Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

ĐỜI NGƯỜI SỢ NHẤT LÀ LƯU LẠI QUÁ NHIỀU TIẾC NUỐI

                                       


Hình Internet

Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình nằm ngoài tầm kiểm soát, khiến chúng ta bỏ lỡ đi rất nhiều người hoặc sự việc. Và một khi bỏ lỡ thì không thể quay trở lại, ngay cả khi chúng ta có cố gắng nhiều hơn nữa cũng đã mất đi cảm giác và sự nhiệt tình ban đầu, lưu lại không ít những tiếc nuối.

Vậy nỗi sợ hãi lớn nhất của đời người là để lại những hối tiếc nào?

1. Không thực hiện những gì bản thân muốn làm

Con người trước khi lâm chung đều có chung một cảm giác rằng, cuộc sống này thật quá ngắn ngủi. Chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống mà mình mong muốn, đừng nên để tâm trí bị chi phối bởi giá trị quan của người khác. Bởi cuộc sống của họ, không nhất thiết là cuộc sống mà bản thân bạn cần.

Vì vậy, nếu bạn muốn học một cái gì đó, hãy bắt đầu từ ngay bây giờ. Cuộc sống cũng giống như một chuyến du lịch, vì bạn đã tham gia nên thật đáng tiếc khi không đi hết hành trình.

2. Không thực hiện ước mơ của bản thân

Có bao giờ bạn thử nhìn lại đường đời của mình, có bao nhiêu ước mơ là chưa từng thực hiện?

Để kiên trì với ước mơ quả thật ‘biết thì dễ nhưng làm thì lại rất khó’. Tuy nhiên, hãy đặt cho ước mơ một ‘thời hạn’ và biến nó thành mục tiêu chắc chắn mới có thể thực hiện nó một cách dễ dàng. Nếu không, ước mơ cũng chỉ mãi là ước mơ mà thôi.

3. Đã từng làm ra sai lầm gì đó

Con người có mấy ai chưa từng phạm sai lầm? Không ai có thể sống cả đời mà không mắc chút sai sót nào cả. 

Do đó thay vì sống với cảm giác tội lỗi, bạn hãy trút bỏ gánh nặng và nhìn về phía trước.

4. Bị chi phối bởi quá nhiều cảm xúc

Trong cuộc sống thực tại, những người sống tình cảm thường cười nhạo những người có lý trí rằng “sống quá nghiêm túc”. 

Nhưng nếu bạn quan tâm quá nhiều đến cảm xúc của cá nhân thì sao?  

Cuộc sống sẽ vẫn không thay đổi. Có lẽ cuối cùng chúng ta sẽ nhận ra rằng thật lố bịch và vô nghĩa khi mỗi ngày phải đương đầu với phiền não, đau khổ, thương tâm, tức giận, và phải chịu đựng những điều quá sức chịu đựng của chính bản thân mình.

5. Không giúp đỡ người khác

Nhiều người không dám làm người tốt, họ sợ phải chịu thiệt. Nhưng trên thực tế, những người tử tế hiếm khi có cảm giác phải hối hận. 

Họ sống thản nhiên và an tâm, đó là một sự hồi báo đẹp đẽ từ lòng tốt. 

Do đó, hãy biết giúp đỡ khi người khác cần, vì cảm giác được giúp người khác tốt hơn nhiều so với khi được người khác giúp đỡ. 

6. Bản thân quá kiêu ngạo

Mỗi người đều có ít nhiều khoảnh khắc trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng bản thân sẽ không hối hận với bất cứ điều gì đã làm. 

Tuy nhiên sẽ luôn có một số việc mà người khác suy nghĩ cẩn thận và chu đáo hơn bạn. 

Hãy học cách lắng nghe nhiều hơn và suy nghĩ kỹ hơn. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tránh phải đi đường vòng.

7. Không lên kế hoạch cho tài sản trong tương lai

Bây giờ, ngày càng có nhiều tranh chấp gia đình liên quan đến tài sản. Do đó, nếu bạn có một số tài sản trong tay, hãy lập di chúc thừa kế ngay trước khi qua đời. Bằng cách này, sẽ giúp con cái bạn không làm hại tình cảm lẫn nhau chỉ vì tiền bạc.

