Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

HIỂU RÕ “ĐỊNH LUẬT CON NHÍM”, BẠN SẼ LÀ BẬC THẦY TRONG GIAO TIẾP

 



Vào mùa đông giá lạnh, hai con nhím ôm nhau để làm ấm, nhưng dù thay đổi tư thế như thế nào thì chúng cũng đều không cảm thấy thoải mái. Nếu ở gần thì gai nhọn xung quanh sẽ làm chúng tổn thương, nếu cách xa thì sẽ lạnh buốt không thể chịu nổi.

Sau nhiều lần lăn lộn, cuối cùng thì chúng cũng tìm ra một khoảng cách thích hợp, không những có thể sưởi ấm cho nhau, mà còn tránh làm tổn thương nhau. Các nhà tâm lý học đã đặt tên cho hiện tượng này chính là: “Quy luật con Nhím”.

Giao tiếp giữa người với người cũng vậy, ở gần thì dễ rạn nứt, cách xa thì oán giận. Giữ một khoảng cách thích hợp, cũng chính là sự tự giác trưởng thành của mỗi người.

Quá thân thiết với người mới quen chính là điều kiêng kỵ trong giao tiếp

Khi Tiểu Vương vừa mới gia nhập công ty mới, mọi người xung quanh đều nói với anh ấy rằng, sau giờ làm việc thì nhất định cần phải tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong công ty.

Vì vậy, trong ngày đầu tiên đi làm, Tiểu Vương đã mang những đặc sản của gia đình và phân phát cho mọi người trong giờ ăn.

Khi ăn cùng nhau, họ đã nói rất nhiều về gia cảnh cũng như hướng phát triển trong tương lai, Tiểu Vương cũng không tránh khỏi việc nói ra những bí mật nho nhỏ của mình.

Vì phép lịch sự, những người xung quanh đều tỏ ra hài lòng nên đã phụ họa theo. Nhưng đến mấy ngày sau đó, không ai nguyện ý mời Tiểu Vương cùng ăn cơm, cũng không ai để ý đến anh. Thậm chí là ở những bộ phận khác trong công ty, anh ấy cũng vô ý nghe được những lời dị nghị của người khác về bản thân mình.

Tiểu Vương rất buồn, không hiểu tại sao tấm chân tình của mình lại đổi lấy sự qua loa, cảm xúc lạnh nhạt của đối phương. Nguyên nhân là, cảm xúc quá phận, khi nói quá nhiều về cảm xúc cũng như những lời lẽ riêng tư sẽ khiến đối phương rơi vào tình thế khó xử.

Khi tiếp xúc với bất kỳ ai đó, lần đầu gặp mặt, còn ở trong giai đoạn mới làm quen, nếu bạn luôn muốn nóng lòng để thể hiện thành ý của mình, kết quả là khiến đối phương hiểu nhầm.

Chúng ta cần phải nhớ rằng: Giữa hai tâm hồn với nhau, cần phải có thời gian để tìm hiểu và xích lại gần nhau hơn, quan hệ giữa người với người, có khoảng trống mới là tốt đẹp nhất.

Có một số người hỏi: Khi gặp một người “Mới quen mà đã nói những lời thân mật, bạn sẽ cảm nhận như thế nào?” Có người trả lời: Mỗi khi gặp những người như vậy, đầu não của tôi sẽ nhanh chóng hiện lên câu hỏi: Tôi có biết người này không? Mục đích họ tiếp cận với mình là gì? Họ nghĩ tôi bị mất trí à?

Mối quan hệ có nông có sâu, mối quan hệ tốt nhất chính là giữ được khoảng cách chừng mực giữa hai bên, đó cũng chính là yếu tố quan trọng để phát triển một mối quan hệ lâu dài.

Tình cảm vừa đủ, gắn kết lâu dài

Giữ một khoảng cách thích hợp chính là một cách thông minh để bảo vệ mối quan hệ hai bên. Tôi đã từng xem qua một đoạn video ngắn, thấy một cặp bạn gái trở mặt với nhau. Sau khi tốt nghiệp, Phương Phương và người bạn Đại học của cô đến làm việc ở cùng một thành phố, để tiết kiệm tiền, cả hai cùng thuê chung một căn hộ.

Ban đầu họ cứ tưởng rằng, hai người sống cùng nhau có thể chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau, tuy nhiên, người bạn cùng phòng thích giao lưu, cô ấy thường mời bạn bè đến chơi mà không báo trước cho Phương Phương, cô cũng không thích dọn dẹp, mỗi lần bạn bè tới chơi, sau khi tiệc tan thì cô không quét dọn phòng, không lau bàn ghế, khắp nhà đầy rác,…

Phương Phương cũng nhiều lần nhắc nhở cô, nhưng cô coi như không nghe thấy gì, cô chỉ nói: “Giữa hai chúng ta còn tính toán mấy chuyện nhỏ con này ư?”, không còn cách nào khác, Phương Phương đành phải tự dọn dẹp.

Không chỉ vậy, cô cũng thường xuyên sử dụng đồ của Phương Phương mà không hỏi han gì cả, Phương Phương không thể chịu nổi, sau đó đành âm thầm dọn khỏi ngôi nhà đó.

Thật là mệt mỏi khi phải sống cùng với một người không biết chừng mực. Cho dù mối quan hệ có tốt đến đâu, tốt nhất nên đối xử có chừng mực với nhau, không được quá giới hạn, có như vậy mới có thể cân bằng và duy trì mối quan hệ này lâu bền.

Kết luận:

Trong giao tiếp và quan hệ giữa người với người, quan trọng nhất là có chừng mực và giữ khoảng cách nhất định với nhau, cần có sự coi trọng lẫn nhau. Tình bạn đích thực là không cần phải rầm rầm rộ rộ, mà cần phải có chừng mực, khoảng cách, biết tiến và biết lui, cũng cần phải biết rõ ranh giới ở đâu.

Định luật con Nhím: Biết điều gì nên nói, điều gì không nên nói, biết chuyện gì nên làm và không nên làm, xác định đúng vị trí, không vượt quá giới hạn, giữ mức độ thân thiết và chừng mực, như vậy mới có thể duy trì và tồn tại lâu dài.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina – Phương Sát 

LÝ DO KHÔNG NÊN ĐÁNH RĂNG NGAY SAU KHI ĂN


 


Đánh răng ngay sau khi ăn giúp đảm bảo hơi thở thơm tho nhưng vô tình mài mòn lớp men răng đang trong lúc nhạy cảm, lâu ngày khiến răng yếu, dễ ố vàng.

Đánh răng là một trong những bước quan trọng của việc vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, thực hiện sai thời điểm có thể không đem đến những lợi ích như bạn mong muốn, thậm chí còn phá hỏng nỗ lực chăm sóc của bạn suốt thời gian qua. Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi ăn sáng hoặc sau mọi bữa ăn để đảm bảo hơi thở thơm tho nhưng việc này có thể vô tình làm hại răng.

Ăn sáng xong mới đánh răng khiến men răng dễ bị mài mòn hơn.

Khi ăn, uống món gì đó có tính axit vào bữa sáng như nước cam, nước chanh, lượng axit này tạm thời làm mềm men răng. Đánh răng ngay sau khi ăn có thể khiến răng dễ bị mài mòn, yếu. Khi men răng suy yếu, chúng cũng có xu hướng dễ thay đổi màu sắc hơn. Đánh răng ngay sau khi ăn cũng làm tăng độ nhạy cảm của răng, khiến tình trạng ê buốt, đau nhói răng có thể trở nên phức tạp hơn.

Tốt nhất, bạn nên đánh răng khi thức dậy, việc này vừa giúp bạn thấy khoan khoái, sạch sẽ hơn lại góp phần hỗ trợ cơ chế tự kháng khuẩn của nước bọt, khoang miệng. Hơn nữa, sau một giấc ngủ, khoang miệng luôn có mùi hôi, kém vệ sinh, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hương vị bữa sáng.

Bạn nên đánh răng trước khi ăn bữa sáng và sau khi ăn có thể dùng nước súc miệng để đảm bảo vệ sinh khoang miệng.

Thói quen đánh răng trước khi ăn phần nào tạo mảng bám bảo vệ răng, hạn chế sự tấn công của axit có trong thực phẩm bạn ăn. Nếu nhất định phải đánh răng sau bữa ăn, hãy chờ 30-45 phút để không ảnh hưởng đến men răng.

Duk Sun (Theo Brightside)


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

TỐT XẤU TỪ TÂM SANH

 


Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

– Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

– Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

– Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

– Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở kể với Tô tiểu muội toàn bộ những gì đã diễn ra.

Tô tiểu muội thông minh hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

– Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

– Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

Phật Ấn là tâm Phật nên nhìn cái gì cũng giống Phật, còn tâm anh như đống phân bò nên mới thấy như thế!

Đông Pha nghe tiểu muội phân trần, mới thấy lòng chua chát và hổ thẹn bèn quyết tâm tu tập tinh tấn hơn!

Lời bình: Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, không hận thù, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.

Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Sưu tầm

3 KIỂU CHA MẸ CON CÁI KHÔNG MUỐN BÁO HIẾU, VỀ GIÀ LỦI THỦI 1 MÌNH

 


Những kháп giả đã từng theo dõi bộ phim truyền hình “Đều rất tốt” chắc chắn sẽ không xa lạ với hình ảnh ɴgườι cha trong phim. Người cha già phức tạp, lập dị này là cơn áċ mộng đối với các con của ông. Trên thực tế, những phụ huynh như vậy không phải là hiếm trong cuộc sống. Họ sẽ trở tɦàɴh bậc cha mẹ cô đơn khi về già, con cái muốn hiếu thuận cũng khó.

Lúc còn trẻ họ thường rất mạnh mẽ, hay khoe khoang với hàng xóm rằng mình về già cũng không trông cậy vào ai, nhưng khi về già họ mới thấy mình chẳng có con cái chăm sóc gì cả.

Lấy ví dụ như anh bạn đồng nghιệρ của em đây các mẹ. Gần nửa năm nay thấy anh lúc nào cũng buồn bã, hôm rồi hỏi han mới biết anh mới đón bố anh từ quê lên. Anh này lấy vợ cũng muộn, 2 vợ chồng cưới xong vay trả góp mua nhà. Nếu bình thường cũng chả sao, ai dè ngay lúc dịch thì tiệm thẩm mỹ của vợ anh cũng bị ảnh hưởng. Do vậy chi tiêu trong nhà phải dè sẻn. Mà chẳng hiểu sao bố anh ở quê cứ nhất mực đòi lên tɦàɴh phố sống cùng vợ chồng con trai út. Anh thì thật sự không muốn đưa bố lên vì vợ chồng đi vắng cả ngày, nhà cɦuɴg cư đóng cửa suốt. Nhưng bố anh cứ thấy anh về quê là mặt nặng mày nhẹ, giải thích sao cũng không chịu nghe.

Rồi thì anh cũng hỏi ý vợ đưa bố lên. Nhưng bố anh lên vài hôm hê nhà nhỏ, than phiền con dâu nấu ăn không ngon, ông cũng vặn to âm lượng tối đa khi xem ti vi, khιếп hàng xóm phàn nàn. Anh nhắc thì bị bố lớn tiếng mắng lại, mối quąn hệ càng căng thẳng hơn. Không chỉ với cha mà mối quąn hệ giữa anh và vợ cũng xấu đi. Trong tυуệt νọиg, anh chỉ có thể thuyết phục bố về quê, căng đến mức phải gọi các anh chị trong nhà lên giải quyết giùm. Bố anh thì bảo sẽ từ mặt anh, còn anh thì bảo rằng thật chẳng muốn nghĩ đến chuyện về nhà ở cùng bố. Mang tiếng bất hiếu cũng chịu, thà anh gửi tiền thuê ɴgườι về chăm.

Thực tế có những bậc phụ huynh có thể thấy trước về già cô đơn con cái không muốn báo hiếu, họ có những điểm sau:

1. Cha mẹ quá coi thường con cái

Một số gia đình, cha mẹ đối xử không ᴄôпg bằng giữa các con.Những đứa trẻ được cha mẹ cưng chiều sẽ cảm thấy mình được coi, sẽ dựa vào tình yêu тhươпg của cha mẹ để tác oai tác quái, coi mình là trung tâм vũ trụ. Những đứa trẻ không được cha mẹ yêu тhươпg sẽ мất niềm tin vào gia đình, từ nhỏ đã bị đối xử bất ᴄôпg, tự nhiên sẽ nảy sinh tâм lý phảп kháпg đối với cha mẹ.

2. Cha mẹ luôn mặc kệ con

Tất cả những thói quen và tính cách của trẻ thực ra đều được học từ nhỏ. Một số cha mẹ phớt lờ con cái khi con có ɦàɴh vi sai trái, luôn miệng bao biện cho con. Kết quả là con cái không có ý thức chăm sóc cha mẹ sau này. Đồng thời, tình yêu тhươпg của cha mẹ dành cho con cái cũng sẽ làm suy yếu ý thức biết ơn cha mẹ. Thậm chí khi lớn lên, chúng sẽ cảm thấy rằng cha mẹ τử tế với con cái là điều đương nhiên.

3. Cha mẹ không làm gương

Cha mẹ là những ɴgườι thầy ƌầυ tiên của trẻ, мôi trường gia đình tốt và bầu không khí gia đình là nền tảng cho sự pнát triển lành mạnh của trẻ em. Ngược lại, nếu cha mẹ có một số tật xấu, hoặc bản thân không phải là ɴgườι hiếu thảo, thì việc muốn con cái hiếu thảo với mình là điều phi thực tế.

Đặc biệt là trong những gia đình có những ɴgườι cha vô hình, họ không tham gia vào quá trình nuôi dạy con cái và để con cái được hưởng tình yêu тhươпg của ɴgườι cha, đương nhiên không thể có được lòng hiếu thảo của con cái trong những năm tháпg sau này.

Dù hiếu thảo với cha mẹ là đạo đức truyền thống được cả xã hội ủng hộ, nhưng những cách làm, cách cư xử của một số bậc cha mẹ thực sự khó có thể làm con cái hiếu kính với cha mẹ. Tuổi già cô đơn con cái xa láпh là điều dễ hiểu.

Bằng cách này, thay vì trách con cháu bất hiếu, ɴgườι cao tuổi nên làm tốt ᴄôпg việc của mình khi còn trẻ và làm gương tốt cho con cháu, dù về già cũng không nên làm quá nhiều điều cho “Sư phụ lão đại”. ɴgườι cao tuổi . Dù là ai cũng là một điều may mắn.

Nguồn: kenhyte.com

NGHỆ THUẬT ĐỐI NHÂN XỬ THẾ CỦA CỔ NHÂN: “BẢY PHẦN TRÀ, TÁM PHẦN RƯỢU, BA KHẤU ĐẦU?”

 



Người xưa rất coi trọng chữ “kính”, ngay cả khi cùng nhau uống trà uống rượu cũng phải kính cẩn. Trong khi uống trà, cũng có một số quy tắc và điều kiện kỳ ​​lạ, mang hàm ý văn hóa hấp dẫn.

1. Bảy phần trà, tám phần rượu

“Bảy phần trà, tám phần rượu” là câu nói dân gian, ý nói rót trà rót rượu không rót đầy, rót trà bảy phần, rót rượu tám phần là phù hợp. Nếu rót quá nhiều hoặc quá ít sẽ bị coi là thiếu hiểu biết về phép xã giao.

Khi rót trà bằng ấm trà, bạn nên cầm bằng tay phải và giữ nắp bằng tay trái. Khi rót trà trước mặt khách, thứ tự phục vụ nên theo độ tuổi, và khách trước chủ nhà sau. Sau khi rót một lượt trà, ấm trà nên được đặt trên bàn, và vòi không được hướng về phía khách.

Tốt hơn là nên rót trà khi đầy bảy phần của chén trà. Như có câu “Trà đầy lừa khách”, trà đầy sẽ khiến khách không vừa ý, thứ hai, việc đầy chén cũng không dễ uống.

Có một ám chỉ khác về câu nói này:  Khi Tô Đông Pha bị giáng xuống Hoàng Châu, Hồ Bắc. Ba năm sau, Tô Đông Pha trở lại thành đô, trên đường cố ý đến Tam Hiệp lấy nước. Tuy nhiên, mãi nhìn phong cảnh hai bên. Ông đã không nghĩ đến việc lấy nước cho đến khi thuyền đi qua hẻm núi giữa, nên vội bảo người lái thuyền quay lại, nhưng người lái thuyền nói: “Thủy lưu ở Tam Hiệp dòng nước chảy xiết, quay đầu trở lại thật không hề dễ dàng. Nước Tam Hiệp nhất lưu mà hạ, nước ở Hạ Hiệp chẳng phải cũng từ Trung Hiệp chảy đến sao?

Tô Đông Pha nghĩ, đúng vậy, anh ta lấy nước hạ giáp và đi đến thành đô. Khi anh gửi nước cho Vương An Thạch, Vương An Thạch rất vui mừng, để anh ta cùng thử loại trà mới, lấy trà Mạnh Phù mới được hoàng đế ban cho, pha với nước do Đông Pha mang đến. Sau khi pha trà xong, Vương An Thạch tự tay rót một chén cho mình và Tô Đông Pha, nhưng cũng chỉ được bảy phần, Tô Đông Pha trong lòng thầm nghĩ keo kiệt với mình đến mức không rót đầy một chén trà.

Vương An Thạch bưng trà lên, nhấp một ngụm, xem lại, cau mày nói: “Nước của ngươi là nước Tiểu Hạ, không phải nước Trung Hạ”.

Vương An Thạch rất ngạc nhiên, Vương An Thạch giải thích: “Nước ở Tam Hiệp ngọt ngào, tinh khiết và sống động, pha trà ngon, nhưng hẻm trên thì phù phiếm, hẻm dưới thì đục, chỉ có hẻm giữa là nhạt, mới là loại nước pha trà ngon nhất. Tô Đông Pha như tỉnh dậy sau khi nghe điều này.

Sau đó Vương An Thạch nói: “Ngươi xem lão nhân gia rót trà chỉ có bảy phần, vậy hẳn là sắp xếp không phải lão nhân gia.”  Tô Đông Pha vội vàng nói ‘không dám nghĩ như vậy’.

Vương An Thạch nói: Nước sông Trường Giang không dễ lấy, bạn cũng tự biết rồi, không cần lão phu (người xưa) phải nói nữa. Trà Mông Đỉnh (Cam Lộ, một loại trà nổi tiếng ở Trung Quốc) một năm chiết xuất 365 lá trà, cung kính dâng lên Hoàng thượng.

Rót trà 7 phần, biểu thị sự trân quý của trà, cũng là thể hiện sự tôn kính đối với người thưởng trà. Nếu đổ đầy thì sẽ tràn ly, trà nóng sẽ gây bỏng tay, không thể hiện được sự tinh tế và tôn trọng đối phương. Còn rượu ngon thì phải tám phần, tròn đầy hơn, thể hiện sự hào phóng và hiếu khách. Từ đó, câu chuyện “Chè bảy, rượu tám” được lưu truyền.

2. Ba khấu đầu

Có ba khấu đầu đề cập đến trong phòng trà:

Đệ tử hướng tới lão bối:  Năm ngón tay hợp lại thành nắm đấm, trái tim của nắm đấm hướng xuống dưới, năm ngón tay đập vào mặt bàn tay, tương đương với việc cầu trời thuận buồm xuôi gió.

Đồng bối chi gian: Đặt ngón trỏ và ngón giữa vào nhau, tương đương với việc dùng hai tay nắm chặt lại.

Lão bối hướng tới đệ tử: Chạm vào ngón trỏ hoặc ngón giữa của bạn, tương đương với việc bạn gật đầu. Nếu bạn đặc biệt ngưỡng mộ bọn trẻ, bạn có thể làm ba lần.

Có một ám chỉ khác về “ba cung kính”: Theo truyền thuyết, khi Càn Long còn nắm quyền, ông thích thăm Ngụy Phủ riêng ở vùng Giang Nam. Một lần đến Tô Châu duyệt binh, các quan viên địa phương nghe tin liền nhanh chóng tìm kiếm xung quanh, chỉ thấy Càn Long đang ngồi  uống trà một mình trong quán trà .

Những quan chức địa phương này lo lắng rằng việc quỳ gối này sẽ cho mọi người biết rằng đây là Hoàng đế, và nếu có kẻ nào gần đó đe dọa sự an toàn của Hoàng đế thì sẽ rất phiền phức. Nhưng họ không thể không tôn kính biểu tượng của Hoàng đế, vì vậy họ cúi đầu chào.

Hoàng đế Càn Long không khỏi bật cười khi chứng kiến ​​sự lúng túng của các quan lại địa phương. Vì vậy, ông ấy đã khéo léo dùng ngón giữa và ngón trỏ để gõ ba lần vào mặt bàn. Có nghĩa là khi thấy người khác chào thì mình sẽ chào lại.

Từ Thanh
Theo Secrecchina

CUỘC ĐỜI BẠN RỐT CUỘC LÀ ĐANG ‘GÁNH NƯỚC’ HAY ‘ĐÀO GIẾNG’?

 


Có hai hòa thượng nọ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi sát cạnh nhau, một người tên “Nhất Hưu” một người tên “Nhị Hưu”. Trên cả hai ngọn núi này đều không có nước, do vậy mỗi ngày hai hòa thượng này đều phải đi xuống khe suối nhỏ gánh nước về mới có nước để dùng.

Bởi thời gian đi gánh nước thường trùng nhau lại thường xuyên gặp mặt nên lâu dần hai hòa thượng trở thành bạn bè.

Cứ như vậy thời gian đi gánh nước dần trôi thấm thoắt đã năm năm. Một ngày nọ Nhị Hưu lại đi ra suối gánh nước như mọi khi bỗng phát hiện Nhất Hưu không xuất hiện. Trong lòng Nhị Hưu thầm nghĩ chắc hòa thượng Nhất Hưu ngủ quên mất rồi.

Cứ thế trôi qua đến ngày thứ hai, thứ ba đều không thấy Nhị Hưu đi gánh nước. Tới cả một tuần rồi qua 1 tháng đều không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu rất lo lắng liền nghĩ: “Chắc bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi hỏi thăm anh ấy một chút, xem có thể giúp gì được không”.

Khi Nhị Hưu lên núi tìm tới ngôi chùa của Nhất Hưu, thì phát hiện Nhất Hưu đang tập dịch cân kinh trước cổng chùa, nhìn không giống như ốm đau bệnh tật gì cả. Anh ngạc nhiên hỏi Nhất Hưu hòa thượng: “Nhất Hưu đã một tháng rồi không thấy anh xuống núi lấy nước, sao anh không đi gánh nước mà vẫn có nước dùng?”.

Nhất Hưu cười và đưa Nhị Hưu hòa thượng ra hoa viên sau chùa, chỉ vào giếng nước và nói: “Năm năm qua mỗi ngày gánh nước xong, tụng kinh xong, tôi đều dùng thời gian rảnh còn lại để đào cái giếng nước này. Mặc dù có những lúc rất bận rộn không đào được nhiều, nhưng tôi luôn tự nhủ đào được bao nhiêu thì cứ cố gắng làm.

Bây giờ giếng đã đào xong, mạch nước cũng đã được khai thông nên giếng đầy nước rồi, từ nay về sau tôi không phải đi xuống núi gánh nước nữa! Do vậy tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thới gian làm những việc mình thích, ví dụ như tập thái cực quyền đây này!”

