Nghệ thuật thư pháp Trung
Hoa có lịch sử phát triển rất lâu đời. Để sử dụng thuận tiện, chữ Hán đã chuyển
dần từ triện thư phức tạp sang lệ thư đơn giản, nhưng ai đã sáng tạo ra thể chữ
lệ? Hãy cùng đọc truyền thuyết Hải Đà Sơn dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Nghệ thuật thư pháp Trung
Hoa có lịch sử phát triển rất lâu đời. Để sử dụng thuận tiện, chữ Hán đã chuyển
dần từ triện thư phức tạp sang lệ thư đơn giản, nhưng ai đã sáng tạo ra thể chữ
lệ? Hãy cùng đọc truyền thuyết Hải Đà Sơn dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Khi nói đến chữ Hán hầu hết mọi người đều biết giai thoại “Thương
Hiệt tạo tự”, khi kể về các danh gia thứ pháp phần lớn đều nhắc tên Vương Hi
Chi, Liễu Công Quyền, Nhan Chân Khanh, nhưng ít ai biết đến Vương Thứ Trọng.
Ông vốn tên Vương Trọng, là thư pháp gia thời Đông Hán (có thuyết cho là
thư pháp gia đời Tần), người huyện Trở Dương, quận Thượng Cốc(nay là phụ cận
Đại Cổ Thành, huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc).
Từ nhỏ
Vương Trọng đã có chí khác thường là biến đổi cựu văn Thương Hiệt, và ông
chính là người sớm nhất cải tạo triện thư khó nhớ, khó viết thành lệ thứ dễ
nhớ, dễ viết hơn. Đến nay, vùng Xích Thành, Tuyên Hóa, Hoài Lai thuộc tỉnh Hà
Bắc vẫn còn lưu truyền không ít câu chuyện về ông.
Lệ thư là thể chữ thường dùng trong các trường hợp trang trọng, chữ viết hơi rộng chiều ngang, khung chữ hình chữ nhật. Chữ viết coi trọng “Tằm đầu yến vỹ”, “nhất ba tam chiết”.
Phụ thân của Vương Trọng là một viên quan nhỏ quản lý văn thư
tại Yến Quốc, một quốc gia chư hầu ở phía Bắc của nhà Chu, thường xuyên phải
thức thâu đêm để chuẩn bị văn án cho các đại phu (chức quan to thời xưa, dưới
quan khanh, trên quan sĩ) vào triều tấu sự. Vương Trọng từ nhỏ có biểu
hiện thông minh hơn người, lại hay đi theo cha nên lúc lên năm sáu tuổi ông đã
nhận biết được không ít chữ.
Vào một đêm khuya,
Vương Trọng đang ngủ ngon thì bị tiếng ho khan làm giật mình tỉnh giấc,
ông đứng dậy đi xem chuyện gì xảy ra thì thấy sắc mặt cha không tốt, hốc mắt
hãm sâu, đang cúi gập người mở miệng thở từng ngụm từng ngụm, cậu vội chạy
tới vỗ lưng cha.
Nhìn thấy đặt đao
khắc và thẻ tre đặt trên bàn, Vương Trọng biết cha vì vất vả lâu ngày
mà sinh bệnh bèn hỏi: “Việc khắc chữ
lên thẻ tre này mất công tốn sức quá, cha có thể nghĩ phương pháp nào giản
tiện hơn không?”.
Phụ thân thở dài,
lắc đầu trả lời: “Từ khi Thương Hiệt tạo ra
chữ đến nay, nó được truyền qua nhiều đời nhưng vẫn không có thay đổi gì lớn,
thử hỏi một quan viên nhỏ bé như cha biết sửa đổi thế nào đây, việc này khó
lắm!“.
“Việc do người làm mà, sao cha không làm đơn
giản chữ viết một chút, như vậy tiện hơn rồi còn gì?“, nghe vậy, người cha
kinh ngạc nhìn sang cậu con trai mới 6 tuổi, không ngờ đứa con của mình còn nhỏ
mà đã có thể nói ra những lời như vậy.
Ông vui mừng vuốt đầu con trai nói: “Hiện
nay quân địch đang áp sát nước ta, Yến Quốc đã kề cận nguy hiểm, người râu ria
như cha không thể làm được nữa rồi, nhưng con vẫn còn nhỏ lại có chí lớn hiếm
thấy, tương lai nhất định sẽ có thành tựu lớn“.
Từ đó, phụ thân
của Vương Trọng vốn chỉ dạy ông trụ cột và nhận biết chữ thì nay bắt đầu lên kế
hoạch dạy viết, đồng thời nó rõ từng nét bút và giải chữ. Dưới sự dạy bảo
và hun đúc của phụ thân, mới mười mấy tuổi mà Vương Trọng đã trở thành bậc
văn nhân nổi tiếng.
Mỗi ngày Vương Thứ Trọng đều suy nghĩ đến việc sáng tạo một thể
chữ mới, xem xét mọi thứ xung quanh, thỉnh giáo nhiều danh sư, nhưng mất vài
năm mà ông vẫn không nghĩ ra được đầu mối, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Vào mùa xuân năm nọ, ông đi ra bờ sông bắt cá, đúng lúc gặp
mưa nhỏ rơi xuống, khi mưa tạnh đất trời như được gột rửa trở nên trong lành
sạch sẽ, Vương Trọng nhìn thấy những con chim yến bay vút qua vẽ một cái tựa
như cây kéo, vô cùng thú vị, ông xem vô cùng say sưa, nghĩ thầm: Tư
thế bay của những con chim yến này vậy mà lại rất đẹp, ta không ngại vẽ nó một
chút.
Nghĩ vậy ông liền tìm cành cây vẽ trên mặt đất, đang vẽ thì
vướng phải một hòn đá nhỏ mà ông lại dùng sức quá mạnh khiến cành cây bị gãy,
hình dáng đuôi chim yến liền xấu đi phân nửa. Vương Trọng cảm thấy rất
đáng tiếc nên quyết định vẽ lại, đang vẽ ông đột nhiên phát hiện nét ngang vừa
sẩy tay vẽ ra nối liền với một nửa đuôi chim yến vừa vặn tạo thành một nét bút
lạ. Ông cực kỳ cao hứng, từ đó sáng tạo ra nét ngang trong lệ thư.
Vào một lần khác,
mẹ của Vương Trọng đưa giỏ lá dâu bảo ông đi cho tằm ăn, khi đổ lá dâu vào
mẹt ông nghe thấy tiếng sột soạt phát ra từ bên trong, nhìn vào thì thấy con
tằm mủm mỉm đang bò, vô cùng thú vị, đột niên ông nghĩ ra: Nếu viết chữ mềm
mại, mập như tằm hẳn là rất có ý vị. Từ 2 sự kiện trên Vương Trọng sáng
tạo ra phương pháp “Tằm đầu yến vỹ”. Mất một thời gian dài chuyên tâm suy
xét, rốt cuộc ông sáng chế ra kiểu chữ mới khí thế dồi dào, tự nhiên thanh tú
mà lại đơn giản dễ viết.
Lúc đó, ai gặp cũng khen Vương Trọng khiến ông bắt đầu kiêu
ngạo tự mãn, mẹ của ông thấy con trai như vậy bèn cố ý tức giận nói: “Thứ Trọng, kỹ thuật có đến tinh túy hoàn mỹ,
kiểu chữ do con sáng tác kia đã là cái gì, không có trình độ gì hết, cũng không
biết trời cao đất rộng gì cả“.
Vương Trọng nghe xong vô cùng xấu hổ, từ đó về sau ông luôn
tự nhắc nhở bản thân không được kiêu ngạo, sáng tạo lệ thư tốt hơn một bậc, đặt
tên cho kiểu chữ là “thể bát phân”. Danh tiếng Vương Trọng sáng tạo thể
chữ mới lan xa, mỗi ngày có rất nhiều người tới cửa xin học hỏi. Tuy nhiên, ông
có tính tình rất kỳ quái, hễ là dân chúng ai đến cũng không từ chối, nhưng nếu
là quan viên triều đình thì chắc chắn sẽ bị cự tuyệt ngoài cửa, dù là ai cũng
không gặp.
Lúc bấy giờ, Tần Thủy Hoàng đang buồn
phiền việc mỗi ngày phải xem tới mấy xe công văn. Vì thế khi nghe ở Thượng Cốc
có một người tài giỏi sáng tạo ra thể chữ đơn giản hơn, Hoàng đế liền vui mừng
triệu người này vào triều làm quan, Vương Trọng hay tin lập tức viện cớ ốm lánh
đi.
Kết quả 3 lần triệu kiến đều thất bại khiến Tần Thủy Hoàng
tức giận, ngay trước cung vàng điện ngọc hạ thánh chỉ: “Nhà
nho hủ lậu này thật đáng giận, rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt,
dùng xe tù áp giải hắn đến cho ta!“. Quân sĩ nghe lệnh không dám sơ suất,
nhanh chóng đi đến Thượng Cốc bắt Vương Thứ Trọng lên kinh thành Hàm Dương.
Tuy nhiên, trên đường áp giải bất ngờ phát sinh biến cố.
Quân sĩ áp giải xe tù ngày đi đêm nghỉ, khi đến dưới chân Hải Đà sơn, vừa dừng
lại nghỉ ngơi thì Vương Thứ Trọng thình lình hóa thành một con chim Bằng (một
loài chim rất lớn trong truyền thuyết, hình dạng có nhiều điểm giống một số
loài trong họ Ưng), vỗ cánh bay thẳng lên trời. Các binh lính thấy vậy cuống
quít giương cung bắn tên, chim Bằng dùng cánh quét qua tất cả mũi tên liền đồng
loạt rơi xuống. Ngay lúc các binh lính đang sửng sốt, trước khi vỗ cánh bay xa
chim Bằng kêu lên một tiếng rồi làm rụng 2 cọng lông vũ, sau này biến thành 2
ngọn núi cao lên tận mây trời. sau này biến thành 2 ngọn núi cao lên tận mây trời. Về sau người đời gọi 2 ngọn núi này là Đại Cách sơn và Tiểu Cách sơn, lại còn xây miếu trên đỉnh núi ngày nay là miếu Thứ Trọng trên đỉnh Hải Đà sơn.
Hơn
1.600 năm trước, nhà địa lý học Lệ Đạo Nguyên ghi rõ trong sách “Thủy kinh”
rằng: “Bên cạnh mặt Đông của Hải Đà có 2 ngọn núi,
núi cao chắn mây, cả hai đều xinh đẹp. Vương Thứ Trọng sửa thể chữ cũ của
Thương Hiệt thành Lệ thư, Thủy Hoàng kinh ngạc triệu kiến. Ba lần không đến,
Thủy Hoàng tức giận, ra lệnh dùng xe tù áp giải ông đến, Thứ Trọng hóa thành
chim Bằng bay đi rơi xuống 2 cọng lông vũ hóa thành núi, do đó núi này được gọi
là Đại Cách và Tiểu Cách“.
Lệ thư là thể chữ thường dùng trong các trường hợp trang trọng, chữ viết hơi rộng chiều ngang, khung chữ hình chữ nhật. Chữ viết coi trọng “Tằm đầu yến vỹ”, “nhất ba tam chiết”.
Iris, theo Secret China
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét