Mây mùa đổi gió chạnh lòng ta
Trải chút đường thơ bận nỗi là
Chuyện cũ hằng vui đừng để quá
Đời yên vẫn tạc bước giao hoà
Bày câu bút kệ người vun nhã
Gợi ý ngôn từ kẻ ngẫm tha
Hạnh phúc an bình mong trỗ quả
Xin cầu hết thảy đẹp ngàn hoa.
Minh Đạo
Shutterstock
Bác sĩ CKI Đinh Trần Ngọc Mai, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Cả trà và cà phê đều chứa chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và tăng cường sức khỏe.
Các chất chống oxy hóa trong trà và cà phê đều giúp tăng cường năng lượng, có hiệu quả trong việc giảm cân, duy trì trạng thái tỉnh táo.
Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải có tác dụng chống lại chứng mất trí, bệnh Alzheimer, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ... Nếu người dùng nhạy cảm với caffeine, trà có thể là lựa chọn tốt thay thế cho cà phê.
Trà có chứa L-theanine, một loại axit amin có đặc tính làm dịu hệ thần kinh, giúp thư giãn trong khi vẫn giữ cơ thể tỉnh táo.
Do đó việc sử dụng kết hợp trà và cà phê là hoàn toàn bình thường và tùy thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, do tác dụng của caffeine lên não bộ, nên tiêu thụ lượng cà phê cao có thể dẫn đến sự phụ thuộc hoặc gây nghiện. Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều cà phê.
Nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học tại Đại học Bologna và Bệnh viện Đại học Bologna (Ý), thực hiện, bao gồm hơn 1.500 người tham gia, đã so sánh huyết áp với thói quen uống cà phê của những người tham gia.
Kết quả phát hiện ra rằng những người uống từ 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày có huyết áp tâm thu thấp hơn đáng kể, so với những người không uống cà phê; những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày đã giảm huyết áp được nhiều hơn, theo Daily Mail.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cảnh báo uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp.
Từ kết quả nghiên cứu trên, theo các chuyên gia 3 cữ cà phê mỗi ngày là tốt cho sức khỏe, theo Daily Mail.
Nguồn: https://thanhnien.vn/
"Có lẽ, rất nhiều người trong số chúng ta thường hay nhầm lẫn khái niệm "đột quỵ" và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau. Thế nhưng, nói một cách dễ hiểu, khái niệm đột quỵ đề cập đến bệnh lý bởi nguyên nhân mạch máu não; còn đột tử là tử vong do bệnh lý tim mạch", TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cho biết.
Theo TS Tuấn Anh, đột quỵ thường được nhắc đến là đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương không hồi phục (mất chức năng vĩnh viễn) do không được cung cấp máu lên nuôi dưỡng kịp thời.
Đột quỵ não gồm 2 thể đó là, đột quỵ xuất huyết não hay đột quỵ do vỡ mạch máu não, xảy ra do mạch máu não bị vỡ ra, khiến máu tràn vào trong hoặc xung quanh não.
Đột quỵ nhồi máu não hay đột quỵ do thiếu máu não hoặc đột quỵ do tắc mạch máu, xảy ra do cục huyết khối (cục máu đông), xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn hoặc cản trở lượng máu và các chất dinh dưỡng lên nuôi dưỡng các tế bào não.
Đột tử có 4 nguyên nhân chính gây ra là: vấn đề về tim mạch, đột quỵ, thuyên tắc phổi, vỡ động mạch chủ.
Trong đó các vấn đề về tim mạch chiếm tỷ lệ lớn. Đột tử do bệnh tim mạch có thể hiểu như là "đột quỵ tim", vì đây là tình trạng người bệnh chết một cách bất ngờ, đột ngột ngay lập tức khi vừa phát hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các bệnh lý cấp tính về tim mạch kể trên (hay gặp nhất là ngừng tim và nhồi máu cơ tim).
Như vậy, đột tử do bệnh lý tim mạch được hiểu cơ bản là tình trạng người bệnh bị chết đột ngột do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim dẫn tới hoại tử mô cơ tim.
Các nguyên nhân gây ngừng tim chủ yếu do một số bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim phì đại hoặc giãn to, bất thường động mạch, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim trầm trọng (cơn nhịp nhanh thất, rung thất), hội chứng Brugada.
Các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp là: xơ vữa động mạch, cục máu đông (huyết khối), co thắt động mạch vành, bóc tách động mạch chủ, dị dạng động mạch bẩm sinh.
Hiệp hội Tim học Mỹ đánh giá sức khỏe tim mạch quốc gia bằng cách theo dõi 7 yếu tố sức khỏe và hành vi chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ("Life's simple 7", với 7 nguyên tắc sống đơn giản) và đo lường những chỉ số này để theo dõi tiến trình cải thiện sức khỏe tim mạch.
Life's simple 7 (7 nguyên tắc sống đơn giản) gồm có: không hút thuốc, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng, cũng như khả năng kiểm soát cholesterol, huyết áp và đường huyết.
Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não và đột quỵ tim cần cấp cứu ngay:
Méo mặt, méo miệng thường ở một bên. Rõ nhất khi người bệnh há lớn miệng hoặc cố gắng mỉm cười.
Yếu tay thường ở một bên. Đưa 2 tay lên không đều nhau.
Nói không rõ chữ, nói lắp, nói khó, không diễn đạt được điều muốn nói, thậm chí không thể nói được.
Nhiều người hợp mất ý thức, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Đau hoặc tức ngực.
Choáng váng, buồn nôn hoặc nôn ói.
Đau hàm, cổ hoặc lưng.
Khó chịu hoặc đau ở cánh tay hoặc vai.
Khó thở.
Ngoài ra, khi có các triệu chứng: khó thở, chóng mặt, đau hoặc tức ngực, ho ra máu hoặc đau bụng dữ dội, đau thắt lưng dữ dội, tụt huyết áp, sốc, bụng nổi khối... cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế, để được thăm khám và xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thuyên tắc động mạch phổi và phình hoặc vỡ động mạch chủ.
Nguồn: https://thanhnien.vn/
Hình https://laodong.vn/
Chuối là loại trái cây phổ biến trên thế giới. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Loại quả ngon miệng này chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo lành mạnh, một số khoáng chất và vitamin cần thiết.
Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý nếu kết hợp chuối với một số thực phẩm, nó có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Bác sĩ Surya Bhagwati, chuyên gia y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Dr. Vaidya (Ấn Độ) chỉ ra một số thực phẩm bạn cần tránh kết hợp với chuối, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, theo đài NDTV.
Sau đây là một số loại thực phẩm bạn phải tránh kết hợp với chuối:
1. Sữa: Theo y học cổ truyền, chuối có tính axit, còn sữa có chứa casein. Hai chất này gặp nhau có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Tiến sĩ Bhagwati nhận xét: Đó là một sự kết hợp thực phẩm sai lầm vì sẽ gây khó tiêu, có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu.
2. Thực phẩm giàu đạm: Chuối có chứa purine, rất dễ tiêu hóa. Trong khi đó, thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng được tiêu hóa rất chậm.
Sự kết hợp này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và thậm chí có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Bởi thực phẩm giàu protein có thể dẫn đến quá trình lên men trong dạ dày, tạo ra nhiều khí trong đường tiêu hóa. Điều này không tốt cho cơ thể và có thể gây khó chịu.
3. Bánh mì: Bữa sáng với chuối và bánh mì đã có từ xưa. Nhưng bạn có biết, điều đó có thể không tốt cho sức khỏe.
Bánh mì chứa carbs tinh chế khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Trong khi đó, chuối lại được tiêu hóa nhanh. Kết hợp hai loại thực phẩm có bản chất tương phản này với nhau sẽ làm tăng nguy cơ mất cân bằng tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe.
4. Các loại trái cây họ cam quýt: Ăn những loại trái cây này cùng với chuối có thể dẫn đến chứng khó tiêu, thậm chí gây khó chịu cho một số người. Nguyên nhân là do cả hai đều có tính axit. Sự kết hợp này có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi ăn cùng nhau, chuối và trái cây có tính axit sẽ tạo ra các vấn đề như buồn nôn, đau đầu, theo NDTV.
Nguồn: https://thanhnien.vn/
Tuệ Sỹ Thiền Sư
Thành kính đảnh lễ niệm ân Đức Trưởng Lão HT. thượng Tuệ hạ Sỹ bậc Thầy thông tuệ của nhiều thế hệ Tăng Ni và Phật tử. Ngài đã dành trọn cuộc đời của mình cho lý tưởng giải thoát giác ngộ và đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài cũng như giáo dưỡng đào tạo tầng lớp trí thức cho Phật Giáo nước nhà. Đặc biệt Ngài đã cho ra đời những tác phẩm, dịch phẩm trác tuyệt góp phần làm giàu cho kho tàng văn hoá Phật giáo. Kính nguyện Phật thường gia hộ cho HT pháp thể thường an đạo thọ miên trường…!
Tuệ Sỹ Thiền Sư
Kính hoạ bài Tuệ Sỹ Thiền Sư của TT. Thích Chúc Hiền
Thiền Sư Tuệ Sỹ huệ tâm ngời
Đạo hạnh khai truyền mãi chẳng vơi
Dẫn chúng hằng nương về bổn cội
Bày kinh vẫn gợi đến đương thời
Đường từ lấy đức người hoan hỷ
Giáo điển gieo mầm pháp rạng tươi
Khắp chốn gần xa nhờ kệ gởi
Yên bình cõi thế… khổ trần rơi…
Sài Gòn, 22/9/2023
PT. Minh Đạo
Để biết 2 vách mà cha ông ta nhắc đến ở đây là 2 vách gì, hãy cùng tìm hiểu.
Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã cực kỳ chú trọng tới vấn đề phong thủy gia đình. Trong đó, vị trí kê giường ngủ rất được lưu ý, bởi giường ngủ là nơi gắn liền với sức khỏe, cuộc sống của con người.
Có 2 hướng đại kỵ khi kê giường ngủ tuyệt đối không được phạm phải, cụ thể đó là gì?
Không kê đầu giường vào bức tường có cửa sổ
Giường ngủ là nơi để mọi người nghỉ ngơi, cần được giữ sạch sẽ và thông thoáng. Sở dĩ mọi người ngại kê giường vào tường có cửa sổ là để tránh nhiều bụi bẩn và mầm bệnh mang vào khi cửa sổ được mở ra.
Khi đó có thể có nhiều khói bụi, chất độc hại theo vào nhà, bất lợi cho việc hít thở và sự khỏe mạnh của lá phổi.
Thời xa xưa, do điều kiện sống kém nên cửa sổ lúc đó cơ bản làm bằng gỗ, khi ngủ bên cửa sổ, một lượng lớn khí lạnh sẽ xâm nhập qua khe hở của cửa sổ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho con người.
Chính vì vậy mà thời xưa mới có câu: "Cửa sổ kê vào 2 bức tường này thì bệnh vào nhà". Và bức tường có cửa sổ là 1 trong 2.
Đối với những ngôi nhà hiện đại, do cửa sổ được bịt kín rất tốt nên dù bạn có ngủ dựa vào cửa sổ cũng không dễ để hơi lạnh xâm nhập, ngoài ra nhà nào cũng có thiết bị sưởi. Trong nhà, những người có sức đề kháng mạnh thường ít bị cảm lạnh hơn.
Tuy nhiên, về phong thủy thì cũng hạn chế kê đầu giường vào cửa sổ. Sẽ có lúc bạn mở cửa sổ và khí lạnh tràn vào, hoặc bụi bặm không thể tránh được.
Tiếng ồn từ ngoài cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Việc mất ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ dễ khiến cảm xúc tiêu cực hình thành trong bạn như tức giận, thất vọng, căng thẳng...
Các khói bụi, mùi xăng... từ cửa sổ bay vào khiến bạn khó đi vào giấc ngủ... Tóm lại, trong phong thủy không nên kê đầu giường sát cửa sổ.
Không kê đầu giường với bức tường có nhà vệ sinh phía sau
Nếu buộc phải kê đầu giường về phía nhà vệ sinh thì bạn cũng cố gắng không kê đầu giường sát vào bức tường này.
Nguyên nhân là nhà vệ sinh là nơi bài tiết chất bẩn, rác thải độc hại, mùi vị cũng không "hay ho" gì cho lắm.
Thời xưa, kinh tế khó khăn nên môi trường nhà vệ sinh nói chung không được tốt, hơn nữa ngôi nhà đơn sơ và thiếu kín đáo nên mỗi khi có người phải vào nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hầu hết các ngôi nhà ngày nay đều làm bằng bê tông cốt thép, có cái tốt và cái xấu, nhà vệ sinh xả nước có thể tống rác rưởi xuống cổng, giảm mùi, không lo bẩn thỉu. Nếu buộc phải kê giường dựa vào tường nhà vệ sinh thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhiều lắm.
Tuy nhiên, về mặt phong thủy, nguồn nước tượng trưng cho thủy... nếu dựa vào thủy thì không vững chắc. Điều này khiến giấc ngủ không sâu giấc.
Hơn nữa, nhà vệ sinh vốn là nơi tập trung tất tất cả âm khí nhiều nhất trong ngôi nhà, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tóm lại, việc kê đầu giường dựa vào 2 bức tường nói trên khiến giấc ngủ của bạn không tốt, dễ ốm yếu, mệt mỏi. Bạn có thể tin hoặc không.
Nhưng trên thực tế, dù kê giường gần bức tường nào thì cũng cần phải loại bỏ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của chúng ta để đảm bảo chúng ta có giấc ngủ sâu, yên bình.
Ngoài ra, thể trạng, môi trường sống, tâm trạng cá nhân, tuổi tác, chế độ ăn uống và các lý do khác cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người. Chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh thì dù kê giường dựa vào bức tường nào cũng sẽ không nhiều lo lắng là sức khỏe của mình bị sa sút.
Một số đại kỵ khi bài trí giường ngủ khác con cháu cần nhớ
Kiêng đặt giường ngủ dưới xà ngang
Điều kiêng kỵ đầu tiên trong việc kê giường ngủ đó là đặt giường ngủ dưới xà ngang của ngôi nhà. Theo phong thủy, người ta cho rằng nằm dưới xà ngang sẽ có cảm giác bị đè nén, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Kiêng kê giường ngay cạnh cửa sổ
Giường kê sát cửa sổ tưởng rằng sẽ thoáng đãng, giúp ích cho giấc ngủ nhưng hoàn toàn không đúng. Giường kê quá sát cửa sẽ khiến con người khó ngủ hơn do bị tiếng ồn, ánh sáng và các tác động bên ngoài ảnh hưởng, từ đó tâm tình khó chịu, sức khỏe giảm sút.
Theo phong thủy, giường kê sát cửa sổ (thường là cửa kính) thì không có điểm tựa vững chắc, vận trình bất định, không tới nơi tới chốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự nghiệp. Hiện nay hầu hết nhà cửa đều san sát nhau nên giường kê quá gần cửa sẽ không đảm bảo được tính riêng tư, vận trình tình cảm không thuận lợi, vợ chồng dễ lục đục bất hòa. Về mặt an ninh của gia đình vì dễ bị kẻ gian lợi dụng trộm cắp.
Kiêng đặt giường ngủ hướng thẳng vào cửa phòng
Trong phong thủy, việc kê giường hướng thẳng cửa phòng được gọi là “hung khí xung”. Sở dĩ có quan niệm như vậy vì những người dùng giường ngủ hướng ra cửa phòng thường sẽ dễ bị mất ngủ, tinh thần hay bị hoảng hốt và dễ bị giật mình.
Kiêng đặt giường thẳng vào nhà vệ sinh
Trong phong thủy, nếu đặt giường hướng vào nhà vệ sinh, người nằm trên giường ngủ sẽ dễ bị đau đầu kinh niên và ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Bên cạnh đó, có người còn cho rằng, việc nằm ngủ ở vị trí này khiến bạn dễ bị mắc phải những vấn đề về xương khớp, gây khó khăn trong việc sinh hoạt.
Giường ngủ đối diện gương
Gương soi là vật dụng được trang trí hầu hết ở phòng ngủ của người Việt, đây cũng là vật dụng rất cần thiết của chị em phụ nữ dùng để soi gương và trang điểm. Nhưng nó lại là điều kiêng kỵ khi kê giường ngủ, vì khi nhìn gương vào buổi tối sẽ tạo nên những ảo ảnh lạ kỳ.
Theo https://phunutoday.vn/
Các nhà nghiên cứu ĐH Harokopio (Hy Lạp) đã công bố một nghiên cứu tiếp theo kéo dài 10 năm nhằm xem xét mối liên hệ giữa việc uống cà phê và bệnh tiểu đường. Nghiên cứu theo dõi 1.514 nam giới từ 18 đến 87 tuổi và 1.528 phụ nữ từ 18 đến 89 tuổi không mắc bệnh tiểu đường khi họ đăng ký tham gia.
Họ chia thành 3 nhóm: kiêng cà phê, uống ít hơn 250ml và nhiều hơn 250ml mỗi ngày. Trong 10 năm theo dõi, 191 người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các tác giả nghiên cứu nhận thấy nhóm uống thường xuyên trên 250ml có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 54% so với nhóm không uống cà phê.
Efi Koloverou, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, tác giả chính của nghiên cứu tin rằng tác dụng của cà phê không chỉ nằm ở caffeine mà còn ở các chất chống viêm. Cà phê được chứng minh có tác dụng chống viêm trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer, Parkinson, tiểu đường loại 2, bệnh gút, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Lợi ích chống viêm của cà phê bắt nguồn từ hơn 1.000 hợp chất hoạt tính sinh học có trong loại đồ uống này. Chuyên gia Efi Koloverou kết luận những người không có tiền sử bệnh tim mạch sẽ được hưởng lợi từ việc uống cà phê hàng ngày.
Tuy nhiên lợi ích chống viêm, chống tiểu đường chỉ có ở cà phê đen không có chất tạo ngọt như đường, sữa, kem. Các chất tạo ngọt chứa đường, hoá chất và chất béo bão hoà sẽ gây viêm cũng như tăng đường huyết, không tốt cho người mắc tiểu đường.
Đặc tính chống oxy hoá và giảm viêm của cà phê cũng được chứng minh là yếu tố giúp loại đồ uống này làm giảm nguy cơ tiểu đường trong một nghiên cứu trên 150.000 người mới công bố tháng 5/2023.
"Mặc dù béo phì và ít vận động là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng các nghiên cứu cho thấy stress oxy hóa có thể góp phần vào cơ chế sinh bệnh bằng cách tăng sức đề kháng insulin hoặc làm suy giảm bài tiết insulin. Cà phê có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học chống viêm và chất chống oxy hoá, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường", Tiến sĩ Ambrish Mithal, Trưởng Khoa Nội tiết và Tiểu đường bệnh viện Max Healthcare (Ấn Độ) cho biết.
Nghiên cứu cho biết uống thêm 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường 4-6%. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên uống quá 2 tách cà phê, nạp nhiều hơn 400mg caffeine mỗi ngày. Việc bổ sung chất làm ngọt nhân tạo và kem có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người mắc tiểu đường.
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể giảm đến 50% nhờ vào việc giảm cân trong khi caffeine được biết với công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo và hạn chế cảm giác thèm ăn. 100mg caffeine tiêu thụ hằng ngày tương đương với mức tiêu hao năng lượng tới khoảng 100 calo 1 ngày.
Tiến sĩ Ambrish Mithal vẫn cảnh báo mọi người không nên uống quá nhiều phê có thể làm tăng nhịp tim, gây lo lắng, bồn chồn, run tay, mất ngủ và đau đầu. "Với những bệnh nhân tiểu đường, tôi luôn nói rằng đường huyết sẽ không giảm đáng kể chỉ vì trà hay cà phê mà còn cần điều chỉnh nghiêm túc trong lối số. Điều đó nghĩa là bạn cần hoạt động thể chất vừa phải, ngủ đủ giấc, kiểm soát cân nặng và kỷ luật trong sinh hoạt", Tiến sĩ Mithal nói thêm.
Theo Healthcentral, Indianexpress