-CHẾT LÂM SÀNG (theo
Y Học)
Khi mũi hết thở, tim
ngưng đập ,mất ý thức, đồng tử không phản xạ với ánh sáng, khi chiếu vào.
-CHẾT THẬT SỰ (theo
Đạo Phật)
Theo Đạo Phật,
Chết thật sự, là khi thần Thức, rời bỏ thể xác, để vào cõi Trung giới,
tức là nơi tạm trú, của những vong linh, chờ đi tái sinh .
1/Phật giáo Nguyên thủy: không
chấp nhận sự hiện hữu, của thể dạng trung gian (antarabhava). Dòng
tiếp nối, liên tục của tri thức (continuum of consciousness)
trực tiếp chuyển tải Nghiệp của một cá thể, từ cái chết, sang sự sinh (thụ
thai) không có sự gián đoạn nào, tức không trải qua, một thể dạng, trung gian
nào cả.
Sự « chuyển tiếp » giữa
thể dạng hiện hữu trước, sang thể dạng hiện hữu tiếp theo sau, xảy ra rất
nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, của « một chớp mắt, hay một tia chớp ».
Tóm lại, Phật giáo Nguyên thủy,
không quan tâm đến, những gì xảy ra, giữa cái chết và sự sinh. Có thể đây là
một sự thiếu sót, vì khi quan sát và theo dõi diễn tiến, của một cái chết
bình thường, người ta thấy quá trình đó, không xảy ra đột ngột như một « tia
chớp », và đối với sự sinh, thì các điều kiện thuận lợi, giúp tinh
trùng, noãn cầu và dòng tiếp nối liên tục, của tri Thức kết hợp với nhau, không
xảy ra trong « chớp mắt ».
2/ Phật giáo Đại Thừa :
Ngài Thế thân (Vasubandu - thế kỷ thứ III-IV) nêu lên khái niệm, về
thể dạng trung gian, xảy ra giữa cái chết và sự sinh.
Thể dạng này, tượng trưng bởi một
sinh linh cấu tạo bằng « khí » và
« tri thức »
(consciouness), mang hình hài của cá thể mà nó sắp tái sinh và
« sống » được bảy ngày.
Sinh linh, trong thể dạng
trung gian ấy, có thể nhận biết được các sinh linh cùng một thể loại với nó.
Sau bảy ngay, thì nguyên nhân của
Nghiệp, bắt đầu « chín », sinh linh ở thể dạng trung gian trên đây sẽ
chuyển sang thể dạng tái sinh, trong những điều kiện phù hợp, với Nghiệp của
nó.
Tóm lại ,trên một khía cạnh nào đó,
có thể hiểu A-lại-da thức, là dòng tiếp nối liên tục,
của tri Thức (continuum of consciousness) của một cá thể, vận hành xuyên
qua thể dạng trung gian. Tan-tra thừa « mô tả » các cơ sở,
chuyển tải trên đây, dưới hình thức, các « khí »
cực kỳ tinh tế.
Thời điểm, khi xảy ra sự sinh (thụ
thai) đánh dấu sự chấm dứt, của thể dạng trung gian và xác định sự thâm nhập,
của tri Thức vào phôi, vừa được hình thành.
Cũng bắt đầu, từ thời điểm trên đây,
phôi hàm chứa, một tri Thức mới, tượng trưng cho Quả phát sinh từ
Nghiệp, trong các kiếp trước.
Thông thường, thể dạng
trung gian, kéo dài 7 ngày, tối đa 49 ngày, sau khi chết.
Tuy nhiên, theo sự tin tưởng, của
một số tông phái Phật giáo Nhật bản, thời gian này, có thể lên đến 77 ngày.
3/Theo Phật giáo Tây Tạng)
Khái niệm, về
thể dạng trung gian, được Tan-tra thừa và nhất là Tối thượng du-già Tan-tra
nghiên cứu, tu tập và quảng bá rộng rãi.
Tan-tra thừa, sử dụng các phương
pháp quan sát, phân tích và thiền định, để tìm hiểu các hiện tượng liên quan
đến, quá trình của cái chết và sự sinh, để ứng dụng vào việc tu tập. Cái Chết,
theo Tan-tra thừa, là một quá trình tan biến tuần tự, của thân xác vật chất và
tâm thức, các hiện tượng tan biến này, được phân loại thành nhiều cấp bậc, từ
thô thiển đến tinh tế và cực tinh tế.
Cái Chết, theo
Tử Thư Tây Tạng, là khoảng thời gian kéo dài, từ lúc một người tắt thở, cho đến
khi đương sự, theo Nghiệp để tái sinh, vào một trong 6 đường, là Trời,
người,Thần, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục .
Hiểu theo nghĩa này, Chết thường có các giai đoạn, là
lâm chung, tứ đại tan rã, pháp tính và tái sinh .
3-1/LÂM CHUNG kéo dài từ
lúc, một người thân của chúng ta ngưng thở, cho đến khi thần Thức người ấy, bỏ
lại thể xác, vào Trung giới, hóa thành vong linh, hay hương linh.Theo người
Trung Hoa, giai đoạn này, thường nằm trong khoảng 8 giờ .
Nhưng người Tây Tạng, lại nói nó có
thể kéo dài tới 3 ngày rưỡi, hay 4 ngày :
Khi hơi thở ngưng lại, khí dương, từ
đỉnh đầu đi xuống và khí âm, từ dưới huyệt Đan điền đi lên, để hợp thành
nguyên khí ở huyệt Gíap Tích ngang tim .
Bấy giờ, người chết thấy một vầng
ánh sáng trong rực rỡ, gọi là Tịch Quang của Pháp thân. Khi ánh
sáng này biến đi,người ấy sẽ rơi vào bóng tối cận tử và nhìn thấy
tịch quang của Pháp thân lần thứ 2, trước khi thần thức thoát khỏi thể xác .
Nếu người chết, không lợi dụng cơ
hội này, để thoát ly sinh tử, thì sẽ lạc vào cõi Trung giới, hóa thành hương
linh, mang thân Trung ấm .
Thân này, có khả năng xuyên qua
tường và di chuyển đồng bộ, với tư tưởng của hương linh.Từ lúc
mang thân Trung ấm, Hương Linh, lại bị Nghiệp lực chi phối và thường
phải trải qua 2 giai đoạn, là Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Tái sinh .
Theo Đại đức Rinpoche, thì nếu
người sắp qua đời, đã nói được những Tâm Tư nguyện vọng của họ, một
cách tự nhiên thoải mái, thì điều ấy, sẽ giúp họ thay đổi được, quan
niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ, đã từng trải qua, để đi vào thế
giới khác, một cách bình an tốt đẹp .
Khi bạn, đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra, những gì về
cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh tình họ... thì đó là, những
cảm nghĩ riêng tư của họ.
Hãy để cho họ thổ lộ, những gì
mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó.
Không những là không cản trở, mà còn
khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ, một cách ân cần đầy tình
cảm ...khi họ nói ra:
Có vậy, họ sẽ có được cảm giác, là
khi ra đi, họ không cô đơn.
Phần lớn người sắp qua đời, đã
thường tha thứ, những gì mà người khác, đã gây hại cho họ, kể cả kẻ
thù, mà lúc còn sống, họ rất căm giận.
Ngay cả nợ nần, họ cũng nhớ và
muốn giải quyết dứt khoát.
Ở phút lâm chung, con người tự
nhiên, tốt lành hơn, cởi mở hơn, thánh thiện hơn, tất cả như buông xả, nên họ
dễ dàng tha thứ.
Ngay cả tử tội, trước khi thọ hình,
cũng thường tỏ ra ăn năn hối cải, những lỗi lầm mà mình, đã phạm phải.
Theo các Lạt Ma Tây Tạng, thì dù
người sắp lìa đời, đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận,
hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ, thì chắc chắn sẽ phần nào,
chuyển hoá được nghiệp xấu.
Điều luôn luôn cần lưu ý, là người
sắp qua đời, sẽ ra đi một mình, nên phút tiễn đưa, cần có thân nhân bè bạn, để
lúc qua đời, khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng.
Vì thế, sự lẻ loi đơn độc, là điều
bất hạnh nhất, của người sắp mất.
Đừng bao giờ
thuyết giảng giáo lý của riêng bạn cho người sắp lìa đời, nhất là khi người ấy,
không cùng tín ngưỡng với bạn.
Điều quan trọng cần nói, là bạn bè,
người thân, khi kề cận bên người sắp qua đời ,thì đừng bịn rịn, khóc
lóc, níu kéo người sắp mất.
Nếu ta cứ tạo mối thương cảm
day dứt, thì người sắp qua đời, sẽ đau buồn vô cùng, khiến họ khó nhắm mắt ; đó
chính là điều, vô cùng tai hại.
Cần nhớ kỹ rằng: khi gần tới phút
lâm chung, họ cần phải được an ổn tâm hồn, buông xả tất cả, không còn gì vướng
bận, vào giai đoạn quan trọng đó.
3-2/SỰ TAN RÃ CỦA TỨ ÐẠI
Chết, chính là sự hủy hoại,
của cơ thể. Theo các Kinh sách cổ Đông phương, thì thân xác và Tâm Thức
hình thành, là do sự liên kết, của 5 Thể hay 5 Đại - Đó là Đất, Nước, Gió,
Lửa và khoảng Không.
- Đất, tạo nên thịt,
xương và cả khứu giác , để nhận biết các mùi.
- Nước, tạo nên máu huyết, chất nhờn, chất lỏng, trong cơ
thể và luôn cả vị giác, để nhận biết cay, chua đắng mặn, ngọt, bùi.
- Gió, tạo nên hơi thở, hình thể và cả xúc giác, để cảm
nhận khi tiếp xúc, sờ mó, va chạm.
- Lửa, tạo nên hơi ấm, màu
sắc và thị giác, để nhìn ngắm, xác định hình thể sắc màu.
- Khoảng Không, tạo ra
thính giác, giúp nghe và phân biệt, các âm thanh .
Khoảng Không, còn tạo ra những xoang
bào, những khoảng trống, khoảng hở, ở bên trong cơ thể.
Khi Chết, thì những tan rã, của các
Thể, hay các Đại , diễn ra rất nhanh và người sắp chết lúc ấy, cũng sẽ trải qua
những xáo trộn, biến chuyển trong cơ thể và cả tinh thần rất nhanh.
a/Trước hết, thì Thể Đất tan
rã, nên cơ thể hầu như không còn sức mạnh nữa, khi đó người sắp chết, cảm
thấy cơ thể nặng nề kỳ lạ và như bị té chúi xuống, không tự mình nhấc người lên
được.
Da bắt đầu, có màu tái xanh, má hóp
và trên răng, hiện ra những điểm màu đen.
Khi đó hai mắt, như bị kép sụp
xuống, thấy mờ mờ, miệng bắt đầu nói , những lời tối nghĩa, mơ hồ, Tâm thần suy
sụp.
b/Tiếp đến, Thể Nước, bắt đầu tan
rã, với dấu hiệu nước mắt, nước mũi ,nước miếng chảy ra, mà ta không
thể cản được.
Mắt miệng, cổ họng khô và lưỡi, như
cứng lại và khát nước vô cùng.
Hai lỗ mũi ,như lún vào trong, tay
chân co giật, run rẩy,
Tâm thần mờ mịt như bồng bềnh.
Khi đó, từ cơ thể tỏa ra, mùi khó chịu , đó là mùi tử khí. Điều
này, cũng dễ hiểu, vì cơ thể con người, thật sự là một khối dơ dáy, như
nhận định của các vị Chân sư, quán triệt cái thân ô trọc và thấy rõ “cái
cơ thể, của con người” là như vậy .
Nó tích chứa biết bao cái xấu xa,
bất toàn và xú uế , nhưng nhờ các cơ phận của cơ thể, giữ chúng lại bên trong,
nên mọi người không thấy , chỉ thỉnh thoảng thấy, qua mồ hôi, hơi thở, hay phân
giải, nước tiểu.
Nhưng khi các đại, bắt đầu tan rã,
thì các cơ phận của cơ thể, cũng không còn khả năng, cầm giữ các thứ đó nữa, mà
phân rã hay tuôn ra, khiến tỏa mùi khó chịu.
Những người làm việc ở bệnh
viện, thường cho biết là, họ đã từng cảm nhận, những mùi hôi tỏa ra, trong
phòng người sắp qua đời, hay vừa mới qua đời.
Ở giai đoạn tan rã, của thể Nước,
thì qua một số người, đã có lần chết đi, sống lại, nhiều khi nhớ và mô tả, lúc
này họ như bị chìm sâu, trong lòng biển lớn, hay bị khối nước ào ạt cuốn đi.
c/Tiếp theo là giai đoạn, Thể Lửa
tan rã dần, nên cơ thể lạnh, tái, mắt mũi miệng, cổ khô rát. Hơi thở
lạnh. Lúc này, không thấy rõ sự vật, tâm trí mờ tối, không nhận rõ ra, bất cứ
ai, cũng như không nhớ, được ai. Họ thấy, những đám khói mờ bốc
lên.
d/Khi Gió bắt đầu tan rã, thì
bản thân người sắp mất, cảm thấy khó thở, nhiều người vào giai đoạn này, thường
bảo thân nhân, mở các cửa ra vì họ ngộp thở.
Vì là gió đang tan rã, nên thoát ra
từ bên trong cơ thể, qua cổ họng, khiến ta thở hổn hển. Nhưng không
có sức hít vào.
Ðôi mắt lúc bấy giờ trợn ngược, vì
các dây cơ trong mắt, không còn tạo thế cân bằng nữa. Cả cơ thể, trở nên
cứng đờ.
Tâm Thức, lúc ấy mờ mịt tối tăm,
không còn khả năng nhận biết, những gì xảy ra chung quanh. Khi ấy, các ảo
Giác, bắt đầu hiện ra.
Tùy theo Nghiệp Thiện, ác ta gây ra,
lúc còn sống, mà ta sẽ trông thấy, những hình như tương ứng, ta cũng thấy lại,
tất cả quãng đời của ta, như một cuốn phim, chiếu ngược . Lúc này, các hình ảnh
và sự kiện, như cuồng phong, bão tố vì Thể Gió, đang đi giai đoạn tan rã.
Đây là lúc máu, rút về Tim . Hơi thở cuối cùng hắt ra.
Chỉ còn một chút hơi ấm ở tim.
Sự sống chấm dứt.
Tuy nhiên, theo các Lạt Ma Tây Tạng,
nhất là những ghi chép, trong Tử Thư, thì lúc này thật sự , vẫn chưa Chết, vì
Tâm Thức, còn có thể nghe, nhận biết, những gì về chung quanh . Do đó, mới có lời căn dặn rằng, thân nhân người mới
Chết, không nên gây huyên náo, khóc lóc kể lễ, hay làm những điều gì, có thể
gây đau khổ, buồn phiền, thất vọng cho người vừa mới qua đời .
Lúc này, là lúc mà thân nhân, nên
thay phiên nhau, tụng kinh, đọc kinh cầu nguyện, ít nhất là, trong vòng 49 ngày.
Khi Chết, cái thân xác, thì nằm bất
động, chỉ có phần, như sương khói, là Thần Thức thoát ra khỏi cơ thể.
Theo tài liệu, trong Tử thư ,thì lúc
bấy giờ, người Chết đang ở trong cõi Trung ấm, chưa nhận Thức được, là mình đã
thực sự chết rồi, mà cứ nghĩ, là mình đang còn sống bình thường. Giai đoạn này,
quả thật là phức tạp, khó khăn.
Vì cứ nghĩ là mình còn sống tự
nhiên, nên vẫn đi lại, cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn,
hàng xóm láng giềng.
Nhưng có điều, là không ai trông
thấy họ, dù họ làm đủ mọi cách, như xô đẩy, cản đường, kêu gọi... họ vẫn không
thể, làm cho bất cứ ai, thấy được họ.
Họ cũng thấy gia đình, bà con nói về
họ, nhắc nhở họ.
Lý do lúc bấy giờ, họ không còn, cái
thân vật chất, vật lý và hoá học như trước đây nữa. Rồi khi họ thấy, trong nhà
bày biện bàn thờ, khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn, đặt lên đó
nữa, thì họ rất phân vân, tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân, vật vã
khóc lóc, khiến dần dần họ hiểu ra rằng, mình đã chết .
Mặc dầu vậy, họ vẫn trong tình
trạng mơ hồ, phân vân không nhận định hoàn toàn rõ rệt, tình huống của họ, lúc
ấy.
Sự phân vân mê mờ, của người đã mất,
không biết rõ tình trạng, hoàn cảnh của mình như vậy, rất tai hại, vì trong
vòng 49 ngày, nếu Tâm Thức họ, cứ mơ mơ màng màng không rõ rệt, thì họ lại càng
khó phản ứng, thích hợp thuận lợi, với những gì đang chờ đợi họ, bên kia của
tử.
Do đó, các vị Đại sư,
thường căn dặn các đệ tử, khi ở cạnh người sắp qua đời, hãy tế nhị, cho họ biết
rõ, là họ sẽ phải từ giã, cõi thế gian , đó là điều, mà bất cứ ai, cũng đều phải
trải qua, không sớm thì muộn .
Biết được chắc chắn như thế, thì họ
sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ý thức là mình đã thực sự chết rồi.
Điều đó, sẽ giúp họ đối phó với,
những tình huống bất ngờ sẽ xuất hiện, khi họ ở vào giai đoạn Trung ấm, giai đoạn
mà những gì xuất hiện, thường sẽ rất lạ lùng, hiếm thấy khi họ còn đang
sống như: ánh sáng lạ, toả ra chiếu vào họ, và cả âm thanh nữa:
Về ánh sáng, thì có nhiều loại
ánh sáng, đủ mọi cấp độ sáng tối và màu sắc khác nhau. Lúc bấy giờ, họ
nên tránh xa, loại ánh sáng nào, nên vào với ánh sáng nào...
Chính lúc này, là lúc quan trọng,
phải biết rõ, âm thanh nào nên tới, ánh sáng nào nên lìa xa..để khỏi đi vào 6
đường lục đạo, xấu xa tai hại, do Tâm Thức mơ hồ lầm lạc.
3-3/PHÁP
TÍNH(giai đoạn Trung ấm Pháp tính) kéo dài 14 ngày, kể từ khi thần
thức của người chết, vào Trung giới với thân trung ấm.
Đây là lúc, chư Phật và Thánh Chúng
,hiện đến tiếp dẫn . Nhưng chỉ những vong linh nào có duyên, mới nhận ra
các Ngài và được các Ngài cứu độ :
a/Từ ngày 1 đến ngày 5,có 5
Phương Phật, là Đại Nhật, A Súc, Bảo Sinh, Di Đà và Bất Không, lần lượt xuất
hiện, phóng quang chiếu soi vong linh .
b/Trong ngày thứ 6, cả năm vị
Phật nói trên, đều đồng thời thị hiện phóng quang, chiếu soi vong linh .
c/Trong ngày thứ 7, có 42
thiện thần (thần ôn hòa) từ trái tim và yết hầu của vong linh xuất ra,
phóng quang chiếu soi thân nó .
Theo Tử thư Tây Tạng, những vị thần
này, đều là hóa thân của Trời Đại Hắc (Mahakala).
d/Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14,
có 58 hung thần (thần phẫn nộ)chia thành 7 nhóm, từ trong đầu của vong linh,
tuần tự xuất ra ,phóng quang chiếu soi thân nó.
Theo Tử thư Tây Tạng , những vị thần
này, đều là hóa thân, của vua Diêm Vương (Yamaraja).
Cũng theo Tử thư Tây
Tạng , trong lúc chư Phật và Thánh Chúng phóng quang chiếu soi, nếu vong linh
nào khi sống, đã tu tập và Thấy Tánh, mới có thể hợp nhất vào
Trí Quang của Chư Phật, hay sắc thân của Thánh Chúng, thì liền thoát khỏi, vòng
sinh tử luân hồi .
Trên đây, là quan niệm
của Mật Tông, còn theo những người thanh tu-tịnh Nghiệp, thì “Chư Phật và Thánh
Chúng phóng quang, không phải chỉ để chiếu soi, mà là để tiếp dẫn Thần Thức,
của người niệm Phật”.
3-4/TÁI SINH bắt đầu từ tuần
lễ thứ 3,khi Chư Phật và Thánh Chúng đều đã biến đi.
Giai đoạn này, có thể dài hay
ngắn,tùy theo Tâm trạng và Nghiệp báo, của mỗi vong linh
.Có những vong linh, không qua giai đoạn này, vì họ đã vãng sinh hoặc tái sinh
trước đó .Có những vong linh, chỉ ghé qua vài giờ .
Nhưng cũng có những vong linh,
phải lưu lại tới 49 ngày hay lâu hơn.
Thân trung ấm của con người, có hình
người bằng đứa bé 8 tuổi, lành lặn hoàn toàn, nhưng nếu người ấy, bị đọa vào
loài thú, thì thân ấy, sẽ chuyển thành thân thú, trước khi tái sinh .
Bài nầy trích trong TÌM HIỂU VỀ CÁI CHẾT của BS Nguyễn Quý Khoáng Tài liệu tham khảo chính: The Tibetan Book of Living and Dying của Sogyal Rinpoche.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét