Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

BA ĐỊNH LUẬT NỔI TIẾNG GIÚP CHÚNG TA TRỞ NÊN KIÊN CƯỜNG: ĐỊNH LUẬT VE SẦU, ĐỊNH LUẬT CÂY TRE, ĐỊNH LUẬT HOA SEN

 

Có rất nhiều định luật về thành công, trong đó nổi tiếng hơn cả là định luật hoa sen, định luật tre và định luật ve sầu. Dù là định luật Hoa sen, định luật cây tre hay định luật ve sầu, chúng đều có chung một ý nghĩa: Thành công cần có sự tích lũy, chịu đựng gian khổ, chịu được sự cô độc, kiên trì, kiên trì và kiên trì cho đến giây phút cuối cùng của thành công.

Định luật hoa sen

Những bông sen trong ao, mỗi ngày sẽ nở gấp đôi ngày hôm trước. Vào ngày thứ 30, hoa sen sẽ nở đầy cả ao.

Câu hỏi: vào ngày thứ bao nhiêu bông sen sẽ nở được một nửa? Có phải là ngày thứ 15 không? Không phải, đó là ngày 29. Đây chính là định luật của Hoa sen. Ngày đầu tiên, hoa sen chỉ hé nở rất bé, đến ngày thứ hai đã nở to gấp đôi ngày hôm trước, đến ngày thứ 29 hoa sen nở to một nửa, cho đến ngày cuối cùng hoa sen bung to hết cỡ.

Tức là: ngày cuối cùng có tốc độ nở nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó.

Đây là luật hoa sen nổi tiếng.

Có một đạo lý rất sâu sắc trong điều này: thành công cần có tích lũy và tích lũy.

Định luật này lần đầu tiên được Jack Ma đề cập đến trong một bài phát biểu trước công chúng , và thông qua luật này liên tưởng đến đời người, cuộc sống, bạn sẽ phát hiện ra Cuộc đời của nhiều người giống như hoa sen trong ao … khi mới bắt đầu rất dụng tâm để làm việc, dành hết cả tâm huyết, nhưng dần dần mọi người bắt đầu cảm thấy buồn chán, thậm chí mới đến ngày thứ 9, ngày 19 thậm chí ngày thứ 29 có thể bỏ cuộc. Lúc này, bỏ cuộc vào thời điểm này chỉ cách thành công một bước.

Nhiều khi, thậm chí có thể nói rằng chìa khóa thành công chính là sự kiên trì.

Người ta nói rằng con người có thể gặp khoảng 7 cơ hội trong đời, tất cả đều là những cơ hội có thể thay đổi cuộc đời họ, và những cơ hội như vậy thường có ở những ngày đầu tiên và kiên trì.

Vì vậy, nếu bạn có một ước mơ, trước tiên bạn phải hành động, và sau đó kiên quyết thực hiện nó.

Định luật cây tre

Phải mất 4 năm cây tre mới mọc được 3cm. Kể từ năm thứ năm, nó đã phát triển rất nhanh với tốc độ 30cm mỗi ngày, và chỉ mất sáu tuần để phát triển đến 15 mét. Thực tế, trong 4 năm đầu, tre đã vươn rễ xuống đất hàng trăm mét vuông.

Làm người, làm việc cũng vậy.

Đừng lo lắng rằng công việc khó khăn của bạn tại thời điểm này sẽ không được đền đáp, bởi vì tất cả chỉ là việc bắt rễ. Cuộc sống cần những nguồn dự trữ. Có bao nhiêu người đã không thể sống sót qua “3cm” đó?

Cái gì gọi là giá trị?

Hai cây tre giống nhau, một cây làm thành ống sáo, cây kia làm cột phơi quần áo. Cột phơi quần áo không phục liền hỏi cây sáo: Chúng ta đều là tre trên cùng một ngọn núi, tôi sao phải phơi mưa nắng hàng ngày, không đáng giá gì. Còn bạn lại đáng giá hàng ngàn vàng?

Cây sáo trả lời: “Bởi vì bạn chỉ bị một nhát dao, còn tôi đã trải qua hàng ngàn vết cắt, đục, gọt… rất tỉ mỉ và rất cẩn thận, cột phơi quần áo nghe xong im lặng.


Cuộc sống cũng vậy, nếu bạn có thể tự mình đánh bóng, chống lại sự cô đơn, gánh vác trách nhiệm và gánh vác sứ mệnh của mình thì cuộc sống sẽ có giá trị.

Khi bạn thấy người khác rực rỡ, đừng ghen tị, vì người khác có thể đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn vất vả hơn bạn.

Tiền Mục, một bậc thầy về Trung Quốc học, nói: “Trong suốt thời đại lịch sử đã có những người rất vĩ đại, không phải ai cũng biết, họ đều là những người có năng lực và sẵn sàng trở nên ngu ngốc.

Hồ Thích cũng nói: “Có quá nhiều người thông minh trên thế giới này, và quá ít người sẵn sàng làm việc chăm chỉ, vì vậy chỉ có ít người thành công.

Nói đến kinh nghiệm dày dặn của Tiền Chung Thư , người ta thường cho rằng anh tài năng cao và trí nhớ tốt.

Trên thực tế, kiến ​​thức của Tiền Chung Thư rất rộng và sâu sắc, và phần lớn trong số đó đến từ sự chăm chỉ hàng ngày. Hứa Chất Đức, một người bạn cùng lớp tại Đại học với Tiền Chung Thư, đã miêu tả như thế này: Khi còn đi học, anh ấy đã đọc các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc trong một tuần, và các tác phẩm kinh điển của châu Âu và Mỹ trong một tuần, bốn năm như một ngày.

Mỗi lần đến thư viện để mượn trả sách, anh ấy sẽ mang theo năm hoặc sáu tập sách dầy và chạy như bay. Và sau khi đọc một quyển, anh ấy đều ghi chú lại ……

“Quản Trùy Biên” là cuốn sách đại biểu cho những thành tựu học tập của anh trích dẫn hàng chục nghìn bằng chứng tư liệu từ hàng chục nghìn tác phẩm của hơn 4000 bậc thầy nổi tiếng.

Có thể một số người không biết rằng sau khi vào Đại học Thanh Hoa, mục đích của anh là “càn quét thư viện Thanh Hoa“. Kinh nghiệm học thuật của anh là: “Càng thông minh thì càng phải biết cách làm việc như thể ngu ngốc ”.

Sự trưởng thành không diễn ra trong một sớm một chiều, và không có thứ gọi là cuộc sống rộng mở, nó chỉ là tích lũy mà thôi.

Đây được gọi là Định Luật cây tre!

Định luật ve sầu

Ve sầu phải sống dưới lòng đất trong bóng tối ba năm (có loài ve sầu Mỹ sống dưới lòng đất 17 năm), chịu đựng đủ thứ cô đơn, tịch mịch, lớn lên từng chút một trên nhựa của rễ cây, để rồi một đêm mùa hạ, lặng lẽ trèo lên cành cây, và chuyển mình thành con ve trong một đêm.

Sau đó mong chờ khoảnh khắc mặt trời lên nó có thể bay lên trời cao và hưởng tự do. Đây được gọi là định luật ve sầu vàng.

Đời người nhiều người ví như hoa sen trong ao, lúc đầu khó nở nhưng mãi cảm thấy chưa nở kịp nên dần dần cảm thấy mệt mỏi, chán nản và chọn bỏ cuộc ở những giai đoạn chỉ cách thành công một bước.

Cuộc đấu tranh của mỗi người chẳng khác nào trồng tre, lúc mới bắt đầu còn tràn đầy khí thế nhưng vì hầu hết các giai đoạn đầu đều đang đặt nền móng nên kết quả không quá rõ ràng, năm đầu tiên, năm thứ ba, thậm chí là năm thứ tư. Đến lúc thiếu kiên nhẫn nên đã bỏ cuộc.

Càng đến gần thành công, khó khăn càng nhiều và càng cần phải kiên trì. Cho dù đó là khởi nghiệp hay cuộc sống, thứ chúng ta thiếu không phải là khả năng, kỹ năng hay mô hình. Cái chúng ta cần là sự bền bỉ và kiên trì, thành công cuối cùng sẽ đến.

Hầu hết mọi người đều muốn đi một bước được thành công và sau đó không được thì bỏ cuộc.

Có một câu nói cổ ở Trung Quốc, “hành bách lý bán cửu thập“, có nghĩa là, nếu bạn đi bộ một trăm dặm, bạn sẽ chỉ đi được nửa đường sau khi đi 90 dặm, bởi vì nhiều người đã bỏ cuộc sau khi đi đến 90 dặm.

Những định luật này cho chúng ta biết một sự thật: thành công đến không phải là may mắn hay khôn ngoan mà là sự kiên trì.

Nguyệt Hòa
Theo Aboluowang



Không có nhận xét nào: