Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

THU HỨNG KỲ NHẤT (Thơ)

                                                                 Trang Y Hạ: Đỗ Phủ Thương Tiếc Khổng Minh




秋興其一
玉露凋傷楓樹林
巫山巫峽氣蕭森
江間波浪兼天湧
塞上風雲接地陰
叢菊兩開他日淚
孤舟一繫故園心
寒衣處處催刀尺
白帝城高急暮砧。



Thu Hứng Kỳ Nhất

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Đỗ Phủ


 


Dịch nghĩa:

Cảm Hứng Thu Kỳ I

Sương móc sa rừng phong trở nên xơ xác
Đồi núi Vu trở nên tiêu điều
Sóng sông vỗ vọt cả trời
Trên biên ải gió thổi mây sa phủ mờ mặt đất
Tùng cúc đều tươm lệ
Chiếc thuyền độc mộc làm xao xuyến lòng
Áo lạnh nơi nơi hối thúc cắt may
Thành Bạch Đế vang tiếng chày chiều

Dịch thơ:

Thu Hứng 1

Sương sa xơ xác khắp rừng phong
Đồi núi âm u lụn ánh hồng
Sóng vỗ ngút trời sông xiết chảy
Mây giăng mù đất ải mờ trông
Cúc tùng ràng rụa tươm hoa lệ
Thuyền mộc đơn côi chạnh nỗi lòng
Chốn chốn rộn ràng may áo ấm
Chày chiều Bạch Đế tiếng khua vang.

California, 9:00 pm, 20-04-2020

Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (phỏng dịch)


 


Thu Hứng 1

 

Tiêu điều sương ủ khắp rừng phong

Vu giáp, Vu sơn thiếu ánh hồng

Trời ngút, sông dài cơn sóng dậy

Mây đùn, đất lặng ải biền trông

Nhìn chòm cúc nở tuôn dòng lệ

Thấy con thuyền đậu chạnh tơ lòng

Nơi nơi đan áo cho mùa lạnh

Thành Bạch đưa chày lúc chiều buông.

 

21/4/2020

Minh Đạo (Kính cảm họa)


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

TÙ TRUNG HUỐNG (Thơ)

                                                                Nhà báo cách mạng Huỳnh Thúc Kháng






囚中況

長夜漫漫滯曙暉
妖雲成陣滿空飛
幾囘呵壁吟哀郢
又此中泥賦式微
馬齒崔人頻顧影
蟬聲到枕一沾衣
登山臨水無窮意
客與寒秋一度歸

   

Tù trung huống

Trường dạ man man trệ thự huy,
Yêu vân thành trận mãn không phi.
Kỷ hồi ha bích ngâm "Ai Dĩnh",
Hựu thử trung nê phú "Thức vi".
Mã xỉ thôi nhân tần cố ảnh,
Thiền thanh đáo chẩm nhất triêm y.
Đăng sơn lâm thuỷ vô cùng ý,
Khách dữ hàn thu nhất độ quy.

Huỳnh Thúc Kháng 

Dịch nghĩa:

Cảnh Trong Tù

Đêm dài dằng dặc làm ngưng trệ ánh sáng ban mai
Mây mù giăng khắp bầu trời
Mấy lần hỏi vách ngâm khúc Ai Dĩnh
Lại trong bùn lầy này làm bài Thức Vi
Tuổi tác qua nhanh như ngựa chạy thúc dục con người thường quay lại nhìn bóng dáng
Tiếng ve kêu đến gối làm ướt cả áo gối
Lên non lội suối lòng cảm thấy không cùng
Khách và mùa thu lạnh cùng về một lần

Dịch thơ:

Cảnh Tù

Đêm dài dằng dặc cản triêu dương(*)
Mờ mịt mây giăng bủa bốn phương
Ai Dĩnh bao lần ngâm vách hỏi
Thức Vi mấy lượt tả bùn trương
Tuổi đời thúc ngựa người soi bóng
Ve nhạc khua âm lệ nhỏ dòng
Lội suối trèo non lòng khoảng khoát
Khách về thu lạnh một lần vương!

Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền ( phỏng dịch)

—————
(*) Triêu dương: Ánh ban mai.

Cảnh Tù

Đêm dài dằng dặc ngóng triều dương
Mấy lớp mây đen trải khắp phương
Ai Dĩnh nay bài ngâm vách hỏi
Thức Vi lại cảnh vịnh bùn trương
Giục người ngựa nọ thời nom bóng
Tai lắng ve đây lệ đẫm tròng
Lội suối trèo non lòng khẳng khái
Khách về cùng lúc lạnh thu vương.

20/4/2020
Minh Đạo (Kính cảm họa)










Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

CHÂM TRÀ CHỈ CẦN TỚI BẢY PHẦN, BA PHẦN LƯU LẠI LÀ NHÂN NGHĨA

                                           Châm trà chỉ rót bảy phần đầy, ba phần lưu lại là nhân nghĩa ...
                                                                             

Trước đây thường nghe câu “rượu đầy trà vơi”, ý rằng khi rót rượu phải rót đầy, còn rót trà chỉ cần bảy, tám phần là đủ. Câu này nghe thì nghe vậy, nhưng hỏi nguyên nhân vì sao lại như thế thì không phải ai cũng biết…

Cho đến có một ngày, khi ngồi uống trà với một vị bằng hữu tinh thông trà đạo, nghe anh ấy vừa rót trà vừa nói: “Xưa nay, trà chỉ rót đầy bảy phần, ba phần còn lại là nhân nghĩa”.
Cũng có câu “trà bảy rượu tám”, là ý chỉ chủ nhà khi châm trà hay rót rượu cho khách, thì chén trà, chén rượu nên đầy bảy, tám phần. Chủ nhà dùng trà đãi khách, chỉ nên rót phần phần kính trọng, không nên quá đầy. Điều này có rất nhiều kiến giải, dưới đây là một vài tổng kết.
1. Châm trà đầy bảy phần sẽ tránh việc gây bỏng cho khách, hoặc nước trà bị đổ trên bàn hoặc quần áo khách
2. Thưởng trà cần uống từ tốn chậm rãi, một bình trà trung bình có thể uống được vài chén, cho nên không cần phải rót một ly quá đầy.
3. Trong lúc thưởng trà, không chỉ có uống trà, mà còn cần xem màu sắc nước trà, ngửi hương vị trà. Nước trà quá đầy thì sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá.
4. Rót trà đầy bảy phần, lưu lại ba phần là nhân nghĩa. Có câu: “Quân tử chi giao nhạt như nước”, chỉ một ly trà vơi, trong khi từ từ nhấm nháp từng hớp trà nhỏ, mới có thể khoan thai mà cảm nhận được nghĩa tình ấm lạnh.
5. Châm trà chỉ cần tới bảy phần, như vậy từ phần nước tới miệng chén trà sẽ có một khoảng trống, nước trà thanh tao thấm đượm hương thơm không dễ dàng thất lạc, trước khi uống còn có thể ngửi thấy được hương trà nồng thắm khó phai.
Bảy phần, đối với cuộc sống mà nói chính là một loại nắm giữ đúng mực. Làm việc cần đúng mực, nói chuyện cần phải có hạn độ, có điểm dừng, đối đãi người cần có tâm bao dung, xử thế cần chân thành, từ tốn.

Trà rót bảy phần tựa hồ nhắc nhở chúng ta, dù làm người hay làm việc thì nhất định phải khiêm tốn cẩn thận, không kiêu căng, không nóng giận, đừng ham thích thể hiện mình, cần khiêm tốn hàm súc, bởi “tự mãn sẽ chuốc lấy tổn hại, khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích”.
Lưu một chút tình nghĩa, lưu một chút dư nhàn, đừng để chính mình sống quá mệt mỏi. Làm người không thể quá tuyệt tình, nói chuyện không thể nói tận, nói hết; phải hiểu được vì chính mình, vì người khác mà lưu lại một đường lui, phải hiểu được đạo lý “nước đầy sẽ tràn, trăng tròn sẽ khuyết”.
Nhân sinh tựa như bóng cây qua khe cửa, như đèn treo trước gió, ngắn ngủi tựa như phiến lá trà. Chúng ta không cần phải so đo được mất, hãy sống với thực tại, sống chân thành, thuần phác, như vậy mới sống được thản nhiên.
Công danh lợi lộc chỉ như mây khói thoảng qua, đừng vì truy cầu những thứ phù phiếm mà đánh mất cả cuộc đời. Nhân sinh kỳ thực cũng tương tự như vị trà, thanh đạm, đắng chát mới là tốt nhất.
Nhân sinh cũng không khác mấy so với việc thưởng trà. Nếu chỉ nhấp một ngụm đầu, vị đắng sẽ át hết tâm trí. Nhưng khi thưởng thức trọn vẹn chén trà ấy, ta sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh tao sẽ thấm đượm lên từng tấc lưỡi.
Đời người giống như một chén trà, khó khăn, khổ đau chỉ trong phút chốc, như vị đắng của ngụm trà đầu tiên.
Tuệ Tâm

VÔ ĐỀ (Thơ)












Phiên âm:
Vô Đề

Trượng đầu minh nguyệt
Cước hạ thảo hoa
Thiên địa tương tiếp
Độc hành vô cô.

HT.Thích Quảng Hạnh

Dịch nghĩa:

Trên đầu gậy có ánh trăng sáng
Dưới chân có cỏ và hoa
Trời và đất giao tiếp nhau
Đi một mình mà không cô độc

Dịch thơ:

Đầu gậy trăng sáng rạng ngời
Dưới chân hoa cỏ vô lời ngát hương
Vui thay trời đất giao tương
Mình ta dạo bước mười phương theo cùng.

Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )

Vô Đề

Đầu gậy sáng ánh trăng
Dưới chân thơm hoa cỏ
Thiên địa cùng bụi nhỏ
Ta đâu bước độc hành.

19/4/2020
Minh Đạo (kính cảm họa)





CHẲNG DẤU (thơ xướng họa



CHẲNG DẤU
Đàn ai chẳng dấu nỗi tê lòng!
Phút tĩnh nghe hồn lặng cửa song.
Lỡ tiếc người đâu hờn phận mỏng,
Cùng nuôi cảnh ấy giận xuân nồng.
Canh tàn mắt mở sao còn mộng,
Tiếng vọng tim hòa rõ hiểu thông.
Khổ hận nghìn năm chừng khó rỗng?
Đàn ai chẳng dấu nỗi tê lòng…
2020
Minh Quang
Lê Trí Viễn VÌ THƯƠNG
Bởi lẽ vì thương rộn tấc lòng
Chiều lên lại ngẩn khúc Đời Sông
Suy cùng ngẫm bấy duyên còn mỏng
Gắng gượng mần chi nghĩa chẳng nồng
Tuổi xế qua dần răng vẫn mộng
Xuân tràn đã đến chả nào thông
Thêm nhiều nỗi nhớ khi tình rỗng
Bởi lẽ vì thương rộn tấc lòng.
19/4/2020
Lê Trí Viễn (Kính họa)
Nguyễn Quê TƠ LÒNG (Kính họa cùng anh: QUANG MINH)
**
Đàn đang thổn thức chuyện tơ lòng
Văng vẳng cung sầu lọt kẽ song
Nức nở cao đau giờ uất ngóng
Ngậm ngùi lặng tiếc thuở say nồng
Mãi đêm trăn trở khôn tàn mộng
Mỗi khúc nghẹn ngào khó nỗi thông
Chẳng rõ ta, người...a..i! mỏi vọng?
Đàn đang thổn thức chuyện tơ lòng
19-4-2020 Nguyễn Quê