Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

VÌ SAO NGƯỜI XƯA NÓI ‘CHỊU ƠN MỘT GIỌT, BÁO ƠN MỘT DÒNG’?


                                                                           Kết quả hình ảnh cho biết ơn



Tục ngữ có câu rất hay rằng: “Chịu ơn của người một giọt nước, phải báo đáp lại bằng cả một dòng suối”. Nhưng ngày nay có rất nhiều người lại thiếu mất tấm lòng biết ơn này, vì họ hưởng thụ vật chất suốt một thời gian dài đã thành quen, nên thường coi sự hy sinh của người khác là điều đương nhiên, ngồi mát ăn bát vàng cũng không thấy lòng mình có chút cảm giác xấu hổ gì.
 
Trong tâm lý học hiện đại đã sản sinh ra một công thức kỳ lạ: 100-1=0. Ý nghĩa của nó là nếu bạn đối xử tốt với một người trong suốt một thời gian dài, đã từng làm tới 99 việc có lợi cho người ấy, nhưng chỉ cần có một hôm bạn bất cẩn đã làm một chuyện bất lợi cho họ, thì họ sẽ oán hận bạn. Đồng thời họ còn coi 99 việc bạn đã từng làm trước kia chỉ là con số 0 tròn chĩnh. Công thức này xem ra có vẻ hoang đường nực cười, nhưng lại phản ánh một cách chân thực mối quan hệ căng thẳng giữa con người ngày nay.
 
Ngày nay rất nhiều người già đều oán hận một hiện tượng là con cái quá ỷ lại dựa dẫm vào cha mẹ, đòi hỏi quá nhiều. Biểu hiện là đa số con cái đều gặm nhấm tuổi già của cha mẹ, hoặc là yêu cầu cha mẹ mua nhà cửa cho mình, hoặc là yêu cầu cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi con giúp mình. Những người thế hệ trẻ chắc chắn đều cảm thấy điều này chẳng có vấn đề gì, bởi vì mọi người đều quá quen với cách thức như vậy. Nhưng họ lại không suy xét một cách lý trí rằng: Nói về trách nhiệm của cha mẹ với con cái, thì việc dưỡng dục con cái tới 18 tuổi đã là làm hết trách nhiệm của mình rồi. Còn về những chuyện tìm việc, kết hôn, sinh con sau này thì sự giúp đỡ của cha mẹ kỳ thực là điều thừa thãi, không cần thiết, con cái không nên dùng hết lý do này tới lý do khác để yêu cầu cha mẹ.
 
Nhưng thực tế là rất nhiều người làm cha làm mẹ đành phải hy sinh vì con cái nhiều hơn, nhưng con cái lại coi sự hy sinh này là việc nên làm, không hiểu và cũng không biết cảm ơn cha mẹ. Hơn nữa khi cha mẹ làm việc trái với ý của mình thì ngược lại còn oán trách cha mẹ. Cho nên, chúng ta thường nghe thấy một số người già thở ngắn than dài rằng: Sau khi về hưu chúng tôi không những không được nghỉ ngơi, mà ngược lại còn trở thành bảo mẫu ô sin không có kèm theo lương, chúng tôi còn phải dâng nốt số tiền lương về hưu của mình cho con cái, bản thân lại còn phải chịu ấm ức.
 
Sự sản sinh hiện tượng kỳ dị này thực chất là vì con người quá ích kỷ, thiếu đi tấm lòng biết ơn gây ra. Thiết nghĩ một người có quan niệm giá trị bình thường, thì việc cha mẹ dưỡng dục mình thành người đã là đại ân đại đức rồi, sao có thể không biết báo ơn mà ngược lại còn đòi hỏi quá nhiều nữa đây? Từ xưa đã có điển cố “Kết vòng bện cỏ” đền ơn, chính là dạy con người phải biết nhớ ơn đền đáp. Nhưng con người ngày nay không đọc sách Thánh hiền, e rằng điển cố này miêu tả câu chuyện gì cũng đều đã lãng quên. Chúng ta cùng nhau ôn lại hai câu chuyện này một chút:
 
 
“Kết vòng” là câu chuyện kể về một đứa trẻ đã cứu một mạng một chú chim vàng anh đang gặp nạn, chim vàng anh bèn kết thành một chiếc vòng ngọc trắng như 4 đồng xu, ý nói rằng chiếc vòng này có thể giúp con cháu của ân nhân đời sau được liêm chính, có địa vị cao. “Bện cỏ” kể về một bậc đại phu đã gả ái thiếp của cha mình cho người khác, không để cô phải bị chôn sống cùng chồng. Người cha quá cố của vị ái thiếp nọ đã thay con gái mình đền ơn, ông  bện cỏ dại trên mặt đất thành những nút thắt rối loạn, quấn chặt lấy tay kẻ thù của ân nhân.  
Câu chuyện sau có nguồn gốc trong cuốn “Tả truyện”, ví dụ với việc chịu ơn huệ của người khác nhất định sẽ phải báo đáp, tới chết cũng không đổi. Sau này Phùng Mộng thời nhà Minh đã viết trong cuốn “Tỉnh Thế Hằng Ngôn” (Những lời vĩnh hằng thức tỉnh thế nhân) rằng: “Đại ân vị báo, khắc khắc vu hoài. Hàm hoàn kết thảo, sinh tử bất phụ” (Đại ơn chưa báo đáp, sẽ luôn ghi nhớ trong lòng từng phút từng giây. Kết vòng bện cỏ, sinh tử cũng không phụ lòng). Kết hợp hai câu chuyện này với nhau nên mới có câu thành ngữ: “Kết vòng bện cỏ”.
 
Vì sao những bậc hiền nhân thời xưa đều dạy người đời sau phải có một tấm lòng biết ơn? Bởi vì nếu không có lòng biết ơn sẽ khiến con người trở nên ích kỷ hơn, mà sự ích kỷ cuối cùng lại hại chính bản thân mình. Về ý nghĩa tại tầng sâu hơn, thì trong cuộc sống của những người không biết cảm ơn chỉ là việc chiếm lợi, chỉ biết đòi hỏi mà không biết hy sinh, như vậy họ sẽ bị tổn đức. Đạo lý thường dăn dạy rằng: “Bất thất bất đắc, hữu đắc tất hữu thất” (Có được thì sẽ có mất, có được ắt sẽ phải mất), đây quả là quy luật bất biến từ xưa tới nay. Nếu con người không có lòng biết ơn, không biết nhớ ơn, đền ơn, vậy thì dẫu họ có thể chiếm được lợi ích trên bề mặt, nhưng thực ra họ lại mất đi thứ còn trân quý hơn.

                                                                                         Theo Chánh kiến
                                                          Hiểu Liên biên dịch

Không có nhận xét nào: