Người Phật Tử không chấp nhận những nơi đó là trường cửu. Thật vô lý khi đầy đọa một người nào đó vào địa ngực vĩnh viễn vì những nhược điểm của y nhưng rất hợp lý nếu cho y có cơ hội tự mình tu sửa. Theo quan điểm Phật Giáo, những kẻ bị vào địa ngục có thể tự chuyển hóa để hướng thượng do những công đức đã tạo được trước đó. Cửa địa ngục không khóa. Địa ngục chỉ là một nơi tạm bợ và không có lý do nào bắt những chúng sanh đó phải chịu đau khổ mãi mãi ở nơi đó.Giáo lý của Đức Phật cho chúng ta thấy có thiên đường và địa ngục không những bên kia thế giới này, mà cũng có ngay chính trong thế giới này.
Do vậy, quan niệm thiên
đường và địa ngục rất hợp lý. Chẳng hạn, Đức Phật một lần nói: “khi người thiểu
trí cỡ trung bình khẳng định là có Địa Ngục dưới đại dương, kẻ đó đã quyết đoán
sai lầm và vô căn cứ”. “Địa Ngục” là từ ngữ dùng để chỉ những cảm giác đau đớn.
Ý kiến về một nơi chốn đặc biệt đã được tạo sẵn hoặc một cảnh giới tạo ra bởi
thượng đế như thiên đường và địa ngục không thể chấp nhận được theo quan niệm
Phật Giáo.Lửa địa ngục trong thế giới này còn nóng hơn lửa địa ngục bên kia thế
giới. Không có lửa nào bằng lửa sân hận, ái dục, tham lam và si mê.
Theo Đức Phật chúng ta
đang bị thiêu đốt bởi mười một loại đau khổ vật chất và tinh thần: tham lam,
sân hận, bệnh ảo tưởng, suy tàn, chết, lo âu, than van, đau đớn (vật chất và
tinh thần) sầu muộn và nuối tiếc. Con người có thể đốt cháy toàn thể thế giới
với các loại lửa này do sự thiếu điều hòa về tâm linh. Theo một quan điểm Phật
Giáo, cách dễ nhất định nghĩa địa ngục và thiên đường là bất luận nơi đâu có
nhiều khổ đau ở thế gian này hay trong bất cứ cảnh giới nào, chỗ đó là địa ngục
cho những người đau khổ. Nơi đâu có nhiều lạc thú và hạnh phúc, ở thế gian này
hay trong bất cứ cảnh giới nào khác, cõi đó là thiên đường cho những người vui
hưởng đời sống trần thế tại nơi chốn đặc biệt đó.
Tuy nhiên, cảnh giới của
loài người có lẫn lộn cả đau đớn lẫn sung sướng, con người kinh nghiệm được cả
đau khổ lẫn hạnh phúc, và do đó có thể chứng nghiệm được bản chất thực sự của
đời sống. Nhưng ở nhiều cảnh giới, chúng sinh nơi đó ít có cơ hội coù được sự chứng
ngộ này. Có nơi, đau khổ nhiều hơn hạnh phúc, có nơi lạc thú nhiều hơn đau
khổ.Người Phật Tử tin rằng sau khi chết sẽ có tái sanh vào một trong số những
kiếp sống có thể có được. Kiếp sống tương lai này đưôïc tạo nên bởi chập tư
tưởng cuối cùng của một người lúc sắp chết. Tư tưởng cuối cùng này quyết định
kiếp sống tương lai do kết quả những hành động quá khứ của người đó trong kiếp
này hoặc kiếp trước.
Vậy nên, nếu tư tưởng mạnh
nhất phản ảnh được hành động phước đức, người đó sẽ có một kiếp sống tương lai
hạnh phúc. Nhưng tình trạng đó chỉ tạm bợ đến khi phước đức cạn hết, kiếp sống
khác phải bắt đầu và cứ như vậy tiếp diễn, do “nghiệp” lực quyết định. Tiến
trình này tái diễn liên tục và vô tận chỉ trừ khi ta đạt tới “Chánh Kiến” và
nhất quyết đi theo Bát Chánh Đạo mới mang lại cho ta hạnh phúc tối thượng Niết
Bàn.
Thiên đường là một cõi tạm
dành cho những ai đã tạo được nhiều hành động tốt đẹp được hưởng những lạc thú
giác quan thêm một thời gian dài nữa. Địa ngục là một cõi tạm khác mà những
người tội lỗi phải chịu thêm nhiều đau khổ về vật chất và tinh thần. Không có
lý do nào để tin là các nơi đó thường còn. Không có thượng đế ở sau hậu trường
thiên đưòng và địa ngục. Mỗi và mọi người đều kinh nghiệm khác nhau tùy theo
thiện hay ác nghiệp của mình. Người Phật Tử chưa bao giờ thuyết phục ai đến với
Đạo mình bằng cách đe dọa lửa điạ ngục hay cám dỗ bằng thiên đường.
Lý tưởng chính của họ là
xây dựng cá tính và huấn luyện tinh thần. Người Phật Tử tu tập không cần phải
nhắm đến thiên đường hay phát triển tâm sợ hãi địa ngục. Bổn phận của họ là
sống đứng đắn bằng cách giữ vững những phẩm tính của con người và niềm an lạc
trong tâm
Hòa thượng K. Sri
Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch
Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét