Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

CHUỘT CẮN KHỐ RÁCH



     Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa một thời gian nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành.
    Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác
   Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn.
   Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo. Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò.
   Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ.
   Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người đến làng giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú.
   Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư sợ mất, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa.
   Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán.
  Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ’thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’.
  Sư phụ thở dài, ’xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ nghịch duyên đó rồi làm sao có thể tu hành giải thoát thoát được ?’.
   Chỉ vì một sự việc rất nhỏ mà đôi khi nó sẽ dấn đến những sự việc lớn bất ngờ mà chính bản thân ta cũng không ngờ tới.
   Bài học cuộc sống cho chúng ta là hãy biết dừng lại và cảm nhận, cảm nhận mục tiêu ban đầu và quãng đường ta đang đi, cảm nhận kết quả mà ta đã đạt…vấn đề là biết hay chưa biết, vậy thôi. Nếu kiếp này chưa biết thì có thể kiếp sau, kiếp sau.
                                                                                         Thiền sư Ấn Độ Ram Gopal Muzumdar:

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

CHIẾC BÌNH NƯỚC GIỮA SA MẠC


   Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
   Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
   Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.
   Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.
  Người đàn ông bật nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước.
   Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không......
   Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa, lần nữa…. Nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.
   Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”

                                                                                ST 

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU VỀ CÁI CHẾT





CHẾT LÀ GÌ?
-CHẾT LÂM SÀNG (theo Y Học)
   Khi mũi hết thở, tim ngưng đập ,mất ý thức, đồng tử không phản xạ với ánh sáng, khi chiếu vào.
-CHẾT THẬT SỰ (theo Đạo Phật)
    Theo Đạo Phật, Chết thật sự,  là khi thần Thức, rời bỏ thể xác, để vào cõi Trung giới, tức là nơi tạm trú, của những vong linh, chờ đi tái sinh .      
1/Phật giáo Nguyên thủykhông chấp nhận sự hiện hữu, của thể dạng trung gian (antarabhava). Dòng tiếp nối, liên tục của tri thức (continuum of consciousness) trực tiếp chuyển tải Nghiệp của một cá thể, từ cái chết, sang sự sinh (thụ thai) không có sự gián đoạn nào, tức không trải qua, một thể dạng, trung gian nào cả.
Sự « chuyển tiếp » giữa thể dạng hiện hữu trước, sang thể dạng hiện hữu tiếp theo sau, xảy ra rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, của « một chớp mắt, hay một tia chớp ».  
  Tóm lại, Phật giáo Nguyên thủy, không quan tâm đến, những gì xảy ra, giữa cái chết và sự sinh. Có thể đây là một sự thiếu sót, vì khi quan sát và theo dõi diễn tiến,  của một cái chết bình thường, người ta thấy quá trình đó, không xảy ra đột ngột như một « tia chớp », và đối với sự sinh, thì các điều kiện thuận lợi, giúp tinh trùng, noãn cầu và dòng tiếp nối liên tục, của tri Thức kết hợp với nhau, không xảy ra trong « chớp mắt ».
2/ Phật giáo Đại Thừa : Ngài Thế thân (Vasubandu - thế kỷ thứ III-IV) nêu lên khái niệm, về thể dạng trung gian, xảy ra giữa cái chết và sự sinh. 
   Thể dạng này, tượng trưng bởi một sinh linh cấu tạo bằng « khí » và
« tri thức » (consciouness), mang hình hài của cá thể mà nó sắp tái sinh và « sống » được bảy ngày.
   Sinh linh, trong thể dạng trung gian ấy, có thể nhận biết được các sinh linh cùng một thể loại với nó.
   Sau bảy ngay, thì nguyên nhân của Nghiệp, bắt đầu « chín », sinh linh ở thể dạng trung gian trên đây sẽ chuyển sang thể dạng tái sinh, trong những điều kiện phù hợp, với Nghiệp của nó.
   Tóm lại ,trên một khía cạnh nào đó, có thể hiểu  A-lại-da thức, là dòng tiếp nối liên tục, của tri Thức (continuum of consciousness) của một cá thể, vận hành xuyên qua thể dạng trung gian. Tan-tra thừa « mô tả » các cơ sở, chuyển tải trên đây, dưới hình thức, các « khí » cực kỳ tinh tế.
   Thời điểm, khi xảy ra sự sinh (thụ thai) đánh dấu sự chấm dứt, của thể dạng trung gian và xác định sự thâm nhập, của tri Thức vào phôi, vừa được hình thành.
   Cũng bắt đầu, từ thời điểm trên đây, phôi hàm chứa, một tri Thức mới, tượng trưng cho Quả phát sinh  từ Nghiệp, trong các kiếp trước.
 Thông thường, thể dạng trung gian, kéo dài 7 ngày, tối đa 49 ngày, sau khi chết.
Tuy nhiên, theo sự tin tưởng, của một số tông phái Phật giáo Nhật bản, thời gian này, có thể lên đến 77 ngày.
3/Theo Phật giáo Tây Tạng)
     Khái niệm, về thể dạng trung gian, được Tan-tra thừa và nhất là Tối thượng du-già Tan-tra nghiên cứu, tu tập và quảng bá rộng rãi.
Tan-tra thừa, sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích và thiền định, để tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến, quá trình của cái chết và sự sinh, để ứng dụng vào việc tu tập. Cái Chết, theo Tan-tra thừa, là một quá trình tan biến tuần tự, của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này, được phân loại thành nhiều cấp bậc, từ thô thiển đến tinh tế và cực tinh tế.
      Cái Chết, theo Tử Thư Tây Tạng, là khoảng thời gian kéo dài, từ lúc một người tắt thở, cho đến khi đương sự, theo Nghiệp để tái sinh, vào một trong 6 đường, là Trời, người,Thần, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục .
Hiểu theo nghĩa này, Chết thường có các giai đoạn, là lâm chung, tứ đại tan rã, pháp tính và tái sinh .
3-1/LÂM CHUNG kéo dài từ lúc, một người thân của chúng ta ngưng thở, cho đến khi thần Thức người ấy, bỏ lại thể xác, vào Trung giới, hóa thành vong linh, hay hương linh.Theo người Trung Hoa, giai đoạn này, thường nằm trong khoảng 8 giờ .
  Nhưng người Tây Tạng, lại nói nó có thể kéo dài tới 3 ngày rưỡi, hay 4 ngày :
Khi hơi thở ngưng lại, khí dương, từ đỉnh đầu đi xuống và khí âm, từ dưới huyệt Đan điền đi lên, để hợp thành nguyên khí ở huyệt Gíap Tích ngang tim .
   Bấy giờ, người chết thấy một vầng ánh sáng trong rực rỡ, gọi là Tịch Quang của Pháp thân. Khi ánh sáng này biến đi,người ấy sẽ rơi vào bóng tối cận tử và nhìn thấy tịch quang của Pháp thân lần thứ 2, trước khi thần thức thoát khỏi thể xác .
  Nếu người chết, không lợi dụng cơ hội này, để thoát ly sinh tử, thì sẽ lạc vào cõi Trung giới, hóa thành hương linh, mang thân Trung ấm .
  Thân này, có khả năng xuyên qua tường và  di chuyển đồng bộ, với tư tưởng của hương linh.Từ lúc mang thân Trung ấm, Hương Linh, lại bị Nghiệp lực chi phối và thường phải trải qua 2 giai đoạn, là Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Tái sinh .
Theo Đại đức Rinpoche, thì nếu người sắp qua đời, đã nói được những Tâm Tư nguyện vọng của họ, một cách tự nhiên thoải mái, thì điều ấy, sẽ giúp họ thay đổi được, quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ, đã từng trải qua, để đi vào thế giới khác, một cách bình an tốt đẹp .
 Khi bạn, đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra, những gì về cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh tình họ... thì đó là, những cảm nghĩ riêng tư của họ. 
 Hãy để cho họ thổ lộ, những gì mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó.   
Không những là không cản trở, mà còn khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ, một cách ân cần đầy tình cảm ...khi họ nói ra:
Có vậy, họ sẽ có được cảm giác, là khi ra đi, họ không cô đơn.  
Phần lớn người sắp qua đời, đã thường tha thứ, những gì mà người khác, đã gây hại cho họ, kể cả kẻ thù, mà lúc còn sống, họ rất căm giận.
Ngay cả nợ nần, họ cũng nhớ và muốn giải quyết dứt khoát.
Ở phút lâm chung, con người tự nhiên, tốt lành hơn, cởi mở hơn, thánh thiện hơn, tất cả như buông xả, nên họ dễ dàng tha thứ. 
Ngay cả tử tội, trước khi thọ  hình, cũng thường tỏ ra ăn năn hối cải, những lỗi lầm mà mình, đã phạm phải. 
Theo các Lạt Ma Tây Tạng, thì dù người sắp lìa đời, đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận, hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ, thì chắc chắn sẽ phần nào, chuyển hoá được nghiệp xấu.
Điều luôn luôn cần lưu ý, là người sắp qua đời, sẽ ra đi một mình, nên phút tiễn đưa, cần có thân nhân bè bạn, để lúc qua đời, khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng.
Vì thế, sự lẻ loi đơn độc, là điều bất hạnh nhất, của người sắp mất.
     Đừng bao giờ thuyết giảng giáo lý của riêng bạn cho người sắp lìa đời, nhất là khi người ấy, không cùng tín ngưỡng với bạn.
Điều quan trọng cần nói, là bạn bè, người thân, khi kề cận bên người sắp qua đời ,thì đừng bịn rịn, khóc lóc, níu kéo người sắp mất
Nếu ta cứ tạo mối thương cảm day dứt, thì người sắp qua đời, sẽ đau buồn vô cùng, khiến họ khó nhắm mắt ; đó chính là điều, vô cùng tai hại.
Cần nhớ kỹ rằng: khi gần tới phút lâm chung, họ cần phải được an ổn tâm hồn, buông xả tất cả, không còn gì vướng bận, vào giai đoạn quan trọng đó.
3-2/SỰ TAN RÃ CỦA TỨ ÐẠI
 Chết, chính là sự hủy hoại, của cơ thể.  Theo các Kinh sách cổ Đông phương, thì thân xác và Tâm Thức hình thành, là do sự liên kết, của 5 Thể hay 5 Đại - Đó là Đất, Nước, Gió, Lửa và khoảng Không.
- Đất, tạo nên thịt, xương và cả khứu giác , để nhận biết các mùi.
Nước, tạo nên máu huyết, chất nhờn, chất lỏng, trong cơ thể và luôn cả vị giác, để nhận biết cay, chua đắng mặn, ngọt, bùi.
Gió, tạo nên hơi thở, hình thể và cả xúc giác, để cảm nhận khi tiếp xúc, sờ mó, va chạm.   
- Lửa, tạo nên hơi ấm, màu sắc và thị giác, để nhìn ngắm, xác định hình thể sắc màu. 
- Khoảng Không, tạo ra thính giác,  giúp nghe và phân biệt, các âm thanh .
Khoảng Không, còn tạo ra những xoang bào, những khoảng trống, khoảng hở, ở bên trong cơ thể.
Khi Chết, thì những tan rã, của các Thể, hay các Đại , diễn ra rất nhanh và người sắp chết lúc ấy, cũng sẽ trải qua những xáo trộn, biến chuyển trong cơ thể và cả tinh thần rất nhanh.
a/Trước hết, thì Thể Đất tan rã, nên cơ thể hầu như không còn sức mạnh nữa, khi đó người sắp chết, cảm thấy cơ thể nặng nề kỳ lạ và như bị té chúi xuống, không tự mình nhấc người lên được. 
Da bắt đầu, có màu tái xanh, má hóp và trên răng, hiện ra những điểm màu đen. 
Khi đó hai mắt, như bị kép sụp xuống, thấy mờ mờ, miệng bắt đầu nói , những lời tối nghĩa, mơ hồ, Tâm thần suy sụp.
b/Tiếp đến, Thể Nước, bắt đầu tan rã, với dấu hiệu nước mắt, nước mũi ,nước miếng chảy ra, mà ta không thể cản được.
Mắt miệng, cổ họng khô và lưỡi, như cứng lại và khát nước vô cùng. 
Hai lỗ mũi ,như lún vào trong, tay chân co giật, run rẩy,
Tâm thần mờ mịt như bồng bềnh.  Khi đó, từ cơ thể tỏa ra, mùi khó chịu , đó là mùi tử khí.   Điều này, cũng dễ hiểu, vì cơ thể con người, thật sự là một khối dơ dáy, như nhận định của các vị Chân sư, quán triệt cái thân ô trọc và thấy rõ “cái cơ thể, của con người” là như vậy .
Nó tích chứa biết bao cái xấu xa, bất toàn và xú uế , nhưng nhờ các cơ phận của cơ thể, giữ chúng lại bên trong, nên mọi người không thấy , chỉ thỉnh thoảng thấy, qua mồ hôi, hơi thở, hay phân giải, nước tiểu.
Nhưng khi các đại, bắt đầu tan rã, thì các cơ phận của cơ thể, cũng không còn khả năng, cầm giữ các thứ đó nữa, mà phân rã hay tuôn ra, khiến tỏa mùi khó chịu. 
 Những người làm việc ở bệnh viện, thường cho biết là, họ đã từng cảm nhận, những mùi hôi tỏa ra, trong phòng người sắp qua đời, hay vừa mới qua đời.  
Ở giai đoạn tan rã, của thể Nước, thì qua một số người, đã có lần chết đi, sống lại, nhiều khi nhớ và mô tả, lúc này họ như bị chìm sâu, trong lòng biển lớn, hay bị khối nước ào ạt cuốn đi.
c/Tiếp theo là giai đoạn, Thể Lửa tan rã dần, nên cơ thể lạnh, tái, mắt mũi miệng, cổ khô rát.  Hơi thở lạnh. Lúc này, không thấy rõ sự vật, tâm trí mờ tối, không nhận rõ ra, bất cứ ai, cũng như không nhớ, được ai.  Họ thấy, những đám khói mờ bốc lên. 
d/Khi Gió bắt đầu tan rã, thì bản thân người sắp mất, cảm thấy khó thở, nhiều người vào giai đoạn này, thường bảo thân nhân, mở các cửa ra vì họ ngộp thở. 
Vì là gió đang tan rã, nên thoát ra từ bên trong cơ thể, qua cổ họng, khiến ta thở hổn hển.  Nhưng không có sức hít vào. 
Ðôi mắt lúc bấy giờ trợn ngược, vì các dây cơ trong mắt, không còn tạo thế cân bằng nữa.  Cả cơ thể, trở nên cứng đờ. 
Tâm Thức, lúc ấy mờ mịt tối tăm, không còn khả năng nhận biết, những gì xảy ra chung quanh.  Khi ấy, các ảo Giác, bắt đầu hiện ra.
Tùy theo Nghiệp Thiện, ác ta gây ra, lúc còn sống, mà ta sẽ trông thấy, những hình như tương ứng, ta cũng thấy lại, tất cả quãng đời của ta, như một cuốn phim, chiếu ngược . Lúc này, các hình ảnh và sự kiện, như cuồng phong, bão tố vì Thể Gió, đang đi giai đoạn tan rã.  Đây là lúc máu, rút về Tim . Hơi thở cuối cùng hắt ra. 
Chỉ còn một chút hơi ấm ở tim.  Sự sống chấm dứt.
Tuy nhiên, theo các Lạt Ma Tây Tạng, nhất là những ghi chép, trong Tử Thư, thì lúc này thật sự , vẫn chưa Chết, vì Tâm Thức, còn có thể nghe, nhận biết, những gì về chung quanh . Do đó, mới có lời căn dặn rằng, thân nhân người mới Chết, không nên gây huyên náo, khóc lóc kể lễ, hay làm những điều gì, có thể gây đau khổ, buồn phiền, thất vọng cho người vừa mới qua đời .
Lúc này, là lúc mà thân nhân, nên thay phiên nhau, tụng kinh, đọc kinh cầu nguyện, ít nhất là, trong vòng 49 ngày.
Khi Chết, cái thân xác, thì nằm bất động, chỉ có phần, như sương khói, là Thần Thức thoát ra khỏi cơ thể.
Theo tài liệu, trong Tử thư ,thì lúc bấy giờ, người Chết đang ở trong cõi Trung ấm, chưa nhận Thức được, là mình đã thực sự chết rồi, mà cứ nghĩ, là mình đang còn sống bình thường. Giai đoạn này, quả thật là phức tạp, khó khăn.
Vì cứ nghĩ là mình còn sống tự nhiên, nên vẫn đi lại, cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn, hàng xóm láng giềng. 
Nhưng có điều, là không ai trông thấy họ, dù họ làm đủ mọi cách, như xô đẩy, cản đường, kêu gọi... họ vẫn không thể, làm cho bất cứ ai, thấy được họ.
Họ cũng thấy gia đình, bà con nói về họ, nhắc nhở họ. 
Lý do lúc bấy giờ, họ không còn, cái thân vật chất, vật lý và hoá học như trước đây nữa. Rồi khi họ thấy, trong nhà bày biện bàn thờ, khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn, đặt lên đó nữa, thì họ rất phân vân, tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân, vật vã khóc lóc, khiến dần dần họ hiểu ra rằng, mình đã chết .
Mặc dầu vậy, họ vẫn trong tình trạng mơ hồ, phân vân không nhận định hoàn toàn rõ rệt, tình huống của họ, lúc ấy.
Sự phân vân mê mờ, của người đã mất, không biết rõ tình trạng, hoàn cảnh của mình như vậy, rất tai hại, vì trong vòng 49 ngày, nếu Tâm Thức họ, cứ mơ mơ màng màng không rõ rệt, thì họ lại càng khó phản ứng, thích hợp thuận lợi, với những gì đang chờ đợi họ, bên kia của tử. 
 Do đó, các vị Đại sư, thường căn dặn các đệ tử, khi ở cạnh người sắp qua đời, hãy tế nhị, cho họ biết rõ, là họ sẽ phải từ giã, cõi thế gian , đó là điều, mà bất cứ ai, cũng đều phải trải qua, không sớm thì muộn .
Biết được chắc chắn như thế, thì họ sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ý thức là mình đã thực sự chết rồi.
Điều đó, sẽ giúp họ đối phó với, những tình huống bất ngờ sẽ xuất hiện, khi họ ở vào giai đoạn Trung ấm, giai đoạn mà những gì xuất hiện, thường sẽ rất lạ lùng, hiếm thấy khi họ còn đang sống như:  ánh sáng lạ, toả ra chiếu vào họ, và cả âm thanh nữa: 
 Về ánh sáng, thì có nhiều loại ánh sáng, đủ mọi cấp độ sáng tối và màu sắc khác nhau.  Lúc bấy giờ, họ nên tránh xa, loại ánh sáng nào, nên vào với ánh sáng nào... 
Chính lúc này, là lúc quan trọng, phải biết rõ, âm thanh nào nên tới, ánh sáng nào nên lìa xa..để khỏi đi vào 6 đường lục đạo, xấu xa tai hại, do Tâm Thức mơ hồ lầm lạc.
    3-3/PHÁP TÍNH(giai đoạn Trung ấm Pháp tính) kéo dài 14 ngày, kể từ khi thần thức của người chết, vào Trung giới với thân trung ấm.
   Đây là lúc, chư Phật và Thánh Chúng ,hiện đến tiếp dẫn . Nhưng chỉ những vong linh nào có duyên, mới nhận ra các Ngài và được các Ngài cứu độ :
  a/Từ ngày 1 đến ngày 5,có 5 Phương Phật, là Đại Nhật, A Súc, Bảo Sinh, Di Đà và Bất Không, lần lượt xuất hiện, phóng quang chiếu soi vong linh .
  b/Trong ngày thứ 6, cả năm vị Phật nói trên, đều đồng thời thị hiện phóng quang, chiếu soi vong linh .
  c/Trong ngày thứ 7, có 42 thiện thần (thần ôn hòa) từ trái tim và yết hầu của vong linh xuất ra, phóng quang chiếu soi thân nó .
Theo Tử thư Tây Tạng, những vị thần này, đều là hóa thân của Trời Đại Hắc (Mahakala).
  d/Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, có 58 hung thần (thần phẫn nộ)chia thành 7 nhóm, từ trong đầu của vong linh, tuần tự xuất ra ,phóng quang chiếu soi thân nó.
Theo Tử thư Tây Tạng , những vị thần này, đều là hóa thân, của vua Diêm Vương (Yamaraja).
   Cũng theo Tử thư Tây Tạng , trong lúc chư Phật và Thánh Chúng phóng quang chiếu soi, nếu vong linh nào khi sống, đã tu tập và Thấy Tánh, mới có thể hợp nhất vào Trí Quang của Chư Phật, hay sắc thân của Thánh Chúng, thì liền thoát khỏi, vòng sinh tử luân hồi .
   Trên đây, là quan niệm của Mật Tông, còn theo những người thanh tu-tịnh Nghiệp, thì “Chư Phật và Thánh Chúng phóng quang, không phải chỉ để chiếu soi, mà là để tiếp dẫn Thần Thức, của người niệm Phật”.
3-4/TÁI SINH bắt đầu từ tuần lễ thứ 3,khi Chư Phật và Thánh Chúng đều đã biến đi. 
Giai đoạn này, có thể dài hay ngắn,tùy theo Tâm trạng và Nghiệp báo, của mỗi vong linh .Có những vong linh, không qua giai đoạn này, vì họ đã vãng sinh hoặc tái sinh trước đó .Có những vong linh, chỉ ghé qua vài giờ .
Nhưng cũng có những vong linh, phải lưu lại tới 49 ngày hay lâu hơn.
  Thân trung ấm của con người, có hình người bằng đứa bé 8 tuổi, lành lặn hoàn toàn, nhưng nếu người ấy, bị đọa vào loài thú, thì thân ấy, sẽ chuyển thành thân thú, trước khi tái sinh .
                             Bài nầy trích trong TÌM HIỂU VỀ CÁI CHẾT của BS Nguyễn Quý Khoáng                                                                                                        Tài liệu tham khảo chính: The Tibetan Book of Living and Dying của Sogyal Rinpoche.


Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU


     Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
    Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.

     Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
                                                                           Trích sách Lẽ Sống

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

LỢI ÍCH CỦA XOA BÓP BÀN CHÂN


Sơ đ tt c nhng b phn trong người dưới bàn chân  
- Reflexology - Wikipedia
- Reflexology – Wiki Article
- Introduction to Reflexology
Balancing Touchs FOOT CHART

(1)- Massage: Foot Reflexology
- How to do Reflexology – Massage Techniques
Bàn chân có mi liên quan mt thiết ti lc ph ngũ tng, nh hưởng ti sc khe ca con người. Thí d : Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân th hai có liên quan đến d dày, ngón th tư có liên quan đến gan, ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thn

Xoa bóp hai bàn chân không nhng thúc đy máu cc b lưu thông, ci thin vic trao đi cht dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khp mm mi, do dai, mà còn làm thông kinh hot lc, tăng cường sc đ kháng và chng các bnh tt ca toàn thân.
Khi day hoc bm các huyt vi  bàn chân còn có tác dng cha được bnh, phòng bnh, kéo dài tui xuân và tăng thêm tui th
Sau đây là k thut xoa bóp bàn chân giúp bn đc tham kho, áp dng:

Xoa bóp gan bàn chân
Tư thế ngi, chân trái đt lên trên đu gi chân phi, tay trái gi bàn chân, tay phi áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiu dc bàn chân 20 ln, làm t nh đến mnh, t chm đến nhanh. Bàn chân s nóng dn lên là tt.

Sau đó dùng hai ngón tay cái và tr bóp nh các ngón chân, bóp dn xung đến gót khong 5 phút. Dùng ngón tay tr day n vào huyt dũng tuyn (gia gan bàn chân). Sau đó đ đu ngón tay cái vuông góc vi gan bàn chân, n vào thy tc là được, day nh nhàng huyt theo chiu kim đng h. Huyt này có tác dng h huyết áp, bthn, cha đau lưng mi gi.
Đi bàn chân, trình t làm như trên.

Xoa bóp mu bàn chân
Tư thế ngi, chân trái co li, gp đu gi, bàn chân đ áp bng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phi áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dc lên khp c chân 20-30 ln. Sau đó dùng ngón tay cái và tr (hai tay) bóp nh các ngón day vào k ngón chân 5 phút, n dc lên mu chân theo tng ngón, sau đó v nh lên mu chân.






Tiếp đó dùng ngón cái n lên huyt gii khê (gia nếp ln c chân), huyt thái xung (gia k ngón 1, 2 dch lên 2 đt ngón tay), huyt túc lâm khp (gia k ngón 4, 5 dch lên 2 đt). Mi ln n khong 1 phút cho mi huyt.
Thay đi hai chân, xoa bóp khong 20 phút mi ln trong ngày. Ngày làm hai ln. Ngoài ra kết hp đi b. Nên đi chân đt và gim vào nhng hòn si nh, có tác dng như n vào huyt vùng gan bàn chân.


                                                                          BS. Đình Thun