CẢM NHẬN TẬP THƠ HÒA KHÚC TRI GIAO CỦA CƯ SĨ MINH ĐẠO
Sự chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Sanskrit: Anuttara-samyak-sambodhi) là một thuật ngữ cao quí, giác ngộ hoàn toàn
không sai lầm vượt qua mọi giới hạn loại bỏ hoàn toàn vô minh, thấu rõ trọn vẹn
bản chất của vũ trụ và Phật đã nói ra giáo pháp, chỉ rõ con đường, phương pháp
để hành giả chứng ngộ, an lạc, giải thoát.
Giáo pháp đã được truyền thừa qua kinh điển mà thiền
đường, tu viện…nơi các nhà sư giảng giải khơi thông những khúc mắc, hoài nghi,
hướng cho phật tử đến tu tập ngày càng thấu rõ hơn. Ghi ơn sự truyền dạy ấy
trong tập nầy tác giả phần lớn những bài thơ tán thán công đức chư vị giảng sư,
trụ trì, hành giả … và hoạ lại những bài thơ của chư vị Tỳ Kheo, thi hữu.
Tri
âm mấy độ thoả mong chờ
Gộp
mảng duyên trần nối đạo thơ
Đây là 2 câu thơ trong bài thơ đầu tiên trong
tập thơ nầy cũng như dòng thư pháp trang bìa. Gặp nhau trong thơ văn hướng về
sự tu tập, đạo hạnh, bài kệ, câu kinh …và nói lên những suy nghĩ, những lý, sự trong
đạo pháp, không câu nệ, không cố chấp hòa cùng vần thơ trong sáng, an vui.
Trong lời ngỏ của tập thơ tác giả cũng có ý đề
cập đến chữ duyên. Gặp nhau trong đời cũng là duyên, tạo dựng bao thời nay gặp
lại với 2 từ thuận, nghịch. Gặp nhau trong sự tương quan mật thiết, đồng cảm đó
là thuận và trái lại là nghịch. Đạo và Thơ cũng thế:
DUYÊN THƠ
Gieo từng khúc chữ thấm
càng hay
Sống đạo duyên trao rõ
giải bày
Ý khởi thông tinh đâu
chướng ngại
Tâm bình mật thiết chẳng
điều cay
Đạo, đời thường có sự gắn kết, nương vào nhau bình đẳng không
phân biệt vì trong đạo có đời, trong đời có đạo, đó là pháp luôn hiện hữu bổn
tánh như như bất động trong vạn vật cùng trợ duyên cho nhau. Từ căn bổn ấy để
hành giả tỉnh thức vượt qua những chướng ngại, hãy thôi mộng, tâm đừng rong
chơi (Tâm động), như trong bài CHẲNG THƯỜNG:
Huyền linh trải rộng chẳng vô tri
Vạn cảnh xoay vần rõ tế vi
Cứ gởi tâm rong… còn lỡ nữa!
Thêm hoài mộng tưởng… để không gì
Nhìn một bông hoa, một chiếc lá, một mảnh trăng vàng với tâm
thanh thản, an nhiên hòa cùng vạn vật, không phân biệt, không suy luận, để cho
nó tự nhiên đến và đi. Đó là thiền, là đạo. Chuyện thế gian cũng thế, duyên đến
duyên đi, nó vốn là như thế đừng cưỡng lại, đừng bấu víu,
như bài NGẮM TRĂNG dấu nhẹm đi nhân
tình thế, cuộc thế vần xoay để tâm bình thản, đó là cảnh tiên giữa trần:
NGẮM TRĂNG
Dương
trần dấu nhẹm nghe bình thản
Cuộc
thế xua cùng rõ tỉnh yên
Gỡ
hết còn chi mà hỏi đạo…
Canh
chầy nguyệt khuyết ngẫm đời tiên.
Trong
bài họa Trang Nghiêm Cõi Tịnh, cảnh vườn đó không gian đó mà ngắm hoài chẳng
vơi. Sự tỉnh lặng yên bình không mảy xao động tâm, thì hiện ra nhiệm mầu khi đối
cảnh, lá xanh hoa vàng hình ảnh nầy không nhuốm màu phàm tục và lặng yên vô tận…
TRANG NGHIÊM CÕI TỊNH
Ngắm
mãi quanh vườn miết chẳng vơi
Vàng
hoa lá nõn ánh xuân ngời
Hồn
nhiên cảnh vật lòng phơi phới
Lẳng
lặng sân nhà dạ thảnh thơi
Trong bài XUÂN NGỜI, đến với thế gian thì vui cùng thế gian, hòa cùng thế
gian, niệm ân cùng thế gian đã nuôi ta, trưởng dưỡng những thánh thiện để đi
đến pháp của Phật,vần xoay của thế gian là duyên khởi trùng trùng, nhưng đó là
một khái niệm khởi đầu trên con đường tu tập. Tỉnh thức để trải nghiệm từ những
động tỉnh những gì xảy ra trước mắt:
Hoà câu trải nghiệm, nương người thế
Để nhịp vần xoay, giũa khúc đời
Trên đường học đạo, ngoài thấm hiểu lý, sự để vững bước,
dù đường gập gềnh khó bước nhưng lập hạnh nguyện, biết sợ Ba Tên là Tham lam,
Sân hận, si mê và bốn độc (tứ chủng độc) là cội gốc của khổ đau nên người tu
hành xem đó là bốn thứ độc, cũng gọi là bốn con rắn độc (Tứ độc xà). Với mấy
câu trong bài:
HẠNH NGUYỆN
Ba Tên tiếp mãi… Nghe mà sợ
(*)
Bốn Độc thường hay …Thấm chớ gần (**)
Quán tưởng Sát – Na tâm lẳng lặng
Lâu dần sáu nẻo cũng thành chân…
------------------------
(*)Tam
độc tiễn: tham lam, sân hận và si mê
(**)
Tứ chủng độc: Kiến độc, Xúc độc, . Khiết
độc, Hư độc
Sự
vô thường giữa cuộc đời chóng hiện, chóng mất hãy nhìn về một kiếp người, sanh
lão, bệnh, tử, nghiệp duyên luôn đưa đẩy ta hợp rồi tan, cảnh trầm luân trong
sáu đường nghe mà sợ, chính vì vậy nên tỉnh thức, nên qui hướng về giáp pháp để
tự tin vững bước trên con đường đến giải thoát:
CHẲNG THƯỜNG
Hiểu rõ trầm luân lìa thoát nợ
Quay tìm liễu giác giảm hoài vương
Muôn người nghiệp chướng nào ai khỏi
Ngẫm kỷ thì ra …chuyện khó lường!
Và 4 câu trong bài THỜI QUA
Xuân về hạ đến ngắm thời qua
Vạn cảnh đong đưa vốn nó là
Thực hư hư thực tùy duyên chuyển
Tánh lặng nơi về nguyện chính ta.
Lược sơ qua vài ý trong tập thơ, cũng để khái
quát lên trong tập nầy qua những bài tán thán công hạnh quí vị tỳ kheo và những
bài xướng họa với các vị. Tác giả luôn nhắc đến tính chân thật của vạn vật,
không đi không đến, không còn không mất đó là bổn tánh chơn như và luôn hiện
hữu trước mắt ta, vì thế trong tinh thần nầy TG bằng những ngôn từ, vần điệu
làm cho ta những cảm nhận ra bổn tánh trong lành sáng suốt ở chính mình, sở dĩ
ta còn trầm luân, mê mờ vì qua nhiều đời nhiều kiếp dần bao phủ bởi màng dày vô
minh.
Qua tập thơ nầy, đó là cái nhìn của một vị rõ
đạo, hiểu được cái sâu xa của pháp mà hòa cùng thi văn để đến với độc giả. Và
xin trân trong cám ơn TG đã chuyển tập thơ.
Cư sĩ Minh Đạo làm thơ, viết thư pháp, vẽ thủy
mặc và viết nhạc đều nhìn sự vật, cuộc đời bằng tinh thần đạo pháp, suy ngẫm,
chiêm nghiệm cái vốn thực, bản chất thực, không khoa trương, không ồn ào mà
bằng sự trầm tỉnh, yên bình.
Tháng 4 năm 2025
Giác Đức – Nguyễn Duy Nhiên