Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

CÁCH CẤP CỨU NHỒI MÁU CƠ TIM TẠI NHÀ

 
 Khi bệnh nhân gặp cơn nhồi máu cơ tim, nếu không được cấp cứu nhanh và hiệu quả sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc các di chứng nghiêm trọng. Việc cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc cấp cứu người bệnh.


Cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà bao gồm biện pháp ép tim nhưng cần đúng cách
Cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà bao gồm biện pháp ép tim nhưng cần đúng cách
Biện pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà
Người có tiền sử bệnh tim hoặc có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim nên tuân thủ đều đặn đơn thuốc mà bác sĩ đã kê để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát.
– Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực thì cách cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà đầu tiên là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay.
– Khi bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu và khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, nên cho bệnh nhân dùng ngay thuốc nitroglycerin  bằng phương pháp đặt dưới lưỡi bệnh nhân, giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Lưu ý, cần gọi xe cứu thương chuyên dụng để bệnh nhân có thể được thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim và có thể bắt đầu điều trị ngay trên xe.
Sơ cứu nhồi máu cơ tim sớm và hiệu quả sẽ tránh nguy cơ tử vong
Sơ cứu nhồi máu cơ tim sớm và hiệu quả sẽ tránh nguy cơ tử vong
– Ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi xe cứu thương đến: biện pháp này đòi hỏi người thực hiện phải làm đúng thao tác như sau: bệnh nhân được để nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, người thực hiện ép tim quỳ gối bên trái người bệnh. Khi bắt đầu tiến hành ép tim, hai bàn tay người hỗ trợ chồng lên nhau rồi để trước tim bệnh nhân, ở khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, rồi nới lỏng tay ra. Thực hiện động tác này liên tục 60 lần/phút.
– Hô hấp nhân tạo: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo, kê đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đường thở, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau, nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau đồng thời lắng nghe hơi thở nạn nhân. Sau đó bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân và thở hai hơi liên tiếp vào miệng nạn nhân.
Khám tim mạch định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý
Khám tim mạch định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý
Phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim
Người có tiền sử bệnh tim mạch và cả người bình thường cần tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe định kì thường xuyên (với người bình thường là 6 tháng/lần). Mỗi người nên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát huyết áp, cân nặng. Tránh căng thẳng, áp lực và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.
                                                                                     Nguồn benhtimmach.info

Không có nhận xét nào: