Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU THIỀN SƯ?


nguyen manh hung

Việt Nam có bao nhiêu thiền sư ?
Tôi rời Việt Nam và lang thang ở châu Âu đến nay đã hơn 1 tháng. Tôi đã có mặt tại gần chục thành phố lớn nhỏ của 3 quốc gia phát triển và có bề dày lịch sử là Đức, Italy và Pháp. Những trải nghiệm thật kà thú vị và không thể nào quên.
Một niềm vui lớn rằng, tại hầu hết các nơi tôi có mặt, người dân các nước nhìn Việt Nam với con mắt thiện cảm. Điều này làm tôi rất vui. Tôi may mắn có mặt tại 2 sự kiện lớn của hành tinh là Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair và triển lãm toàn cầu EXPO Milan 2015. Hình ảnh Việt Nam được nhận diện tốt, có thiện cảm. Nơi nào tôi diễn thuyết, tham gia biểu diễn, hay giao lưu, chia sẻ,… Việt Nam đều được khen ngợi và động viên, có khi là cảm kích. Có nhiều câu hỏi tôi trả lời dễ dàng, nhưng có có những câu hỏi được hỏi nhiều lần mà tôi không có lời giải đáp hoặc nếu trả lời thì chính tôi vẫn không hài lòng.
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều lần nhất, cả ở Đức lẫn Italy và Pháp là Việt Nam có bao nhiêu thiền sư. Tiếng Anh gọi là Zen Master. Các bạn phương tây còn biết và phân biệt rất rõ 2 khái niệm là thiền sư “Zen master”  với thầy giáo dạy thiền “meditation teacher”.
Mỗi lần được hỏi, tôi luôn liệt kê ra tên 1 loạt các vị thiền sư nổi tiếng của chúng ta mà tôi biết và nhớ, trong đó thiền sư Khương Tăng Hội luôn đứng đầu trong danh sách. Khi có thời gian tôi nói 1 chút ít về Ngài cũng như các thiền sư lỗi lạc khác của chúng ta như Vạn Hạnh, Thường Chiếu, Trần Nhân Tông, Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường,… Và các ban rất thích thú.
Tuy nhiên câu hỏi mà họ quan tâm hơn là các thiền sư Việt Nam đương thời. Quả thật rằng tôi hơi bí bởi trong não tôi chỉ nhớ đến được các thiền sư lớn mà trong danh sách này có 2người thầy lớn của tôi là  Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ. Hầu như các bạn đều chưa hài lòng và cho rằng số lượng thiền sư hiện nay của Việt Nam phải ít nhất là vài chục. Lý do mà các bạn quốc tế đưa ra rất dễ hiểu rằng Việt Nam là quốc gia đạo Phật, có rất nhiều thiền sư nổi tiếng, mang thiền từ Việt Nam sang Trung Quốc và rất nhiều quốc gia khác thì con số thiền sư Việt Nam được đào tại phải rất nhiều. Tôi cũng chỉ biết nói rằng tôi không biết và có lẽ họ đang ẩn tu trong núi, ít xuất hiện và có lẽ chỉ xuất hiện khi nào thật cần.
Câu hỏi đặt tiếp ra rằng có những trung tâm thiền lớn nào ở Việt Nam hiện đang đào tạo các thiền sinh nước ngoài và ở đâu, có những thầy giáo dạy thiền ở đâu và có thể đến học thiền dễ dành ở Việt Nam, ít nhất là như Ấn Độ, Thái Lan hay Myanmar hay không. Tôi quả thật là cũng hơi bí, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam tôi không biết lắm về những trung tâm thiền lớn dành cho người nước ngoài. Không biết rằng do tôi không chịu tìm hiểu hay các trung tâm nay không công bố hay ở nước ta chưa có. Hơn nữa hình như khoa thiền chưa có trong các trường đại học và chúng ta chưa có đội ngũ các thầy cô giáo dạy thiền như các bạn hay dùng từ “meditation teacher” như là yoga teacher rất phổ biến.
Tôi cũng giật mình và nghĩ rằng thiền không phải là môn học lý thuyết, rằng đâu có phải tốt nghiệp đại học khoa thiền, hay có bằng thạc sỹ, tiến sỹ là đi dạy được. Thiền là trải nghiệm. Thiền là thực hành, chỉ có thực hành mới chứng đắc, chỉ có trải nghiệm mới có kết quả để đi dạy lại. Bằng cấp trong thiền học chỉ là dành cho những nhà nghiên cứu, có thể biết rất giỏi về thiền, có thể nói chuyện về thiền nhưng không thể hướng dẫn người khác thiền được. Thầy giáo dạy kinh doanh có thể không kinh doanh giỏi, không kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn có thể dạy quản trị kinh doanh nhưng những người không thực hành thiền không thể hướng dẫn thiền cho người khác.
Hiện nay nhu cầu học thiền trên thế giới rất lớn. Có đi sang các nước  phương tây, có tiếp xúc mới thấy được điều này. Các trung tâm thiền mở ra khá nhiều và tiền đóng học thường không phải là nhỏ. Ơ Việt Nam phần lớn các khóa thiền là được mở ra miễn phí, các khóa tu hầu như không thu tiền, vậy mà hình như sự ham học vẫn chưa cao. Mỗi chúng ta đều đã được ông bà, tổ tiên gieo biết bao hạt giống thiền trong tâm trong thân mà hình như vẫn chưa nở rộ. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đã nở, đang nở nhưng chưa nở rộ.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

TUỔI THƠ


                                                                                              
                                                                            TUỔI THƠ

                                                           Bao năm xa cách thoáng qua mau,
                                                           Xóm nhỏ nhà xưa cảnh dãi dầu.
                                                           Trường cũ bên đường xinh khóm trúc,
                                                           Nhà xưa lối ngõ đẹp vườn ngâu.
                                                           Mênh mang ký ức luôn in đậm,
                                                           Vò võ thời gian mãi khắc sâu.
                                                           Lận đận một đời nơi đất khách,
                                                           Không danh chẳng phận cũng sang cầu.

                                                                                               
                                                                                                                     Minh Đạo - 2015


Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

ĐẠO VÀO ĐỜI.

                                                            

Cha Gioan Tauler, một vị linh mục đạo đức vẫn luôn cầu xin để được gặp một người chỉ dẫn cho ngài thiên đàng ở đâu. Một ngày kia, có tiếng lương tâm giục ngài ra trước cửa nhà thờ để gặp vị quân sư đó. Nhìn trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, hôi thối. Cha đến gần chào người hành khất:

- Chào ông, chúc ông may mắn.
Người ăn mày thản nhiên trả lời:
- Chào cha, tôi có bị rủi ro bao giờ đâu.
- Vậy thì xin Thiên Chúa ban cho ông mọi điều sung sướng.
- Ồ, thưa cha, đời tôi chưa bao giờ thấy khổ cả.
Cha Tauler rất ngạc nhiên về cách nói năng của người này. Cha hỏi tiếp:
- Nếu Chúa bắt ông xuống hỏa ngục, ông có buồn khổ không?
Người hành khất trả lời không cần suy nghĩ:
- Nếu Chúa làm như vậy thì tôi sẽ ôm ghì lấy Chúa và đưa Chúa xuống hỏa ngục luôn. Tôi thà ở hỏa ngục với Chúa còn hơn ở Thiên Đàng mà không có Ngài.
Vị linh mục càng ngạc nhiên hơn nữa. Cha hạch hỏi:
- Này ông, ông có thể cho tôi biết ông từ đâu tới đây?
- Thưa Cha, tôi từ Thiên Chúa mà đến.
- Nhưng ông tìm thấy Thiên Chúa ở đâu?
- Ở ngay khúc quẹo, chỗ mà tôi từ bỏ mọi của cải vật chất trên đời này.
Tới đây, Cha Tauler không thể chờ đợi thêm được nữa. Ngài hỏi nhanh:
- Thế thì, ông là ai?
Người ăn mày nói một cách trịnh trọng:
- Tôi là Vua.
Cha Tauler quỳ xuống trước mặt người ăn mày:
- Tâu Đức Vua, Ngài có thể cho con biết vương quốc ngài ở đâu không?
- Vương quốc của Ta ở ngay trong tâm hồn Ta. 

 
Bạn thân mến, 
Nhiều lúc trên đời, chúng ta đã mất thời giờ viển vông đi tìm bình an, hạnh phúc ở những nơi không bao giờ có.
Hàng ngày chúng ta lái xe đi làm trên cùng một con đường, vào cùng một giờ khắc trong ngày, vậy mà sao có hôm một chiếc xe chớp đèn xin đi trước thì ta mỉm cười, giảm tốc độ lại và còn đưa tay lên mời họ qua. Trái lại, có ngày gặp trường hợp tương tự, ta lại cáu kỉnh chửi thề mà không cho xe nào qua mặt? Tại sao con cái ta nô đùa trong nhà mà có lúc chúng ta cảm thấy êm đềm, hạnh phúc; nhưng có lúc ta lại cảm thấy ồn ào, khó chịu, nên la rầy và bắt chúng phải ở yên?
        Khi mà con người biết quên mình hy sinh cho hạnh phúc người khác, chia sẻ với người khác". Thì ra sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc không phải do ngoại cảnh tạo ra, mà lại ở ngay trong chính TÂM ta. Khi lòng ta an vui thì ngoại cảnh cũng đẹp đẽ. Khi lòng ta bất ổn thì ngoại cảnh chỉ tạo nên sầu muộn.
Cảnh giới Thiên Đàng hay Địa ngục từ trong TÂM ta vậy !


                                                                                                                 Sưu tầm



Ở ĐỜI NÊN HỌC CHỮ TÙY DUYÊN




Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa; Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn; Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.
Đừng mong cầu người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.
Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân: làm những việc cần làm, đi con đường nên đi, giữ gìn sự lương thiện, nuôi dưỡng lòng chân thành; khoan dung với mọi người, nghiêm khắt với bản thân, còn lại thuận theo nhân duyên là được.
Đức Phật từng nói: với người không có duyên, dù nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể thức tỉnh mọi giác quan của họ...
Có một số việc, vừa phân trắng đen đã trở thành quá khứ; Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng; Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước; Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.
Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể; năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu; chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.
Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: "hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!"
Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được gì hơn.
Cuộc sống không có "nếu như", chỉ có "hậu quả" và "kết quả"
Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.
Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.
                                                                                                     (Sưu tầm)


Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

NHỮNG CÂU TRUYỆN GIÁNG SINH CẢM ĐỘNG !!!




Câu chuyện 1 :

Như thường lệ,mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng-một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy...

Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.
Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, "Đây là xe của cô ạ?". Tôi khẽ gật đầu, "Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho." Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. "Ý cô là...anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì?" "Ôi! Cháu ước gì...". Cậu bé vẫn ngập ngừng.

Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. "Cháu ước...", cậu bé tiếp tục "...cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy". Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, "Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?". Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: "Cháu thích lắm ạ!"

Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, "Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?". Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm..."Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ..."

Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.

"Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!".

Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.

Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi zẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.

Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: "Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc."


Câu chuyện 2 :


Chỉ còn 4 ngày nữa là đến Giáng Sinh. Không khí của ngày lễ chưa làm tôi nôn nao, cho dù bãi đậu xe của cửa hàng giảm giá trong khu nhà chúng tôi đã chật ních đầy xe. Bên trong cửa hàng lại còn tệ hơn. Các lối đi đầy ứ những xe đẩy hàng và người mua sắm vào giờ chót.
Tại sao tôi lại đến đây hôm nay? Tôi tự hỏi. Đôi chân tôi rã rời, đầu tôi đau buốt. Tôi đã có 1 danh sách một số người quả quyết rằng họ không cần quà cáp, nhưng tôi biết họ sẽ rất buồn nếu như tôi chẳng tặng quà gì cho họ!
Mua quà cho người mà cái gì họ cũng có để rồi lại hối tiếc vì đã tốn kém nhiều cho quà cáp, theo tôi mua quà chẳng có tí gì là thích thú cả!
Tôi vội vã cho những món hàng cuối cùng vào xe đẩy, rồi tiến tới những dòng người xếp hàng dài đăng đẳng. Tôi chọn hàng ngắn nhất nhưng có lẽ cũng phải chờ đến 20 phút.
Đứng trước tôi là 2 đứa trẻ - 1 cậu bé khoảng 5 tuổi và 1 cô bé nhỏ hơn. Đứa bé trai mặc một chiếc áo rách. Đôi giày tennis rách tả tơi, lớn quá khổ và dư thừa ra phía trước chiếc quần Jean ngắn cũn cỡn của nó. Nó nắm chặt mấy tờ đô-la rách nát trong đôi bàn tay cáu bẩn của mình. Quần áo của đứa bé gái cũng giống y anh nó vậy.
Cô bé có một mái tóc xỉn màu với những lọn tóc xoăn. Trên khuôn mặt nhỏ nhắn của cô bé hiện rõ rằng cô bé đang mong chờ đến bữa ăn chiều. Trong tay cô là một đôi dép màu vàng bóng thật đẹp. Trong lúc tiếng nhạc Giáng Sinh vang lên từ hệ thống stereo của cửa hàng, cô khe khẽ ngân nga theo, dù lạc điệu nhưng rất hạnh phúc.
Cuối cùng cũng đã tới phiên chúng tôi, cô bé cẩn thận đặt đôi giày lên quầy. Cô có vẻ quý đôi giày như vàng vậy.
Người thu ngân in hoá đơn và nói: “Của cháu là 6,09 đô”. Câu bé đặt những đồng tiền rách nát của mình trên mặt quầy và lục tìm khắp túi.
Cuối cùng cậu tìm được tất cả là $5.12. “Cháu nghĩ chúng cháu phải trả đôi giày lại” - cậu lấy hết can đảm nói. “Lúc khác cháu sẽ quay lại, có lẽ là ngày mai”.
Nghe anh nói thế, cô bé bắt đầu nức nở:
“Nhưng Chúa Jesus sẽ rất yêu thích đôi giày này cơ mà” - cô bé khóc.
“Thôi được, chúng ta về nhà và sẽ kiếm thêm, em à, đừng khóc nữa, rồi chúng ta sẽ quay trở lại mà” - Cậu bé năn nỉ em.
Tôi nhanh chóng đưa cho người thu ngân 3 đô. Hai đứa trẻ đã xếp hàng chờ đợi quá lâu, và dù sao cũng đang là mùa Giáng Sinh.
Bỗng niên một đôi vòng tay ôm lấy tôi và giọng nói nhỏ nhẹ cất lên: “Cháu cảm ơn cô, cô nhé”.
“Ý của cháu là gì khi nói rằng ”Chúa Jesus sẽ thích đôi giày này? “- Tôi hỏi.
Cậu bé đáp: “Mẹ cháu bệnh và sẽ lên Thiên Đàng. Bố bảo mẹ sẽ về với Chúa trước Giáng Sinh”.
Cô bé nói thêm: “Giáo viên của cháu nói rằng đường phố trên Thiên Đàng vàng bóng, như chính đôi giày này đây. Mẹ cháu sẽ rất đẹp khi mang đôi giày này đi trên con đường ấy phải không cô?”
Nước mắt tôi tuôn trào khi nhìn thấy những giọt lệ lăn trên khuôn mặt cô bé.
Tôi đáp: “Đúng, cô tin chắc là mẹ cháu sẽ rất đẹp”.
Tôi lặng lẽ cám ơn Thượng Đế đã dùng những đứa trẻ này để nhắc nhở tôi về ý nghĩa đáng trân trọng của việc tặng quà.

Câu chuyện 3 :
Tôi rảo nhanh chân đến cửa hàng địa phương để mua vài món quà giáng sinh vào phút chót lễ Giáng Sinh. Trên đường đi tôi ngắm nhìn mọi người rồi tự nhủ, đáng nhẽ mình phải đi mua quà từ trước nhưng do bận nhiều việc quá. Lễ Giáng Sinh cũng là lúc để tôi có thể thong thả được một lúc. Có lúc tôi đã ước rằng mình sẽ ngủ một giấc dài qua cả mùa Giáng Sinh. Nhưng bây giờ là lúc tôi phải nhanh chóng đến cửa hàng đồ chơi.

Ðang tìm những thứ cần mua, tôi thấy một cậu bé khoảng 5 tuổi đang ôm một con búp bê rất dễ thương. Cậu bé ôm con búp bé rất âu yếm và đang vuốt ve tóc của nó. Tôi cảm thấy rất tò mò nên chăm chú quan sát cậu bé và tự hỏi không biết cậu bé đó định tặng con búp bê đó cho ai. Tôi nhìn thấy cậu bé quay sang nói với người cô đi bên cạnh “Cô có chắc là cô không đủ mua con búp bê này không?”. Người cô trả lời đứa cháu một cách không hài lòng “Cháu phải biết rằng cô không có đủ tiền để mua nó!” Người cô dặn đứa bé không được đi lung tung trong khi bà đi mua trêm vài thứ khác, và bà sẽ quay lại sau vài phút nữa. Rồi thì bà ta bỏ đi để lại thằng bé vẫn đang mải mân mê con búp bê.

Tôi tiến lại gần để hỏi xem thằng bé định mua con búp bê đó cho ai. Thằng bé trả lời “Cháu mua con búp bê này cho em gái của cháu, vì nó rất thích được tặng một con búp bê nhân dịp giáng sinh và nó đoán rằng ông già Noel sẽ tặng nó một con”. Tôi bèn bảo thằng bé rằng có thể ông già Noel sẽ mang đến không biết chừng. Thằng bé đáp lại ngay “Ông già Noel không biết chỗ em cháu đang ở. Cháu sẽ đưa con búp bê này cho mẹ cháu để mẹ cháu chuyển cho em cháu”. Nghe như vậy tôi liền hỏi thằng bé xem em nó hiện giờ đang ở đâu.

Thằng bé ngước nhìn tôi với ánh mắt buồn rầu rồi nói “Nó đã đi theo với đức Chúa rồi”.

Bố của cháu bảo là mẹ của cháu cũng đang chuẩn bị đi cùng với em cháu rồi. Nghe những lời thằng bé nói tôi cảm thấy tim tôi như có ai vừa bóp nhẹ. Nói xong thằng bé ngước nhìn tôi rồi nói “Cháu đã bảo với bố cháu khuyên mẹ cháu đừng đi theo em cháu vội. Cháu bảo ông nhắn với mẹ cháu rằng hãy đợi cháu đi cửa hàng về đã”. Sau đó thằng bé hỏi tôi có muốn xem bức tranh của nó vẽ không. Tôi bảo rằng tôi rất thích. Thằng bé liền rút vài bức tranh nó để ở quầy hàng đưa cho tôi rồi nó nói “Cháu muốn mẹ cháu mang theo những bức tranh này theo để mẹ cháu không quên cháu, cháu rất yêu mẹ cháu nên cháu không muốn mẹ đi đâu. Nhưng bố cháu bảo mẹ cháu phải đi cùng với em cháu”.

Tôi chăm chú nhìn thằng bé và cảm thấy dường như trong hình hài nhỏ bé kia thằng bé lớn lên rất nhiều. Trong khi thằng bé không chú ý, tôi vội lục tìm trong ví của mình để lấy ra một nắm tiền rồi tôi bảo thằng bé “Cháu có đồng ý là chúng ta sẽ cùng đếm số tiền này không?” Thằng bé vô cùng phấn khởi nó nói “Ðược ạ cháu hi vọng là đủ”, rồi tôi đưa cho thằng bé một ít để hai người cùng đếm. Trong khi đếm tiền thằng bé khẽ nói “Tất nhiên ở cửa hàng này có rất nhiều búp bê, cảm ơn Chúa đã mang cho con số tiền này”, sau đó thằng bé nói với tôi rằng “Cháu vừa mới ước được đức Chúa ban cho cháu số tiền này, cháu sẽ mua con búp bê này để mẹ cháu mang nó cho em gái cháu. Và Ngài đã nghe thấy lời nguyện ước của cháu. Cháu cũng muốn ước rằng Ngài ban cho cháu đủ tiền để cháu mua cho mẹ cháu một bông hồng trắng vì mẹ cháu rất thích hoa hồng trắng nhưng cháu chưa kịp hỏi Ngài thì Ngài đã ban cho cháu số tiền đủ để mua cả búp bê và hoa hồng nữa”

Ðúng lúc đó thì cô của thằng bé quay trở lại nên tôi đẩy xe hàng của mình đi. Lúc này đây tôi có tâm trạng khác hẳn với lúc mới vào cửa hàng và tôi không khỏi nghĩ miên man về câu chuyện thằng bé kể cho tôi. Bây giờ tôi mới nhớ ra mình có đọc thấy trên báo nhiều ngày trước đây có một tai nạn do một tài xế say rượu đã đâm vào một ô tô làm chết tại chỗ một bé gái còn mẹ của bé thì bị thương rất nghiêm trọng. Lúc đó tôi nghĩ rằng tai nạn đó không phải là trường hợp của cậu bé đã kể.

Hai ngày sau tôi đọc trên báo thấy đăng tin người phụ nữ xấu số đó đã qua đời. Tôi vẫn không tài nào quên được cậu bé và tự hỏi không biết hai câu chuyện này có liên quan gì đến nhau không. Ngày hôm sau có chuyện gì cứ thôi thúc tôi khiến tôi bước ra ngoài và mua một bó hoa hồng trắng rồi đem đến nơi cử hành tang lễ cho người phụ nữ trẻ. Ở đó tôi thấy người phụ nữ nằm trong quan tài trên tay ôm một bó hoa hồng trắng rất đẹp bên cạnh đó là một con búp bê và những bức tranh của cậu bé mà tôi đã gặp ở cừa hàng đồ chơi hôm nào.

Tôi đứng đó nước mắt tuôn trào, cũng từ đó tôi cảm thấy yêu quí người thân của mình hơn và biết trân trọng những tình cảm linh thiêng đó. Tình yêu của cậu bé dành cho em gái và mẹ của mình thật là quá lớn lao. Nhưng chỉ cần có một tích tắc vô trách nhiệm của gã lái xe say rượu kia đà tàn phá hoàn toàn cuộc đời của cậu bé tội nghiệp. Ai đó đã từng nói rằng: “Chúng ta sống được nhờ những cái gì chúng ta có, nhưng chính chúng ta tạo ra ý nghĩa cuộc sống của mình bằng những gì chúng ta chia sẻ với người khác”.
Nguồn : tnttdonghoa.com


Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

BIỆT TÀI GIÚP NGƯỜI MÙ NHÌN THẤY SAU... 5 PHÚT


Tiến sĩ Sanduk Ruit, một bác sĩ nhãn khoa Nepal, có thể sẽ là nhà vô địch thế giới trong cuộc chiến chống mù lòa bởi ông đã giúp tìm lại ánh sáng cho hơn 120.000 người.


Thuli Maya Thing bị mù do chứng đục thủy tinh thể và sau khi được BS Sanduk Ruit phẫu thuật, thị lực của bà đã đạt 20/20

Thuli Maya Thing bị mù do chứng đục thủy tinh thể và sau khi được BS Sanduk Ruit phẫu thuật, thị lực của bà đã đạt 20/20
Theo Tổ chức y tế thế giới, trong số 39 triệu người trên thế giới bị mù thì có khoảng 50% là do đục thủy tinh thể - và có khoảng 246 triệu người khác có thị lực đang bị suy giảm. Và nếu là một người mù ở những nước nghèo thì theo lẽ thường, sẽ chẳng có hy vọng gì nhìn thấy ánh sáng. Vậy nhưng BS Ruit đã khởi xướng 1 kỹ thuật vi phẫu chữa đục thuỷ tin thể đơn giản với chi phí chỉ có 25 đô la Mỹ cho mỗi bệnh nhân với tỉ lệ thành công rất cao, giúp hàng chục ngàn người tìm lại ánh sáng.
Trong khi đó, tại Mỹ, phẫu thuật đục thuỷ tinh thể thường được thực hiện trên máy móc phức tạp trong khi đó, BS ruit chỉ dùng các thiết bị y tế thông thường. Do vậy, đã từng có những hoài nghi về phương pháp này cho tới khi Tạp chí Nhãn khoa Mỹ công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy kỹ thuật của BS Ruit rất chính xác (98% ca thành công sau 6 tháng phẫu thuật), tương đương với kết quả phẫu thuật bằng máy ở châu Âu. Sự khác biệt lớn nhất trong phương pháp của BS Ruit là nhanh hơn và rẻ hơn.
Thuli Maya Thing sau ca phẫu thuật

Thuli Maya Thing sau ca phẫu thuật
Hiện “phương pháp ông Nepal” này hiện đang được giảng dạy tại các trường y Hoa Kỳ. Và một sinh viên ĐH Stanford (Mỹ) đã được chứng kiến BS Ruit thực hiện “phép thuật” trên hơn 100 bệnh nhân sống tại Nepal, trong đó có Thuli Maya Thing, một phụ nữ ngoài 50 tuổi và đã bị mù do đục thuỷ tin thể mấy năm qua.
Theo đó, Thuli đã được tiêm thuốc gây tê cục bộ và mắt trái được “vén” lên bởi 1 mỏ vịt, BS Ruit bắt đầu thực hiện 1 vết rạch nhỏ trên nhãn cầu nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi, rồi nhấc phần thuỷ tinh thể bị hỏng ra và đặt một thuỷ tinh thể mới vào mắt. Toàn bộ quá trình này chỉ mất 5 phút. Sau đó, ông lặp lại quá trình này ở mắt phải của bệnh nhân.
Và điều đáng khâm phục hơn nữa là không chỉ giỏi trong phẫu thuật, ông cùng các cộng sự còn tự sản xuất thuỷ tin thể với giá 3 đô cho 1 thấu kính, so với giá 200 đô la Mỹ tại các nước phát triển. Và chất lượng của thuỷ tinh thể này tuyệt vời đến mức nó đã được xuất khẩu sang 50 quốc gia, một số trong đó là ở châu Âu.
Và điều này đã gây ấn tượng cho các chuyên gia trên thế giới. Tiến sĩ David F. Chang, cựu chủ tịch của Hiệp hội Phẫu thuật đục thủy tinh thể và khúc xạ Mỹ, mô tả BS Ruit là "một trong những bác sĩ nhãn khoa quan trọng nhất trên thế giới."
Nhân Hà
Theo NYTimes

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

TỪ ĐƯỜNG

                                                                       


                                                                                 TỪ ĐƯỜNG
                                                                                                       Thân tặng cậu VVB
                                                                Ân sâu tạc dạ lập từ đường,
                                                                Rạng rỡ uy nghiêm dưới ánh dương.
                                                                Lắm nghĩa quàng vai cùng Lục Tích,
                                                               Nhiều câu sánh bước với Hoàng Hương.
                                                               Cành nhân vạn thuở soi bao cõi, 
                                                               Cội phúc nghìn năm chiếu khắp phương.
                                                               Tổ đức  anh linh luôn tỏa sáng,
                                                               Tinh thần gia tộc mãi xuân trường.

                                                                                                       Minh Đạo - 2015



                                                              

NÉN NHANG

                                                             
               
       




                                                                                        NÉN NHANG

                                                                     Cưỡi hạc bay về tận cõi xa,
                                                                     Công ơn dưỡng dục khó phôi pha.
                                                                     Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ,
                                                                     Dẫn lối quang minh cậy đức Cha.
                                                                     Khổ cực một đời không quản ngại,
                                                                     Gian nan trọn kiếp chẳng nề hà.
                                                                     Hương trầm phảng phất nương theo gió,
                                                                     Khấn nguyện song thân diện Phật Đà.

                                                                                                       Minh Đạo - 2015


Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

CÂU CHUYỆN RƠI NƯỚC MẮT VỀ MẸ CỦA TIẾN SĨ TOÁN HỌC HARVARD

Đây là câu chuyện có thật về người mẹ của tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard. Câu chuyện xúc động về sự hi sinh của người mẹ dù đã được báo chí đăng tải rất nhiều nhưng vẫn khiến hàng triệu người phải rơi nước mắt mỗi lần đọc lại.

Ngày 5/9/1997 là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán, Đại học Bắc Kinh. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát của gia đình tôi. Mẹ tôi đang nấu mì sợi, chân vẫn còn tập tễnh. Mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân. Còn số bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm. 

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, vô cùng nghèo khó. Tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. 

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi. Tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xóa sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. 

Mẹ thương tôi đến mức đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Những khi mẹ vui vẻ là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng, trừ, nhân, chia và phân số, số phần trăm. Khi học tiểu học, tôi đã tự học để nắm vững Toán, Lý, Hóa của bậc trung học phổ thông. Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ đang định dắt con lừa con của nhà đi bán cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông lại đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã qua đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.

Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa. Cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:

- Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

- Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…

Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? 

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi, mẹ dùng một phương pháp nguyên thủy và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, cũng không có tiền thuê người giúp, bèn gặt dần. Lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà. Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm. Khi mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ đến chảy máu, đi đường cứ cà nhắc… Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…".

Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng, có lúc dành dụm không đủ còn phải giật tạm vài ba chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn. Nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.


Mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước soda) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ. Làm con của người mẹ như thế, tôi rất tự hào. 

Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".

Tôi bị nói lắp. Có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tôi đã thành người giỏi tiếng Anh thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ. Mẹ đã khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. 

Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới". Không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì. Tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những nỗi khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! 

Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: tôi muốn phát triển toàn diện cả Toán, Lý, Hóa, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần phải phân tán rộng. Nếu giờ chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. 

Tháng 1 năm 1997, cuối cùng tôi cũng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển, tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi: "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng".

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; sau đó công bố huy chương Bạc, cuối cùng, công bố huy chương Vàng. Người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!". 

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. 

Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, cuối cùng tôi đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi. Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt… Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. 

Ngày 12/8, trường Trung học số một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

"Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh thành và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh - Trung" để học tiếng Anh. Mẹ không có tiền, nhưng vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng. Hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40 km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay.

Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.

Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hóa, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ".

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa... Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

Sưu tầm

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

NHỮNG CHUYỆN LUÂN HỒI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA BẬC BỒ TÁT



Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
Thời ấy, vua Lương Vũ Đế cũng như mọi người đều rất kính trọng và tin phục các Thiền sư. Bất luận khi họ gặp những sự kịên gì trong đời sống, như sinh con, cha mẹ qua đời, cưới hỏi… họ đều cung thỉnh các Thiền sư đến để tụng kinh chú nguyện.
Một hôm, có một gia đình giàu có thỉnh Thiền sư đến tụng kinh chú nguyện nhân dịp đám cưới người con gái của họ, đồng thời thỉnh Thiền sư ban cho vài lời chúc mừng để mong rằng trong tương lai, việc hôn nhân đều được tốt lành như ý. Thiền sư Chí Công đến nhà ấy, khi nhìn thấy cô dâu chú rể, Ngài liền nói:
“Thật cổ quái, thật cổ quái! Cháu cưới bà nội.”
“Thật cổ quái” nghĩa là xưa nay chưa từng có một việc như vậy. Đây không phải là chuyện xưa nay thường xảy ra. Thật kỳ lạ khi nhìn một đứa cháu cưới bà nội mình làm vợ. Trên thế gian này, nếu không thông đạt những nhân duyên trong thời quá khứ thì không thể nào lý giải được những mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… của nhau. Vì sao? Vì mọi người đều có thể là chồng hoặc vợ của nhau trong đời trước. Một người có thể là cha hoặc là con của nhau trong nhiều đời trước. Hoặc một người đều là mẹ và con gái của nhau trong đời trước. Ông nội của quí vị trong đời trước lại kết hôn với cháu gái của quí vị trong đời này. Hoặc là bà ngoại đời trước lại tái sinh làm con gái của quí vị. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra, và đều chịu sự biến hóa khôn lường.
Trong nhà này, chuyện “cháu cưới bà nội” là do trước kia, khi bà nội sắp mất, bà trăn trối lại với toàn gia quyến: “Con trai ta vừa mới cưới vợ và đã có con nối dòng. Con gái ta cũng đã có chồng, ta không còn bận tâm gì nữa”. Bà ta hoàn toàn thỏa mãn và đã gạt mọi sự bận tâm qua một bên, ngoại trừ một điều: còn đứa cháu nội, “tương lai rồi sẽ ra sao? Ai sẽ chăm sóc nó? Liệu người vợ của nó có đảm đang hay không? Ta không thể nào không lo cho nó được!”
Bà nắm tay đứa cháu nội và qua đời. Người ta bảo rằng nếu mọi việc đều toại nguyện, lúc lâm chung có được tâm trạng thơ thới thì người chết sẽ nhắm mắt. Còn nếu không, thì người chết không nhắm mắt được. Bà lão nói: “Bà rất lo lắng cho cháu, bà chết không nhắm mắt được”. Nói xong, bà ra đi mà mắt vẫn mở. Thần thức của bà vẫn còn lo âu. Khi đến gặp Diêm vương, bà ta than khóc, thưa rằng:
– Tôi còn đứa cháu nội, không ai chăm sóc nó.
Diêm vương đáp:
– Được rồi, bà hãy trở lại dương gian chăm sóc cho nó.
Nói xong, bà ta được đầu thai trở lại trong cõi trần. Khi đến tuổi thành hôn, bà ta lấy người cháu nội trước đây của bà ta. Vì vậy nên nói “cháu lấy bà nội”. Quí vị thấy có phải là cổ quái thật không?
Chỉ vì một niệm ái luyến không buông xả được mà tạo nên biết bao duyên nghiệp buộc ràng về sau. Bà ta chỉ vì bận tâm vì đứa cháu, mà về sau phải làm vợ cho nó. Quí vị thử nghĩ lại xem, đây chẳng phải là chuyện cổ quái hay sao?
Quí vị sẽ hỏi: “Làm sao mà Thiền sư Chí Công biết được điều ấy?” Thiền sư biết được là vì Ngài đã đạt được ngũ nhãn và lục thông. Nên chỉ cần nhìn qua, là Ngài liền biết được ngay kiếp trước của cô dâu vốn là bà nội của chú rể. Chỉ vì bà nội đã khởi một niệm ái luyến sai lầm nên nay phải đầu thai trở lại làm người, và làm vợ của đứa cháu nội mình. Một niệm lành còn như thế huống gì là niệm ác, hoặc khởi trùng trùng niệm ác thì luân hồi trong tam đồ lục đạo biết bao giờ dứt, biết bao giờ mới mong ra khỏi.
Thiền sư lại nhìn trong số khách đến dự đám cưới, có một bé gái đang ăn thịt, Ngài nói: “Con gái ăn thịt mẹ”.
Vì miếng thịt mà em bé đang ăn là thịt dê, con dê này vốn là mẹ của em bé đầu thai lại. Kiếp trước bà ta đã tạo nghiệp ác quá lớn nên đã phải đọa làm dê. Nay lại bị chính con mình ăn thịt. Vòng oán nghiệp khởi dậy do vô minh của chúng sinh không lời nào kể hết được. Chư Bồ Tát thương xót, phát tâm cứu độ chúng sinh là do điểm này.
Khi Thiền sư nhìn các nhạc công, thấy có vị đang đánh trống. Ngài nói: “Con trai đang đánh bố”.
Vì cái trống ấy bịt bằng da lừa. Con lừa này chính là cha của anh nhạc công đầu thai vào. Con lừa này bị giết thịt, lấy da làm mặt trống. Thật là đau thương cho kiếp luân hồi.
Ngài nhình quanh đám cưới, nói tiếp: “Heo dê ngồi ở trên”.
Ngài thấy có vô số loài heo, cừu, dê, gà được đầu thai trở lại làm người, nay họ đều là bà con thân quyến của nhau nên cũng đến dự đám cưới này.
Nhìn trong bếp, Ngài nói: “Lục thân bị nấu trong nồi”.
Chính là cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn do kiếp trước đã sát sinh heo, gà quá nhiều để ăn, nay lại bị đọa làm heo, dê, gà trở lại; rồi bị giết thịt, bỏ vào nồi chiên nấu trở lại.
Ngài nói tiếp: “Mọi người đều vui vẻ chúc mừng nhau”.
Mọi người đến dự đám cưới đều rất vui vẻ mà chúc tụng nhau. Ngài tự than với mình rằng:
“Trông thấy cảnh ấy mà lòng đau xót, ta biết đó chính là những oán nghiệp xoay vần vay trả, tạo nên nỗi khổ chất chồng”.
Thiền sư Chí Công biết rõ nhân quả khi nhìn vào gia đình này. Làm sao chúng ta có thể hiểu được hết chuỗi nhân quả của từng gia đình với trùng trùng khác biệt nhau ra sao. Cho nên những người tu đạo phải rất cẩn trọng trong khi tu nhân, vì khi nhân duyên chín mùi sẽ gặt lấy quả tương ứng với nhân đã gieo. Tại sao người lại trở lại làm người? Là để trả nợ, trả những món nợ nhân quả ở thế gian. Nếu quí vị không tìm cách trả món nợ này thì nợ nần vẫn tiếp tục, như món nợ đã vay của ngân hàng vậy.
Tôi nhớ một câu chuyện này nữa. Có một gia đình nuôi một con lừa, dùng nó để kéo cối xay và chuyên chở. Người chủ thấy lừa quá chậm chạp nên thường dùng roi đánh nó để thúc giục. Con lừa làm việc miệt mài trong cực nhọc cho đến khi chết. Nó được đầu thai làm người. Khi người chủ hay đánh đập lừa chết, lại đầu thai làm một người phụ nữ. Khi cả hai người này đến tuổi thành hôn thì họ cưới nhau.
Quí vị có biết cặp vợ chồng này sống với nhau như thế nào không? Suốt ngày người chồng đánh đập người vợ. Ông đánh vợ bất kỳ lúc nào, bất luận đang cầm vật gì trên tay, cả lúc đang ăn cơm cũng đánh vợ bằng đũa. Ông ta vừa đánh vừa chửi, cho dù người vợ chẳng làm điều gì sai trái.
Một hôm Thiền sư Chí Công đi qua nhà họ. Người phụ nữ bèn thưa với Ngài:
– Chồng con ngày nào cũng đánh và chửi con qúa chừng mà con không biết tại sao. Bạch Ngài, xin Ngài hãy dùng ngũ nhãn, lục thông bảo cho con biết mối tương quan nhân quả của chúng con đời trước ra sao mà đời này chồng con đánh đập và chửi mắng con hoài vậy?
Thiền sư Chí Công đáp:
– Tôi sẽ nói rõ tương quan nhân quả của hai người cho mà nghe. Trong đời trước, bà là một người đàn ông. Ngày nào bà cũng đánh đập chửi mắng con lừa, thúc giục nó phải kéo cối xay bột.
Ông chủ ấy thường đánh con lừa bằng cái chổi tre. Nay ông chủ được đầu thai lại làm người phụ nữ, đó chính là bà. Còn con lừa thì được đầu thai làm người chồng. Nay ông ta thường hay đánh đập chửi mắng bà cũng như kiếp trước bà đã thường đánh chửi ông tức là con lừa vậy. Nay bà đã hiểu rõ nhân quả tương quan với nhau rồi, tôi sẽ bày cho một cách để chấm dứt vòng oán nghiệp này. Bà hãy cất giấu tất cả mọi dụng cụ trong nhà ngoại trừ cái chổi đuôi ngựa (chổi dây). Khi người chồng thấy chẳng còn vật gì dùng để đánh cô, anh ta sẽ cầm chổi dây này để đánh. Cứ để cho anh ta đánh vài trăm roi, thì nợ cũ của bà mới được trả. Lúc đó, bà mới báo cho anh ta biết nhân đời trước và quả đời sau báo ứng với nhau rất rõ ràng như tôi vừa giải thích cho bà. Anh ta sẽ không còn đánh bà nữa.
Người phụ nữ làm đúng như lời Thiền sư Chí Công chỉ dạy. Khi người chồng về đến nhà, ông ta liền kiếm vật gì đó để đánh vợ. Chỉ còn thấy chiếc chổi đuôi ngựa, ông ta cầm lấy và đánh. Thông thường như mọi khi, cô ta tìm cách chạy trốn. Nhưng lần này cô ta kiên nhẫn ngồi đó chịu đòn cho đến khi ông chồng ngừng tay.
Thấy lạ, ông ta hỏi tại sao bà không bỏ chạy. Cô ta kể lại việc được Thiền sư Chí Công giải thích cặn kẽ tương quan nhân quả của hai người. Ông chồng nghe xong ngẫm nghĩ: “Như thế thì từ nay ta không nên đánh chửi cô ta nữa. Nếu còn đánh, thì kiếp sau cô ta sẽ đầu thai trở lại rồi tìm ta để đánh chửi”. Từ đó ông chồng không còn đánh mắng người vợ nữa.
Thế nên quí vị phải biết mọi người đều có sự quan hệ với nhau tương ứng với nhân đã tạo. Quí vị chẳng thể nào biết được trong đời trước, ai đã từng là mẹ, là anh, là cha hay là chị em của mình. Cái nhân đã tạo ở đời trước sẽ tạo thành quả đời này và nhất định có liên quan đến bà con quyến thuộc của mình. Nếu quí vị hiểu được đạo lý nhân quả, thì quí vị có thể chuyển hóa, biến cải được nhân bằng cách từ bỏ những việc ác.
Còn một chuyện nữa về Thiền sư Chí Công. Một ngày Ngài ăn hai con chim bồ câu. Ngài rất thích món ăn này. Người đầu bếp nghĩ rằng món thịt bồ câu chắc là rất ngon nên ngày nọ anh ta quyết định nếm thử. Anh ta làm việc này với hai ý nghĩ: một mặt là muốn thử xem thức ăn hôm nay mình làm có ngon hay không? một mặt khác anh ta nghĩ rằng Ngài Chí Công ngày nào cũng thích ăn bồ câu, nhất định đây là một món ăn rất ngon, nên muốn thưởng thức một chút rồi mới đem đến cho Thiền sư dùng.
Khi người đầu bếp mang thức ăn đến. Ngài nhìn đĩa thức ăn và hỏi:
– Hôm nay có ai nếm trộm thức ăn này? Có phải chính anh không?
Người đầu bếp liền chối. Thiền sư liền bảo:
– Anh còn chối. Tôi sẽ cho anh thấy tận mắt ai là người nếm trộm. Hãy nhìn đây!
Ngài liền ngồi ăn. Ăn hết hai con bồ câu rồi, Ngài liền há miệng rộng, trong đó, một con bồ câu liền vẫy cánh bay ra còn con kia thì bị mất một cánh, không thể bay lên được.
Thiền sư mới bảo:
– Anh thấy đó, nếu anh không nếm trộm thì tại sao con bồ câu này không thể bay được? Chính là vì ông đã ăn hết một cánh của nó.
Chuyện này làm cho anh đầu bếp biết Thiền sư Chí Công không phải là người thường. Ngài chính là hóa thân của Bồ tát. Thế nên Ngài có năng lực biến những con bồ câu bị nấu thành thức ăn rồi thành bồ câu sống. Không phải là Bồ tát, không làm chuyện này được.
Thiền sư Chí Công còn thường ăn một loại cá gọi là Tuệ Ngư. Cũng đem cá ra nấu nướng rồi Ngài ăn từ đuôi lên đầu. Nhưng sau đó Ngài lại há miệng ra làm cá sống lại. Vì vậy, những việc này là rất thường đối với cảnh giới của hàng Bồ – tát. Thiền sư Chí Công là một vị Bồ – tát, nhưng không bao giờ Ngài nói: “Các ngươi biết không, ta là một vị Bồ – tát, ta đang giáo hóa chúng sanh, ta có đại nguyện này, hạnh nguyện kia…” Các vị không bao giờ mong khởi ý niệm ấy. Cho nên chúng ta là hàng phàm phu, dù có thấy Chư Phật hay Bồ – tát cũng không thể nào nhận biết được. Việc làm của Bồ – tát cũng gần như hành xử của người thường, nhưng thực chất lại không giống nhau. Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn.
                                            Trích từ bài pháp Giảng Giải Chú Đại Bi
                                                          Cố hòa thượng Tuyên Hóa