Các loại thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn sai thì hậu quả sẽ nghiêm trọng không thể đoán trước được.
1. Cà chua: Cà chua xanh
Cà chua xanh chứa chất độc Solanine. Khi ăn cà chua xanh, khoang miệng cảm giác cay đắng, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn... Các nhà khoa học cũng cảnh báo việc ăn cà chua xanh sống rất nguy hiểm.
2. Dưa muối: Dưa mới muối hoặc bị khú
Dưa muối nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Bởi vì trong quá trình làm chua, giai đoạn đầu dưa còn cay (hoặc hăng) hoặc khi dưa bị khú sẽ sinh ra hàm lượng nitrit sẽ gây oxy hóa sắt trong hồng cầu làm hồng cầu không có khả năng gắn oxy, nếu ăn với số lượng lớn dưa muối chưa kỹ hoặc bị khú có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy nên ăn dưa chua và chưa bị khú.
3. Gừng: Gừng tươi bị dập héo
Gừng tươi bị dập héo có thể tạo ra một loại độc chất cực mạnh, nó có thể làm hoại tử gan, ung thư gan, ung thư thực quản.
4. Khoai tây: Khoai tây mọc mầm
Các củ khoai tây đã nảy mầm hoặc chuyển sang màu xanh rất độc nếu bạn cố gắng sử dụng nó. Chúng có chứa chất alkaloid - gây ngộ độc cho cơ thể.
Trong chương trình Giờ gia đình (VTV2), bác sĩ Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec, tư vấn:
“Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm. Nếu ăn với lượng ít có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng có thể gặp vấn đề về thần kinh, tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, nôn, thậm chí tử vong. Bên cạnh khoai tây mọc mầm hay có màng màu xanh, chúng ta cũng cần lưu ý những củ để lâu, có vết thối, thâm, héo cũng không nên sử dụng để tranh ngộ độc do ancaloit gây ra”.
5. Đậu nành: Sữa đậu nành đun sôi chưa kỹ
Trong sữa đậu nành có chứa chất saponin. Vì vậy, khi ăn chúng, bạn cần nấu kỹ để tránh bị ngộ độc.
Lý do là khi sữa chỉ được nung nóng khoảng 80℃, nó sẽ tạo ra phản ứng nhiệt saponin làm cho bọt nổi lên làm nhiều người lầm lẫn rằng nó được nấu chín nhưng thực sự đó chỉ là "giả sôi".
Ở nhiệt độ này, saponin trong sữa đậu nành và các chất độc khác chưa bị phân hủy hết. Nếu đậu nành không được đun sôi sẽ dễ dẫn đến ngộ độc, viêm dạ dày, ruột trong vòng 1 giờ sau khi uống.
6. Đậu xanh: Đậu xanh chưa chín
Giống như sữa đậu nành, đậu xanh cũng chứa chất saponin. Và nếu không được nấu chín, chúng cũng sinh ra saponin, kích ứng đường ruột.
Bên cạnh đó, đậu xanh chưa nấu còn có thêm lectin gây đông máu, nitrit và trypsin, có thể kích thích dạ dày của cơ thể, ăn ngộ độc.
7. Rau bắp cải: Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrit, chất này đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành methemoglobin trong máu, gây máu mất ôxy, gây cho người ăn bị chứng thiếu oxy, chóng mặt, tức ngực, nôn mửa, môi tím ... Bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, thở nhanh, nếu không cứu kịp nguy cơ đe dọa tính mạng.
8. Trứng gà: lòng trắng trứng
Theo Kids Health, hầu hết các trường hợp dị ứng với trứng đều là dự ứng với protein trong lòng trắng trứng ở trẻ từ 3-5 tuổi.
Trong nhiều trường hợp, người dị ứng với lòng trắng trứng gà cũng sẽ dị ứng với albumin protein. Nổi mề đay, phát ban, da bị sưng, buồn nôn, tiêu chảy, thở khò khè, ho, nhảy mũi, chuột rút là những triệu chứng thông thường.
Theo Livestrong, ăn lòng trắng trứng sống có thể khiến biotin cạn kiệt. Biotin còn được gọi là vitamin B hay vitamin B7. Thiếu biotin có thể gây viêm da ở trẻ em và nhiễm trùng ở người lớn. Ngoài ra, đau cơ, co thắt cơ, co giật và rụng tóc cũng là một trong những vấn đề sức khoẻ do thiếu biotin.
Trứng sống bao gồm cả lòng trắng trứng có thể bị nhiễm khuẩn. Salmonella là một loại vi khuẩn có trong ruột của gà và có thể có mặt trên bề mặt của vỏ trứng. Để diệt Salmonella, bạn cần nấu ở nhiệt độ cao. Nên ăn trứng đã được xử lý bằng cách nấu hoặc chiên và không nên ăn sống.
9. Bí ngô: Bí ngô để lâu
Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, nếu để lâu sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến chất, do đó nếu ăn bí ngô để lâu có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
10. Mộc nhĩ: Mộc nhĩ mới được hái
Trong mộc nhĩ tươi có một chất cảm quang, rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây ra chứng viêm da, phần bị lộ ra ánh sáng sẽ sưng lên, khó thở.
Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự biến mất, chất độc cũng biến mất, ăn không còn gây hại nữa.
11. Canh rau các loại: Canh để qua đêm
Các loại canh rau: canh rau cải, canh rau ngót, canh khoai tây... không nên để qua đêm. Bởi vì, nồng độ nitrat trong rau khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn se phân hủy nitrat sẽ tạo thành nitrite (là một chất gây ung thư). Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét