Trung Quốc lịch sử văn minh mấy ngàn năm, người cổ đại Trung Quốc cũng đã để
lại rất nhiều tục ngữ, thành ngữ răn dạy người đời sau, đến nay vẫn còn rất
nhiều câu tục ngữ có giá trị thiết thực. Ví dụ như Khổng Tử từng nói: “Tam nhân
hành, tất hữu ngã sư”, ý nói những người xung quanh chúng ta đều có ưu điểm của
riêng mình, ắt sẽ có ít nhất một người trở thành thầy của chúng ta, ít nhiều gì
họ cũng sẽ dạy chúng ta điều gì đó. Chúng ta cần phát hiện và học tập những ưu
điểm của người khác, còn những khuyết điểm của người khác, nếu chúng ta có thì
hãy sửa, không thì cần tránh.
Chẳng bông hoa nào nở hai lần, con người chẳng ai quay lại thời niên thiếu, cùng với thời gian và tuổi tác, con người thường cảm thán thời gian trôi qua quá nhanh, trong vô thức đã già rồi. Thời còn trẻ, cơ hội để mắc sai lầm thì có nhiều, có thể hăng hái xung phong, cho dù có vấp ngã thì cũng vẫn có thể bắt đầu lại từ đầu. Nhưng khi bước vào tuổi trung niên, sức lực đã không còn như trước, ổn định trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người, vậy lúc này cần giao tiếp, ứng xử như thế nào với người khác đây? Người Trung Quốc cổ đại có câu: “Người thông minh thực sự, 2 không hỏi, 3 không tranh” rốt cuộc có nghĩa là gì?
Đầu tiên là “2 không hỏi”
Không hỏi đời tư của người khác
Cái
gọi là đời tư, tức là những việc không muốn để người khác biết, là bí mật cất
giấu trong lòng bao gồm thu nhập, đời sống tình cảm, kế hoạch trong tương lai,…
Người bình thường ai cũng có lòng hiếu kỳ, thích nghe ngóng hỏi chuyện riêng tư
của những người xung quanh, ví dụ khi nói chuyện với bạn bè thường hỏi lương họ
bao nhiêu, bây giờ có bao nhiêu tiền tiết kiệm, những câu hỏi như này thực sự
khiến người ta phản cảm. Cho dù mối quan hệ có tốt đến mấy thì cũng cần phải
phân biệt rõ thân phận của bản thân, cái gì không nên hỏi thì đừng hỏi, nếu
không thì sẽ dễ đắc tội người khác.
Đối
với những người độc thân mà tuổi đã khá cao, điều họ sợ nhất chính là dịp Tết
đến xuân về, vì khi ấy họ sẽ phải đối mặt với việc bị giục cưới của bố mẹ, họ
hàng. Bố mẹ giục lấy chồng lấy vợ thì cũng dễ hiểu, vì họ thực sự quan tâm tới
chuyện chung thân đại sự của con mình, nhưng cách làm của những người họ hàng
hay hàng xóm lại thực sự khiến người ta thấy đau đầu. Cứ gặp là lại bắt đầu hỏi
có người yêu chưa, bao giờ lấy chồng/ lấy vợ, lương tháng bao nhiêu, thưởng Tết
nhiều không,… Bề ngoài nhìn như có vẻ quan tâm nhưng thực chất lại đang chờ để
cười chê bạn. Vì thế, đừng hỏi về đời tư của người khác, quản lý tốt cái miệng
của mình.
Không hỏi chuyện nhà người khác
Người
ta thường nói: “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Nhìn một gia đình có vẻ như
rất hoàn thuận, hạnh phúc thì cũng sẽ có đôi chút mâu thuẫn, ví dụ như quan hệ
mẹ chồng nàng dâu không được hòa hợp cho lắm, vấn đề giáo dục con cái không ổn.
Đừng dùng cái cớ “người trong cuộc là người không thông suốt” để chĩa mũi vào
chuyện nhà người khác, cho dù là đối với người khác hay đối với mình thì cũng
đều chẳng có lợi ích gì. Vợ chồng nhà người ta cãi nhau, có thể khuyên can một
vài điều, nhưng đừng mù quáng chỉ trích điều gì trong khi không biết rõ ngọn
ngành câu chuyện.
Có
một số người rất thích lo chuyện bao đồng, thấy người ta cãi nhau thì nhanh
chóng chạy tới khuyên can, cũng có thể vốn dĩ là có ý tốt, nhưng cách làm lại
không đúng. Lại chỉ phiến diện nghe một bên mà phán định bên kia sai, để rồi tự
cho mình tư cách đứng trên bục cao của đạo đức bắt đầu phê bình, chỉ trích bên
mà mình cho là mắc lỗi kia. Cho dù là bạn làm đúng thì bạn cũng chưa chắc đã
nhận được lời cảm ơn, chỉ hoàn toàn phí công vô ích mà thôi. Ngộ nhỡ làm đổ bể,
khiến mâu thuẫn nhà người ta càng kịch liệt hơn thì chắc chắn sẽ bị người khác
oán trách, làm ơn mắc oán. Thế nên tốt nhất đừng can thiệp.
Tiếp đến là “3 không tranh”
Không tranh giành đúng sai
Làm
người hành sự cần phải có nguyên tắc, khi không động tới nguyên tắc thì cố gắng
không so đo tính toán. Là người trưởng thành đã có tư tưởng chín chắn, bạn phải
hiểu một đạo lý là rất nhiều việc không phải chỉ có hai khả năng hoặc trắng
hoặc đen, cũng không có điều gì là tuyệt đối đúng hay sai, chỉ là góc độ nhìn
nhận vấn đề khác nhau mà thôi. Nếu như việc gì cũng cần phải tranh luận đúng
sai, không những khiến bản thân mệt mỏi, mà còn trở thành “kẻ cãi cùn” trong
mắt người khác. Con người sống “hồ đồ” một chút cũng chẳng có gì không tốt cả.
Không tranh giành thể diện
Từ
xưa tới nay, con người thường rất chú trọng thể diện. Khi có việc cần cầu xin
nhờ vả người khác thì luôn cảm thấy người ta không cho mình thể diện. Khi nghe
thấy người khác nói khuyết điểm của bản thân, trong lòng sẽ cảm thấy không vui,
thậm chí là còn kiếm chuyện với họ. Thực ra, cách tốt nhất là hãy tự kiểm điểm
lại chính mình, xem xem rốt cuộc có những khuyết điểm này hay không, chứ không
phải là đi tranh cãi để lấy thể diện. Thể diện thực sự không phải là người khác
cho mình, cũng không phải là giành lại được nhờ sự ngang ngược vô lý, mà là bản
thân trở nên tài giỏi, xuất sắc rồi mới có thể thực sự nhận được sự công nhận
của người khác.
Không tranh giành được mất
Con
người tới tuổi trung niên nên nhìn thấu hiện thực cuộc sống, càng cần phải xem
nhẹ được và mất. Những người quá so đo tính toán được mất rất khó có thể làm
một người rộng lượng được. Từ đó cũng sẽ không thể có được sự yên lòng, thanh
thản. Cho dù là làm việc gì, cố hết sức là được, cho dù kết quả có không được
như ý muốn thì cũng đừng canh cánh trong lòng, bởi dù gì bản thân cũng đã từng
cố gắng rồi, chẳng có gì để hối tiếc cả. Thứ gì thuộc về bạn thì sớm muộn gì cũng
là của bạn, thứ gì không thuộc về bạn thì có níu giữ cũng chẳng níu giữ nổi.
Đời
người giống như một chuyến tàu, ai cũng biết điểm cuối của mình ở đâu, vì thế
hãy cố gắng để tâm tư thoải mái. Cố gắng làm một người thông minh, “2 không
hỏi, 3 không tranh”, sống tốt cuộc đời của chính mình, hạnh phúc mới có thể đến
được.
Nguồn:
https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/lo..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét