat hiên thì đa  hôn mê, đại, tiểu tiện không tự chủ.
Khi có triệu chứng khởi đầu của bệnh TBMMN xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300 và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng. Cần phải giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân để tránh những cơn co giật. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ và không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ một loại thuốc nào. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì bảo người bệnh thở thật sâu và đều vì sẽ giúp cho máu lên não tốt hơn. Và sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
      Phòng ngừa như thế nào?
    NCT cần được khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người có bệnh về tăng huyết áp hoặc có kèm đái tháo đường hoặc kèm theo tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng loại cholessterol xấu (LDL - C). Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời thường cao, vì vậy, NCT cần hạn chế ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Mỗi lần dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng rừ 26 - 27oC là vừa. Không nên tắm nước lạnh quá và không nên tắm biển vào lúc đã hết mặt trời (vì lúc đó nhiệt độ của nước là lạnh và lại gió mạnh). Mỗi khi đi nghỉ mát ở nơi có nhiệt độ thấp như Sapa hay Đà Lạt cũng hết sức cẩn thận, không ra khỏi phòng lúc sáng sớm. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế xơ vữa động mạch như hạn chế ăn mỡ động vật, ăn nhiều cá (tốt nhất mỗi tuần ăn 2 - 3 lần cá thay cho ăn thịt), ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày (tránh cô đặc máu sẽ hình thành huyết khối). NCT nếu nghiện thuốc lá mà cai được thì tốt, không nên lạm dụng bia, rượu, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn mặn, không ăn quá nhiều chất béo và hạn chế ăn tinh bột (cơm).
                                                                                  PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP


                                                      Chánh văn:
                                   
八大人覺經 Bát Đi Nhân Giác Kinh
                                       
弟三覺知 Đ tam giác tri
                                               心無厭足 Tâm vô ym túc
                                          
唯得多求 Duy đc đa cu
                                          
增長罪惡 Tăng trưởng ti ác
                                          
菩薩不爾 B tát bt nhĩ
                                          
常念知足 Thường nim tri túc
                                          
安貧守道 An bn th đo
                                          
唯慧是業 Duy tu th nghiệp

                               Nghĩa là :
                                        Tâm nếu không biết đ,
                                        Ch lo vic tham cu,
                                        S tăng thêm ti ác.
                                        B tát không như vy,
                                        Thường nh đến biết đ,
                                        Vui cnh nghèo gi đo,
                                        Ly tu làm s nghip.
     Câu “Duy tuệ thị nghiệp” có xuất xứ từ kinh Bát Đại Nhân Giác(tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân, tức của Phật, Bồ tát…). Kinh do ngài An Thế Cao dịch năm 148, đời Hán Hoàn đế (Hậu Hán), đượ đưa vào Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, số 779. Câu này thuộc điều giác ngộ thứ 3, nguyên văn chữ Hán như sau: Tâm vô yểm tức, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác; Bồ tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần lạc đạo, duy tuệ thị nghiệp. (Tâm than không chán,  cứ mong được nhiều, tăng trưởng tội ác, Bồ tát chẳng vậy, thường nghĩ biết đủ, chỉ tuệ là nghiệp); ý nói Bồ tát an nhiên trong thanh bần, vui với đạo, chỉ lấy việc vun bồi phát triển trí tuệ làm sự nghiệp của mình. Từ Nghiệp trong câu trên nên được hiểu một cách đơn giản là sự nghiệp, là công sức xây dựng để được kết quả như ý. “Duy tuệ thị nghiệp”được hiểu như là một châm ngôn, một khẩu hiệu, đề cao sự phát triển trí tuệ để từ đó đạt được trí tuệ tuyệt đối hoàn hảo của chư Phật.
    Trong khuôn khổ hạn chế của chuyên mục, chúng tôi xin trình bày vắn tắt nhưng căn bản  về Tuệ và Nghiệp:
    Tuệ (Prajna, Panna) hay bát nhã, trí tuệ, minh,…là cái biết về lý , sự của hết thảy các pháp, khi tiến đến chỗ rốt ráo, trọn vẹn thì đó là Phật trí, hay Nhất thiết chủng trí của chư Phật, Tuệ hay Bát nhã Ba la mật (sự hoàn hảo của Tuệ là trí tuệ của Bồ tát. Trí tuệ này không giống  như sự thông minh, hiểu biết hay khả năng quán chiếu và thấy đúng  thực tướng của các pháp, nó là không, không chướng ngại, xa rời mọi điên đảo, thẳng đến Niết bàn rốt ráo (xem Bát Nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Trong 6 Ba la mật (6 sự toàn hảo), trí tuệ Ba la mật được xem là quan trọng nhất, là mẹ của chư Phật (vì chính từ trí tuệ này mà phát sinh Nhất thiết chủng trí của chư Phật).
    Bát nhã Ba la mật là trí tuệ của Bồ tát như đã nói, nhưng vì hết thảy chúng sanh đều có Phật tính cho nên cái biết của chúng sanh cũng là cơ sở để biến thành tuệ của Bồ tát, rồi thành Phật trí, do đó mà nhiều kinh sách cũng đã phân biệt nhiều loại trí tuệ. Đó là: 1) Nhất thiết trí, tức trí biết rõ tổng tướng của các pháp (không tướng), đây là trí của hàng Thanh văn, Duyên giác; 2) Đạo chủng trí, tức trí biết rõ biệt tướng của các pháp , đây là tri của hàng Bồ Tát, và 3) Nhất thiết chủng trí, tức trí thông đạt tổng tướng và biệt tướng của các pháp, đây là trí của chư Phật. Ngoài ra còn nhiều phân biệt khác nữa vế các loại tri: cộng Bát nhã và trí chung của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Bất cộng Bát nhã là trí của Bồ tát; Thế gian trí là trí của thế gian còn gọi là phương tiện Bát nhã hay Văn tự Bát nhã (do học kinh điển mà có) và Bát nhã tức là trí tuyệt đối (do tu mà có); Thật tướng Bát nhã (trí tuyệt đối vốn có của chúng sanh) và Quán chiếu Bát nhã là trí quán chiếu đối cảnh mà tìm sự chân thật; thế gian trí của phàm phu, Xuất thế gian trí của Thanh văn, Duyên giác và Xuất thế gian Thượng trí của Phật và Bồ tát; Văn tuệ, tức tuệ do nghe kinh điển mà có, Tư tuệ  do tư duy mà có và Tu tuệ, tức tuệ do tu mà có.
ghiệp (Karma ha Kamma) là kết quả của những hành động có tác ý . Đó là những tác thành của hành động, lời nói và ý nghĩ (thân, khẩu, ý). Nếu kết hợp với quan hệ nhân quả thì nghiệp là năng lực do những hành vi trong quá khứ (của đời này và các đời trước). Một cách khái quát, ta phân biệt thiện, nghiệp và ác nghiệp, từ đó sinh ra các quả báo tốt (thiện), và quả báo xấu (ác)…Do đó, nếu ta thực hiện học tập, vun trồng trí tuệ, tức là ta gây thiện nghiệp và sẽ đạt thiện quả và trí tuệ của hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và cuối cùng là Nhất thiết chủng trí của chư Phật. Trong nghĩa hẹp và rất cụ thể, như đã nói, những gì ta tạo tác xây dựng trong đời ta với ý hướng tốt đẹp thì đấy là sự thực hiện nghề nghiệp tốt, sự nghiệp tốt hay thiện nghiệp; đây chính là ý nghĩa căn bản của từ Nghiệp trong câu “ Duy tuệ thị nghiệp”vậy.

              http://tapchivanhoaphatgiao.com/blog/hoi-dap/hoi-dap-duy-tue-thi-nghiep.html

 
  

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

ĐÔI MẮT CỦA TRÁI TIM


                                                                    Đôi Mắt Của Trái Tim...!!!

    Celine Dion có một bài hát “Because You Love Me”, lời ca viết rằng: "Nếu em không nhìn thấy, anh sẽ làm mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là tiếng em". Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong thôn của bà ngoại.
    Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đàn con cháu.
   Nghe bà ngoại tôi kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, song chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò. Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình. Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên. Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ bảo: "Các ông bà giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một đời".
   Cứ như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau gánh nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng cảm thấy lạ lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn, trượt chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy. Càng lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện hỉ hỉ hả hả, hai người mù vẫn có thể nhờ vào tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.
   Bởi không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thấy hình ảnh hai người dắt tay nhau.   Dù làm việc gì, họ cũng tay trong tay. Tay trong tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện suốt nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.
    Ông chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê, thường đến các đám cưới của người khác thổi những bài: "trăm con chim phượng hoàng", "niềm vui đầy nhà" ... mặc dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng chỉ có một yêu cầu, cho người vợ mù cùng đi. Để vợ ở nhà một mình, ông không yên tâm thổi kèn. Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽ nghe, dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà. Trên khuôn mặt người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.
    Về sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều là những giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.
    Một lần, ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày ông nằm bệnh viện, ba bốn ngày liền bà không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo, không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.
    Con cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ: - "Nếu trời giành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?"
Bà mẹ mù trả lời: - “Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thật.”     Ông bố mù thì bảo: - “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa bao giờ trông thấy một người đẹp nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt người ta có một cái sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”     Cũng có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt chồng bị phỏng sẽ có cảm tưởng thế nào.   Lại có người đặt già thuyết, nếu chồng nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không? Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, con mắt của trái tim mới là sáng nhất, thật nhất.
    Người Kitô hữu chúng ta chẳng lạ gì chuyện Đức Giêsu chữa những người mù được sáng mắt.   Ngài chữa cho họ với lời nhắn nhủ:  "...đừng phạm tội nữa...".
    Tội làm cho con người không nhìn ra sự sáng nhân đức.
Con người có mắt sáng nhưng trái tim vẫn mù trước những khuyết điểm của mình, vẫn mù trước những thống khổ của người khác thì chẳng khác gì vẫn mù…                                                                                               (Sưu tầm)

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

TRƯA HÈ THÔN HẬU

                                                                                Trưa hè  thôn Hậu

         
 
 



 

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

CĂN NGHIỆP CỦA CON NGƯỜI


                                                                     
                                                           Căn Nghiệp Của Con Người
    Mới đây nhất, ngày thứ Hai 15 tháng 4 năm 2013, có vụ khủng bố nổ bom tại cuộc chay đua ở Boston (Boston Marathon) đã gây thiệt mạng cho 3 người và gây thương tích gần ba trăm người khác (282). Rất nhiều người trong số bị thương đó đã bị cưa một chân hoặc hai chân. Đặc biệt ngày 25-4-2013 đài CNN đã giới thiệu một nạn nhân là cô Heather Abbot, 35 tuổi, một cư dân của tiểu bang Rhode Island, bị cưa mất một chân. Lý do cô đến thăm Boston là để xem trận đấu Baseball của đội Red Sox Boston ngày hôm đó. Nhân tiện cô đi xem cuộc chạy bộ. Trong số 3 người chết có cô Lü Lingzi, 23 tuổi là sinh viên của Boston University đến từ Trung Hoa.
     Tuy nhiên, ông Joe Berti, (43 tuổi), là trường hợp ngoại lệ đã thoát khỏi hai vụ nổ bom ở Boston và hai ngày sau đó ở Waco, Texas. Ông là một trong tám người từ Austin (Texas) đến Boston chạy đua để gây quỷ cho hội từ thiện “Champions4Children” với mục đích cứu giúp những trẻ em bị bệnh hiểm nghèo và gia đình họ. Chỉ vài giây sau khi ông đến điểm cuối (finish line) thì ông nghe tiếng nổ kinh hoàng. Bà Amy Berti, vợ ông ta, chờ ông ta bên lề đường ở finish line, chỉ cách vụ nổ vài thước, nhưng may mắn không bị thương. Trong khi người đàn bà đứng kế bên Amy thì bị chặt đứt hai chân và mấy ngón tay. Thoát khỏi tại họa ở Boston, ông trở về Texas để làm việc trở lại. Trên đường đến Dallas, ông phải lái xe trên xa lộ 35 gần Waco thì đột nhiên ông nghe một tiếng nổ rất lớn (ông kể giống như trái bom nguyên tử nổ). Một trái lửa rất lớn dội ngược vào xe ông. May mắn thay ông không hề hấn gì.
     Vào tháng ba, năm 2011, có trận động đất rất lớn lên đến 9.0 Richter scale, dọc theo bờ biển Tohoku phía Đông Bắc Nhật Bản. Trận động đất kéo theo những đợt sóng thần cao đến 40.5 thước (133 ft), giết chết trên 15,848 người, mất tích gần 6,011 người và tàn phá biết bao nhà cửa…
     Vậy nhà Phật giải thích hiện tượng này như thế nào?
Theo Phật giáo có hai loại nghiệp, đó là biệt nghiệp và cộng nghiệp:

TIÊM PHÒNG CÚM GIẢM 50% NGUY CƠ. . . . ..


     Tiêm phòng cúm giảm 50% nguy cơ tai biến tim mạch
·        
 
     Một nghiên cứu mới của Canada cho thấy việc tiêm phòng cúm hàng năm sẽ giúp các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch giảm hơn một nửa nguy cơ bị tai biến tim mạch như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
    Kết quả nghiên cứu công bố ngày 22/10 cho thấy, những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp giảm được 36% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy tim trong vòng một năm sau khi tiêm phòng cúm theo mùa. Tỷ lệ này tăng lên thành 55% ở những người mới chớm mắc bệnh.
    Nghiên cứu được tiến hành dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng về sức khỏe tim mạch ở hơn 6.700 bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp trong độ tuổi trung bình 67. Trong số này, có những người được tiêm vắcxin phòng cúm, có người được tiêm giả dược và có người không được tiêm.
     Kết quả cho thấy trong số những người không tiêm vắc xin phòng cúm hoặc chỉ tiêm giả dược, có 151 bệnh nhân bị tai biến tim mạch nặng trong vòng một năm. Trong khi đó, số người bị tai biến nặng sau khi được tiêm vắc xin chỉ là 95 người.
     Ở những bệnh nhân chớm mắc bệnh tim mạch, nguy cơ tai biến cũng giảm hẳn ở những người tiêm vắc xin phòng cúm so với nhóm không được tiêm hoặc chỉ được tiêm giả dược, với tỷ lệ tương ứng là 23,1% và 10,3%.
    Phát biểu với báo giới, trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia tim mạch thuộc bệnh viện Cao đẳng phụ nữ tại thành phố Toronto, Jacob Udell nhấn mạnh tiêm vắc xin phòng cúm là liệu pháp rẻ tiền, an toàn và dễ quản lý.   Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu còn cần phải tiếp tục mở rộng thử nghiệm lâm sàng để có thể đưa ra kết luận chính thức về tác dụng của việc tiêm phòng cúm đối với các bệnh nhân tim mạch.
  Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người dân Bắc Mỹ. Do đó, nghiên cứu mới này của các nhà khoa học Canada sẽ giúp giảm đáng kể gánh nặng đối với hệ thống chăm sóc y tế.
Theo TTXVN/Vietnam+
                                                                   Nguồn http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/49821_Tiem-phong-cum-giam-50-nguy-co-tai-bien-tim-mach.aspx

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

TRƯA HÈ MÙA VỘI. . .

                                                                                     Trưa hè mùa vội đồng hoang
                                                                           Quê hương sương khói mênh mang nỗi lòng
                                                                                                                        Minh Đạo
                 

 
 

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG BIẾT ƠN

                                          

            CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG BIẾT ƠN
     Một thanh niên học tập xuất sắc đến xin ứng tuyển vào một chức vụ quản lý ở một công ty lớn.
    Anh ta qua được vòng phỏng vấn thứ nhất; vào vòng 2 giám đốc công ty  sẽ phỏng vấn anh ta  và là người quyết định.
   Qua lý lịch của người thanh niên, vị giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú  của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.
   Người giám đốc hỏi:

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

BIẾT ĐỦ THƯỜNG VUI . . . .

                                                                                                      Biết đủ thường vui
                                                                                        Nhẫn nhịn năng yên
                                                                          (Tri túc thường lạc, Năng nhẫn tự an)
 
         

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

BA CÁI NỬA PHÚT CHỐNG NGUY CƠ THIẾU MÁU NÃO


                                 Ba cái nửa phút chống nguy cơ thiếu máu não
  Có những điều quá đơn giản để giảm nguy cơ những bệnh phức tạp, mà đôi khi ta không biết hoặc cuộc sống hối hả làm ta không để ý. Đây là 3 nguyên tắc giúp bạn có thể tránh khỏi nguy cơ thiếu máu não đột ngột, giúp tim hoạt động bình thường, giảm những cú ngã chết người:
  1/ Khi tỉnh giấc không nên vội vàng bước xuống giường ngay mà nên nằm trên giường nửa phút cho tỉnh hẳn.
  2/ Ngồi dậy nửa phút trên giường.
  3/ Sau đó bỏ cả hai chân xuống giường nửa phút.
   3 cái nửa phút thật quá đơn giản, bạn sẽ mất thêm 1,5 phút mỗi ngày, nhưng nó có thể giúp bạn tránh được nguy cơ đột tử hoặc nằm liệt cả đời còn lại đấy.

                                                                        Theo khamchuabenh.net


 

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

TÂM TỊNH


       

 
               Chiếc đồng hồ bị mất

      Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.
    Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.
   Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.
  Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ: "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành". Ông dẫn cậu bé trở lại trong kho. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".
   Cậu bé đáp: "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".
   Sự tĩnh lặng trong tâm hồn có thể sẽ tốt hơn so với một trí não luôn hoạt động. Hãy để cho tâm trí của bạn những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày. Và hãy xem, sự hiệu quả mà nó đem lại khi giúp bạn xây dựng cuộc sống.

  Nguồn   http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/13785-chiec-dong-ho-bi-mat.html

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

BIẾT CÁCH SƠ CỨU,BỎNG SẼ BỚT NGUY HIỂM


                                                  Biết cách sơ cứu, bỏng sẽ bớt nguy hiểm
 
          Những vụ hoả hoạn liên tiếp gần đây không chỉ làm thiệt hại tài sản mà còn gây ra những thương tích cho nạn nhân. Trong đó có rất nhiều vụ, tổn thất sức khoẻ lẽ ra ít nghiêm trọng hơn nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
   Làm nguội bằng nước mát, sạch
Tuỳ trường hợp bỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Cách tốt nhất là dùng nước mát trắng sạch làm nguội vùng da thịt bị phỏng. Nước mát trắng sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
  Kem đánh răng, mỡ trăn làm bỏng nặng hơn
Khi xảy ra bỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa bỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào vết bỏng… Thực tế điều trị cho thấy những cách chữa phỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn làm nặng thêm, vì vậy cần phải hết sức tránh làm theo
  Bỏng nước sôi
Khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch trong thời gian từ 15 – 20 phút (không dùng nước đá để làm mát vết bỏng). Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.
  Bỏng do lửa cháy
Dùng nước hoặc cát dập tắt lửa hoặc có thể dùng áo khoác, chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (tuyệt đối không dùng vải nhựa, nilông). Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hoá chất. Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Các bước tiếp theo làm tương tự như bỏng nước sôi.
  Bỏng do điện giật
Không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.
    Do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt những nước khoáng, muối… Cấp cứu bỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca bỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên.
                 Nguồn  http://bongvnn.com/vienbong/content/view/131/46/