8. Không về thăm cố hương

Ai cũng có nơi mình sinh ra mà cả đời không bao giờ quên. 

Nhiều người luôn nghĩ về việc sẽ trở về quê hương trong tương lai, nhưng cuối cùng lại mải mê bận rộn với cuộc sống, đến khi về tới cố hương thì thường chỉ còn là một hũ tro cốt.

9. Không dụng tâm hưởng thụ mỹ thực 

Cha mẹ nào cũng muốn cho con cái ăn những gì ngon nhất, tốt nhất, còn bản thân họ chỉ ăn tùy tiện cho qua bữa, hoặc vì lo sợ vấn đề sức khỏe mà chỉ ăn những thực phẩm “lành mạnh” mỗi ngày.

Thực ra bữa ăn không chỉ để no, nó còn có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý cho chúng ta, và là một liệu trị tinh thần tuyệt vời cho cơ thể. 

Ngoài ra, đừng bỏ lỡ cơ hội ăn cơm cùng gia đình, vì một ngày nào đó, những người mà chúng ta thường thấy trên bàn cơm, từng người một có thể sẽ rời xa ta.

10. Làm việc quá nhiều

Đối với những người chỉ theo đuổi lợi ích thì công việc, tiền bạc, hay quyền lực được coi là tiêu chuẩn vàng cho sự thành công trong xã hội. 

Nhưng đến khi về già, nhiều người lại cảm thấy hối hận vì đã cống hiến hết thanh xuân và tuổi trẻ cho công việc. 

Gần gũi với thiên nhiên và cảm nhận sự giao mùa của chúng, mặc dù không làm cho người ta trở nên giàu có, nhưng sẽ làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

11. Không đi du lịch khi còn trẻ và có sức khỏe

Rất nhiều chuyến đi đã được lên kế hoạch, nhưng vì con cái còn quá nhỏ, hoặc quá ít tiền, quá ít kỳ nghỉ, hay không thể tách rời công việc, v.v., dẫn đến không thể nào đi du lịch được.

Nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng, du lịch có thể đi bất cứ lúc nào chẳng được, nhưng chỉ khi bạn có bệnh thì mới hiểu rằng có thể đi du lịch cũng là một loại hưởng thụ trong cuộc sống.

12. Không gặp gỡ được những người bạn muốn gặp

Những người này có thể là giáo viên yêu thích lúc ở trường tiểu học, hoặc là quý nhân đã từng giúp đỡ cho cuộc sống của bạn. 

Nhân sinh vô thường. Chúng ta nên sống với khái niệm “một thời điểm, một sự gặp gỡ”. 

Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ trà đạo Nhật Bản. “Một thời điểm” là chỉ tại thời điểm này. “Một sự gặp gỡ” là một cơ hội gặp trong đời. 

Điều đó có nghĩa là ngay cả khi cùng một nhóm người có thể gặp lại nhau, thì mỗi một cuộc tụ họp sẽ không bao giờ giống nhau, do đó, mỗi khoảnh khắc luôn luôn chỉ xuất hiện một lần trong đời mà thôi.

Bạn có cảm thấy trong lòng còn hối tiếc điều gì không?

Chúc Di (Theo Secret China)

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

VÌ SAO HẦU HẾT CÁC DỰ NGÔN ĐỀU KHÔNG THỂ NÓI MỘT CÁCH TRỰC TIẾP, CHÍNH DIỆN?

                                        


Ảnh FB

Một đặc điểm lớn dự ngôn đó chính là không được nói thẳng trực tiếp, mà hầu hết đều sử dụng thơ ca hay những hình vẽ, sơ đồ hoặc ngôn từ huyền bí khó hiểu để diễn đạt ý, hoặc dùng các phương pháp như cách nói ẩn dụ, từ đồng âm, hay thay đổi trật tự các từ, khiến cho sự việc xảy ra rồi người ta mới nhận ra chân tướng. 

Điều này làm cho nhiều người cảm thấy kỳ bí khó hiểu, cũng là một nguyên nhân lớn khiến nhiều người hoài nghi tính chân thực của dự ngôn, cho rằng chỉ là người đời sau khiên cưỡng gán ghép những sự việc sau khi đã xảy ra với nhau.

Bởi dự ngôn có liên quan đến các sự việc chưa phát sinh trong tương lai, nếu như dự ngôn nói về sự việc một cách rõ ràng, thì cũng tương đương với việc thay đổi tiến trình trong tương lai, thay đổi quy luật diễn hóa đã được định sẵn, điều này hiển nhiên là không được, ngược lại đã phá hỏng tính chính xác và mục đích của các dự ngôn. Do đó dự ngôn phải dùng những lời nói tránh ẩn ý để biểu đạt. 

Ngoài ra không thể nói quá chi tiết cụ thể các sự việc, mà phải có chừng mực, giới hạn. Như thế người thông thường dù có biết được dự ngôn nhưng cũng không cách nào hiểu được nội hàm trong đó.

Tác dụng dự ngôn là cảnh tỉnh và chỉ dẫn cho người đời sau

Như vậy, khi sự việc đã xảy ra rồi mới biết được chân tướng, thì dự ngôn có ý nghĩa gì đây? Nói một cách đại khái, tác dụng chủ yếu của dự ngôn là cảnh tỉnh và chỉ dẫn người đời sau. Thông qua dự đoán chính xác tương lai, dự ngôn giúp con người thế gian hiểu được rằng vận mệnh nhân loại là tuân theo an bài nhất định, vượt qua năng lực tự thân của nhân loại mà vận hành. 

Cũng qua đó khiến cho con người có một thái độ kính sợ những đạo lý mà các thánh nhân giảng, những điều siêu nhiên vượt khỏi tầm kiểm soát của loài người, hoặc những chỉ dạy của các vị Thần, đạt được mục đích khuyến khích mọi người tích đức hành thiện, khuyên bảo con người không nên vọng tưởng tự cao tự đại, vì chút ham muốn của bản thân mà muốn gì làm nấy. 

Đồng thời, dự ngôn còn tiết lộ cho con người một phần của “thiên cơ”, để con người nhận thức được một chút chân tướng của vũ trụ. Cũng chính vì vậy, các nhà tiên tri thường ăn nói rất thận trọng. Chẳng hạn nhà tiên tri Bộ Hư Đại sư thời nhà Tùy từng nói: “Số trời mênh mông khó biết; Chỉ nơi chúng sinh mới cảm thấy hư không; Lão tăng không dám nhiều lời nữa; Tiết lộ thiên cơ e rằng bị trời phạt”. 

Nửa đầu thế kỷ trước, nhà tiên tri người Mỹ Edgar Cayce đã rất bối rối khi mọi người chen chúc nhau đến xem bói. Một mặt ông có thể nhìn thấy vận mệnh của người khác, mặt khác ông cũng biết bản thân chỉ được phép đưa ra những câu trả lời có giới hạn mà thôi.

Dự ngôn là khoa học ở cảnh giới cao hơn

Có thể nói một cách đơn giản, khi nắm được quy luật thay đổi khí hậu, người ta có thể dự báo thời tiết; khi nắm vững quy luật vận hành của vũ trụ, người ta có thể dự đoán tương lai.  

Dự ngôn có thể dự đoán chính xác sự việc vài trăm năm sau, vài ngàn năm sau, thậm chí cả những sự việc trong tương lai xa xăm vẫn chưa phát sinh. Phạm vi của dự ngôn, nhỏ chỉ là đề cập đến thay đổi trong tương lai ngắn của một người nào đó, hay một vật nào đó, lớn thì có thể nói đến sự thay đổi trong tương lai của cả một dân tộc, nhân loại, thậm chí là một phạm vi nhất định trong vũ trụ. 

Sao có thể làm được như vậy? Có quy luật khách quan nào chăng? Nhiều người đối với vấn đề này cảm thấy nghi hoặc, lại thêm nội dung khó hiểu của dự ngôn, khiến thái độ của bản thân đối với dự ngôn về cơ bản là ngay từ đầu đã không tin, coi như việc không liên quan đến mình. Đặc biệt những người tri thức hạn hẹp, đam mê khoa học, hoặc những người có tư tưởng cố chấp thì càng dè bỉu coi thường, cho rằng không đáng để mắt tới. 

Thực ra, dự ngôn chính là khoa học. Hơn những dự ngôn nổi tiếng thì có tính chân thực và tính chính xác cực cao. Về mặt này, dự ngôn là liên quan đến khoa học và ở cảnh giới cao hơn.

Kinh dịch, thuật chiêm tinh dự đoán tương lai ở những không gian và thời gian khác nhau

Khoa học tiến bộ nhất hiện nay đã hiểu được nhiều điều liên quan đến sự thật về thế giới, thời gian và không gian vượt qua khỏi cảm giác, trực giác thường ngày của chúng ta, chỉ ra rõ ràng rằng thời gian và không gian không những có thể ép nhỏ lại và bẻ cong được, mà còn tồn tại rất nhiều hệ thống thời gian, không gian và không gian đa chiều, điều này cũng giống với những gì được nhắc đến trong giới tu luyện. 

Chúng ta biết rằng, giới tu luyện luôn giảng về khái niệm “Thiên” (trời), giảng rằng có bao nhiêu bao nhiêu tầng trời, có câu nói rằng, “Một ngày trên trời, nghìn năm mặt đất”. Thực ra đó chính là nói về các tầng sâu hơn nữa của các không gian khác nhau, nhưng không phải là tinh thể khác ở cùng một không gian, thời gian trong vũ trụ mà chúng ta vốn đã biết. 

Theo cách nói này, thì mặt trăng và mặt trời cũng không phải là ở trên “trời”, bởi vì mặt trăng và mặt trời là cùng trong một không gian với trái đất của chúng ta. Vậy thông qua công năng “Túc mệnh thông” có thể xuyên qua các không gian mà nhìn thấy được trong một tầng không gian không có thời gian, mà tất cả các diễn hóa tại không gian này của chúng ta đều tồn tại trong không gian không có thời gian kia, nên có thể nhìn được cảnh tượng tương lai. Kinh Dịch, thuật chiêm tinh… cũng là lợi dụng quy luật về sự sai khác của các không gian và thời gian khác nhau mà suy tính tương lai của nhân loại.

Do đó, trên thực tế dự ngôn căn cứ vào khoa học siêu thường và năng lực siêu thường là hoàn toàn có phương pháp khoa học. Về điểm này, từ ngữ khí và thái độ của các nhà dự ngôn cũng có thể thấy rất rõ ràng. 

Trong các dự ngôn chân chính, các nhà tiên tri đều nói rất rõ ràng những gì chính mắt họ nhìn thấy, nhưng vì dự ngôn là thứ siêu thường, nên cũng chịu hạn chế về mức độ thành thục trong kỹ pháp suy đoán, cũng như tầng thứ tu luyện và công năng của nhà dự ngôn. 

Tầng thứ cao thì có thể tiên tri càng chi tiết hơn và thâm sâu hơn; tầng thứ thấp thì mơ hồ và có sự hạn chế. Đồng thời, việc giải nghĩa dự ngôn cũng như vậy, tùy từng người mà có những giải thích khác nhau, và bị hạn chế bởi trình độ tri thức của người giải thích.  

Tuệ Tâm (Theo Secretchina

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

UỐNG MỘT CỐC NƯỚC LÁ VỐI GIÚP CƠ THỂ NHẬN VỀ NHỮNG THAY ĐỔI KÌ DIỆU

 Dưới đây là những lợi ích quý giá của nước vối mà không phải ai cũng biết.

Cung cấp muối khoáng và vitamin cần thiết

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi. Không những vậy, loại thức uống này còn có thể đào thải các độc tố có trong cơ thể.

Phòng chống và cải thiện bệnh gout

Nhờ khả năng đào thải các chất độc và dư thừa trong cơ thể ra ngoài, cây vối cũng có thể giúp phòng chống và hỗ trợ trị bệnh gout. Tuy nhiên, loại nước này không có công dụng điều trị triệt để bệnh.

nuoc-la-voi-696x392
Ảnh minh họa.

Chính vì thế, người mắc bệnh gout nên uống nước lá vối đều đặn, kết hợp với duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục, thể thao hợp lý. Từ đó, trình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Một số bài thuốc hay từ cây vối

Chữa đờm thấp, khí trệ hoặc cảm nhiễm ẩm thấp làm bụng đầy, không tiêu, nôn mửa, thân thể nặng nề: Vối 16g, thương truật 16gr, trần bì 16gr và cam thảo 8gr. Tán bột uống 25 – 30 gr/ngày hoặc thêm gừng (3 lát) sắc uống.

Chữa hoắc loạn, đau bụng: Vối chế gừng tán bột, uống 8g/lần.

Chữa đại tràng táo kết: Vối tùy dùng tán bột cho vào dạ dày lợn, ninh nhừ, sấy khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, uống 30viên/lần với nước gừng.

Chữa đầy bụng: Hậu phác, bạch truật, bạch thược, nhân sâm, bạch linh mỗi thứ 12gr đem sắc uống.

Chữa vị hàn, nôn mửa: Hậu phác, trần bì, bán hạ chế, hoài sơn, hoắc hương mỗi thứ 12gr và sa nhân 8gr, sinh khương 5 lát đem sắc nước uống.

Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.

Theo Khỏe & Đẹp

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

VIỆN CHỦ THÍCH TÂM PHƯƠNG TÁN (Thơ xướng họa)

 



Viện Chủ Thích Tâm Phương Tán

Kính Mừng Sinh Nhật TT. Thích Tâm Phương.
Kính nguyện TT pháp thể thường an, đạo thọ miên trường.

Thiền Tăng Viện Chủ Thích Tâm Phương
Quảng Đức già lam xiễn đạo vàng
Phật Tử nơi nơi đều ngưỡng vọng
Đồng Hương chốn chốn thảy về nương
Kinh mầu tụng niệm soi đèn tuệ
Kệ diệu suy tầm tỏ lý chương
Sinh nhật hoa tâm bừng sắc thắm
Chúc mừng khánh tuế đức lưu hương...!


California, 17-09-2020
Hậu Học-Thích Chúc Hiền (Kính đề)

MỪNG KHÁNH TUẾ

 

 Kính họa bài thơ Thầy Thích Chúc Hiền

Kính mừng Thầy Viện Chủ Thích Tâm Phương.

Nhân Khánh tuế thứ 65. Nguyện cầu Tam Bảo

gia hộ cho Thầy thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành.

Viện chủ an thiền thắm ngát hương

Già Lam Quảng Đức Thích Tâm Phương

Khai truyền chánh pháp người người vọng

Diễn giải kinh huyền chốn chốn nương

Hạnh lớn giương cao bồi trí Nhã

Lòng từ rải khắp tựa vầng dương

Mừng ngày khánh tuế Thầy luôn tỏa

Úc quốc tùy duyên thuận đạo trường.

 

21/9/2020

PT. Minh Đạo


 https://quangduc.com/author/post/10951/1/cu-si-minh-dao

 


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

ĐEO NHẪN CƯỚI TAY TRÁI HAY TAY PHẢI MỚI ĐÚNG? HÓA RA CÓ NHỮNG Ý NGHĨA BẤT NGỜ ĐẰNG SAU MÀ CHÚNG TA ÍT KHI ĐỂ Ý ĐẾN

                                              


Có quốc gia đeo nhẫn bên trái, lại có nước đeo bên phải. Sự khác biệt này đến từ đâu?


Lễ đính hôn và đám cưới, điểm chung của cả hai là đều có nhẫn, được đôi uyên ương trao cho nhau.

Nhưng đến đây mới khó này: Theo bạn, đeo nhẫn cưới trên tay trái hay tay phải mới đúng? Đừng vội chọn nhé. 

Thực ra, có những quốc gia đeo nhẫn cưới bên tay phải, lại có đất nước đeo bên trái. Và mỗi kiểu lại gắn với văn hóa và lịch sử hết sức lâu đời và riêng biệt.

Về nguồn gốc của việc đeo nhẫn, nó bắt nguồn từ thời La Mã và Ai Cập cổ xưa. Theo đó, người xưa tin rằng ngón đeo nhẫn (ngón áp út) có chứa dây thần kinh nối với trái tim. 

Thậm chí người La Mã còn có tên gọi đặc biệt dành cho nó là "ven tình yêu" (lat. vena amoris). Khi đeo nhẫn lên ngón này, nghĩa là trái tim đã có chủ.

Đa số đeo nhẫn trên tay phải

Có rất nhiều quốc gia với truyền thống đeo nhẫn cưới trên tay phải. Người La Mã cổ xưa được cho là những người đầu tiên tạo ra tục lệ này, bởi quan niệm tay trái tượng trưng cho sự thiếu chân thành và không hạnh phúc.

Trong thời gian rất dài, người Ấn Độ cũng có truyền thống chỉ đeo nhẫn trên tay phải, bởi tay trái với họ là thứ "không tinh khiết". 

Tuy nhiên ngày nay, quy định này cũng không còn quá khắt khe nữa. Cô dâu chú rể có thể đeo nhẫn cưới ở tay nào cũng được, miễn là họ thích.

Châu Âu cũng có nhiều quốc gia đeo nhẫn tay phải, như Na Uy, Đan Mạch, Áo, Ba Lan, Bulgaria, Nga, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ... 

Duy có Đức và Hà Lan thì đôi chút khác biệt. Các cặp đôi sẽ đeo nhẫn đính hôn lên tay trái, trong khi nhẫn cưới là tay phải. Đây là các dấu hiệu khá quan trọng đối với văn hóa xã hội của những quốc gia này.

Vậy còn những nơi đeo nhẫn bên trái?

Việc đeo nhẫn cưới bên tay trái thực chất là một truyền thống không quá lâu đời. Nó xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ 18, nhưng ít phổ biến hơn nhiều.

Trong một văn bản lịch sử vào năm 1869 trên tạp chí Journal of Popular Literature, Science, and Art, một số quốc gia đã đổi tay đeo nhẫn từ phải (tay thuận) sang trái (tay không thuận). 

Đó là dấu hiệu tôn trọng của người phụ nữ dành cho chồng, bởi thời điểm ấy đàn ông thường không đeo nhẫn cưới.

Một số quốc gia như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, và Brazil thì đeo nhẫn bên tay phải trước lễ cưới, rồi chuyển sang đeo bên trái sau đó.

Trên thực tế, cũng có khá nhiều quốc gia chọn đeo nhẫn bên trái, chủ yếu nằm ở châu Á. Ngoài ra còn có Úc, Canada, Botswana, Ai Cập, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Anh, Mỹ, Pháp, Ý... nữa.

 Theo TriThucTre

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

NGHỆ THUẬT TĨNH LẶNG

 

                                                            


Con người hiện đại đã quá quen với hoạt động trí não liên tục đến nỗi không nhận thức được tĩnh lặng là gì. Tĩnh lặng không có nghĩa là hoàn toàn dừng mọi hoạt động của thân thể. Thay vào đó, nó là quá trình gạt bỏ tất cả những suy nghĩ hỗn loạn của bạn để đạt được sự thông suất cao độ. Thiền sư nổi tiếng Hongzhi Zhengjue nói rằng “quá trình này chỉ đơn giản là ngồi thanh thản trong lúc trầm lặng hướng nội”.

Tĩnh lặng

Trước khi bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để đạt được sự tĩnh lặng, trước tiên bạn cần hiểu rằng tại sao tâm trí của chúng ta lại khó đặt được tĩnh lặng như vậy? Tại sao tâm trí của bạn cứ mãi lang thang từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác mà không dừng lại một chút để nghỉ ngơi? Điều này phần lớn có liên quan đến một thứ – đó là dục vọng (ham muốn) của chính bạn.

Tâm trí của bạn chứa đầy những dục vọng mà chưa được thỏa mãn. Có thể là bạn muốn một chiếc điện thoại thông minh đắt tiền, tình yêu của ai đó, sự đánh giá cao của sếp, một số tiền để giải quyết vấn đề cấp thiết,… Vì tất cả những nhu cầu này vẫn chưa được đáp ứng, tâm trí của bạn sẽ không ngừng tìm cách để đạt được chúng và lo lắng về những việc cần phải làm. Như vậy, nếu bạn càng có ít dục vọng, tâm trí của bạn sẽ ít bị xáo trộn và có một sự chuẩn bị tốt hơn để đạt đến sự tĩnh lặng.

Có nhiều cách khác nhau để tâm trí đạt đến sự tĩnh lặng. Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là thông qua các bài tập thiền định như Yoga, Pháp Luân Đại Pháp, Chánh niệm,… Những thực hành tâm linh này đã được các bậc thầy vĩ đại mài giũa qua hàng ngàn năm, và là một phương pháp tuyệt vời để đạt được sự tĩnh lặng. Hít thở chậm và sâu có thể làm chậm nhịp tim và có được sự minh mẫn. Một số người đắm mình trong âm nhạc nhẹ nhàng, với âm thanh bao trùm tâm trí của họ và giữ cho nó đủ thư giãn để đạt được sự tĩnh lặng. Những người khác dành thời gian cho thiên nhiên. Được bao quanh bởi nhiều cây cối, chim chóc, thác nước,… khiến người ta cảm thấy dễ dàng hơn trong việc suy ngẫm về cuộc sống cũng như các vấn đề triết học khác.

Điểm then chốt của tất cả các phương pháp nhằm đạt được sự tĩnh lặng chính là loại bỏ tất cả các phiền nhiễu ra khỏi tâm trí. “Những phiền nhiễu có thể vẫn còn hiện diện, và bạn có thể nhận thức sâu sắc về mọi thứ đang diễn ra, nhưng bạn đạt đến một điểm tách biệt chúng (ra khỏi tâm trí). Bạn vẫn có thể bị chúng tác động. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thức rõ ràng và cảnh giác, mà không băn khoăn, lo lắng, hoặc bị hao mòn bởi bất cứ thứ gì khác ngoài sự tĩnh lặng hiện tại của bạn”, theo Hip Diggs.

Chuyển đổi hành vi

Khi tâm trí đã thành thạo nghệ thuật tĩnh lặng, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy một số thay đổi từ hành vi. Đầu tiên là bạn sẽ trở nên trầm tĩnh và điềm đạm hơn trong bất kỳ tình huống nào. Bạn có thể làm việc trong những điều kiện căng thẳng nhất, nhưng tâm trí của bạn sẽ trầm tĩnh đối đãi với sự căng thẳng hơn là lo lắng về nó. Sự trầm tĩnh sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong cả cuộc sống cá nhân cũng như sự nghiệp của mình. Bạn sẽ nhận thấy rằng các ham muốn của bạn vào những thứ vật chất đã bắt đầu suy yếu dần.

Mặc dù trước đó, bạn có thể đã quá tập trung vào việc mua một vật gì đó, giả sử TV 4K 55 inch, thì bây giờ bạn sẽ hài lòng với chiếc TV mình đang có. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ mong muốn về một chiếc TV mới, nhưng bạn sẽ không bị tổn thương về mặt tinh thần khi không thể sở hữu nó. Thêm vào đó, bạn cũng sẽ trở nên ít quan tâm đến thái độ tiêu cực của người khác. Bởi vì tâm trí điềm tĩnh, bạn sẽ có xu hướng tương tác với những người tỏa ra năng lượng tích cực và làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Theo đó, những người ‘độc hại’ cũng không thể ảnh hưởng đến bạn nữa.

Lương Phong (Theo Vision Times)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

LIỄU NGỘ (Thơ)

 



Pháp Phật viên dung vạn cõi hòa,

Người trời liễu ngộ, lặng niềm ca.

Tu chơn phá động qui đường chánh,

Niệm ảo ghiền tham đến nẻo tà.

Thất thểu duyên vần xa ánh đạo,

Mù mờ phận lụn ngại liên hoa. (*)

Loanh quanh lủy kiếp đà chưa hiểu!

Thử hỏi bao giờ thoát lửa gia.? (**)

 

2020

Minh Đạo

-------------------------

 (*) Liên hoa: “Hoàng kim địa thượng bảo thọ trùng trùng tận thị tu hành giả chủng, bạch ngọc trì trung Liên Hoa đóa đóa vô phi niệm Phật nhân tài (黃金地上寶樹重重盡是修行者種、白玉池中蓮花朵朵無非念佛人栽, trên đất vàng ròng cây báu hàng hàng thảy do người tu hành trồng, trong hồ ngọc trắng hoa sen đóa đóa đều là người niệm Phật gieo).”

 

(**) Nhà lửa tam giới
Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật ví Tam giới như nhà lửa, không yên, đầy dẫy sự khổ, rất đáng sợ hãi

 

https://hoavouu.com/p41a48070/lieu-ngo

http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/30280-lieu-ngo.html

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

BA THÓI QUEN NẤU NƯỚNG TƯỞNG KHÔN NGOAN NHƯNG GÂY UNG THƯ

 Muốn có món ăn ngon và nhanh, nhiều người dùng lại chảo vừa chiên nấu hay đun sôi dầu rồi mới cho thực phẩm vào. 

Mỗi ngày, mọi người thường ăn 2 bữa ở nhà bởi vậy, việc chuẩn bị các món ăn an toàn và có lợi cho sức khỏe rất quan trọng. Những thói quen xấu trong nấu nướng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn tới ung thư.

1. Tiếp tục dùng lại chảo vừa chiên xào

Ba thói quen nấu nướng tưởng khôn ngoan nhưng gây ung thư

Bạn cần rửa chảo trước khi nấu món mới. Ảnh minh họa: The Kitchn

Thông thường, trên bàn ăn của người châu Á có nhiều món khác nhau. Bởi vậy, không ít người nội trợ thường tận dụng luôn chảo vừa chiên rán tiếp tục nấu món khác để đỡ phải rửa nhiều đồ. 

Trên thực tế, đây là một thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Mỡ và phần thức ăn còn thừa trước đó sẽ bị đun nóng lần nữa ở nhiệt độ cao sản sinh ra benzopyrene - tác nhân gây ung thư.

Thêm vào đó, mùi vị của đồ ăn mới cũng bị ảnh hưởng bởi món trước đó. Bởi vậy, bạn đừng vì tiết kiệm chút ít thời gian mà gây hại sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy sắm thêm xoong chảo hoặc rửa sạch, lau khô chảo cũ trước khi nấu món mới.

2. Tái sử dụng dầu ăn còn thừa

Ba thói quen nấu nướng tưởng khôn ngoan nhưng gây ung thư

Dầu ăn đã qua sử dụng cần bỏ đi. Ảnh minh họa: Ecologiaverde

Để các món ăn được chín vàng, đầu bếp phải sử dụng nhiều dầu để ngập thực phẩm. Nhiều người cho rằng, việc bỏ đi phần dầu chiên rán một lần là sự lãng phí. Bởi vậy, họ thường lọc cặn và lưu giữ lại dầu trong lọ để sử dụng trong lần sau.

Theo các chuyên gia, dầu ăn tái sử dụng sẽ sản sinh ra các chất độc như aldehyde, benzopyrene dẫn tới ung thư.

Bởi vậy, bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán bán ngoài đường bởi nhiều cửa hàng muốn tiết kiệm tiền nên đun một chảo dầu ở nhiệt độ cao suốt thời gian dài.

3. Đun sôi dầu rồi cho thực phẩm vào

Ba thói quen nấu nướng tưởng khôn ngoan nhưng gây ung thư

Bạn không cần đợi dầu sôi mới cho thức ăn vào. Ảnh minh họa: Simplyscratch

Không ít người nội trợ có thói quen cho rau vào chảo sau khi đã đun dầu nóng sôi. Họ cho rằng chỉ làm như vậy mới giữ được hương vị tươi ngon, nguyên bản của thực phẩm. 

Tuy nhiên, dầu ăn đun sôi có thể đạt đến nhiệt độ 200 độ C. Khi đó, các chất độc như benzopyrene sẽ được sản sinh. Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận đây là nhân tố gây bệnh ung thư với những bằng chứng rõ ràng.

Khi đó, rau xanh không còn tác dụng với cơ thể nữa mà thậm chí gây hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt có thể dẫn tới bệnh tim mạch, ung thư. 

Bởi vậy, bạn không nên chờ cho tới khi dầu bốc khói rồi mới cho đồ vào. Bởi vậy, chỉ cần đợi dầu nóng vừa, bạn có thể bắt đầu chiên xào.

 An Yên (Theo Sina)