Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

HÃY SỐNG TRONG HẠNH PHÚC DÙ CUỘC ĐỜI KHÔNG NHƯ MƠ

        
   Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đeo giày.”
  Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân....
   Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
   Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.
   Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.
   Sống là động nhưng lòng không dao động.
   Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Hãy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

          HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI,   XIN HÃY TRÂN TRỌNG VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
                                                                                       Sưu tầm

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

BỐN CÁCH TẬP CHÂN GIẢN DỊ


Quý vị nào ngồi thiền hay bị đau chân, thấp khớp và các chứng bệnh nói trong phần cuối bài, hãy thử tập các động tác dưới đây để chữa trị các chứng bệnh thường mắc phải trong khi ngồi thiền.

Bài tập này tôi được người bạn tặng cho trong một buổi tham gia khóa tu học tại chùa.

BỐN CÁCH TẬP CHÂN GIẢN DỊ

Bốn cách vận động hai chân dưới đây là phương pháp gia truyền ba đời của một gia tộc có tiếng là gia tộc Trường Thọ. Cách vận động hai chân này, làm tăng cường sức khỏe, nhứt là thích hợp cho những ai từng làm việc ngồi bàn giấy hoặc những người ít làm việc bằng tay chân lao động. Bất luận quý ông, quý bà, nam nữ già trẻ, đều có thể theo phương pháp này vận động mỗi sáng và chiều trong ngày.
1. Trong tư thế nằm ngữa ngay ngắn, hai bàn chân lay động ra ngoài theo chiều mũi tên, rồi từ từ thu hồi hai bàn chân lại trong tư thế ban đầu (xem hình 1). Vận động như thế 64 lần.

2. Trong tư thế nằm ngữa ngay ngắn, hai bàn chân lay động về phía trước theo chiều mũi tên, rồi từ từ thu hồi về nguyên trạng (xem hình 2). Vận động như thế 64 lần.

3. Trong tư thế nằm ngữa ngay ngắn, mười đầu ngón chân lay động về phía trước theo chiều mũi tên, rồi từ từ thu hồi về nguyên trạng (xem hình 3). Vận động như thế 64 lần.

4. Trong tư thế nằm ngữa ngay ngắn, hai bàn chân làm một lúc, hay làm từng chân một, co rút và duỗi ra như đạp xe đạp vậy (xem hình 4). Vận động như thế 64 lần.
Bốn cách vận động kể trên có thể thực hiện ngày hai lần, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, nhất là tập vào buổi sáng có hiệu quả nhiều nhất. Những người bị mắc chứng dị ứng viêm mũi, bệnh viêm xoang mũi kinh niên, đau nhức lưng vai, chân tay đau nhức hoặc cử động chậm chạp khó khăn, người bị đau gót chân, đau nhức mắt cá chân, hoặc chân bị sưng phù vào buổi tối. Những người có những chứng bệnh kể trên, liên tục tập theo phương pháp này, bệnh sẽ thấy có thuyên giảm, hiệu nghiệm như thần. Khi tập, nếu có thể phối hợp với phép thở gọi là thở nạp hô hấp, người bệnh có thể chỉ tập 32 lần liên tục, hiệu quả có thể trông thấy được một cách mỹ mãn, nhất là có thể phòng ngừa được chứng mất ngủ, áp huyết cao, suy nhược thần kinh, tỳ vị hư nhược, táo bón, hoặc các chứng bệnh về ngũ tạng lục phủ, càng có thể nâng cao công năng miễn dịch, thêm phần công hiệu trong việc bồi dưỡng sức khỏe.
                        Dr. Kin C. Liang O.M.D. Ph.D.


Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

PHÁP NHẪN BA LA MẬT


                 
Thế nào là "pháp nhẫn ba la mật"?
  Đó là phương pháp nhẫn nhịn, kham nhẫn, chịu đựng mọi chuyện trên đời, mọi cơn sóng gió của thế gian. Đó là phương pháp "nhẫn nhịn mà không thấy nhục nhã" như người đời thường nghĩ. Bởi vì, nếu nhẫn nhịn mà còn thấy là nhục nhã, thì chúng ta chỉ có thể nén giận để nhịn, chắc là không lâu, không quá ba lần.
 Chúng ta nên nhận định một cách sáng suốt rằng những lời thị phi "không có nghĩa" gì cả, cho nên chúng ta "không cần chấp" làm gì. Chúng ta không chấp vào những lời nói, phê bình, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, vu khống, vu cáo, thay trắng đổi đen, lộng giả thành chơn, thì chắc chắn chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được. 
  Thí dụ như khi người ta đưa lửa tới đốt, chúng ta đưa bổi ra đón, lửa có điều kiện cháy lớn hơn. Nếu chúng ta không đón ngọn lửa do người ta đem tới, thì ngọn lửa đó chỉ đốt hư không mà thôi, hư không không có gì để đốt cháy được, lúc nào đó lửa cũng sẽ tắt queo, không gây thiệt hại gì! Cũng vậy, khi bị người khác công kích, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, chúng ta không chấp vào đó, coi chuyện đó là những chuyện "đương nhiên phải có" ở thế gian đầy tranh chấp, ganh tị, đố kỵ, chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được.
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: đó là "thập như thị", tức là mười thứ như thị, gồm có: như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh.
  Nghĩa là: do tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy.
  Hiểu được mười điều đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn tướng của mọi pháp trên thế gian này. Được như vậy, được như thế, được như thị, chúng ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải thoát. Nhưng làm thế nào thực hành được pháp nhẫn ba la mật?
  Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt được trạng thái vô ngã". 
  Trước hết, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người không còn chấp "cái ta" tầm thường, như mọi người trên thế gian này thường chấp.
Người đời thường chấp, thường cho rằng, tấm thân tứ đại mấy chục ký lô chính là "mình", chính là "ta".
  Khi được hỏi mình là ai, người đời thường chỉ ngay ngực, hay chỉ vào tấm thân tứ đại nặng nề và trả lời: Ta đây nè! Cho nên, hể ai đụng đến "ta", thì phải phản ứng ngay, phải đối phó ngay, nhịn không nổi, nín không được.
Trái lại, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tấm thân, do đất nước gió lửa hợp thành này, không phải là "ta" thực sự.
  Đó chỉ là cái trạm dừng tạm thời của kiếp này, trong vô số kiếp, của "ta" mà thôi.
    Đến khi mãn kiếp này đời này, "ta" sẽ bỏ lại cái tấm thân đó mà ra đi, tìm cái thân xác khác, trong sáu nẻo luân hồi.
  Nếu không khéo, do lòng tham lam lâu đời dẫn dắt,
"ta" lại chọn nhằm cái thân con heo,
hoặc do lòng sân hận lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con rắn mãng xà,
hay do lòng si mê lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con bò,
thì khốn khổ biết là bao nhiêu.
  Sở dĩ gọi đó là "tấm thân tứ đại", do "đất nước gió lửa" hợp thành, bởi vì nếu không có những chất từ đất ra như thức ăn, những chất từ nước như thức uống, những chất từ gió như dưỡng khí, những chất từ lửa như hơi ấm, bồi bổ liên tục mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, thì chúng ta đã vong mạng từ lâu rồi vậy.
  Đó chỉ là "tấm thân tứ đại", không phải thực là "ta" vậy. 
 Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác.
  Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
  Mấy ai nghĩ được rằng: nếu làm như vậy, cả hai gia đình phạm nhân và nạn nhân cũng đều thiệt hại một nhân mạng, đều cùng đau khổ như nhau. Thỉnh thoảng báo chí cũng có đăng các tin rất cảm động, gia đình nạn nhân xin giảm tội, xin xử nhẹ tội, hay xin tha tội cho phạm nhân.
 Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
  Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
  Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan. 
Con người thường nhân danh công lý, nhân danh tôn giáo, nhân danh lẽ phải, nhân danh thượng đế, nhân danh đủ các thứ có thể nhân danh được, để kết án, kết tội, trừng trị tất cả mọi người khác.
  Còn nếu mình phạm tội thì đáng được tha thứ, phải được tha thứ, người khác thì không đáng được!
  Cái chỗ bất công này là nguyên nhân chính, đưa tới xáo trộn, biến loạn trong xã hội là như vậy.
  Cuối cùng, người đạt được "trạng thái vô ngã" chính là người không còn chấp "cái ta" tầm thường như mọi người trên thế gian này thường chấp.
Người đạt được"trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng rằng: "ta" không phải là cái thân tứ đại nặng nề, và cũng không phải là cái tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn thường ngày, bởi vì những thứ đó bị vô thường chi phối, nay còn mai mất, chợt hiện chợt biến, không tồn tại vĩnh viễn. 
  Như vậy, "cái gì" tồn tại vĩnh viễn, không bị vô thường chi phối, "cái gì" bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, theo như Đức Phật chỉ dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh? 
  Đó chính là "cái ta chơn thật", đó chính là "con người chơn thật" của tất cả chúng ta.

  Mục đích cứu kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày "con người chơn thật" đó cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ được, nhập được, sống được. Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải thoát, được an lạc và hạnh phúc hiện đời. 
  Trong kinh sách, Đức Phật có dạy: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn".Nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có "cái ta chơn thật" là điều độc nhứt đáng tôn trọng, đáng trân quí mà thôi. 
  Cũng trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật có dạy:
 Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
  Nghĩa là:
  Nếu chúng ta ngộ được, nhập được, sống được bằng "con người chơn thật" không tướng mạo, nên không dơ, không sạch, không tăng, không giảm, không kẹt nhị biên, thể nhập bất nhị pháp môn, thì tâm chúng ta không bị bất cứ cái gì có thể khủng bố, nên không còn sợ hãi,
do không còn sợ hãi nên không có gì có thể khiến cho mình kinh khiếp hoảng sợ, chúng ta xa lìa được tất cả các chuyện điên đảo đảo điên, các chuyện mộng mơ mơ tưởng, các chuyện không thực ở thế gian,
cuối cùng đạt được cảnh giới niết bàn vô sanh, không còn phiền não khổ đau, không còn sinh tử luân hồi.
  Đó mới chính thực là mục đích cứu kính của người theo đạo Phật bằng trí tuệ bát nhã.
  Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:
  Người nào ôm ấp tâm niệm nó mắng tôi, nó chửi tôi, thì không phải là người trí, chỉ chuốc khổ vào thân thôi.
   Người nào không ôm ấp những tâm niệm như vậy, thì người đó dẹp được lòng sân hận.
   Nghĩa là chúng ta đã thấy rõ như trên, bất cứ ai dù bị mắng chửi, bị mạ lỵ hay không bị mắng chửi, không bị mạ lỵ, mà cứ ôm ấp tâm niệm đó trong lòng, thì chỉ chuốc lấy phiền não và khổ đau cho chính mình, có khi còn đem lại bất an cho gia đình, cho những người chung quanh nữa mà thôi. 
   Trong suốt những năm dài thuyết pháp độ sanh, Đức Phật luôn luôn khuyến khích mọi người nên thực hành hạnh nhẫn nại, nhẫn nhịn đến mức rốt ráo, cao tột, trong kinh điển gọi là "pháp nhẫn ba la mật". Đức Phật luôn luôn hành pháp nhẫn nại, dù lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích, bị chửi mắng, thậm chí bị tấn công. Nhẫn nại không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối, ươn hèn, kém cỏi, chủ bại, đầu hàng, nhục nhã.
Trái lại, nhẫn nại là sức mạnh bất khuất, sức mạnh vạn năng, sức mạnh vô song của người tự chủ, của người đã ngộ được và sống được với "cái ta chơn thật", cho nên không còn sợ bị chúng khinh khi, không còn sợ chúng "được đằng chân lân đằng đầu", không còn sợ chúng "được nước làm tới".
Tại sao vậy?
  Bởi vì "cái ta chơn thật"
 không phải là tấm thân tứ đại, không có tướng mạo, cho nên không ai có thể xâm phạm được.
  Điều nên sợ, đáng sợ chính là mình không thể kham nhẫn được
,
không thể chịu đựng nỗi, không thể tự thắng mình, không thể tự chủ được bản thân và bản tâm mình trước những thử thách, trước những sóng gió của cuộc đời mà thôi. 
                                            Tác giả : Gyalwang Drukpa XII
                                            http://www.drukpa.org/index.php/en/about-me#

                                                            (Trích Email của Thầy nguyenbao036@....)




Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

TỊNH HÓA TÂM HỒN


        CUỐN SÁCH VÀ GIỎ ĐỰNG THAN
  
 
            Tại một trang trai xa xôi, có một ông cụ sống vơí người cháu của mình.Cứ mỗi sáng, ông cụ đều dậy sớm để đọc sách.Người cháu cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngaỳ ngồi đọc sách.Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng đọc sách như ông nhưng cháu không hiểu gì cả!Có những đoạn cháu hiểu, có những đoạn gấp lại và cháu quên ngay.Thế đọc sách có ích gì đâu mà ông đọc thường xuyên thế!
Ông cụ quay lại, nhìn cháu và nói:”Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!”.Cậu bé làm theo lời ông nhưng về đến nhà, nước trong giỏ đã chảy hết.Nhìn thấy thế, ông cụ cười và nói:”Nước chảy hết mất rồi, lần sau cháu phải đi nhanh hơn nhé!”
            Những lần sau, cậu bé đi nhanh hơn nhưng về đến nhà, nước vẫn chảy hết, cậu nói với ông:
-          Cháu đi lấy cái xô để múc nước cho ông.
Nhưng ông cụ ngăn lại và nói:
-  Ông không muốn lấy một xô nước mà muốn lấy một giỏ nước.Cháu có thể làm được.Chỉ có điều, cháu chưa cố gắng hết sức thôi.
Cậu bé lại tiếp tục nhưng đi lấy nước bằng giỏ nhưng không lần nào thành công.
-          Thật là vô ích thôi ông ạ!
-          Tại sao cháu lại nghĩ nó là vô ích?Cháu thử nhìn lại cái giỏ xem.
Cậu bé nhìn lại cái giỏ và nhận ra rằng:Cái giỏ trông đã khác hẳn ban đầu, nó rất sạch sẽ, không đen nhèm nữa.
Ông cụ nói:
-          Đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách.Có thể cháu không hiểu hay không nhớ nhưng khi đọc sách, sách sẽ làm thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.


Cổ đức thường dạy “tụng Kinh giả minh Phật chi lý” là nhằm vào ý này vậy.
Đọc, tụng Kinh, hiểu được Ý kinh, '' miệng Tụng tâm Hành'', ứng dụng Kinh vào trong đời sống 
chính là người tụng Kinh đúng nghĩa nhất.
Mỗi ngày đọc Kinh như thế là '' Gạn đục khơi trong '' cho tâm hồn
                                            
                                                                                     (Sưu tầm)


Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

CÁCH CHỮA BỆNH "GIỜI LEO" NHANH VÀ HIỆU QUẢ

             Thuốc dân gian  hiệu quả mà nhanh lành bệnh. Nhưng trước hết bạn cần hiểu đúng về bệnh giời leo để có biện pháp chữa trị đúng.
                               
Hình ảnh Cách chữa bệnh giời leo cực nhanh và hiệu quả số 1
  "Giời leo" thực chất là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính. Do loại virus có tên là varicella-zoster virus gây nên. Mảng "giời leo" có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt và hố mắt.
    "Giời leo" trong Y học hiện đại (Tây y) có tên là bệnh Zona (Herpes Zoster). Bệnh có những chứng trạng chủ yếu: Khởi đầu thấy sốt nhẹ 37,5-38oC, đau mỏi toàn thân; trên da xuất hiện mảng sung huyết, trên có những nốt phỏng nước, gây đau buốt, nóng rát như bị bỏng lửa. Lúc đầu mảng “giời leo” chỉ bằng 1-2 đồng xu, mọc kề nhau, dần dần lan thành mảng lớn. Mảng “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt. Sau 15-20 ngày, mảng “giời leo” dịu dần, các nốt phỏng bay hết, chỉ để lại những vết thâm trên da, nói chung không để lại sẹo.
   Lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị bệnh giời leo đơn giản, nhanh lành bệnh lại ít tốn kém. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh giời leo hiệu quả, đã được kiểm chứng qua thực tế:
  Khi bệnh ở mức độ nhẹ, ta lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua (mướp đắng) hay gạo nếp, nhai nhuyễn đắp lên điểm giời leo, vài ngày sau sẽ lành bệnh.
  Nếu bệnh ở mức độ nặng thì sử dụng một trong các bài thuốc sau đây: trùn hổ, rau húng dũi, rau răm, mỗi thứ một ít, đốt thành than, tán mịn, sau đó hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo.
  Lấy mủ trong trái sung non hay mủ từ vỏ cây sung bôi lên vùng giời leo, mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) chừng 2 - 3 ngày là có kết quả. Hái lá trúc đào, đốt thành than, tán mịn hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo 2 lần/ngày hoặc lá xương cá thêm một ít vôi tôi, vò hứng bọt trên tô nước sạch, sau đó bôi bọt lên vùng giời leo 2 lần/ngày, trong vòng 3 ngày là có kết quả.
Hoặc có thể sử dụng các bài thuốc dưới đây:
     Rau sam:
  Rau sam lượng thích hợp, băng phiến một chút. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến vào đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần.
Dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống.
Lá sung: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.
Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, gĩa nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
Rau dừa nước : Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.
Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.
Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, gia nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý về chế độ ăn uống để cơ thể được giải nhiệt
- Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
- Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…
                                                                             Theo Tin Moi     

  

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

BUÔNG XẢ



– Khi bạn muốn buông xuôi vài thứ, bạn nên đọc 2 câu chuyện dưới đây. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được cho bạn điều gì đó.
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
.
.
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
.
.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.
              
                                     Trích Email của anh alex041138@....


Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

ĐÔI MẮT CỦA TRÁI TIM...!!!

                                                           

  Celine Dion có một bài hát “Because YouLove Me”, lời ca viết rằng: "Nếu em không nhìn thấy, anh sẽ làm mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là tiếng em".  Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong thôn của bà ngoại.
Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đàn con cháu.
Nghe bà ngoại tôi kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ.  Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, song chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên xe bò và đầu bò.  Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, rà mò khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình.  Việc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng.  Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên.  Trong thôn có người ra giúp, hai người thường từ chối, họ bảo: "Các ông bà giúp được chúng tôi một giờ, không giúp được chúng tôi một đời".
Cứ như thế, hai vợ chồng luôn luôn tay dắt tay nhau gánh nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh nổi một gánh nước.  Dân làng cảm thấy lạ lùng, đã có mười mấy trai gái trẻ trong thôn đã từng vì đất trơn, trượt chân ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng mù chưa bao giờ bị như vậy.  Càng lạ lùng hơn là chuyện, mặc dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện hỉ hỉ hả hả, hai người mù vẫn có thễ nhờ vào tiếng hít thở dài dài mà tìm ra nhau.
Bởi không nhìn thấy, dù mưa dù gió, người ta thường trông thấy hình ảnh hai người dắt tay nhau.  Dù làm việc gì, họ cũng tay trong tay.  Tay trong tay, hình tượng để nhiều nhà văn viết đi viết lại ấy, đã xuất hiện suốt nửa thế kỷ ở cái thôn nhỏ bé chẳng ai biết đến này.
Ông chồng là tay thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê, thường đến các đám cưới của người khác thổi những bài: "trăm con chim phượng hoàng", "niềm vui đầy nhà" ... mặc dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng chỉ có một yêu cầu, cho người vợ mù cùng đi.  Để vợ ở nhà một mình, ông không yên tâm thổi kèn.  Khi chồng thổi kèn, vợ ngồi bên chồng lặng lẽ nghe, dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là ông thổi cho bà.  Trên khuôn mặt người vợ mù thường hay đỏ ửng lên, khiến ai nấy cũng cảm thấy người đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết chừng nào.
Về sau này, hai vợ chồng đều đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng nhiều hoa trong sân to nhà mình, tất cả đều là những giống hoa tươi rực rỡ, đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực.
Một lần, ông sơ ý bị ngã què chân.  Trong những ngày ông nằm bệnh viện, ba bốn ngày liền bà không ăn một hột cơm vào bụng, bà bảo, không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn nữa.
Con cái sáng mắt cũng từng hỏi đùa bố mẹ : - "Nếu trời giành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?"
Bà mẹ mù trả lời:  - “Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thật.”
Ông bố mù thì bảo: - “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con đều đã in trong trái tim bố.  Bố chưa bao giờ trông thấy một người đẹp nhất, trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả.  Cần mắt để làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trên trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì muốn có cái đó, trên mặt người ta có một cái sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”
Cũng có người nêu ra ví dụ, nếu vợ mù trông thấy mặt chồng bị phỏng sẽ có cảm tưởng thế nào.  Lại có người đặt già thuyết, nếu chồng nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không?  Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt mà quên dùng trái tim.  Đúng như người vợ mù đã nói, con mắt của trái tim mới là sáng nhất, thật nhất.
Con người có mắt sáng nhưng trái tim vẫn mù trước những khuyết điểm của mình, vẫn mù trước những thống khổ của người khác thì chẳng khác gì vẫn mù..
                                                                                    Sưu Tầm    
  


Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

CÁI HỘP ĐỰNG GIẦY

                                                

   Hai ông bà cụ nọ, đã sống vơi nhau hơn 60 năm. Họ chia xẻ ngọt bùi, dủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới cái hôp đó. 
  Năm này qua năm nọ, một ngày kia cụ bà bổng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý cho ông mở cái hộp ra.
 Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn có hai con búp bê bằng len nhỏ và một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ" Thế này là sao?"
    "Khi chúng ta mới lấy nhau", cụ bà nói: " Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau. Nếu lỡ chồng con có làm điều gì  khiến con bực mình, tức giận. Con nên im lặng và bình tỉnh, đi ra chỗ khác lấy len đan một con búp bê nha con". Và anh thấy đó...
      Cụ ông  không cầm được nước mắt. Cả suốt cuộc đời, sống chung với nhau người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy  hạnh phúc vô cùng.      "và còn món tiền lớn nay thì sao?" Ông cụ hỏi.
  Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời:" .Và đó là.. số tiền em đã bán những con búp bê mà em đã đan.."

                                                                                           Sưu Tầm

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

TÌM BÌNH AN CHO HIỆN TẠI


Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời.
Mint
(Dịch từ Ellentrousdale)
   Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi cho ông.
  Từ chốn cung điện nhìn xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy như thèm muốn được như họ, vì ở họ toát lên nỗi đơn sơ, chất phác và không một chút lo lắng cho tương lai. Quá tò mò lối sống của dân nghèo, vị vua quyết định hóa trang thành người ăn mày để tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho những dân nghèo được bình an như vậy.
   Ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời người ăn mày vào và cùng chia sẻ một ổ bánh mì với thái độ hạnh phúc và yêu đời. Vị vua giả dạng hỏi: "Điều gì đã làm ông hạnh phúc như vậy?". Người nghèo đáp: "Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua ổ bánh cho buổi tối nay". Vị vua giả dạng hỏi tiếp: "Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh mì?". "Tôi có niềm tin vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp", người thợ đáp.
  Sau khi ra về, vị vua muốn thử niềm tin của người thợ giày. Vua ra lệnh cấm những người sửa giày dép hành nghề. Khi biết bộ luật mới ban, người thợ giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức ông thấy một vài phụ nữ đang gánh nước ra chợ bán rau, ông xin được gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối.
  Trời tối, vị vua dưới dạng người ăn mày lại tới thăm người nghèo. Người thợ sửa giày vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc với ổ bánh mì của mình. Hôm sau, vua cho ra lệnh cấm không cho phép hành nghề gánh nước thuê. Và cứ như thế, người nghèo đã thay đổi nhiều nghề khác nhau, nhưng nơi ông vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống từng ngày của mình. Còn vị vua vẫn không thể nào hiểu nổi sự bình an và niềm tin của người nghèo kia. Mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo vẫn thản nhiên tin rằng, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".
  Vì quá tò mò trước triết lý sống của người nghèo này, đức vua ra lệnh và dàn xếp để người nghèo làm lính cho cung điện. Thật đáng thương, người nghèo không được phát lương hằng ngày, mà phải hết tháng ông mới nhận được thù lao. Mặc dù vậy, ông đã bán lưỡi gươm và có đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng. Tối đến, ông vẫn có bánh mì và vẫn hạnh phúc.
  Vị vua giả dạng tới thăm ông và hỏi, "Hôm nay ông làm nghề gì mà kiếm tiến mua bánh mì?". "Tôi được làm lính cho vua", người nghèo đáp. Ông cũng đơn sơ kể rằng: "Làm lính nhưng nhận lương vào cuối tháng, nên tôi đã bán lưỡi gươm thật và đủ tiền để mua bánh mì cho một tháng. Sau khi có lương, tôi sẽ chuộc lại lưỡi gươm thật và như thế tôi sẽ có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay tôi đang dùng lưỡi gươm bằng gỗ." Nhà vua giả dạng hỏi tiếp, "Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào ngày mai thì sao?". Người thợ sửa giày đợt trước vần thản nhiên: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".
  Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và bị kết án xử chém. Vua yêu cầu người nghèo trong trang phục lính thực hiện việc này. Vì nhà vua biết rằng, với lưỡi kiếm gỗ, người đàn ông này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Và như vậy để xem niềm tin vào triết lý sống từng ngày của ông có thể giúp được hay không?
  Tên tử tội quỳ xuống chân anh lính và van xin được tha mạng vì còn vợ và con nhỏ. Người đàn ông nhà nghèo trong trang phục lính nhìn đám đông xung quanh và hô lớn: "Lạy Đấng tối cao, nếu người sắp bị hành quyết này là người có tội, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua. Còn nếu anh ta vô tội, xin hãy biến lưỡi gươm này thành gươm gỗ". Ngay tức khắc, ông rút lưỡi gươm ra và quả thực thanh gươm bằng sắt đã biến thành gươm gỗ. Đám đông đồng thanh la lên: "Đây là phép lạ". Vị vua truyền lệnh tha tên ăn trộm đồng thời tiến đến người lính nghèo thú nhận rằng: "Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối tại nhà ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi là bạn và là quân sư cho trẫm. Ngươi hãy dạy cho ta cách sống lạc quan và bình an".
  Bạn thân mến, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Thế đó, cuộc sống chỉ thực sự tồn tại trong hiện tại, chứ không ở trong quá khứ hay trong tương lai. Cái triết lý của người đàn ông nghèo thực sự có giá hơn cả vàng bạc, địa vị, nhan sắc hay quyền lực.
  Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu bạn không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Nếu bạn không sống cho giây phút hiện tại, thì cuộc đời của bạn vẫn như là những chuỗi ngày kiếm tìm, rượt bắt cái bóng "an toàn, hạnh phúc" một cách vô vọng. Thật hữu ý và hợp tình khi danh từ tiếng Anh "present" mang nghĩa "quà tặng" và cũng có nghĩa "hiện tại." Như vậy, hiện tại là quà tặng. Ai không sống trong hiện tại là tự mình khước từ quà tặng của cuộc sống. Đó chính là niềm vui, hạnh phúc sự bình an và tự chủ trong mọi giây phút của cuộc đời mỗi người.
                                                   Theo ngoisao

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

KHÁM PHÁ “SÁT THỦ” CỦA BỆNH UNG THƯ VÀ TIM MẠCH TRONG QUẢ BƠ

     Bơ được coi là một trong những thực phẩm ngon nhất, giàu dinh dưỡng nhất trên hành tinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ cũng là một “nhà máy dinh dưỡng” với gần 20 loại vitamin và khoáng chất, giúp con người ngăn ngừa lão hóa, giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư và tim mạch.

 Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người ăn bơ thường xuyên hấp thụ hàm lượng chất xơ, vitamin E và K cao hơn, bên cạnh đó hàm lượng Magiê và Kali cũng khá ấn tượng.
  Ăn bơ sẽ giúp bạn tăng cảm giác no. Chất béo tốt có trong quả bơ giúp làm chậm lại quá trình dạ dày bị rỗng không, giúp bạn no lâu hơn và trì hoãn sự trở lại của cảm giác đói. Mỗi quả bơ cung cấp 22 gam chất béo, chủ yếu là axit béo đơn không bão hòa có lợi cho tim mạch.
  Trong một khảo sát mới đây, các tình nguyện viên đã đánh giá cảm giác hài lòng sau khi thưởng thức bữa ăn mà có hoặc không ăn bơ. Kết quả là, bổ sung nửa quả bơ vào bữa ăn sẽ tăng đáng kể cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn trong 5 giờ đồng hồ.
  Các axit béo không bão hòa đơn có trong quả bơ đã được chứng minh làm giảm cholesterol và từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch-sát thủ số 1 của cả nam giới và nữ giới. Bơ cũng là 1 nguồn cung cấp Kali góp phần làm giảm áp lực lên tim và động mạch.

                                                 

Thưởng thức bơ trong các bữa ăn có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn từ các thực phẩm tốt cho sức khỏe khác. Trong một nghiên cứu của bang Ohio, Mỹ, khi 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ ăn sa lát và sốt cùng 2,5 muỗng canh bơ, họ hấp thụ được hơn 8 lần alpha-carotene và hơn 13 lần beta-carotene (loại dinh dưỡng thực vật có khả năng chống ung thư và bệnh tim mạch). Một nghiên cứu khác cho thấy, ăn bơ cùng với nước sốt cà chua và cà rốt làm tăng khả năng hấp thụ vitamin A-một chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho làn da khỏe mạnh, khả năng thị giác, và khả năng miễn dịch.
  Bên cạnh đó, ăn bơ mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân. Theo một khảo sát gần đây, nhiều người lo ngại rằng, ăn nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể bị béo phì. Tuy nhiên, việc ăn đúng loại chất béo cần thiết sẽ mang lại hiệu quả giảm cân bất ngờ.
  Chất béo thực vật có trong quả bơ cung cấp chất chống oxy hóa và chống viêm, cả 2 chất này đều có liên quan đến duy trì trọng lượng cơ thể. Đó là lý do tại sao trong thời gian gần đây, những người ăn bơ thường xuyên có cân nặng ít hơn và có vòng eo nhỏ hơn, thậm chí là không cần giảm calo.
                                                                       Theo baomoi