Hình Internet
Vào thời nhà Đường, ở núi Ngũ Đài Sơn, có một vị thiền sư nổi tiếng tên là Mã Tổ, rất thích dùng phương thức “gây khó khăn” để dạy đồ đệ của mình. Vào một ngày nọ, ông cũng dùng cách này để dạy cho tiểu đệ tử của mình ngộ ra một chân lý.
Một hôm, thiền sư Mã Tổ có bắc một cái ghế ngồi trên con đường nhỏ phía sau chùa để đọc sách.
Không lâu sau, có một tiểu hòa thượng đang đẩy chiếc xe đi từ phía vườn rau trở về chùa. Vì con đường quá hẹp, mà thiền sư Mã Tổ lại duỗi chân ra giữa đường, nên tiểu hòa thượng không sao đẩy xe qua được, bèn xin Sư phụ thu chân lại.
Nhưng bất ngờ là thiền sư Mã Tổ không những không co chân lại, mà còn nói: “Chân ta luôn luôn duỗi ra, không bao giờ co lại”.
Tiểu hòa thượng vừa sững sờ, vừa có chút khó xử, rồi nói: “Sư phụ không thu chân lại, con không thể trở về chùa”.
Thiền sư Mã Tổ vừa nói, thậm chí còn không thèm nhìn tiểu hòa thượng: “Đó là việc của con”.
Tiểu hòa thượng suy nghĩ một chút rồi thưa: “Sư phụ, người chỉ duỗi ra chứ không co lại, cho nên con không thể đi qua chân của sư phụ. Vậy chúng ta đổi vị trí đi, con ngồi ở trên ghế, còn sư phụ tới đẩy xe!”.
Sau khi nghe điều này, Thiền sư Mã Tổ cảm thấy khá thú vị, liền đổi vị trí với đồ đệ.
Tiểu hòa thượng lúc này cũng bắt chước duỗi thẳng chân, nhưng khi Thiền sư Mã Tổ đẩy xe về phía mình, thì cậu bèn rụt chân lại.
Thiền sư Mã Tổ hỏi: “Tại sao con thu chân lại?”
Tiểu hòa thượng cười nói: “Sư phụ là người chỉ duỗi không co lại, nhưng con có thể co duỗi, cho nên con thu chân lại”
Sau đó tiểu hòa thượng đẩy xe đi, còn Thiền sư Mã Tổ thì nhìn theo bóng dáng của đệ tử mình mà cười tâm đắc.
Nhiều năm sau, Thiền sư Mã Tổ đã truyền lại y bát cho tiểu hòa thượng này. Còn tiểu hòa thượng sau đó đã trở thành cao tăng ở Ngũ Đài Sơn, được gọi là Thiền sư Ẩn Phong.
Chuyện con lừa mang thánh vật
Đây là một truyện ngụ ngôn của nhà văn Pháp tên là La Fontaine, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Truyện nói về một con lừa, ngày đầu tiên được mục sư sai đến cõng thánh vật, nhìn thấy những tín đồ cúng bái, bò lổm ngổm trên mặt đất, con lừa dường như cảm thấy lâng lâng tự mãn.
Ngày hôm sau, vị mục sư tiếp tục sai nó đến kéo cối xay, con lừa vẫn còn đang say sưa với sự cao quý của ngày hôm qua nên tự nhiên không chịu vâng lời, sau đó bị chủ nhân đánh cho một trận, nó liền khóc to.
Khi đó, một đứa trẻ 10 tuổi sau khi nghe câu chuyện này xong, nó cảm thấy con lừa này thật ngu ngốc nên bảo: “Đừng quên bạn là một con lừa!”.
Kỳ thực, trên thế gian có rất nhiều “con lừa” thường nhầm lẫn mình với những thánh vật. Khi có quyền thì kiêu căng ngạo mạn, khi không còn quyền thì chán nản, thấp thỏm thở dài; khi tại vị thì ngông cuồng tự cao tự đại; khi thoái vị thì tinh thần suy sụp …..
Con lừa cũng chỉ là con lừa, còn thánh vật là thánh vật, trẻ con còn hiểu được lẽ thường, sao người lớn vẫn còn mê muội?
Kỳ thực, việc cõng thánh vật này giống như hút thuốc phiện, có thể sẽ gây nghiện. Con lừa dù có được mang thánh vật trong bao lâu, thì cũng có ngày thánh vật phải bị tháo dỡ xuống.
Cũng giống như con người trên đời, ai mà không muốn sống vinh quang? Hơn nữa, bốn phương đến bái, tám mặt hướng về, không chỉ có được niềm vui về tinh thần, mà còn được cung cấp mọi thứ cần thiết như cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại, còn có rất nhiều tiền.
Tuy nhiên điều này có khác gì con lừa cõng thánh vật, cứ tưởng những xa hoa đó là mình, sau này quen rồi, tự nhiên sợ mất mát, sống cảm giác thật khổ sở.
Thực ra, con người chỉ có vóc dáng, sở thích, kỹ năng, tính cách và suy nghĩ của mình, mới là cùng tồn tại với sinh mệnh của chính mình. Những ngày mang thánh vật, chẳng qua chỉ là bọt sóng nổi lên trong ký ức trải qua năm tháng hồng trần mà thôi.
Chúc Di (Theo Secret China)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét