“Đột
tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa đông tràn
về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà
không phòng bệnh. Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những
người đang khỏe mạnh, tai sao lại đột nhiên qua đời? Đặc biệt với những
người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không
hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện
tượng bất thường?
Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới, thì đúng
rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử?
Tôi
điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra
rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ
không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm:
1-
Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy:
Vào
mùa đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi từ từ nhỏm
dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ tốc độ xuống giường
với bạn nhé!
Bạn
cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên kéo tuột đi
cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào mà tiếp xúc ngay
với không khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch máu trong cơ thể đương nhiên
cũng sẽ co lại.
Hãy
xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo khoác ấm để cơ
thể và chân tay được ấm áp.
2-
Lúc đánh răng rửa mặt:
Sau
khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và lạnh để có
nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và mạch máu bị cấp đông mà
co lại.
Đừng
nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt, phòng tắm vừa
ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.
3-
Lúc thay đồ:
Ngâm
hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời khỏi nguồn
nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những giọt nước ấm trên da đột nhiên tiếp
xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần bật. Hãy để khăn tắm ở nơi
tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên người, và mặc quần áo ngay, mùa đông
không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!
4-
Bỏ qua phần tai và cổ:
Tôi
chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều không được
bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ ấm. Tai và cổ bị gió
lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ lại là nơi tập trung nhiều
dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai
có thể bảo vệ bạn.
5-
Mặc quần áo sai thứ tự:
Có
lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt bỏ quần áo
mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là không mặc áo len
ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu "sandwich" với lớp trong cùng là
lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ thân nhiệt, bên ngoài mới
là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai thứ tự thì không giữ ấm được cho
cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.
6-
Đột tử do tập thể dục:
Tập
thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình, nguyên nhân
đột tử do tập thể dục thường thấy như:
-
Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với cường độ cao,
thiếu ôxi tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác không quen.
-
Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ chảy ngược
về tâm nhĩ và chỉ cần “ co tĩnh mạch “ là đủ. Tuy nhiên khi tập thể dục, tim sẽ
đập nhanh hơn 6- 17 lần so với lúc không tập, và lưu lượng máu tới cơ cũng tăng
lên 25 lần.
-
Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp tục co lại,
lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.
-
Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm khuya và sáng
sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì đại đa phần đột tử tại
nhà.
-
Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng đừng lợi
dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.
-
Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa, lại dễ
phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi trung niên, khiến
người thân tiếc thương vô hạn.
Buổi sáng tốt lành! Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi trời
chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.
Bác sĩ Hoàng Tuyên
Chuyên
khoa nội lồng ngực và bệnh hiểm nghèo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét