Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

CHỦ QUAN VỚI 2 MŨI VẮC-XIN, TÔI ĐÃ BỊ COVID-19 TẤN CÔNG

 

“Vaccine giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ.

Tôi bắt đầu tiêm mũi vắc-xin thứ 2 vào cuối tháng 8-2021 – thời điểm TP HCM vẫn còn bùng phát dịch dữ dội. Khi có tấm bùa này, tôi nghĩ bụng mình sẽ an toàn, ai ngờ những ngày điều trị Covid-19 đầy khổ sở đã đến rất nhanh.

Sau khi tiêm liều 2 vắc-xin được 14 ngày, tôi đã cùng một số nhóm tình nguyện đi hỗ trợ người dân.

Buổi sáng, trước khi đến địa điểm tập kết, tôi bắt đầu cầm điện thoại khai báo y tế, mặc đồ bảo hộ, bịt kín khẩu trang và kè kè bên người chai nước sát khuẩn.

Từng thành viên trong nhóm cũng đã được chích đầy đủ 2 liều vắc-xin và luôn tự tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ không thể nào xâm nhập được. Nhưng rồi tình huống xấu nhất đã xảy ra. Lần lượt từng người dương tính, trong đó có cả tôi.

Tiếp theo đó chuỗi ngày khủng hoảng tâm lý diễn ra. Bao nhiêu triệu chứng của người nhiễm gồm sốt, ho, mỏi cơ, mất vị giác và khứu giác đều được nếm trải liên tục trong 4 ngày đầu. Căn phòng cách ly dù đã chật kín thuốc và dụng cụ y tế nhưng lúc nào cũng cảm giác bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ.

Trước đó ít ngày, nhóm chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp mất người thân. Chỉ trong một con hẻm nhỏ 122 Tôn Đản, quận 4, "cơn lốc" Covid-19 đã càn quét và gây ra tổn thương cho 8 hoàn cảnh với 10 cháu bé bị mồ côi.

Từ trên cầu Xóm Củi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh nhìn xuống, tôi đã sốc khi 1 căn nhà trọ của 4 đứa trẻ mồ côi mất ba vì Covid-19 hiện ra bé xíu. Các em chỉ biết quanh quẩn khu đất sau nhà, mượn căn chòi mà cha tự cách ly trước khi mất, làm nơi ngủ trưa.

Nỗi bất an về những ký ức mất mát cứ hiện ra, chập chờn giữa những cơn sốt khiến tôi có lúc tưởng tượng mình cũng rơi vào cảnh ly biệt. Sự lo sợ đã khiến cho nồng độ oxy trong máu (SPO2) giảm chỉ còn 92%. Tôi đã sử dụng bình oxy để có thể trấn tĩnh trở lại.

Bác sĩ cho rằng nếu một người không tiêm vắc-xin thì khả năng phục hồi sẽ chậm hơn, thậm chí chuyển biến nặng. Tuy nhiên, với trường hợp của tôi, hiện nay, nồng độ virus trong người rất thấp. Việc khỏe mạnh sớm so với bình thường nhờ hai yếu tố tinh thần lạc quan và chích ngừa đầy đủ.

Những ngày sau, các bác sĩ điều trị đã liên tục thăm và khám qua điện thoại. Những biểu hiện của tôi chỉ là triệu chứng vốn xảy ra đối với người mắc Covid-19. Được hỗ trợ và tư vấn, tinh thần tôi bắt đầu ổn định trở lại.

Mặc dù đã mất vị giác và khứu giác việc ăn uống chẳng mấy ngon lành nhưng tôi cố gắng ăn đầy đủ, không bỏ bữa nào. Sức khỏe tôi tiến triển rõ theo từng ngày. Những trận sốt và khó thở đã dần mất đi.

Khi khỏe hơn, tôi bắt đầu tìm những công việc khác để trụ vững tinh thần. Mỗi buổi sáng, tôi làm quen việc tập hít thở và chạy bộ trong phòng. Những lúc mệt, tôi lựa chọn giải pháp mở nhạc, nằm sấp bấm huyệt ở các đầu ngón tay để cơ thể được thư giãn.

Vốn là dân ghiền uống nước đá nhưng từ ngày mắc Covid-19, tôi đã chuyển sang dùng nước ấm. Mỗi ngày, tôi xông thuốc ít nhất 2 lần, rửa mũi thường xuyên… Nhờ kiên trì, đến ngày thứ 10, tôi đã có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với virus SARS-CoV-2.

Hôm nay (1-10), TP HCM mở cửa từng bước và cho nhiều ngành nghề, dịch vụ hoạt động trở lại. Tôi tin rằng rất nhiều người đã có suy nghĩ như tôi trước kia. Thế nhưng, tiêm đủ 2 mũi vắc-xin không phải đã có "tấm khiên" miễn nhiễm.

Tôi đã trải qua những ngày tháng lo âu, nếm cảm giác là F0 như thế nào. Giờ đây, mọi suy nghĩ về việc có vắc-xin sẽ an toàn không còn nữa nếu không cảnh giác với Covid-19 và đừng quên tuân thủ 5K.

LÊ PHONG

TRIỂN VỌNG MỚI VỀ LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG ĐIỀU TRỊ COVID-19



Các liệu pháp dựa trên kháng thể sẽ bảo vệ con người trước virus ngay lập tức, do đó có thể áp dụng liệu pháp này ở những người suy giảm miễn dịch hoặc không thể đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ với vaccine.

Các nhà khoa học thuộc một số trung tâm bệnh truyền nhiễm và điều trị kháng thể hàng đầu của Australia cho biết đang tiến gần hơn tới việc tạo ra liệu pháp kháng thể đơn dòng (liệu pháp miễn dịch thụ động) trong điều trị COVID-19.

Trong nghiên cứu công bố ra ngày 29/9, các nhà khoa học Australia cho biết các kháng thể đơn dòng (MAB) có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào trong các mô hình tiền lâm sàng.

MAB là các protein nhân tạo, được điều chỉnh để hoạt động như kháng thể tự nhiên để phục hồi hoặc tăng cường sự tấn công của hệ miễn dịch đối với một mầm bệnh cụ thể, như trong nghiên cứu là virus SARS-CoV-2.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Walter và Eliza Hall (WEHI), Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty, Viện Burnet, Viện Kirby, CSL, Affinity Bio và Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung ( CSIRO) - cho rằng phát hiện này có thể mở đường cho các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp MAB nhằm ngăn ngừa các trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Để tìm ra phát hiện trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu kháng thể từ những bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục, sau đó sàng lọc tìm ra các kháng thể hiệu quả nhất chống lại virus SARS-CoV-2.

Hai MAB hàng đầu được kết hợp thành một hỗn hợp kháng thể (cocktail kháng thể).

Phó Giáo sư Wai-Hong Tham của WEHI, đồng chủ trì nghiên cứu cho biết nhóm nghiên cứu đã sàng lọc hàng trăm kháng thể tiềm năng, xác định 12 kháng thể hàng đầu có khả năng ngăn chặn mạnh nhất.

Theo bà, việc kết hợp các kháng thể hàng đầu giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào.

Phó Giáo sư Wai-Hong Tham nêu rõ hỗn hợp kháng thể đã ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của virus trong các thử nghiệm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các mô hình tiền lâm sàng, qua đó ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu hy vọng liệu pháp MAB có thể bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, như người già. Không giống như vaccine, phải mất vài tuần để tạo ra kháng thể, các liệu pháp dựa trên kháng thể sẽ bảo vệ con người trước virus ngay lập tức. Do đó, có thể áp dụng liệu pháp này ở những người suy giảm miễn dịch hoặc không thể đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ với vaccine trong tương lai./.

Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

THUỐC MOLNUPIRAVIR CÓ THỂ HIỆU QUẢ VỚI TẤT CẢ BIẾN THỂ, COVID-19 KHIẾN TẾ BÀO THAY ĐỔI

 


 Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới hiện nay, gồm biến thể Delta.

Ngày 30-9, Hãng tin Reuters dẫn lại một số nghiên cứu mới về COVID-19. Nổi bật là nghiên cứu về thuốc kháng virus Molnupiravir, "sự thay đổi số phận tế bào", và vai trò quan trọng của một số gene.

Molnupiravir có thể có hiệu quả với bất cứ biến thể nào

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck & Co - có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.

Kết quả này được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29-9.

Molnupiravir không tấn công protein gai của virus - thứ mà các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay đều nhắm tới. Thay vào đó, thuốc này tấn công một enzyme mà virus sử dụng để tự sao chép mình.

Thuốc được thiết kế để đưa lỗi vào mã gene của virus. Các dữ liệu cho thấy thuốc hiệu quả nhất khi bệnh nhân uống vào giai đoạn mới nhiễm.

Công ty Merck & Co đang tiến hành 2 cuộc thử nghiệm lớn giai đoạn cuối, một là khả năng điều trị COVID-19 và hai là khả năng giúp phòng tránh bệnh của loại thuốc này.

Sự thay đổi số phận tế bào

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Trường Y Weill Cornell Medicine ở New York cho biết khi virus SARS-CoV-2 nhiễm vào các tế bào, nó không chỉ làm suy yếu hoạt động của tế bào mà còn có thể làm thay đổi chức năng của tế bào.

Ví dụ khi các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị nhiễm virus SARS-CoV-2, chúng không chỉ sản xuất ít insulin hơn bình thường mà còn bắt đầu sản xuất glucose và các enzyme tiêu hóa, vốn không phải là chức năng của các tế bào này.

"Chúng tôi gọi đây là sự thay đổi số phận tế bào" - trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Shuibing Chen, cho biết.

Bà Chen đã trình bày công trình trên tại hội nghị thường niên trực tuyến của Hiệp hội châu Âu về nghiên cứu bệnh tiểu đường hôm 28-9.

Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Cell Metabolism trước đây, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng họ không rõ liệu những thay đổi như vậy có kéo dài hay không, hay là đảo ngược được hay không.