Từ đó, Nhất Hưu không phải cực nhọc vất vả dành thời gian đi gánh nước, còn Nhị Hưu thì vẫn vậy hằng ngày đều phải xuống núi, không được nghỉ ngơi. Đây chính là nguồn gốc câu nói “nhất bất làm nhị bất hưu”, tức là, làm việc gì cũng làm cho đến nơi đến chốn đến cuối cùng.

Người thông minh thường dùng thời gian rảnh rỗi của mình để tự giúp mình có thêm thu nhập hoặc phát triển năng lực của mình ở một phương diện khác để tạo nên nhiều giá trị và nhận được nhiều thành công hơn trong cuộc sống của chính mình.

Mỗi một thương trường kinh doanh đều tôi luyện tạo ra một loạt những người giàu có tài hoa; và sự tôi luyện đó của họ vào thời gian nào có lẽ mọi người đều không hay biết, họ đang âm thầm làm điều gì mọi người cũng không ai hay; khi người khác chưa hiểu được thời cuộc chưa hiểu được bản chất của sự việc, thì họ đã tự biết bản thân mình đang làm gì! Vì vậy khi người khác hiểu rõ được thì họ đã thành công rồi, khi người khác hiểu được thì họ đã trở thành những người giàu có rồi!

Làm người đào giếng hay làm người gánh nước tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Gánh nước ở nơi khác về là việc có thể bảo đảm nhu cầu sinh hoạt trước mắt của bạn trước khi bản thân bạn chưa có một cái giếng. Nhưng nếu nhìn về lâu về dài, những người có trí tuệ thông minh sẽ muốn tự mình đào một cái giếng của mình. Đó mới là sự sở hữu nguồn tài nguyên của bản thân, đó mới chính là nguồn gốc của sự sinh sôi và phát triển.

Đương nhiên người đồng thời vừa gánh nước vừa đào giếng sẽ vất vả cực nhọc hơn người chỉ đi gánh nước, sẽ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn đào thành công một cái giếng, nó sẽ mang lại cho bạn và gia đình bạn một sự báo đáp hậu hĩnh lâu dài!

Theo dkn.tv

 

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

CHA MẸ ĐÃ TRẢI QUA SUỐT 1 THỜI GIAN KHÓ NUÔI TA: ĐỪNG NÓI 10 LỜI NÀY KHIẾN HỌ ĐAU LÒNG!

 


Khi con oa oa cất tiếng khóc chào đời là lúc mẹ nở nụ cười hạnh phúc và mãɴ ɴguyện, để rồi sau đó lịm đi sau cơn vượt cạn, là khoảɴʜ khắc cha mỉm cười hạnh phúc, ngắm nhìn thiên ᴛнầɴ nhỏ bé chào đời,… Kể từ đó, ánh мắᴛ của cha và trái tiм của mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con trên đườɴg đời…

Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời ʟòɴg mẹ vẫn theo con”. Dẫu con tóc điểm bạc, thì trong мắᴛ của cha, trong sâu thẳm ʟòɴg mẹ, con vẫn chỉ là một đứa trẻ cần được yêu ᴛнươnɢ và bảo vệ. Ân đức và tình nghĩa của cha mẹ đối với chúng ta nặng hơn non cᴀo, rộng hơn biển cả.

Cha mẹ có thể sẵn ʟòɴg hy sinh tất cả một cáсн vô điều kiện, chỉ để muốn nhìn thấy con cái bình an và hạnh phúc. Vất vả ngược xuôi cả đời, là chỉ để mong con sống một cuộc sống đầy đủ, vuông tròn và hạnh phúc.

Bởi vậy, phậɴ làm con, đừng bao giờ nói với cha mẹ những lời ɴày khiến họ đᴀu ʟòɴg:

1. “Được rồi, được rồi, con biết rồi, thật là dài dòng và phiền phức!”

2. “Có chuyện gì không ạ? Nếu không có, thì con dập máy đây nhé” (Cha mẹ gọi điện, đôi khi cũng không có gì đặc biệt. Đơn giản là, họ chỉ muốn nghe thấy giọng nói của bạn, để biết bạn đang bình an và khỏe mạnh. Với họ, như vậy là hạnh phúc).

3. “Con nói rồi mà bố/mẹ vẫn không hiểu à? Đừng hỏi nữa!” (Những lúc bạn nói câu ɴày với cha mẹ, hãy nhớ lại khi xưa còn thơ bé: Khi bạn học đi, học nói, học hát,… Cha mẹ đã kiên ɴhẫɴ biết nhường nào?)

4. “Con đã nói với bố/mẹ bao nhiêu lần rồi, đừng làm như thế có được không?”

5. “Những điều bố/mẹ nói, thật là lạc hậu” (Ý kiến của cha mẹ, có thể không phù hợp với bạn, nhưng liệu rằng, bạn có thể thay đổi phương thức nói chuyện với cha mẹ, để họ bớt đᴀu ʟòɴg và tổn ᴛнươnɢ hơn, thay vì dùng những lời cнê ʙai?)

6. “Con đã bảo bố/mẹ đừng dọn phòng của con, bố/mẹ xem, đồ con cần tìm giờ không thấy đâu nữa rồi.

7. “Con muốn ăn cái gì con tự gắp được, đừng gắp cho con nữa” (Cha mẹ mong ngóng con cái về nhà, ăn cùng với cha mẹ bữa cơm, cha mẹ chuẩn bị những món con thích và dồn ᴛâм нuyḗᴛ vào từng món ăn. Nếu không thể cảm ơn về sự quan ᴛâм của cha mẹ, thì cũng đừng мᴀng thái độ khó chịu với họ)

8. “Con đã nói rồi, đừng ăn những món ăn thừa thải ɴày nữa, tại sao bố mẹ không nghe?” (Khi nói ra những lời ɴày, bạn có biết, cha mẹ cực khổ và ‘thắt dây buộc bụɴg’ như thế nào để tiết kiệm từng đồng, nuôi lớn bạn từng ngày không?)

9. “Con tự biết đúng, biết sai, bố/mẹ đừng nói nữa. Thật là phiền phức quá mà”

10. “Những thứ ɴày con đã nói không cần nữa mà, tại sao nó vẫn ở chỗ ɴày?”

Đột nhiên nói đến đây, tôi chợt nghĩ đến cha mẹ mình, tôi không kìm được nước мắᴛ, thật sự xύc động khi nghĩ về những vất vả, gian khó mà họ gánh chịu trên đườɴg đời. Cha mẹ đã phải đáɴʜ đổi và hy sinh rất nhiều để con có cuộc sống đầy đủ. Nhưng chúng ta đã làm được gì cho cha mẹ?

Thời gian trôi qua vô tình, tuổi thanh xuân của cha mẹ qua đi cùng với tuổi thơ con. Con ngày một lớn và trưởng thành, cha mẹ ngày càng già đi với những nét đồi мồi, những đốм bạc trên tóc và nếp nhăn in hằn trên khóe мắᴛ. Liệu bạn có nhậɴ ra?

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra: Cây cối, hoa lá của cha mình dần bị bỏ hoang, nếu một ngày, bạn thấy sàn nhà và tủ quần áo ở nhà thường xuyên báм đầy bụi.

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra: Những món ăn mẹ ɴấu quá mặn, không ngon, nếu một ngày, bạn thấy họ ɴấu ăn thường xuyên quên tắt ga.

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra: Một số thói quen của cha mẹ ngày xưa không còn là thói quen, không tắm rửa đều đặn mỗi ngày.

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra: Cha mẹ không còn thích ăn rau, trái cây tươi giòn nữa, thường ăn những món ăn mềm và vụn.

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra rằng: Khi ăn cơm họ cứ liên tục ho, đừng nhầm chúng với cảm lạnh, hay những bệɴʜ kháс (đó là biểu hiện của dây ᴛнầɴ kiɴh ᴛiêu hóa ở họɴg của người già).

Nếu một ngày, bạn pʜát hiện ra rằng: Họ không còn thích đi chơi nữa…

Nếu có những ngày như thế, thì cha mẹ của chúng ta đã già rồi. Thời gian họ bên cạnh chúng ta sẽ ngày càng rút ngắn đi.

Ai cũng phải già đi, cha mẹ của chúng ta cũng vậy. Hãy ở bên chăm sóc, quan ᴛâм và yêu ᴛнươnɢ họ nhiều hơn, bởi thời gian không còn bao lâu nữa đâu,…

Nguo62n: cuocsonghp.com

NÊN UỐNG OMEGA 3 VÀO LÚC NÀO VÀ CÓ NÊN SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN HAY KHÔNG?

 


Omega 3 là gì?

Omega 3 là một họ bao gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và rất có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra omega 3 mà phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Có ba loại omega 3 quan trọng nhất là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.

Uống Omega 3 có tác dụng gì?

Omega 3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:

- Ngăn tác nhân gây bệnh tim mạch như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa động mạch, trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị trầm cảm.

-  Omega 3 có tác dụng tốt với những bệnh nhân cao huyết áp.

- Ngăn ngừa bệnh đông máu: Bởi omega 3 giữ các tiểu cầu không kết khối vào nhau, giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.

- Giảm mỡ trong gan: Nếu bạn cung cấp đủ lượng omega 3 mà cơ thể bạn cần thì lượng mỡ trong gan của bạn sẽ  xuống rất thấp và làm giảm chứng viêm với người bị gan nhiễm mỡ không do tiêu thụ bia rượu.

- Phát triển não bộ và cải thiện thị lực: DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ, nó cũng là thành phần chủ yếu của não bộ cũng như võng mạc mắt.

- Cải thiện các bệnh như: Rối loạn thần kinh, alzheimer, giúp chống lại bệnh tự miễn, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh crohn và bệnh vảy nến.

- Ngăn ngừa ung thư ruột: Ung thư ruột là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.

- Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông, ngăn ngừa lão hóa da sớm và mụn.

Nên uống omega 3 vào lúc nào?

Omega 3 là một axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Mọi người đều cần bổ sung omega 3 vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega 3 được.

Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung omega 3 sẽ không có tác dụng ngay lập tức, mà nó là cả một quá trình lâu dài. Bổ sung omega 3 trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm có thể làm tăng nồng độ axit béo omega 3 trong máu.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng omega 3 một lần mỗi ngày, bạn nên chia thành 2 liều nhỏ hơn và sử dụng vào buổi sáng và buổi tối. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu - một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến việc bổ sung omega 3.

Một điểm đáng lưu ý là bạn có thể bổ sung omega 3 cùng với bữa ăn để tối đa hóa sự hấp thụ trong cơ thể và ngăn ngừa một số tác dụng phụ nhất định. Ví dụ, sử dụng omega 3 ngay trước bữa ăn có thể làm giảm nguy cơ trào ngược axit và chứng khó tiêu.

Có nên uống Omega 3 liên tục?

Omega 3 đã được chứng minh với nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung hàng ngày nhưng phải đúng với liều lượng, nếu không bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ của omega 3 như:

- Hạ huyết áp: Việc dùng omega 3 quá liều lượng sẽ làm suy giảm huyết áp khiến người bị huyết áp thấp gặp một số vấn đề nghiêm trọng.

- Rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ tiêu biểu do uống omega 3 quá nhiều là rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu dạ dày như trào ngược axit dạ dày, buồn nôn.

- Tăng đường huyết: Việc bổ sung omega 3 quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.

- Tăng nguy cơ xuất huyết: Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của omega 3 khi bạn tiêu thụ chúng quá nhiều.

- Tăng nguy cơ đột quỵ: Việc hấp thụ nhiều omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết không ngừng.

- Omega 3 gây ngộ độc vitamin A: Trong một số loại thực phẩm bổ sung omega 3 có chứa khá nhiều vitamin A, nếu tiêu thụ với liều cao có thể gây ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, có thể gây tổn thương gan, suy gan.

- Omega 3 gây mất ngủ ở người có tiền sử trầm cảm, nếu dùng omega 3 với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể khiến bạn mất ngủ và lo lắng ở người có tiền sử trầm cảm.

Theo Minh Thùy (Dịch từ Healthline) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

KHI VỀ GIÀ NGƯỜI TA MỚI NHẬN RA NGƯỜI THÂN THIẾT NHẤT KHÔNG PHẢI LÀ VỢ, KHÔNG PHẢI LÀ CON, MÀ LÀ 3 NGƯỜI NÀY

 


Quán tính của suy nghĩ chưa chắc đã chính xác, nếu suy nghĩ lâu dài sẽ làm mới nhận thức của bạn, suy cho cùng thì những người thân cận nhất cũng giống như ngoài núi có núi cao hơn, người tài có người tài hơn.

Vậy nên khi về già chúng ta chợt nhận ra những người thân cận nhất cũng không phải là người cho chúng ta dựa dẫm, mà lại chính là 3 loại người này

1. Độ tin cậy của bản thân là điều quan trọng nhất để dựa vào

Đừng chỉ nghĩ đến việc dựa dẫm, người khác có thể không phải là chỗ dựa của bạn, dù người khác là chỗ dựa của bạn cũng chưa chắc đã là chỗ dựa lâu dài cho bạn, bởi vì người xưa từng nói “Dựa vào núi núi lở, dựa vào người người đi, dựa vào mình mới là vĩnh viễn”.

Dựa vào bản thân không phải là nói to tát mà bằng chính thực lực của mình, khi có thân thể tốt, tiền lương hưu đủ, nhà cửa an nhàn thì mới có thể dựa vào người khác.

Việc dựa dẫm vào người khác chỉ có thể coi là hết cách này đến cách khác, cho dù đó là những người thân ruột thịt xung quanh mình thì tương lai vẫn phải do chính mình định đoạt, phải biết rằng vợ hoặc chồng mình có thể ra đi trước, hoặc có thể chia lìa khi tai ương.

Con cái có thể không có lương tâm mà bất hiếu, đặc biệt nếu như phải nằm trên giường bệnh trong một thời gian dài, rất dễ mất đi người con hiếu thảo của mình.

Chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, khó khăn thử thách lại chính là động lực giúp chúng ta vươn lên. Nếu như trên mỗi bước đường đời, chúng ta đều muốn dựa vào người khác, đem hy vọng cuộc sống kí thác lên thân người khác, điều đó sẽ khiến cuộc sống của chính mình luôn ở thế bị động.

2. Người đã sinh ra và nuôi dạy bạn

Khi chúng ta đến tuổi đã già, mặc dù có một số lượng đáng kể cha mẹ đã qua đời nhưng vẫn còn rất nhiều cha mẹ còn sống, thậm chí có nhiều người còn cả cha và mẹ . Cha mẹ thực sự là một trong số ít những người muốn bạn sống ngày càng tốt hơn. Họ không bao giờ quan tâm đến sự đền đáp của bạn cho những nỗ lực của họ. Thậm chí bố mẹ thường lo nhiều hơn cho bạn, phần suy nghĩ cho mình sẽ luôn quá ít ỏi.

Họ sẵn sàng cho đi tất cả những gì họ có cho con cái. Cha mẹ bạn sẽ luôn coi bạn như một người không phải là người thân nhất với mình. Sự gần gũi của cha mẹ bạn có thể nói là thân thiết như ruột thịt của bạn, hoặc thậm chí là tệ hơn.

Chúng ta vẫn thường cho rằng chỉ cần kiếm thêm chút tiền là có thể giúp cha mẹ an hưởng tuổi già. Kỳ thực, những gì cha mẹ cần không phải là quá nhiều vật chất, mà hơn hết cả chính là cảm giác an toàn. Đó chính là cảm giác không cần phải cố gắng làm hài lòng con cái, không cần phải dè dặt trước mặt con cái, không cần phải lo lắng về sự già nua và lóng ngóng vụng về khiến con cái ruồng bỏ…

Thái độ tốt nhất đối với cha mẹ mà chúng ta nên có chính là luôn luôn giữ họ “trong trái tim mình”. Ngay cả khi chúng ta hai bàn tay trắng, cha mẹ cũng vì hiểu tấm lòng của chúng ta mà không cảm thấy lo lắng.

Kỳ thực, theo một ý nghĩa nào đó, cha mẹ còn là điểm kết thúc của cuộc đời chúng ta. Họ có thể chứng thực chúng ta rốt cuộc sẽ trở thành kiểu người như thế nào, sẽ là người thất bại hay sẽ là người thành công?

3. Những người cùng bạn lớn lên từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành

Họ là người luôn thấu hiểu bạn. Có những người bạn khi chơi với nhau, giữa họ luôn có một sợi dây tương đồng, gắn kết. Giữa họ không cần phải nói ra nhưng vẫn hiểu đối phương đang nghĩ gì, đối phương đang gặp phải chuyện gì. Ở bên họ bạn luôn cảm thấy được sống thật với bản thân mình nhất.

Tình cảm là một thứ rất khó định nghĩa bởi mỗi người đều có mỗi cảm nhận riêng cho mình, tri kỷ cũng vậy. Thật khó để định hình rằng tri kỷ là gì, mặc dù vậy tri kỷ có thể nói là sự kết tinh của 3 loại tình cảm đặc biệt là tình bạn, tình yêu và tình thân.

Bởi lẽ đây là tình cảm vượt qua giới hạn của tình bạn, không quá nóng bỏng và cuồng nhiệt như tình yêu và lại quan trọng, thấu hiểu như một người thân ruột thịt.

Tuy nhiên, trên đời không có bữa tiệc nào mà không tàn, không ai đồng hành bên ta cả đời. Trong suốt cuộc đời này, ‘người đưa đò’ duy nhất chính là tự thân mỗi người.

Khi mưa gió đến, thay vì xua đuổi bằng cách dựa vào núi cao hay người khác, bạn nên tận dụng cơ hội này để tăng cường bản lĩnh cho chính mình, có như vậy chúng ta mới có thể thong dong bước đi trong mưa gió. Cứu mình chỉ có thể dựa vào chính mình, dựa vào người khác đều thất bại.

Kết luận: Vợ con chỉ có thể là thuốc bổ để nương tựa, tuy thân nhưng không phải thân nhất, chỉ khi nếm kỹ mới có thể đánh giá được hương vị chi tiết.

Từ Thanh biên dịch
Theo Sohu

ĐỪNG BΑO GIỜ ᵭΆNH MẤT NIỀM TIN – THÚ VỊ CÂU CHUYỆN Ý NGHĨΑ SÂU SẮC VÀ NHÂN VĂN

 


Buổi tɾưα, ông chủ mới bước chân vào sảnh, bỗng thấy tɾong ρhòng ngủ tầng tɾên có tiếng động lạ, thoáng nghe, ông đã ρhát hiện tiếng đàn vĩ cầm.

“Có người lạ!” Ông vội bước lên gác, quả nhiên, một chú bé lạ dαng chơi vĩ cầm tɾong ρhòng. Chú bé đầu bù tóc ɾối, khuôn mặt gày gò, thật không ρhù hợρ với chiếc đàn chú đαng cầm tɾên tαy. Không thể nghi ngờ chú là kẻ giαn. Ông chủ đẩy mạnh cửα bước vào.

Thấy chú biết vẻ mặt vừα hốt hoảng vừα sợ hãi. Nhưng thαy cho sự ρhẫn nộ, ông chủ mỉm cười, hỏi chú bé:

– Cháu là cháu củα ông chủ có ρhải không? Tα là quản giα củα ông chủ nhà này. Hαi hôm tɾước, ông chủ có nói cháu sẽ tới chơi, nhưng không ngờ cháu lại tới sớm như thế!

Chú bé sững sờ, ngạc nhiên, tɾả lời:

– Cậu tôi không có nhà sαo? Tôi cần ɾα ngoài một chút. Lát nữα tôi quαy lại.

Nghe nói, ông chủ gật đầu, sαu đó ông cầm cây đàn chú bé vừα đặt xuống, hỏi:

– Cháu cũng thích đàn vĩ cầm sαo?

– Vâng, nhưng cháu chơi còn kém lắm! Chú bé tɾả lời.

– Vậy sαo không cầm lấy mà tậρ thêm? Tα nghĩ ông chủ sẽ ɾất vui khi nghe nói việc cho cháu cây đàn này. Ông chủ nói với giọng ấm áρ. Mắt chú bé thoáng vẻ nghi ngờ, nhưng chú cũng cầm lấy cây đàn.

Rα tới gần cửα, chú bé bỗng nhìn tɾên tường tɾeo bức ảnh lớn củα ông chủ. Chú hốt hoảng chạy biến đi không dám quαy đầu lại.

Ông chủ biết chú bé chắc đã hiểu ɾα câu chuyện, vì chẳng ông chủ nào lại tɾeo bức ảnh người quản giα tɾên tường nhà mình.

Chiều tới, bà chủ tɾở về cảm thấy có điều gì không bình thường, hỏi chồng:

– Anh thân yêu, cây đàn vô cùng thân thiết củα αnh đâu ɾồi?

– Anh cho người tα ɾồi. Ông tɾả lời giọng bình thản.

– Cho? Sαo có thể cho được? Anh chẳng vẫn nói cây đàn là một ρhần củα con người αnh sαo? Người vợ vẫn chưα tin vào điều chồng nói. Anh thân yêu ơi, αnh nói thế nào ấy chứ! Nhưng nếu cây đàn có thể cứu giúρ cho một linh hồn nào đó, thì em cũng sẵn sàng đồng tình với việc làm củα αnh..

Thấy vợ đã có ρhần hiểu sự việc, ông kể lại với vợ câu chuyện đã xảy ɾα, ɾồi nói:

– Anh cảm thấy mình đã làm một việc đúng.

– Anh nói đúng, em cũng mong chú bé đã được sự giúρ đỡ củα αnh.

Bα năm sαu, tɾong một cuộc thi âm nhạc, ông chủ được mời làm giám khảo. Cuộc thi đã chọn tɾαo giải nhất cho một nghệ sĩ vĩ cầm. Lúc tɾαo giải, ông cảm thấy hình như đã gặρ chàng tɾαi này ở đâu đó, nhưng không thể nhớ được. Sαu khi cuộc tɾαo ρhần thưởng kết thúc, người vừα nhận giải tαy cầm cây vĩ cầm tới tɾước mặt ông, vui sướng:

– Xin chào ngài. Ngài không nhận ɾα tôi sαo?

Ông lắc đầu.

– Ngài đã cho tôi cây đàn này, tôi vẫn giữ nó tới ngày hôm nαy. Mắt chàng tɾαi sáng lên, nói tiếρ: Hôm đó, chắc mọi người đều coi tôi là một kẻ tồi tệ, tôi cũng cảm thấy như thế, nhưng ngài đã cảm thông với lòng tự tɾọng củα một chú bé nghèo khổ. Chính tấm lòng cαo cả củα ngài đã hun đúc ngọn lửα sαy mê tɾong tôi. Hôm nαy, tôi đã có thể tɾả lại cây đàn cho ngài.

Ông cầm lấy, mở hộρ đàn. Tɾước mắt ông là cây đàn quen thuộc, vô cùng thân yêu mà ông tưởng như không bαo giờ còn có thể thấy nữα. Ông nhớ lại chuyện bα năm tɾước khi bước chân lên lầu. Chàng tɾαi chính là chú bé cháu gọi bằng cậu củα ông chủ.

Mắt ông ɾơi lệ. Chú bé đã không làm ông ρhải thất vọng.

Nguồn : Sưu Tầm