Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

TƯ TƯỞNG (Joseph Goldstein)


                                                              Kết quả hình ảnh cho ngồi thiền



Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệmlà một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên, ta sẽ khó có thể nào hiểu được lý Vô ngã và thấy được rằng sự suy nghĩ không phải thật là mình.
Sự ngộ nhận này là nền móng căn bản xây dựng lên cái ngã, cái tôi của mình: “Tôi” là người đang suy nghĩ. Chánh niệm về tư tưởng có nghĩa là giản dị biết được tư tưởng khi nó sinh lên, biết được rằng tâm mình đang suy nghĩ mà không bị dính mắc vào nội dung của chúng. Chúng ta không nên miệt mài chạy theo sự tưởng tượng, phân tích coi tư tưởng từ đâu đến. Ta chỉ cần ý thức được rằng trong giây phút này có một tư tưởng đang phát khởi.

Bạn có thể niệm thầm trong đầu “suy nghĩ, suy nghĩ” mỗi khi có một tư tưởng nào phát hiện. Bạn hãy quán sát chúng mà không phê bình, không phản ứng, không cho rằng sự suy nghĩ đó chính là mình, là của mình, sự suy nghĩ cũng chính là người suy nghĩ. Chẳng có ai đứng phía sau chúng hết. Tư tưởng tự nó suy nghĩ. Nó đến mà chẳng cần một ai mời.

Sau một thời gian thực tập thiền quán, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta không còn bị dính mắc vào sự suy nghĩ, tư tưởng sẽ không có mặt lâu. Khi bạn ý thức được sự có mặt của một tư tưởng, nó sẽ biến mất và sự chú ý sẽ trở lại với hơi thở. Bạn cũng có thể đặt tên chính xáchơn cho những tư tưởng sanh lên, để nhận diện sự khác biệt của chúng, nếu bạn muốn, thí dụ như “dự định”, “tưởng tượng” hay là “nhớ, nhớ”. Cách này có thể giúp cho sự chú ý của bạn được sâu sắc hơn. Nhưng nếu bạn chỉ niệm “suy nghĩ, suy nghĩ” thôi cũng đủ rồi. Điều quan trọng là phải ý thức được tư tưởng khi nó vừa mới phát lên, chứ không phải vài phút sau đó. Khi bạn có thể nhận diện được sự có mặt của tư tưởng khi chúng vừa mới sinh lên, chúng sẽ mất đi khả năng chi phối được bạn.

Bạn đừng bao giờ đối xử với tư tưởng như là một chướng ngại, kẻ thù của thiền quán. Chúng chỉ là một đối tượng của chánh niệm, một đề mục của thiền quán. Đừng bao giờ để tâm mình trở thành lười biếng, dễ duôi. Phải biết tinh tấn duy trì chánh niệm, biết rõ ràngnhững gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Thiền sư Suzuki trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có viết:

Khi ngồi thiền, anh đừng có cố gắng ngăn chặn sự suy nghĩ của mình. Hãy để tự nó chấm dứt. Nếu có một tư tưởng nào xuất hiện, hãy để nó đến rồi để nó đi. Chúng chẳng ở lâu đâu. Còn khi anh dụng công để ngăn chặn nó, có nghĩa là anh bị nó làm khó chịu. Đừng bao giờ để chuyện gì làm cho anh phải bực mình. Điều mà anh tưởng rằng đến từ bên ngoài, thật ra chính là những đợt sóng trong tâm anh, và nếu anh không khó chịu vì những đợt sóng, chúng dần dần sẽ trở nên yên tĩnh hơn… Những cảm xúc đến, tư tưởng, hình ảnhphát lên đều là những đợt sóng trong tâm. Chẳng có gì là ở ngoài tâm anh đâu. Nếu anh để cho tâm anh được sự nhiên, nó sẽ trở nên tĩnh lặng. Tâm này ta gọi là Chân tâm.
Hãy để mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Hãy để những hình ảnh, tư tưởng, cảm giácsinh ra và diệt đi mà không khó chịu, phản ứng, phê phán hay ôm giữ. Trở thành một với Chân tâm, quán sát một cách thật cẩn thận và tinh tế những đợt sóng đến và đi. Thái độnày sẽ đem lại cho tâm ta là một sự quân bình và tĩnh lặng vô cùng nhanh chóng. Đừng bao giờ xao lãng sự tập trung của mình. Giữ tâm chánh niệm luôn luôn, từng giây phút một, về mọi chuyện đang xảy ra, dù nó có là sự phồng xẹp ở bụng, hơi thở ra vào nơi mũi, cảm giác hay tư tưởng. Lúc nào cũng giữ chánh niệm, tập trung nơi đối tượng với một tâm quân bình và thoải mái.

                                                                                       Tác giả: Joseph Goldstein
                                                                                    Dịch giả: Nguyễn Duy nhiên


 

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

XUẤT THẾ GIAN

Theo Đạo Phật, con người là một loài trong sáu cõi luân hồi mà chúng sinh phải trải qua để trả những nghiệp báo của mình vào những kiếp trước. Dù cuộc sống có ít vui nhiều khổ, nhưng con người lại là chúng sinh có khả năng tu hành để giải thoát, để thành Phật, thành Bậc Giác Ngộ. Ngay cả những chúng sinh ở cõi sung sướng khác như cõi trời muốn thành Phật cũng phải sinh lại về cõi người để tu và mới đạt được Đạo

Phần I: Nhân sinh quan

-Theo Duy Thức Học.
-Thập Nhị Nhân Duyên
-Duyên Khởi.
-Nghiệp -Luân Hồi.
-Khổ (Khổ đế);
-Nguyên nhân của khổ (Tập đế).
-Chỉ con người mới tu được!


Theo Đạo Phật, con người là một loài trong sáu cõi luân hồi mà chúng sinh phải trải qua để trả những nghiệp báo của mình vào những kiếp trước. Dù cuộc sống có ít vui nhiều khổ, nhưng con người lại là chúng sinh có khả năng tu hành để giải thoát, để thành Phật, thành Bậc Giác Ngộ. Ngay cả những chúng sinh ở cõi sung sướng khác như cõi trời muốn thành Phật cũng phải sinh lại về cõi người để tu và mới đạt được Đạo. Sáu cõi luân hồi đó là: Thiên (Trời), A-Tu-La (Thần), Nhân (Người), Súc sinh (Loài vật), Ngạ quỷ (Quỷ đói), và Địa ngục.

I-Theo Duy Thức Học:
Như trong phần "Nhập Thế Gian" chúng ta thấy rằng con người, chúng sinh và vũ trụ được thành hình vì do sự "Vô minh" của tâm, tâm không thấu rõ "sự" và "lý" của pháp mà đã "vọng động" có "tâm phân biệt" và ‘vọng tưởng’ để từ đó làm duyên khởi cho bao nhiêu duyên khởi khác hiện ra (trùng trùng duyên khởi) và đưa chúng sinh vào vòng "luân hồi sinh tử", khó thoát ra được.
Và cũng trong phần đó, chúng tôi đã cố gắng dẫn chứng bằng những đoạn Kinh mà Đức Phật đã giải thích về sự "ra đi" từ nơi nguồn gốc để vào "vòng luân hồi sinh tử". Như thế, chúng ta đã biết vì "trong một lúc" vọng động, phân biệt của Chơn tâm mà chúng sinh đã mượn đến tứ đại (đất, lửa, gió, nước) để kết hợp thành thân xác của mình. Với thân xác nầy đã "trói buộc" chơn tâm trong khuôn khổ, không vượt ra khỏi giới hạn của nó; vì vậy chơn tâm mất hẵn bản chất "tự sáng suốt, chiếu soi" và không còn "tự tại cùng hư không", tức là không thể lớn bao trùm cả hư không hay nhỏ ngồi trong hạt bụi vi trần được nữa. Cái "chơn tâm" bị mê muội đó đã trở thành "vọng tâm" để ôm lấy cái thân "tứ đại" vay mượn mà cứ ngỡ là thân thật của mình, để rồi yêu mến nó, phải làm lụng cực nhọc, săn sóc cho nó, tìm đủ mọi cách để chiếm hữu các thứ nhằm cung phụng cho cái thân giả tạm. Mọi chúng sinh trong "tam giới" còn luân hồi sinh tử đều là do "Tâm" ở nơi "vọng tâm" nầy mà sinh ra (Tam giới do tâm); nhưng thế nào lại là "vạn pháp do thức"? Cũng trong phần Nhập thế gian, chúng ta còn thấy "Vọng tâm" của chúng sinh lại mượn Kiến đại để "nhận thức" thấy, nghe, hay biết để làm "thức" cho mình. Điều nầy có nghĩa là chúng sinh chỉ có "thức" khi đã là chúng sinh ở trong tam giới; chính nhờ "thức" nầy mà con người, chúng sinh biết chọn con đường tu hành, chọn "pháp" để mà giải thoát, để về trở lại với Chơn Tâm. Thế là biết được "vạn pháp" cũng do "Thức", cho nên "Vạn pháp do thức" là vì vậy! Cũng kể từ đó chúng sinh có "Tâm" và "Thức" hay gọi chung lại là "Tâm thức" (khác với Thức tâm, thức tâm hay là chơn tâm là một trong 7 đại). Ngoài ra, chúng sinh và con người còn vay mượn "hư không" để thân thể được tăng trưởng lớn lên, đi đứng nằm ngồi. Nếu không có "tính hư không" thì thân thể không thể di động hay tăng trưởng. "Thức" đã đóng góp phần quan trọng vào sự "cấu thành" chúng sinh và con người, cho nên tìm hiểu "Duy Thức" cũng là điều cần thiết của chúng ta vậy!
Nếu "Tâm" khi chưa vào cõi luân hồi thì nó chỉ là "Tâm" với đầy đủ tính chất của nó. Đức LụcTổ Huệ Năng đã diễn tả về cái Tâm, cái Tự Tánh ấy như sau:

Hà kỳ Tự Tánh bổn tự thanh tịnh

Hà kỳ Tự Tánh bổn bất sanh diệt
Hà kỳ Tự Tánh bổn tự cụ túc
Hà kỳ Tự Tánh bổn vô động diêu
Hà kỳ Tự Tánh năng sanh vạn pháp.

(Cái Tâm của ta tự nó vốn là thanh tịnh, không sanh không diệt, có đầy đủ tất cả tự nó không lay chuyển, nhưng lại "năng sanh vạn pháp" quyền biến vô cùng).

Nhưng khi chúng sinh vào cõi "sinh tử luân hồi" rồi, thì cái tâm ấy bị trói buộc trong thân thể "tứ đại", không vượt thoát ra ngoài được và "cái nhận biết" không qua khỏi các giới hạn của "căn, trần" mà "thân xác" đã cho phép. Các thức ấy là gì?
Khi chúng sinh được thân tứ đại; trên thân có được 6 giác quan, 6 giác quan ấy tiếp xúc với 6 trần cảnh bên ngoài để từ đó có thể nhận thức được vũ trụ, vạn vật chung quanh mà trong Duy thức kể đó là:
 
- Sắc pháp (11): sắc pháp gồm có 5 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay tiếng Hán là nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân- không có ý vì ý đã nằm trong các "thức" chính yếu tức là Tâm Vương) và lục trần: sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần tức là những đối cảnh của vật chất bên ngoài được các căn nhận làm đối tượng cũng như cảnh, sắc đối với mắt; âm thanh đối với tai; mùi, hương đối với mũi; vị nếm đối với lưỡi; đụng chạm, tiếp xúc đối với thân...

Từ 6 căn chúng sinh nhận định và biết được 6 trần bằng 6 thức. Sáu thức đó mà Duy thức học gọi là:
-"Tâm Vương" (6): Nhãn thức (nhận biết của mắt); nhĩ thức (nhận biết của tai); tĩ thức (nhận biết của mũi); thiệt thức (nhận biết của lưỡi); thân thức (nhận biết của thân); ý thức (nhận biết của pháp) hay là thức thứ sáu; và trong Tâm Vương còn hai thức khác là: Thức thứ bảy hay là Mạt Na Thức (ý thức về cái Ngã, cái Ta); và Thức Thứ Tám hay A Lại Da Thức (Tàng thức, là cái túi chứa đựng mọi nghiệp Thiện, Ác hay Vô ký (không thiện, không ác) của mọi chúng sinh trong cuộc sống).
Ở đây, chúng tôi muốn lấy một ví dụ để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các thức này:
‘Cây đó có hoa. Hoa của nó màu sắc rất là đẹp, hình dáng hài hòa, thật hấp dẫn, khiến ai thấy cũng thích. Tôi muốn chiếm hữu làm của riêng mình. Nhưng có thằng bé đến muốn nhổ cây hoa. Tôi đuổi nó đi và đến bứng đem về nhà’.
Trong thí dụ ấy nói đến điều gì?
-‘Cây đó có hoa’: ý nói ‘mắt’ (căn) nhìn thấy được ‘cây có hoa’ (đối cảnh hay đối tượng).
-‘Hoa của nó màu sắc rất là đẹp, hình dáng hài hòa, thật hấp dẫn, khiến ai thấy cũng thích’: nhận xét của ‘ý thức’ (thức thứ sáu) về hoa của cây có hoa đó.
-‘Tôi muốn chiếm hữu làm của riêng mình’: ‘ý thức’ muốn cây có hoa ấy phải thuộc ‘về mình’, ‘về ta’ (thuộc về cái Ngã). Ý thức này được gọi là Mạt Na Thức (Thức Thứ Bảy), hay để phân biệt với Thức thứ Sáu (ý thức) nên thức này còn được gọi là Ý Căn.
-‘Nhưng có thằng bé đến muốn nhổ cây hoa’: Sự ‘muốn chiếm hữu’ của mình có nguy cơ bị mất.
-‘Tôi đuổi nó đi và đến bứng đem về nhà’: Tôi dùng đến sức mạnh, ỷ lớn hiếp nhỏ để đuổi thằng bé và chiếm cây có hoa làm của riêng. Như vậy theo luật nhân quả tôi đã ‘tạo nhân xấu’ đối với thằng bé, nhân xấu ấy được ‘tàng chứa’ trong ‘cái túi chứa A Lại Da Thức’ (Thức Thứ Tám). Đến khi đủ nhân duyên thuận tiện ‘nhân’ sẽ nẫy mầm, khi ấy tôi phải trả ‘quả’ cho nó, có thể trong kiếp này, hay kiếp sau hoặc ở những kiếp lâu dài về sau không chừng.
Hi vọng với thí dụ này giúp cho chúng ta có thể hiểu về các trường hợp tương tự đối với tai, mũi, lưỡi, thân một cách dễ dàng hơn, cũng như nhận định về Duy Thức trong các trường hợp khác của cuộc sống.
Với Duy Thức này cũng còn cho chúng ta hiểu rõ hơn: Tại sao trong Đạo Phật chủ trương là "Vô Ngã"("Nhứt thế pháp vô ngã": Mọi pháp đều Vô Ngã)? Vì thực ra "Tâm" mọi chúng sinh đều như nhau, bình đẳng và "vô ngã" (không phân biệt ta, người, chúng sinh, ngay cả tướng thọ mạng), tất cả đều "viên dung" với các đại khác trong một thể "không hai" (bất nhị) ở cõi gọi là Niết Bàn, Viên Giác, Chơn Như, Không Như Lai Tạng, Đại Viên Cảnh Trí, và bằng nhiều danh từ khác nữa. Vì do "không biết" (Vô minh) mà sinh ra ý "cần có ngã" (Vọng tâm) và ‘có tâm phân biệt’; để rồi mượn tứ đại tạo thành "thân ngã" tạm bợ có sinh lão bệnh tử, như vậy tất cả những cái ngã đó chỉ là vay mượn tạm, không phải là Thật. Cái Ngã thật chỉ có là "Chơn Tâm", là "Phật tánh" không thôi! Muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi thì mọi cái "ngã giả" phải trả về cho nguyên gốc của nó và ‘không mượn nữa’ hay đúng hơn là: Trong túi chứa A Lại Da Thức không còn có nhân xấu (hay Nghiệp) nào nữa thì lúc ấy ‘Túi A Lại Da Thức’ bị ‘vỡ tan’ và tâm của chúng sinh lại được ‘khuếch tán, trương lớn’ cùng khắp hư không (cảnh Đại Viên Cảnh Trí) về với "Cõi Chơn tâm" để trở thành bậc Giác Ngộ. Lúc ấy, "Tâm" của chúng sinh mới được tự tại vô ngại như thuở ban đầu trong cùng khắp hư không, muốn lớn được lớn, muốn nhỏ được nhỏ v.v... mà Đức Phật đã ví dụ "như quặng vàng đã được tôi luyện thành vàng ròng; đã là vàng ròng rồi thì không trở lại là quặng nữa", tức là sẽ không bao giờ bị ‘Vô minh’ lôi cuốn vào cảnh Luân Hồi nữa, trừ khi vì nguyện lực mình muốn vào cảnh Luân hồi để độ chúng sinh như những Bậc Bồ Tát hay các Đức Phật đã làm!
Với cái "ngã" về thân, nó đòi hỏi chúng ta rất nhiều vấn đề, nhiều nhu cầu "phải được" đáp ứng trong cuộc sống; và nó chi phối con người phải luôn lo nghĩ, mưu cầu, hay tìm đủ mọi cách để thỏa mãn cho nó; mà "Mạt Na thức" là cái thức chính yếu để chúng sinh nghĩ về mình, làm cho mình, chấp về mình (ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái).
Với những nhận thức được từ Tiền ngũ thức (nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân thức), chúng sinh chỉ nhận định được những vật, hiện tượng, biến cố... chung quanh hay trong vũ trụ; và với "ý thức" chúng sinh lại được hiểu rõ, nhận định ‘chính xác, đầy đủ’ hơn. Nếu chỉ với sáu thức đó thôi như các triết thuyết thế gian đã chủ trương thì khi con người, chúng sinh chết đi sẽ không còn có một cái gì để làm căn bản "tái sinh" mà duy trì sự nối tiếp của vạn vật, vạn hữu trong vũ trụ nầy cho đến ngày nay cả; vì "ý thức" dễ bị diệt không còn trong năm trường hợp mà Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã kể trong Phật Học Phổ Thông khóa IX, trang 154 như sau:

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

NGUYỆN

                                                                        Hình ảnh có liên quan

                                                                         Trầm hương len gió thắm y vàng,
                                                                         Phật Đản linh thiêng diệu thế gian.
                                                                         Vang vọng kinh thâm niềm hỷ lạc,
                                                                         Diễn bày pháp bảo hướng bình an.
                                                                         Vô minh buộc ràng phiền đeo bám,
                                                                         Trí huệ khai thông lụy gõ tan.
                                                                         Giác tánh huân tu trừ lậu nghiệp,
                                                                         Bỏ căn dứt tướng tỏa dương quang.


                                                                                           Mùa Phật Đản 2641 (2017)
                                                                                                   Minh Đạo
  
  https://minhdao1160.wordpress.com/
http://poem.tkaraoke.com/69428/NGUYEN.html
http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/23769-nguyen.html
https://hoavouu.com/p41a43028/nguyen

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

法侶情 PHÁP LỮ TÌNH



法侶情   Pháp Lữ Tình
          法侶深深道與情    Pháp Lữ Thâm Thâm Đạo Dữ Tình
                壹身智惠總皆明   Nhứt Thân Trí Huệ Tổng Giai Minh
                五乘示轉聰三世   Ngũ Thừa Thị Chuyển Thông Tam Thế
                百法弘開串五經   Bách Pháp Hoằng Khai xuyến Ngũ Kinh
                中南海外遊間曆   Trung Nam Hải Ngoại Du Giang Lịch
                北處西歐載盡形   Bắc Xứ Tây Âu Tải Tận Hình
                如慧名僧乘道業  Như Huệ Danh Tăng Thừa Đạo Nghiệp
                僧伽壹躲沍威令   Tăng Già Nhứt Đóa Hổ Oai Linh.

Bạn đạo sâu xa giữ đạo tình,
Thân Thầy ôm trọn tính thông minh
Năm thừa Thầy nói thông ba cõi
Trăm pháp Thầy tuyên thấu ngũ kinh
Trong trải Trung, Nam ngoài hải ngoại
Đất Bắc trời Tây tỏ rõ hình
Đáng gọi danh Tăng nâng đạo nghiệp
Tăng già một gốc vững oai linh. 


玄宗和尚哀懷隱念故人覺靈如慧和
淨土觀通感納法侶精詩笑鋻.
Đoản thơ song ngữ Hán-Việt của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
gởi tặng Giác Linh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Chứng Minh Đạo Sư Thích Như Huệ

nhân Lễ Tiểu Tường tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc.

TÌNH PHÁP LỮ
Kính họa bài thơ của HT Huyền Tôn

Đạo mầu thắm nghĩa kết giao tình,
Huân tập căn nguyên bổn trí minh.
Ba cỗ quảng khai truyền giáo pháp,
Sáu đường tế độ rõ tâm kinh.
Muôn nơi giữ ngọc thuần vô tướng,
Vạn nẻo lưu hương lặng hữu hình.
 Oai đức hiển bày rao khắp chốn,
Trang nghiêm cửa Phật thấu anh linh.

Minh Đạo
27/4/2017
https://quangduc.com/a60397/tinh-phap-lu


Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

CÁCH CẤP CỨU NHỒI MÁU CƠ TIM TẠI NHÀ

 
 Khi bệnh nhân gặp cơn nhồi máu cơ tim, nếu không được cấp cứu nhanh và hiệu quả sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc các di chứng nghiêm trọng. Việc cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc cấp cứu người bệnh.


Cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà bao gồm biện pháp ép tim nhưng cần đúng cách
Cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà bao gồm biện pháp ép tim nhưng cần đúng cách
Biện pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà
Người có tiền sử bệnh tim hoặc có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim nên tuân thủ đều đặn đơn thuốc mà bác sĩ đã kê để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát.
– Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực thì cách cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà đầu tiên là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay.
– Khi bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu và khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, nên cho bệnh nhân dùng ngay thuốc nitroglycerin  bằng phương pháp đặt dưới lưỡi bệnh nhân, giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Lưu ý, cần gọi xe cứu thương chuyên dụng để bệnh nhân có thể được thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim và có thể bắt đầu điều trị ngay trên xe.
Sơ cứu nhồi máu cơ tim sớm và hiệu quả sẽ tránh nguy cơ tử vong
Sơ cứu nhồi máu cơ tim sớm và hiệu quả sẽ tránh nguy cơ tử vong
– Ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi xe cứu thương đến: biện pháp này đòi hỏi người thực hiện phải làm đúng thao tác như sau: bệnh nhân được để nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, người thực hiện ép tim quỳ gối bên trái người bệnh. Khi bắt đầu tiến hành ép tim, hai bàn tay người hỗ trợ chồng lên nhau rồi để trước tim bệnh nhân, ở khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, rồi nới lỏng tay ra. Thực hiện động tác này liên tục 60 lần/phút.
– Hô hấp nhân tạo: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, kê đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đường thở, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau, nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau đồng thời lắng nghe hơi thở nạn nhân. Sau đó bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân và thở hai hơi liên tiếp vào miệng nạn nhân.
Khám tim mạch định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý
Khám tim mạch định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý
Phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim
Người có tiền sử bệnh tim mạch và cả người bình thường cần tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe định kì thường xuyên (với người bình thường là 6 tháng/lần). Mỗi người nên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát huyết áp, cân nặng. Tránh căng thẳng, áp lực và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.
                                                                                     Nguồn benhtimmach.info

VÔ ÚY TỰ TẠI (Gyalwang Drukpa)

Kết quả hình ảnh cho drukpa là gì



Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 64 của Ấn Độ. Dưới đây là bài phỏng vấn Ngài do Narayani Ganesh thực hiện cho Thời báo Times Of India vào ngày 27 tháng 8, 2011. (Nguồn: “Fearless and Free”, http://www.speakingtree.in/spiritual-articles/lifestyle/fearless-and-free Trang web www.speakingtree.in  08/2011)

Câu hỏi: Thưa Pháp Vương, khái niệm “tự do” có ý nghĩa gì đối với Ngài?

Trả lời: Tôi nghĩ rằng tự do là một chủ đề mà mọi người thường nhắc đến. Ai cũng muốn có được tự do, nhưng dường như có rất nhiều cách giải nghĩa cụm từ này và nhiều khái niệm khác nhau về tự do. Theo tôi, có tự do về thể chất và tự do về tinh thần. Ta phải đạt được sự tự tại từ bên trong trước, từ đó các sắc màu của cuộc sống bên ngoài sẽ thay đổi.

Trong tâm trí, chúng ta luôn cần được tự do để có lựa chọn đúng đắn; nhưng ta thường lưỡng lự không làm như thế, bởi vì chúng ta còn thiếu trí tuệ, tâm bị xao lãng, vọng động, rối loại và khổ đau thường từ đó mà ra. Đây quả thực là một thách thức rất lớn trong cuộc sống. Một bạn trẻ thời nay thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn, nhưng làm thế nào để có lựa chọn tốt? Rồi cách tiếp cận vấn đề của chúng ta thường thiên về vật chất hơn về tinh thần. Cách lựa chọn này đôi khi mang lại cho ta niềm vui trong chốc lát, nhưng chỉ làm ta rối loạn hơn. Chưa kể, nó sẽ dần tạo thành một thói quen. Nếu chúng ta biết rõ mình phải lựa chọn, ra quyết định như thế nào, đó là tự do. Nhưng chúng ta còn vô minh, thiếu trí tuệ, đó chính là sự trái ngược với tự do.

Câu hỏi: Thưa Ngài, cái gì có thể giúp một người chứng ngộ sự tự tại bên trong?

Trả lời: Bạn cần phải có trí tuệ, phải tìm và nhận ra được trí tuệ ấy ở trong chính mình mà không vướng mắc vào bản ngã. Điều này dẫn ta tới triết lý sống rằng cần thấu hiểu bản chất tự nhiên. Mỗi chúng ta đều nên theo một triết lý sống nào đó. Hiện tại, chúng ta chỉ hay quan tâm tới khía cạnh vật chất của cuộc sống. Tuy nhiên, ta cần hiểu biết hơn về bản chất tự nhiên. Ví dụ, khi ta chọn một cặp kính thì vẻ bề ngoài của nó không quan trọng bằng bản chất tự nhiên, lợi ích và công dụng của nó, bởi suy cho cùng, tất cả đều bắt nguồn từ bản chất tự nhiên. Từ đó dẫn dắt ta quay trở về với tình yêu tự nhiên.

Thấu hiểu vẻ đẹp bằng cách nhận biết khởi nguồn của nó. Rồi bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện, thấy mình có khả năng chọn lựa một cách thư thái, an vui, không nóng nảy vội vã, bởi bạn đang thấm dần triết lý sống.

Câu hỏi: Ngài đã từng nói Niết bàn và Luân hồi là hai mặt của cùng một thực tại. Vậy Niết bàn không phải là một trạng thái bất diệt, vĩnh cửu, khác hẳn với Luân hồi hay sao?

Trả lời: Tôi không cho rằng Niết bàn là vĩnh cửu, mà cả Niết bàn và Luân hồi đều là vĩnh cửu. Nói như vậy không có gì là khó hiểu, bởi có nhiều cách để nhận thức niết bàn và luân hồi. Luân hồi là sự phóng chiếu, sự chuyển động của niết bàn. Nếu bạn nghĩ rằng niết bàn là một cái gì đó bất di bất dịch, một trạng thái vĩnh cửu thường hằng thì chính cách nghĩ đó là thiếu chính kiến.

Vấn đề là chẳng có gì để chỉ bày, mà chúng ta chỉ có thể bàn luận về nó. Thực chất, Niết bàn không thật có, bởi tất cả chúng ta – cái bàn này, bạn và tôi – đều là Niết bàn, nếu như bạn thực chứng được tự tính của vạn pháp. Nếu không thì tất cả đều là Luân hồi. Tự nhiên là gì và chiều sâu của tự nhiên là gì? Có biết bao khía cạnh của tự nhiên như núi, sông, cây cối, những thác nước, cầu vồng… Tất cả đây đều là những nhận thức ban đầu và tạm thời về tự nhiên. Nếu ta sống có triết lý thì cái nhìn của ta về tự nhiên sẽ sâu sắc hơn nhiều.

Câu hỏi: Vậy ý Ngài là tất cả tự nhiên chỉ là những phân tử luôn chuyển động, rằng luôn có sự thay đổi dù bên ngoài không hiển thị như thế?

Trả lời: Cách nói đó có lẽ cũng đúng, nhưng ý tôi là tất cả đều là tính không – và bạn thực sự không thể miêu tả tính không bằng ngôn ngữ khoa học. Nói tính không là không có gì hay là vô tận đều không đúng, bởi tính không là thứ ta không thể miêu tả bằng ngôn ngữ.

Ngay cả Đức Phật hay các đấng giác ngộ khác cũng không thể miêu tả nó. Khi ta dần chứng ngộ bản chất của tự nhiên, bạn có thể dùng từ toàn tri hay tôi có thể nói “Tôi có thể đọc được ý nghĩ của bạn”, “Tôi có thể nhìn được phía bên kia!” Có nhiều chân ngôn và năng lực kì diệu, nhưng những từ ngữ này cũng chưa diễn tả đủ. Trí tuệ toàn tri chân chính xuất phát từ sự thấu hiểu tính không. Những chướng ngại tâm sinh lý bạn đang trải qua dường như là bị động, chúng không có tầm quan trọng gì đối với hiểu biết của bạn. Cũng không có nghĩa là chúng sẽ tan vỡ hay tòa nhà sẽ tan vỡ.

Ví dụ, một toàn nhà bằng bê tông sẽ không còn là vật chất đối với bạn nữa; nó không còn quan trọng nữa. Nếu tôi thấu hiểu tính không thì một toà nhà sẽ không hiển lộ một cách vật chất nữa. Tôi cũng sẽ chẳng cố “nhìn thấu” một tòa nhà hay một người khác. Một khi bạn đạt được sự chứng ngộ sâu xa, bạn sẽ bắt đầu thực sự hiểu biết. Bạn trở thành toàn tri.

Câu hỏi: Trở lại chủ đề tự tại, không phải ta đang bó buộc mình khi đặt ra những giới hạn và danh tính để miêu tả sự tự tại?

Trả lời: Khi nghe những chuyện về một ai đó gặp vấn đề với visa nhập cảnh, tôi thường tự hỏi mình tại sao lại có những biên giới? Tôi nghĩ câu trả lời là sự tham lam và bản ngã, chúng luôn kêu lên “Đây là lãnh địa của tôi, không gian của tôi”. Đây là một hiểu biết sai lầm của bản ngã. Bạn đã tạo ra nỗi sợ hãi từ bản ngã. Sự tự tại phải được đạt tới trong tỉnh thức.

Hãy xé toang rào cản tinh thần đó. Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dung và chấp nhận. Để đạt được điều đó, trước hết bạn phải cảm thấy thoải mái, an lạc với chính bản thân. Sức mạnh để đạt được điều này đến từ bên trong tâm thức của bạn. Ý chí của bạn phải trở nên to lớn, không nhỏ nhoi. Bạn phải biết yêu thương. Bạn phải có sự tự tin.

Tôi muốn dùng một ẩn dụ như thế này: Một con voi rất to lớn; nó từ tốn, trông rất hay và bước đi với sự tự tin. Những loài nhỏ bé lại thường chạy loanh quanh một cách loạn động, luôn sống trong sợ hãi, bất an, vì thế chúng cắn xé và luôn trong tinh thần hoảng loạn. Để thực sự lớn mạnh, bạn cần sự tự tin bên trong chính mình. Trải nghiệm tự tại bắt nguồn từ sức mạnh tinh thần và lòng bi mẫn, chứ không phải từ sức mạnh cơ bắp hay từ một sức mạnh của một đạo quân.

Câu hỏi: Khushwant Singh nói rằng lý thuyết của sự tái sinh và đầu thai là không có cơ sở. Ông từng hỏi Đức Dalai Lama rằng tại sao chỉ có một số người theo đạo Phật và đạo Hindu có thể nhớ được kiếp trước của mình; và ông cho rằng lý thuyết này có sự liên hệ mật thiết với nền văn hóa Nam Á. Đức Dalai Lama chỉ cười khi nghe câu hỏi này. Ngài có bình luận gì về chuyện này?

Trả lời: Điều này không hoàn toàn đúng. Có rất nhiều câu chuyện về những người thuộc các tín ngưỡng khác có khả năng nhớ được kiếp trước của mình. Gần đây tôi còn được gặp một em bé theo đạo Hồi, em bé này quả quyết rằng em nhớ về kiếp trước của mình, khi em đã từng là một vị sư tu tập theo truyền thống Drukpa! Hay có một em bé người Sikh ở Chandigarh đã nhận ra một đôi vợ chồng là cha mẹ của mình trong kiếp trước.

Tôi nghĩ Đức Dalai Lama cười bởi đây không phải là cái bạn có thể dễ dàng giải thích. Nếu muốn nói gì với ông ta, chắc Ngài sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Phần lớn người ta không tin vào sự tái sinh, và kể cả trong số những người tin, phần lớn họ cũng không nhớ nổi kiếp trước của mình!

                                                                         (Drukpa Viet Nam)

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

ĐỌC TỤNG KINH VĂN (Thích Chúc Hiền)

                                                                                   Kết quả hình ảnh cho phật pháp nhiệm mầu

                                                                       Đọc tụng kinh văn lắng nghiệp trần,
                                                                       Lời kinh thánh thoát diệt tham sân.
                                                                       Đèn thiền tỏa chiếu xua niềm tục,
                                                                       Đuốc tuệ ngời soi thấu lẽ chân.
                                                                       Phật Phật tuyên thuyên kinh liễu nghĩa,
                                                                       Tăng Tăng trùng tụng pháp chơn âm.
                                                                       Kinh văn rõ nghĩa, kinh vô tự,
                                                                       Phản chiếu, hồi quang tâm nhiếp tâm!

                                                                                                                     Chúc Hiền

TUỔI ĐÁ MÒN (Thích Tánh Thiện)

                                                                       Kết quả hình ảnh cho tuổi già

                                                                                                 TUỔI ĐÁ MÒN
                                                                                  Kính gởi tặng các vị cao niên trên 60 tuổi .

                                                                      Sáu mươi tuổi chẳng còn chi nghĩ tới
                                                                      Chuyện cuộc đời chuyện mơ mộng tương lai
                                                                      Tuổi này đây xin chuẩn bị về ngay
                                                                      Bên kia núi cả bầu trời xanh cỏ

                                                                      Thất thập chẳn tuổi cuộc đời buông bỏ
                                                                      Bỏ tiền tài sự nghiệp cả nước non
                                                                      Giờ chẳng màng gánh nặng mất hay còn
                                                                      Tuổi thu xếp trở về nơi chốn cũ

                                                                      Tám chục đến đạo đời nay đã đủ
                                                                      Chẳng còn gì bàn tính chuyện  vu vơ
                                                                      Mong lòng ta có được một bến bờ
                                                                      Nhìn sao sáng bên vầng trăng thơ mộng .

                                                                                                                    Tánh Thiện
                                                                                                                     25-4-2017

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

VĂN HOÁ THIỀN MÔN (Thích Tánh Thiện)


                                                                   Kết quả hình ảnh cho thiên

                                                                                 Thiền môn nét đẹp lắng yên
                                                                                 Lòng người đạo sĩ an nhiên tháng ngày
                                                                                 Mở khai tâm trí trong ngoài
                                                                                 Như như bất động hiển bày nội tâm

                                                                                 Đường vào thiền tập ở tâm
                                                                                 Cho ta chẳng phạm sai lầm tứ tung
                                                                                 Nhìn về hướng đẹp bao dung
                                                                                 Tâm ta mở cánh cửa tùng bao la

                                                                                 Dù ai quyền chức cao xa
                                                                                 Cũng không thay đổi lòng ta bao giờ
                                                                                 Thiền môn bóng mát vườn thơ
                                                                                 Đưa người về lại bến bờ thong dong .


                                                                                                                 Tánh Thiện
                                                                                                                  24-4-2017