Bà Chen cho biết một số người phục hồi vượt qua được COVID-19 đã phát triển bệnh tiểu đường ngay sau khi nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Chen đã tiến hành thử nghiệm với virus SARS-CoV-2 trong các nhóm các tế bào được thiết kế nhằm tạo ra các tiểu cơ quan (organoid) giống như phổi, gan, ruột, tim và hệ thần kinh.

Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy tình trạng mất bản chất/chức năng của tế bào cũng có thể xảy ra trong các mô phổi.

Một số gene nhất định có thể bảo vệ người mắc COVID-19

Trong khi đó, một nghiên cứu của Đại học Sao Paulo (Brazil), công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology hôm 28-9, tập trung vào các cặp vợ chồng đều phơi nhiễm với COVID-19, nhưng chỉ có một người nhiễm bệnh. Nghiên cứu này giúp làm rõ tại sao một số người có khả năng chống chọi tự nhiên với virus SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các trường hợp như vậy rất hiếm. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 86 cặp vợ chồng được chọn để phân tích chi tiết.

Kết quả cho thấy những người chống chọi tốt với virus thường có các gene góp phần kích hoạt hiệu quả hơn các tế bào tiêu diệt tự nhiên (gọi là tế bào NK), vốn là một phần của phản ứng ban đầu của hệ miễn dịch với mầm bệnh.

Khi các tế bào NK được kích hoạt đúng, chúng có thể nhận biết và phá hủy các tế bào bị nhiễm virus, ngăn chặn bệnh phát triển.

Các phát hiện nói trên vẫn chưa được giới chuyên môn chứng thực và cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định. Tuy nhiên, đây là những phát hiện mới đáng quan tâm và theo dõi.

Theo tuoitre

THÙNG NƯỚC CỦA LẠC ĐÀ, CÂU CHUΓÊN Ý NGHĨA VÀ NHÂN VĂN TRONG CUỘC SỐNG

 

HY VỌNG

Đâγ là một câu chuγện ngụ ngôn của người Do Thái. Người Do Thái là một dân tộc lạc quan, luôn mang theo hγ vọng. Trong con mắt của họ, niềm hγ vọng là một lá cờ baγ cao trên con đường tiến về ρhía trước, có thể mang đến sức mạnh và dũng khí to lớn cho con người, dẫn lối cho họ trong muôn vàn khó khăn trên hành trình cuộc đời.

Lạc đà mẹ dẫn theo một bầγ lạc đà con bước đi trong biển cát sa mạc không có lấγ một bóng người. Chúng đã đi rất nhiều ngàγ, bởi vậγ đều пóпg lòng mau chóng được nhìn thấγ một mảng màu xanh nào đó ở biên rìa sa mạc. Mặt trời пóпg rát cҺάγ trên mặt cát пóпg, như thiêu như đốt và bầγ lạc đà đều khô miệng khô lưỡi và vô cùng khát nước.

Tuγ lạc đà là những “chiếc thuγền” trong sa mạc, nhưng nếu thiếu nước trong thời gian dài, chúng vẫn sẽ ρhải cҺết khát. Nước là lòng tin và cội nguồn để bầγ lạc đà vượt qua sa mạc. Lúc nàγ, lạc đà mẹ gỡ một thùng nước ở trên lưng xuống, nói với các con rằng: “Chỉ còn lại một thùng nước nàγ, chúng ta ρhải chờ đến giâγ ρhút cuối cùng rồi mới uống, nếu không chúng ta đều sẽ không thể sống sót mà đi ra khỏi đâγ“.

Bầγ lạc đà tiếρ tục cuộc hành trình gian khó, thùng nước đó đã trở thành niềm hγ vọng duγ nhất của chúng, nhìn thấγ thùng nước nặng trĩu, trong lòng mỗi con lạc đà đều dấγ lên một loại khát vọng tha thiết đối với sự sống.

Nhưng thời tiết thật sự quá пóпg rát, có những con lạc đà thật sự không thể chịu đựng thêm được nữa.

“Mẹ ơi, cho con uống một ngụm nước đi“, một con lạc đà con nài nỉ cầu xin.

“Không được, số nước nàγ ρhải chờ đến thời khắc gian nan nhất mới có thể uống, con hiện giờ vẫn còn có thể kiên trì thêm một lúc nữa“, lạc đà mẹ tức giận nói.

Cứ như vậγ, lạc đà mẹ đã kiên quγết cự tuγệt lời nài nỉ của mỗi từng lạc đà con mong muốn được uống nước.

Trong một buổi hoàng hôn khi mà tất cả đã không tài nào gắng gượng tiếρ được nữa, bầγ lạc đà con ρhát hiện không thấγ mẹ chúng đâu nữa, chỉ còn lại thùng nước đó trơ trọi đứng ở sa mạc ρhía trước mặt, trên cát viết một hàng chữ: “Mẹ không được nữa rồi, các con hãγ mang theo thùng nước nàγ, ρhải nhớ trước khi ra khỏi sa mạc, ai cũng đều không được uống số nước trong thùng nàγ, đâγ là mệnh lệnh cuối cùng của mẹ“.

Lạc đà mẹ vì sự sinh tồn của mọi người đã để thùng nước duγ nhất lại, mỗi lạc đà con đều kiềm chế nỗi bi tҺươпg to lớn trong lòng mà tiếρ tục cuộc hành trình. Thùng nước nặng trĩu đó được thaγ ρhiên truγền lại trên lưng mỗi con lạc đà, nhưng chúng cũng không nỡ mở nắρ uống lấγ một ngụm, bởi chúng biết đâγ là hγ vọng duγ nhất mà mẹ chúng dùng sinh mệnh của mình để ᵭάпҺ đổi lấγ.

Cuối cùng, đàn lạc đà con từng bước từng bước thoát khỏi con đường Ϯử ʋσпg, ngoan cường vượt qua khỏi sa mạc mênh mông đó. Trong lúc chúng vui quá mà khóc bởi đã có thể sống tiếρ, chợt nhớ đến thùng nước mẹ chúng để lại.

Mở nắρ thùng ra, thứ được đựng ở bên trong hoá lại là… một thùng cát!

Không ρhải tiền bạc, tài sản, gia tài cha mẹ để lại có thể giúρ con cái có cuộc sống hạnh ρhúc. Người mẹ lạc đà trong ngụ ngôn của người Do Thái thực sự giỏi giang đã tạo ra được niềm hγ vọng khi lên đường. Lạc đà mẹ, bằng chính sinh mệnh mình, giúρ con hiểu rằng, chính hγ vọng và niềm tin là không bao giờ mất, là đôi cάпh nâng những đứa con qua những khó khăn, gian khó, trắc trở trong đời.

Nguồn : Sưu Tầm

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

NGHIÊN CỨU MỚI: DÙNG NƯỚC BỌT XÉT NGHIỆM COVID-19 THAY CHO "NGOÁY MŨI"?

 

Xét nghiệm Covid-19 thông qua mẫu nước bọt có thể là một phương thay thế cho xét nghiệm qua mẫu dịch tỵ hầu (Ảnh minh họa).

Xét nghiệm thông qua mẫu nước bọt có thể là một giải pháp thay thế "ít đau và tiết kiệm hơn" so với phương pháp "ngoáy mũi" mà vẫn đảm bảo được tính chính xác.

Xét nghiệm nhanh và xét nghiệm khẳng định là 2 công cụ quan trọng trong chiến lược kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Ở thời điểm hiện tại, xét nghiệm RT-PCR thông qua mẫu dịch tỵ hầu là phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn để khẳng định việc một người có mắc Covid-19 hay không.

Một thực tế là việc lấy mẫu qua dịch tỵ hầu gây không ít cảm giác khó chịu và thậm chí là đau cho người được lấy mẫu, khi phải sử dụng một que lấy mẫu dài đưa sâu vào bên trong mũi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, việc xét nghiệm thông qua mẫu nước bọt có thể là một giải pháp thay thế "ít đau và tiết kiệm hơn" mà vẫn đảm bảo được tính chính xác.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học, đứng đầu bởi TS Anne L. Wyllie từ Trường Y tế Công cộng Yale, Hoa Kỳ.

Nghiên cứu được thực hiện trên 70 bệnh nhân Covid-19, đã được khẳng định dương tính SARS-CoV-2 thông qua xét nghiệm dịch tỵ hầu bằng phương pháp RT-PCR tại bệnh viện ở nhiều thời điểm.

Trong thời gian 70 bệnh nhân này điều trị, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu nước bọt (bệnh nhân tự lấy) và mẫu dịch tỵ hầu (do nhân viên y tế lấy) tại cùng một thời điểm.

Khi tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 2 loại mẫu bệnh phẩm này, nhóm nghiên cứu phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm nước bọt có nhiều bản sao ARN của virus SARS-CoV-2 hơn so với mẫu dịch tỵ hầu. Bên cạnh đó, ở thời điểm 10 ngày kể từ khi các bệnh nhân chẩn đoán khẳng định mắc Covid-19, các mẫu nước bọt cho kết quả dương tính chiếm tỷ lệ cao hơn so với mẫu dịch tỵ hầu.

Tại thời điểm 1-5 ngày sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19, có 81% mẫu nước bọt cho kết quả dương tính, trong khi đó chỉ có 71% mẫu dịch tỵ hầu cho kết quả dương tính.

Theo nhóm tác giả, những kết quả thu được cho thấy, mẫu nước bọt và mẫu dịch tỵ hầu có độ nhạy tương đồng với nhau trong việc phát hiện SARS-CoV-2, trong thời gian bệnh nhân nằm viện.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng quan sát thấy nồng độ ARN của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu nước bọt ít có sự biến động hơn so với các mẫu dịch tỵ hầu.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, SARS-CoV-2 có thể được phát hiện trong mẫu nước bọt của các bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng và bệnh nhân không phải nhập viện. Do đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành thử nghiệm trên các nhân viên y tế mắc Covid-19 không có triệu chứng.

Cụ thể thông qua xét nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ARN của virus SARS-CoV-2 trong mẫu nước bọt của 13 nhân viên y tế. Những người này không hề có bất kì triệu chứng nào trước và trong thời điểm lấy mẫu. Kết quả dương tính này được khẳng định bằng xét nghiệm chẩn đoán bởi một phòng thí nghiệm đã được cấp phép.

Trong số 13 người này, nhóm nghiên cứu tiếp tục lấy mẫu tỵ hầu của 9 người trong cùng một ngày lấy mẫu nước bọt. Kết quả cho thấy 7/9 mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.

Theo nhóm tác giả, sai số trong quá trình lấy mẫu tỵ hầu có thể là lời giải thích cho kết quả âm tính giả.

Nhóm tác giả cũng nêu quan điểm rằng, việc bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt sẽ không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, trong khi đây vốn là hạn chế của phương pháp xét nghiệm thông qua dịch tỵ hầu làm chậm tốc độ xét nghiệm. Bên cạnh đó, tránh tiếp xúc trực tiếp cũng sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm chéo.

Một vấn đề quan trọng khác, việc bệnh nhân có thể tự lấy mẫu nước bọt để phục vụ cho công tác xét nghiệm cũng sẽ giảm được tiêu hao: que lấy mẫu bệnh phẩm và phương tiện phòng hộ cá nhân so với việc nhân viên y tế phải trực tiếp lấy mẫu dịch tỵ hầu cho bệnh nhân.

"Trong bối cảnh nhu cầu xét nghiệm Covid-19 ngày càng tăng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiềm năng của phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2 thông qua mẫu nước bọt", nhóm tác giả nhấn mạnh.

Minh Nhật

Theo Nejm

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

4 CẢNH GIỚI ĐỜI NGƯỜI KHÓ ĐẠT, NHƯNG ĐẠT RỒI SẼ TỰ TẠI AN NHIÊN

 


Đời người khó tránh sẽ có lúc gặp phải những chuyện không vừa ý. Nếu chỉ oán trách không ngừng cũng chẳng ích gì, chỉ khiến lòng người càng thêm nặng nề. Lúc này chi bằng bạn hãy tĩnh tâm xuống mà suy ngẫm…

Dưới đây chính là 4 cảnh giới nhân sinh mà đời người khó đắc nhất, nhưng một khi đắc được rồi, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, thong dong, tự tại.

Đau mà không than: Thể hiện sự kiên cường trong nội tâm

Đại bàng đau thì cất tiếng kêu thảm thiết, nó sẽ không thể cất cánh giữa bầu trời cao xanh. Thỏ đau thì sẽ dừng lại kêu gào, có khi nó sẽ trở thành một bữa tối ngon lành. Có thể thấy rằng, nếu đau mà than vãn thì sẽ mất đi cơ hội được tôi luyện, quỹ đạo của đời người cũng theo đó mà đổi thay. Khi bị đau tức là cuộc đời đang cung cấp nền tảng thành công cho chúng ta.

“Đau mà không than”, nhưng ‘không than’ không phải là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi buồn. Muốn làm được “đau mà không than”, chúng ta cần có sự kiên cường để san bằng những khó khăn trở ngại. Chúng ta cần có trí huệ để chống đỡ lại sóng gió trên đường đời. Kỳ thực, đau mà không than chỉ có thể bắt nguồn từ một nội tâm lạc quan, mạnh mẽ: “Sau khi mưa gió qua đi, ánh cầu vồng sẽ lung linh màu sắc”.

Cười mà không nói: Thể hiện sự khoáng đạt, tiêu diêu tự tại trong tâm hồn

Có những khi bạn phải đối mặt với những lời giễu cợt của bạn bè, hay bất lực vì bị người khác hiểu lầm. Nếu bạn cứ nhất quyết phải nhiều lời đôi co, giải thích, thanh minh với họ thì chỉ càng đẩy họ sang thái cực đối lập với bạn. Cái tâm của bạn cũng sẽ bị khuấy động, do đó loạn càng thêm loạn. Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.

Mỉm cười có sức mạnh dời một ngọn núi. Một nụ cười nhẹ nhàng đôi khi còn thắng cả thiên binh vạn mã hùng mạnh.

Người xưa có câu rằng, quân tử lúc nào cũng đường hoàng, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường sợ sệt. Đôi khi một nụ cười có thể làm tan chảy ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương nơi đất khách quê người cảm thấy ấm áp cả cõi lòng. Nở một nụ cười thật đơn giản nhưng lại thể hiện sự bình thản, an nhiên tự tại trong tâm hồn bạn và đạo lý làm người nơi thế gian.

Sự trầm tĩnh như dòng nước chảy mãi không ngừng. Nó sẽ làm dịu nỗi đau đang bùng cháy trong tim bạn. Sức mạnh nội tâm này cũng sẽ lắng đọng thành một trải nghiệm, hun đúc thành một trí huệ ẩn sâu trong tim và thắp sáng tâm hồn.

Khi gặp chuyện không vừa ý, chỉ cười mà không nói thể hiện tấm lòng bao dung của một người. Đó không chỉ là tố chất tốt đẹp có thể trấn tĩnh những dòng cảm xúc nông nổi, mà còn khiến bản thân mình không buột miệng nói ra những lời khiến người khác phải tổn thương.

Mê mà không mờ: Thể hiện trí huệ làm người

Muốn không bị mê hoặc bởi những chuyện trên thế gian thì điều bạn cần chính là sự mạnh mẽ trong nội tâm. Cổ nhân có một câu rất hay rằng: “Buồn mà không thương cảm”, khi nhiều chuyện đau khổ ập tới, chúng ta có thể buồn bã. Đây cũng là những cảm xúc rất tự nhiên và cần thiết của con người. Nhưng khi buồn phiền bạn cũng đừng quên rằng luôn có một con mắt thứ 3 đang trông chừng tất cả. Chỉ cần giữ vững thiện lương trời xanh sẽ tự có an bài.

Nếu có thể coi nhẹ được mất trên thế gian, thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát, bạn mới có thể không bị mê mờ. Có thể sức ảnh hưởng của thế giới bên ngoài quá mạnh mẽ, khiến bạn chìm đắm trong mớ cảm xúc hỗn độn mà không thể kiềm chế bản thân. Nhưng khi bạn có đủ trí huệ, một thời gian sau bạn sẽ dần dần học được cách cân bằng.

Tâm hồn con người có khả năng tự chữa lành vô cùng kỳ diệu. Mê mà không mờ là định lực tu luyện của kiếp người; còn mê muội và không thể kiểm soát bản thân sẽ làm tổn thương chính mình.

Hoảng mà không loạn: Là sự tĩnh tại nhờ tu dưỡng

Khi đối mặt với vinh nhục, con người rất khó tránh khỏi sự bàng hoàng, thảng thốt. Tâm hoảng thì ắt sẽ động, mà trong động lại có tĩnh. Hoảng mà không loạn mới là vẻ đẹp khác biệt.

Cổ nhân có câu rằng: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi có những lúc bị oan khuất.

Nhưng “Gặp đại sự mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường hằng”. Đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại, giỏi ứng biến linh hoạt. Làm được vậy thì khi đại sự đến mới không hoảng không loạn, mới có thể trầm tĩnh và điềm đạm. Khi gặp chuyện quan trọng họ sẽ không lo lắng, mà vẫn giữ được tâm thái bình hòa.

Cảnh giới nhân sinh được đúc rút ra từ trong cuộc sống, được ngưng kết lại theo dòng chảy thời gian. Chỉ cần có mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân, luôn tiến về phía trước không mệt mỏi, thì bạn sẽ ngày càng trưởng thành.

Sẽ có một ngày, vào một buổi ban mai rực rỡ hay dưới bóng hoàng hôn êm đềm nào đó, ký ức thuở xưa của bạn sẽ mở ra. Bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả những hiểu lầm, những nỗi đau sớm đã tiêu tan theo cơn gió của ngày hôm qua tự bao giờ, chỉ còn lại nụ cười thật tươi trên trên khuôn mặt rạng ngời của bạn.

Tuệ Tâm (s/t)

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

ĐỪNG BAO GIỜ SỬ DỤNG CHAI HỘP NHỰA CÓ KÝ HIỆU 3,6,7 ĐỂ ĐỰNG NƯỚC VÀ THỰC PHẨM, ĐÂY LÀ LÝ DO TẠI SAO

 


Hãy chọn các sản phẩm nhựa có nhãn số 2, số 4 và số 5 vì chúng được cho là an toàn hơn với sức khỏe.

Nếu bạn để ý, hầu hết những chiếc hộp nhựa và chai nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đều được nhà sản xuất dập nổi một ký hiệu hình tam giác có 3 mũi tên vòng cung nối đuôi nhau. Đó chính là nhãn hiệu tái chế của loại nhựa mà họ sử dụng.

Và bằng cách đọc những con số trên nhãn hiệu tái chế này, bạn có thể biết chiếc hộp hoặc cái chai đó làm từ chất liệu nhựa gì, có phù hợp với mục đích sử dụng hay không? Trong trường hợp bạn đang tìm một cái chai được nước, hoặc một cái hộp để đựng thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh xa các sản phẩm có nhãn số 3,6 và 7.

Đây là lý do tại sao:

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 1.

1. Chai hộp nhựa có nhãn số 3

Nhãn tái chế số 3 có nghĩa là đồ vật của bạn được làm từ nhựa PVC (Polyvinyl Chloride), hay còn ký hiệu là V. Loại nhựa này có đặc tính dẻo vượt trội, thường được sử dụng để làm lớp bọc dây dẫn điện, ống nhựa, xốp bọt khí để bảo vệ hàng hóa…

Tuy nhiên để có được tính dẻo này, nhà sản xuất sẽ phải pha vào nhựa PVC một hóa chất độc hại là phthalate. Hóa chất này có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, làm thay đổi khả năng sản xuất và duy trì hooc-môn trong cơ thể bạn.

Nó có thể bị rò rỉ vào nước uống hoặc thực phẩm, tiếp xúc với thời gian dài có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe bao gồm bệnh hen suyễn, béo phì ở trẻ em, bệnh tim mạch, rối loạn sinh dục và sinh sản ở nam giới.

Phthalate đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, bởi nó có thể làm tăng nguy cơ xảy thai, thai nhi có chỉ số IQ thấp hoặc mắc bệnh ADHD.

Ngoài ra, các sản phẩm nhựa có nhãn số 3 còn chứa di-(2-ethylhexyl)adipate (DEHA). Đây là một hợp chất có thể gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài. DEHA cũng liên quan đến tình trạng loãng xương và các vấn đề về gan khác.

Mặc dù không được khuyến cáo để đựng thực phẩm, bạn vẫn có thể tìm thấy một số sản phẩm trên thị trường sử dụng nhựa PVC nhãn số 3 cho mục đích này, chẳng hạn như chai dầu ăn, cốc đựng sữa chua, bơ, chai nước trái cây…

Một số sản phẩm sử dụng nhựa PVC an toàn hơn bao gồm chai dầu động cơ, chai chất tẩy rửa, dầu gội đầu, bạn chỉ nên sử dụng những loại chai này 1 lần và không tái chế chúng cho các mục đích khác.

2. Chai hộp nhựa có nhãn số 6

Nhãn tái chế số 6 được in hoặc dập nổi trên các sản phẩm làm từ nhựa PS (Polystyrene). Đây là một loại nhựa xốp rẻ tiền, thường được sử dụng ở các nước đang phát triển. Nhiều sản phẩm như hộp đựng thực phẩm, dao, dĩa, thìa nhựa dùng một lần là thứ mà bạn sẽ gặp được làm từ nhựa PS nhãn số 6.

Vấn đề của loại nhựa này là nó có chứa styrene, một hóa chất tạo ra độ xốp. Styrene đặc biệt dễ bị rò rỉ nếu bạn dùng nó để đựng thực phẩm nóng chẳng hạn như cà phê hoặc xôi. Trong khi, phơi nhiễm với styrene có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, ảnh hưởng đến chức năng thận, thính giác và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư máu.

Nhựa PS an toàn hơn khi nó được sử dụng để làm hộp đựng trứng, bao bì xốp và vật liệu cách nhiệt. Nhưng nó chắc chắn không bao giờ phù hợp để đựng nước hay thực phẩm.

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 2.

3. Chai hộp nhựa có nhãn số 7 hoặc không có nhãn

Các sản phẩm nhựa được dán nhãn số 7 (nhãn cuối cùng) hoặc không có nhãn thực chất là nhựa không được phân loại. Tuy nhiên, nó thường chứa thành phần chính là nhựa PC (polycarbonate). Nguyên liệu của loại nhựa này có chứa bisphenol-A (BPA) là một hóa chất rất độc hại với sức khỏe.

BPA hoạt động như một loại estrogen tổng hợp, giống với phthalate, nó có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Ngoài ra, BPA còn làm tăng nguy cơ hai loại ung thư là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 3.

4. Vậy nên chọn các loại nhựa nào?

Ngoài 3 loại nhựa trên, chúng ta có các sản phẩm nhựa nhãn số 2, số 4 và số 5 được cho là an toàn với sức khỏe. Nhựa có nhãn số 1 là nhựa PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate) cũng thường được dùng để làm chai đựng nước khoáng, nước ngọt, bia.

Mặc dù loại nhựa này ít có nguy cơ rò rỉ hóa chất vào thực phẩm hơn, tuy nhiên, bạn không nên tận dụng các chai nhựa PET này để đựng nước đi đựng nước lại nhiều lần. Đó là bởi nhựa số 1 rất dễ tích tụ vi khuẩn, có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 4.

Nhựa có nhãn số 2 là nhựa HDPE (High Density Polyethylene). Đây là loại nhựa an toàn nhất nên thường được dùng để làm bình đựng sữa cho trẻ sơ sinh. Đó là bởi nhựa HDPE có chất lượng cao, không phát hành hóa chất vào thực phẩm. Các chuyên gia y tế đều khuyên dùng loại nhựa này.

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 5.

Nhựa có nhãn số 4 là LDPE (Low Density Polyethylene) cũng được coi là an toàn. Tuy nhiên, nó thường ít được sử dụng để làm chai hoặc hộp đựng thực phẩm. Thay vào đó, nhựa LDPE hay được dùng làm túi nilon, giấy gói bánh. Bạn có thể yên tâm nếu trên nhãn túi nilon đựng thực phẩm của mình có nhãn số 4 này.

Đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm, đây là lý do tại sao - Ảnh 6.

Nhựa có nhãn số 5 là PP (Polypropylene) thường được dùng làm hộp các sản phẩm thực phẩm có màu sắc bắt mắt như kem, siro, sữa chua. Đó là bởi nhựa PP có màu trắng, dễ nhuộm và trang trí. Ưu điểm của PP là nó có khả năng chịu nhiệt tốt, nên sẽ không tan chảy hoặc phát hành hóa chất nếu dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao.



Nguồn: cafebiz.vn

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

TƯỞNG NIỆM (thơ)

 


TƯỞNG NIỆM 
 
Kỵ Mệ năm nay lúc dịch tràn,
Cách ly khắp nẻo cảnh hoang tàn.
Nhà bên đóng cửa ngừa lây bệnh,
Góc phố che tôn bít hãm đàng.
Gặp chuyện tang gia không thể viếng,
Thương ngày lễ giỗ khó dâng nhang.
Tai ương vạn ngã mong liền dứt,
Khấn nguyện Người thiêng trú đạo vàng. (*)
 
Khấn nguyện Người thiêng trú đạo vàng,
Phù trì con cháu sống đời an.
Yên bình cảnh Phật vui nhà hiếu,
Sáng rạng gia đình đẹp nghĩa vang.
Kết quả triêm ân đà tạo phước…
Chu toàn rõ đức hiển dương quang…
Sầu bi khắp nẻo… không về viếng!
Thắp nén hương lòng gởi gió lan…
 
21/9/2021
Minh Đạo
 --------------
(*) Ánh đạo vàng


Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

THUỐC TRỊ HIV CỦA ISRAEL CHO HIỆU QUẢ BẤT NGỜ KHI ĐIỀU TRỊ COVID-19

 

Hình ảnh lọ thuốc Codivir do các nhà khoa học Israel phát triển - Ảnh: Jerusalem Post

Một nhóm các nhà khoa học của Israel cho biết thuốc Codivir, ban đầu được phát triển để điều trị HIV, đã ức chế mạnh sự nhân lên của SARS-CoV-2, virus gây đại dịch COVID-19.

Theo báo Jerusalem Post, thử nghiệm giai đoạn I của Codivir được thực hiện tại Bệnh viện Casa de Saúde - Vera Cruz (Brazil) theo cấp phép của Hội đồng đạo đức nghiên cứu quốc gia (CONEP). Có 12 người trong độ tuổi 18-60 nhiễm COVID-19 thể nhẹ và trung bình tham gia thử nghiệm.

Thuốc được dùng dưới dạng tiêm dưới da, mỗi ngày 2 mũi, liên tục 10 ngày. Từ ngày đầu dùng thuốc, 7 tình nguyện viên được xét nghiệm PCR hai ngày một lần.

Có 5/12 bệnh nhân có nồng độ virus giảm đáng kể trong quá trình điều trị với Codivir. Ngoài ra, Codivir ức chế mạnh mẽ sự nhân lên của virus ở tất cả bệnh nhân. Tác dụng kháng virus được ghi nhận sớm nhất ngày thứ 3 dùng thuốc.

Hồ sơ cũng cho thấy thuốc rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào. 

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II có khoảng 150 tình nguyện viên tham gia, dự kiến bắt đầu vào tháng tới. Thử nghiệm sẽ diễn ra cùng lúc tại Tây Ban Nha, Brazil và Nam Phi. 

Theo Công ty Code Pharma, mục tiêu của công ty là hoàn thành thử nghiệm này trong vòng 3-6 tháng, sau đó sẽ sẵn sàng xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Codivir để điều trị COVID-19.

Thuốc trị COVID-19 Codivir dựa trên một peptide ngắn gồm 16 axit amin tổng hợp, có nguồn gốc từ tích hợp HIV-1, do Đại học Hebrew ở Israel phát hiện. Peptide là chuỗi các axit amin được cơ thể tự sản sinh và có chức năng tổng hợp nên protein.

Ý tưởng ban đầu của các nhà nghiên cứu là dùng thuốc này để tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV. Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, thuốc dường như làm chết các tế bào HIV. Khi dịch COVID-19 xuất hiện, Code Pharma đang thử nghiệm không chính thức thuốc Codivir trên các bệnh nhân HIV ở Congo.

Một bệnh viện ở Congo đã sử dụng Codivir cho các bệnh nhân COVID-19. Sau vài giờ đến vài ngày, các bệnh nhân đều có tiến triển sức khỏe tốt, đáp ứng thuốc tốt. 

Từ đây, bệnh viện đề nghị cấp thêm thuốc và các bác sĩ được phân công và theo dõi các bệnh nhân có dùng Codivir và các bệnh nhân không được điều trị bằng Codivir. Tất cả các bệnh nhân đều trong độ tuổi từ 35-78, đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt - ICU.

Sau 9 ngày, 2 bệnh nhân bình phục hoàn toàn và những người còn lại cũng khỏe hơn nhiều, hầu như không đo được nồng độ của virus. Ở nhóm không dùng thuốc, 14/15 người tử vong.

Công ty dược Code Pharma quyết định thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở London, Anh và hiệu quả của Codivir được tiết lộ là "xuất sắc hơn mong đợi", theo đó, 90-100% virus trong tế bào cơ thể bệnh nhân biến mất trong vòng chưa đầy 24 giờ. 

Kết quả của mỗi bệnh nhân có sự khác biệt do sức đề kháng từng người. Codivir đã chứng minh hoạt tính kháng virus mạnh mẽ trong phòng thí nghiệm. Từ đây, công ty thử nghiệm giai đoạn I ở Brazil.

Công ty Code Pharma là hãng dược có trụ sở chính tại Hà Lan, có phòng thí nghiệm ở Israel. Nếu thuốc Codivir thành công, đây sẽ là niềm hy vọng to lớn trong việc chống lại COVID-19.

Nguồn: tuoitre.vn