Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

LƯỢC Ý TRÀ VÀ THIỀN,NHÂN GIAN CÕI TỊNH


•  Không biết từ bao giờ hình ảnh của Trà đã in đậm vào cõi nhân gian, hương vị của Trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của Trà đã thấm đậm vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi Trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không k hông.
Trà thường có vị đắng, chát, rồi sau đó lẫn vào một chút ngọt ngào, cũng như cuộc đời ai cũng phải trãi qua bao đắng cay chua chát, nhưng nếu vẫn bền gan vững chí, thì cuối cùng rồi cũng gặt hái được những thành quả ngọt ngào của câu chữ “Khổ tận cam lai” còn nếu như không có một chút gì hồi đáp, thì âu cũng là “duyên số” mà thôi.
Hương vị của Trà hàm chứa đầy đủ các chất liệu hương vị của cuộc đời, cho nên thường thì khi còn niên thiếu rất ít có ai thích uống trà, vì vị của Trà không ngọt ngào như tương lai và mơ ước của những người trẻ tuổi, nhưng khi trãi qua hết thảy mọi xúc cảm thăng trầm vinh nhục, được mất có không của cuộc đời, đến tuổi xế chiều, ngồi thưởng thức một chén trà lại là cơ hội để bạn già ôn lại chuyện xưa, để người đi xa nhắc về những kỷ niệm, để bao cuộc đời bể dâu, thăng trầm trôi nổi nói lại duyên xưa.
Khách phong trần nhìn lại cuộc đời của mình, để rồi ăn năn hay tỉnh thức, hoặc giả tự mình vui với chính sự thành công của mình, hay tự an ủi mình trong những gì không được may mắn hay thất bại, người trong nhân gian thấm sâu vị đắng chát hay ngọt ngào của trà là như vậy đó, thưởng thức trà, hương trà trong được mất của thế nhân.
Trà pha với nước như người với cuộc đời, khi thả trà vào nước lá trà lúc nào cũng trôi nổi bềnh bồng, chẳng khác gì ta khi bước vào đường đời nổi trôi chưa có nơi cố định, hoặc giả công việc thời thế chưa đến lúc hanh thông. Rồi màu của trà, vị của trà, dần dần đậm lại, như màu sắc cuộc đời trãi qua những thăng trầm thêm kinh nghiệm sống trong ta, vị trà đắng rồi lại ngọt, mách bảo cho ta hương vị của cuộc đời không bao giờ đắng mãi và cũng không có ngọt bùi khi không có sự nổ lực của chính tự thân.
Trà khi pha nổi rồi chìm, đắng chát ngọt ngào không khác cuộc đời được mất hơn thua, vinh nhục, cay đắng, trà vẫn thế không thay hương vị, đời vẫn vậy chưa từng đổi thay, trà vị có chát hay ngọt cũng chỉ có người thưởng thức mới biết được, đời vui hay buồn, vinh hay nhục cũng chỉ có người trãi qua rồi mới cảm nhận được thôi.
Trà được xưng là Trà Đạo vì theo quan niệm của cổ nhân trong trà có ba điều đạo lý.
Điều thứ nhất: trà có vị đắng cay như cuộc đời.
Điều thứ hai: hương của trà thơm như ái tình của cuộc sống.
Điều thứ ba: đắng rồi lại ngọt, như cuộc khổ lại cam qua, trong trà gói trọn bao nhiêu triết lý của cuộc đời, biểu hiện hết thảy ngọn ngành cảnh giới của nhân sanh.
Cuộc đời chẳng khác gì trà khi trãi qua ba giai đoạn, nếu được rèn dũa tôi luyện thì phần còn lại đó là trà sẽ là vị ngọt, còn cuộc đời sẽ là sự thành công hay trọn đầy bao ước nguyện.
Trà được người kính trọng bởi vì trà có đầy đủ những gì người muốn có, theo kinh nghiệm của người xưa uống trà có thể huân tập được 10 đức tính như; tán u uất, dưỡng sinh, dưỡng khí, trừ bịnh, lễ giáo, biểu kính, thưởng vị, dưỡng thân, hành đạo, nhã chí. Vì vậy trà được đưa vào Thiền môn vì những tính chất đặc hữu của mình, trãi qua sự vận dụng của Thiền định trong trà, đạo của trà thâm nhập vào thế giới của Thiền tư thành Thiền trà
Trà vào cửa Thiền với tự thân vốn không có sự phân biệt quý hay tiện, cho nên khi thể nhập vào đạo Thiền đệ nhất nghĩa với “Phật tánh bình đẳng không nam bắc”. Khi thưởng thức trà tâm phải tịnh để cảm nhận được hương vị của trà, ý niệm sống trong hiện tại của thiền lắng đọng trong từng làn hương thoảng của trà. Nếu ngộ được niệm tịnh trong trà, tinh thần của trà, ý chân của trà, thì người uống trà cùng Thiền sư trong một cảnh giới, không còn niệm nào sai khác “Bổn lai vô nhất vật” thì còn việc gì “hà xứ nhạ trần ai”.
Nói đến trà ta liền chợt nghĩ đến hình ảnh của cuộc sống thường ngày, việc uống chén trà dường như đã quen thuộc lắm, dùng ý niệm của nhị đế để hiểu trà thì trà thuộc về tục đế, thế giới trần gian, còn thiền thì lại không có lời thắc mắc là tục hay chân, là trần hay cảnh, chỉ có một niệm hiện tiền, uống trà và cũng chưa bao giờ nhớ hay quên, bởi vì Trà chưa từng rời bỏ Thiền một bước vì “Trà tức là lìa ngôn từ, hết chư tướng, ly tứ cú, tuyệt thị phi”, nên trà chỉ còn lại nguyên ý là đệ nhất nghĩa đế mà thôi.
Người thế gian uống trà trong niệm “nhàn hạ thanh cao”, kẻ học Phật uống trà trong liễu ngộ pháp “đệ nhất nghĩa đế “. Chấp có chấp không, hay tất cả đều không hay có, rồi chẳng có Thiền cũng không có cảnh trần gian, nếu như vậy, thì pháp giải thoát không còn cách nào để tự mình chứng ngộ, và cảnh của cuộc đời không có gì để nhàn hạ thanh cao.
Người uống trà trong tâm niệm tục đế, thì trong trà không có phẩm chất của thiền tư, nhưng nếu lại nhất niệm hướng trà về với chân đế, thì trà thật là vô vị, không còn ngọt ngào hương vị của nhân gian. Trà và Thiền phải là một vị, như câu “Nhị đế dung thông” trà thế gian hay trà thiền cảnh thì cũng viên tròn trong ý “Chân tục không hai”, nếu có thể dùng được tâm và ý này để thưởng thức trà, thì đây là người biết uống trà vậy.
Trà hiện “Bình thường tâm” là trà phổ biến khắp các thứ tầng của cuộc sống, cũng là thú vui tao nhã của cuộc đời, nhưng là mang theo trong đó một ý niệm dung nhập vào cảnh Thiền, từ tục đạt đến chân, từ sắc đến vô sắc, thưởng thức trà như vậy thật là đang tu tập thiền định và đang hành trì một trong vô lượng pháp môn tu vậy. Cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói: “Phật Pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác, lìa thế gian để tìm đến Bồ đề, cũng không khác đi tìm sừng của con thỏ vậy.”.
Thiền sư đem trà cúng dường Phật, với tâm trọn thành trong niệm cúng dường cảm ân, lấy trà để mời khách là nguyện niệm lân mẫn cúng dường, hai pháp cúng dường, nhưng chỉ trong một niệm hoan hỷ, Phật hay chúng sanh cũng chỉ trong tâm tâm bình đẳng. Lấy trà để cúng dường, ý diễn trà cũng là sắc thân, dùng trà để bổ trợ cho sắc thân đầy đủ thắng duyên tu hành thành Phật. Trong bài Ẩm Trà Ca của Thầy Hiểu Nhiên đời Đường có câu: “uống trà một ngụm điều dứt hôn trầm, tinh thần sảng khoái mãn trần gian, uống thêm ngụm nữa tâm thanh ý tịnh thần tự tại, bổng thấy lòng mình mát rượi như hạt mưa bay, đang sái gội trần gian”.
Trà Thiền chỉ trong chén trà mà ta đang thưởng thức, đây là một câu ngạn ngữ trong cửa Thiền khi nói đến đạo của Trà và Thiền. Thiền sư uống trà, trà trở thành “Thiền”, thế nhân uống trà, trà trở thành “Lễ”, lễ trong ý kính, Thiền trong trong niệm tịnh, kính và tịnh hợp nhất thành tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh rồi trần cảnh không hai, thế gian, cõi thiền là một, Thiền sư là khách, khách cũng là thiền, như trà chỉ một vị, khách thiền cảm nhận như nhau, không sai không khác, như vậy là “Trà Thiền một vị, Tăng Tục không hai”
Tác giả: Thích Tâm Mãn

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

XEM NƯỚC TIỂU ĐỂ BIẾT BẠN CÓ KHỎE HAY KHÔNG?

                                                            
                                                              Ảnh: menshealth.
   Nước tiểu có bọt hay bong bóng, nghĩa là bạn có thể bị bệnh thận. Nếu nó nặng mùi, có thể bạn nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  Thời xưa các bác sĩ nếm nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu có vị ngọt, có nghĩa cơ thể chưa lọc hết đường. Ngày nay chúng ta sử dụng công nghệ tiên tiến hơn nhiều, tuy nhiên dù ở thời nào, rõ ràng nước tiểu cũng giúp tiên lượng tình trạng sức khỏe của bạn.
  Theo tiến sĩ y học Tomas Grielbling, phó khoa Tiết niệu trường Đại học Kansas (Mỹ): “Nước tiểu là chất bao gồm chất lỏng và các phần lọc ra từ cơ thể, nó có thể cho biết tình trạng bên trong cơ thể”. Do đó hãy quan sát nước tiểu trước khi xả trôi, và bạn cần chú ý nếu nhận thấy một trong 6 dấu hiệu sau:

  1. Màu vàng sậm:
 Có nghĩa cơ thể bạn bị thiếu nước. Điều đó có thể bạn dễ nhận thấy. Điều bạn không biết được đó là dù cơ thể bị thiếu nước trong thời gian ngắn - như trong thời gian làm việc hay thể dục - cũng có thể dẫn tới những bệnh nguy hiểm về thận. Theo tiến sĩ Grielbling, “khi thiếu nước, cơ thể bạn sẽ cố gắng giữ nước cho nên nước tiểu trở nên đậm đặc”. Các hóa chất trong nước tiểu sẽ tiếp xúc với thành thận và có thể gây kích ứng, dẫn tới nhiễm khuẩn hay tiểu không tự chủ. Nước tiểu “đẹp” nhất là có màu vàng nhạt hay trong suốt. Hãy uống thêm nhiều nước để cải thiện nếu bạn bị nước tiểu màu vàng đậm.
  2. Màu đỏ
Nghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Theo tiến sĩ Grielbling, bạn cần đi kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.
  3. Nước tiểu nặng mùi
  Có nghĩa: Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.
  Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu có màu vẩn đục, hãy đi khám ngay. Có thể bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.
  4. Nước tiểu có bọt hay bong bóng
  Có nghĩa: Bạn có thể bị bệnh thận. Khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Bạn có thể bị các nguy cơ về thận nếu bị cao huyết áp, tiểu đường hay khi thành viên trong gia đình bạn bị các chứng bệnh kể trên.
  5. Tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ
  Có nghĩa bạn có thể bị phì đại tiền liệt tuyến, còn gọi là bệnh u tiền liệt lành tính (BPH). Tiền liệt tuyến nằm quanh niệu đạo mà qua đó cơ thể bài tiết nước tiểu. Khi tuyến này phình to, nó sẽ tạo áp lực chèn ép niệu đạo và gây ra nhiều thay đổi trong quá trình bài tiết nước tiểu. Tiểu nhiều lần hay tiểu không tự chủ nghĩa là bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể không điều khiển được việc này, hay phải dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
  Theo tiến sĩ Grielbling: “Nhiều người cho rằng chỉ cần uống ít nước là sẽ cải thiện tình hình nhưng thực tế thiếu nước cũng gây nhiều vấn đề”. Phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể gây đái rắt, khiến bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu ngay khi vừa đi xong. Hãy đi khám ngay nếu bạn nhân thấy bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu.
  Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này bao gồm tập Kegel, thiền và phẫu thuật nếu cần - hay bạn có thể thay đổi lối sống, như vận động cơ thể và hạn chế uống rượu và cà phê. Thêm vào đó, bác sĩ có thể đánh giá chế độ dùng thuốc hiện tại của bạn, bởi một số chất kháng histamin và thông mũi có thể tăng các triệu chứng bệnh.
   6. Có khí bay ra từ nước tiểu
Có nghĩa vi khuẩn trong thận có thể đã sinh ra khí, được giải phóng khi bạn đi tiểu. Nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI), hãy đi khám. Cũng có thể bạn bị rò đường tiểu, lỗ thủng trong thận hay giữa thận và trực tràng. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị rò đường tiết niệu nếu bạn có tiểu sử bệnh Croln hay bệnh viêm ruột và bạn có thể sẽ phải phẫu thuật để chữa trị bệnh này.

                                                                Khánh Vy (Theo menshealth)

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

THI GAN NƠI CỬA PHẬT


   


   Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật.
  Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.
  Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt hư người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.
  Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy.
  Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng.
  Những vòng đo lý tưởng.
  Đầy đặn và trắng trẻo.
  Gương mặt khả ái, sáng sủa.
  Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao.
  Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ.
  Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi.
  Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt
qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn.
  Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn,
hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia.
  Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh.
  Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt
những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.
  Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:
- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!
  Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu.

Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:
- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:
- Vì sao?
Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:
- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người.
Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?
Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:
- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn.
Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!
      Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay.
Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái,
xá dài một cái, cất giọng từ tốn:
-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam…
Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo ?
  Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…
  Cô gái cười duyên dáng, hỏi:
- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
  Vị tăng trẻ lúng túng:
- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…
  Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:
- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm.
Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục.
Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
  Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất,
bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân…
  Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không ?
Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
  Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:
- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào.
  Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái !
  Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:
- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
- Ô-kê!
  Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái.
  Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai ? Cần gì ?".
  Anh huynh trưởng cao giọng:
- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ !
  Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:
-Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá !
  Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại.
  Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức.
  Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:
- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé !
  Cô gái cười khẩy, bước vào phòng.
  Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào.
  Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…
- Cứ hỏi. Đây nghe.
- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng,
lại bị mọi người chê trách chỉ trích,
bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai ?
- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.
- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con,
  xin hỏi thầy là đúng hay sai?
- Vừa sai, vừa đúng!
- Sao là sai? Sao là đúng?
- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt.
  Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm,
đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp !
- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động.
  Phải vậy chăng?
- Thật hay! Thật hay!
- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?
- Bình thường.
- Đáng trách hay đáng khen ạ?
- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm.
  Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo,không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây,thì thật là đáng khen ngợi.
  Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!
 Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú.
  Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:
- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch !
- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự ?
- Im lặng, tức đã thú nhận.
- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ.
  Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!
- Bạch thầy, quả đúng là con động.
  Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?
- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!
- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?
- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao ?
- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…

- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?
- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng ? 
- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi !
- …
- Trút bỏ hết đi !
 Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:
- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!
- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .
  Con xin dập đầu tạ tội.
  Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo !
… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt.
  Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang.
  Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui.
  Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng.
 Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói :
- Quả đúng là chỉ có thầy mới trị được quỷ sứ ma vương !
   Anh ta thở phào nhẹ nhõm. Đầu năm vui thật. Thật là vui.
                                                                             Nguồn Internet

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

TRÀ ĐẠO



     Đệ tử thiền sư Nhất Hưu là Châu Quang, có tật ngủ gật kinh niên, đến nỗi ở trong trường hợp công cộng thường thường tư thái không nghiêm chỉnh. Vì thế Sư rất khổ não, liền đi hỏi thầy thuốc, thầy thuốc khuyên Sư nên uống nhiều trà. Châu Quang nghe theo lời chỉ bảo của thầy thuốc, mà sau quả thật không còn ngủ gật nữa. Nhân đây, Sư dần dần thích uống trà, và cho rằng lúc uống trà cũng cần đầy đủ lễ tiết, thế là Sư sáng lập ”trà đạo”, sau được tôn làm Trà Tổ.
   Hoàn thành trà đạo rồi, thiền sư nhất Hưu liền hỏi Sư:
-  Châu Quang! Ông dùng tâm thái nào để uống trà?
   Châu Quang đáp:
- Vì khỏe mạnh mà uống trà.
  Thế rồi thiền sư Nhất Hưu đưa công án “Uống trà đi!” của Triệu Châu Sư,bảo:
-  Có học tăng xin thiền sư Triệu Châu dạy cho đại ý Phật pháp, Triệu Châu đáp
“Uống trà đi!”. Ông đối với sự kiện này có cách nhìn thế nào?
   Châu quang lặng thinh. Tiếp đó thiền sư Nhất Hưu sai thị giả mang đến một chén trà, ngay lúc Châu Quang bưng chén trà trên tay, thiền sư Nhất Hưu bèn hét một tiếng, và đánh rơi chén trà trên tay Sư xuống đất, nhưng Châu Quang vẫn chẳng động mảy may. Qua một lút, Châu Quang nói lời tạ từ thiền sư Nhất Hưu và đứng lên đi về phía Huyền Quan. Thiền sư Nhất Hưu kêu lên:
-  Châu Quang!
Châu Quang quay đầu thưa:
-  Đệ tử đây!
Thiền sư Nhất Hưu hỏi:
-  Chén trà đã rơi xuống đất, ông lại có trà uống chăng?
Châu Quang hai tay làm như bưng chén nói:
-  Đệ tử vẫn còn uống trà.
Thiền sư Nhất Hưu chẳng chịu thôi, hỏi tiếp:
Ông chuẩn bị rời đây đi chỗ khác, làm sao mà nói vẫn đang uống trà?
Châu Quang thành khẩn nói:
-  Đệ tử đến bên đó uống trà.
Thiền sư Nhất Hưu lại hỏi:
-Ta vừa hỏi ông tâm đắc của việc uống trà, ông chỉ hiểu được bên này uống, bên kia uống, nhưng toàn không tâm đắc. Các loại vô tâm uống trà này, sẽ là thế nào?
Châu Quang trầm tĩnh đáp:
-    Trà vô tâm, liễu xanh hoa thắm.
Thiền sư Nhất Hưu rất vui, liền ấn khả cho Sư, Sư hoàn thành xong Trà đạo mới.
Tinh hoa văn hóa phương đông-thiền thoại


Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

BỆNH GOUT ĐẾN TỪ ĐÂU?

  Bệnh gout nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease). Acide urique là thủ phạm


  Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.
   Tình trạng viêm này là do các con bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi dọn dẹp các tinh thể này.
Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cả những người có acide urique cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acide urique trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.
  Thế tại sao lại bị tăng acide urique trong máu? Đó là do thận không thải được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến.. ) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acide này.

  Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị. Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.
   Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình. Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.
   Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?

  - Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acide urique trong máu và tùy theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ hơn 7mg/dL
  Tuy nhiên cơn gout khá đặc biệt nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán nhưng không chuyên biệt. Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kính hiển vi để thấy các tinh thể urate hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều  lý do khác nhau.
 - Chụp x ray khớp cho thấy hình ảnh tổn thương xương dưới sụn.
   Bệnh tiến triển ra sao và có thể chữa khỏi hay không?
   Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.


Nếu không điều trị hoặc để cơn gout xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp gây tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân bị gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng tụ gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng tiểu… có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá .. gọi là cục tophi là do lắng tụ tinh thể urate khi bể ra làm chảy ra 1 chất bột trắng giống như phấn.
Vai trò của nội soi khớp là làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch c=E 1a khớp khi bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi Khớp bị hư hoàn toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.
                                                                 BS Tăng Hà Nam Anh

                 Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout



   I. Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout :


    1. Thức ăn :
  Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê, thịt thú rừng…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
   Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…, Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
    Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
   Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày
     2.Đồ uống :
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.
   Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
 II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout:


    1,Thức ăn :
   Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric. Ngoài ra, Rau Tía Tô cũng là thuốc trị bịnh Gout rất hiệu nghiệm nữa - Mỗi ngày ăn cơm 2 lần sáng và chiều đều phải có lá Tía Tô ăn như rau sống. Lúc nào cũng có Tía Tô sẵn trong nhà. – Khi cãm thấy sắp bị sưng chân là nhai nuốt nhiều lá Tía Tô liền. – Nếu đang bị lên cơn đau thì nấu 1 bó lá Tía Tô để uống thì sẽ giảm đau ngay trong vòng 1/2 tiếng.

   2, Đồ uống :
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
                                                            Trich  Email của anh QuangNgo@.....