Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ khi nấu cơm thì mới gây tốn điện, còn bật chế độ hâm nóng sẽ không tốn. Đây là suy nghĩ không đúng, chỉ cần bạn cắm điện vào thì bất cứ chế độ nào cũng sẽ gây tiêu tốn một lượng điện tiêu thụ.
Tùy thuộc vào dung tích mà công suất tiêu thụ sẽ khác nhau, thường nồi cơm điện sẽ tiêu thụ khoảng 600W-1500W khi ở chế độ đun, và 40W-140W khi ở chế độ hâm nóng. Vậy nếu bạn hâm nóng qua đêm tầm 10 tiếng, số điện sẽ tăng lên khoảng 0.4 đến 1.5 kí điện.
Ngoài ra, việc hâm nóng này một phần sẽ làm giảm tuổi thọ của nồi cơm điện vì phải hoạt động thường xuyên. Bạn nên xác định chính xác lượng cơm cho gia đình để tránh tình trạng dư thừa cơm.
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mách bạn cách bảo quản và nấu cơm ngon, tiết kiệm điện:
Mẹo này áp dụng đối với những dòng sản phẩm nồi cơm điện nắp rời. Bạn hãy phủ một tấm khăn sạch, không quá dày lên nắp nồi nhằm giảm nhiệt lượng tỏa ra giúp cơm nhanh chín, tiết kiệm điện hơn.
Một mẹo ít ai biết là nấu cơm bằng nước nóng, sau khi vo gạo bạn hãy canh nước bằng nước nóng hoặc nước ấm sẽ giúp cơm mau chín, dẻo thơm và giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹo này tưởng chừng như chỉ dành cho việc nấu xôi, tuy nhiên bạn có thể áp dụng để nấu cơm.
Trước khi nấu, bạn ngâm gạo trong nước tầm 15-20 phút giúp cơm mau chín, hạt cơm nở bung, tơi xốp.
Nồi cơm điện có dung tích nhỏ thì công suất tiêu thụ cũng nhỏ, lượng điện tiêu thụ sẽ thấp. Bạn nên lựa chọn dung tích phù hợp với số thành viên trong gia đình.
Dung tích 0.6 lít phù hợp cho gia đình 1 - 2 thành viên.
Dung tích 1 lít - 2 lít phù hợp cho gia đình 2 - 4 thành viên.
Dung tích 1.8 lít - 2.2 lít phù hợp cho gia đình 4 - 6 thành viên.
Dung tích 2 lít - 3 lít phù hợp cho gia đình 6-8 thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét