Trời mưa gió, lạnh lẽo khiến nhiều người bị háo khát, mệt mỏi, nếu ôm trong lòng tay cốc nước vối ấm nóng nhâm nhi uống thì vừa đỡ mệt, vừa thải bớt độc tố... Nhưng một số người, và có thời điểm cần hạn chế, hoặc không nên uống nước vối.
Mỗi ngày uống đều đặn 1 lít nước vối
Trời lạnh se sắt, nhiều người bị háo khát, mệt mỏi, bải hoải, chán nản... nhất là những người làm văn phòng ngồi trong phòng kín nhiều giờ, ngại ra ngoài vì mưa gió, lạnh giá. Lúc đó mà ôm trong lòng tay cốc nước vối ấm nóng nhâm nhi uống sẽ rất nhanh hết mệt mỏi, tinh thần được thư giãn, cơ thể được thải độc...
rong lá vối, nụ vối có chất đắng kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu uống nước vối hằng ngày ngay từ những ngày đầu thai kỳ với liều lượng đúng sẽ giúp mẹ khỏe, thai nhi khỏe, lại lợi sữa.
Sản phụ sau khi sinh uống nước vối… các vitamin trong nước vối giúp thanh nhiệt, giải độc, nhiều sữa cho con bú.
Phụ nữ uống nước vối ủ từ lá vối, nụ vối đã khô hoặc tươi… đều tốt cho da mặt nhờn, da hỗn hợp, hoặc da có nhiều mụn, dễ nổi mụn.
Uống nước vối thường xuyên, đúng liều lượng còn làm đẹp da, trẻ lâu vì ngoài kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt, lợi tiểu, còn đào thải bớt các độc chất trong cơ thể…
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, giảm cân khi dùng nước nụ vối uống thường xuyên. Nhiều thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh, làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể…
Nhưng các bác sĩ khuyên cáo liều lượng uống nước vối hàng ngày khoảng 1 ấm/ngày, hoặc 1 ly nước vối/ 1 ngày mới có hiệu quả tốt cho sức khỏe, da dẻ như trên. Nếu uống nhiều quá thì lại ảnh hưởng tới hệ bài tiết.
Nhiều người không nên uống nước vối
Khoảng tháng 3-4 âm lịch cây vối ra hoa, tháng 8 quả chín, cây xanh tốt quanh năm. Người dân thường hái quả già vào tháng 5-6 phơi khô làm thuốc – Đông y gọi là Mạn kinh tử. Trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin, tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt, cây vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn.
Theo tài liệu "Thuốc và sức khỏe", lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Dân gian thường sử dụng lá vối tươi, hoặc khô để nấu nước uống. Nhưng từng có ý kiến cho rằng uống nước lá vối tươi có chất độc. Trong khi các thầy thuốc Đông y vẫn dùng lá vối tươi/khô sắc đặc như một loại thuốc sát khuẩn trị bệnh ngoài da (ghẻ lở, mụn nhọt), hoặc nấu lá vối tươi thật đặc để gội đầu chữa chốc lở. Tùy bài thuốc mà sao tẩm khác nhau như: Trị các chứng ở gan sao với dấm; trị chứng đau đầu, phong thấp, co giật sao với rượu; trị thanh nhiệt giải độc thì dùng lá vối tươi/khô, nụ vối đun nước uống hàng ngày...
Nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3- 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó. Vì vậy lá vối được coi là tốt cho sức khỏe, người thành phố giờ cũng tự trồng cây vối trong nhà để mỗi ngày hái vài lá vối tươi đun nước uống giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu... cả 4 mùa trong năm.
Chưa có kết quả nghiên cứu nào công bố lá vối tươi có những chất độc hại, không tốt cho sức khỏe. Nhưng các bác sĩ đều khuyến cáo chỉ nên uống một lượng nước vối vừa đủ, đúng cách, đúng thời điểm, không nên uống quá nhiều mới giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Một số trường hợp còn được khuyên không nên uống, hoặc hạn chế uống nước vối.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (Hội Đông y Việt Nam - Tienphong online), đã có nhiều người uống nước vối bị cồn cào, chóng mặt... là do khi uống khi đói bụng. Bản thân nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... nhưng vì uống lúc đói - sai thời điểm - đã khiến m nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng... chứ không phải là trong nước vối có chất độc gây nên hiện tượng đó.
Một số trường hợp sau cũng nên cẩn trọng khi uống nước vối:
- Người quá gầy hoặc sức khỏe suy nhược cũng không nên uống nước vối, bởi nước vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.
- Phụ nữ có thai uống nước vối tốt,nhưng cũng không nên uống nước vối quá đặc, quá nhiều vì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bài tiết.
- Tất cả mọi người không nên uống nước vối ngay sau bữa ăn, vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
- Trẻ em không nên uống nhiều nước vối.
- Người đang mất ngủ, hay bị rối loạn giấc ngủ cũng không nên uống nhiều nước vối.
- Người đang trong quá trình điều trị bệnh, đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hãy dùng.
Những ngày mưa gió lạnh lẽo, sau những giờ làm việc mệt mỏi, cầm ấm tích nước vối ủ lá vối khô/tươi, nụ vối rót ra thứ nước ấm tay, xanh sóng sánh trong ly, hớp ngụm nước tới đâu thấy dễ chịu tới đó, hết háo khát, mệt mỏi. Nhưng ngoài những tác dụng tốt của nước vối mọi người cần chú ý tới thể trạng, sức khỏe để uống cho có hiệu quả nhất.
Nguồn: https://giadinh.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét