3 nén hương mang ý nghĩa đặc biệt. Số 3 tượng trưng cho Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng. Số 3 tượng trưng cho Tam giới là Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới. Số 3 tượng trưng cho Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.
Làn khói hương trong văn hóa Phật giáo
Trong văn hóa dân gian, làn khói hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu từ thế giới thực tại đến cõi tâm linh (thần linh, cửu huyền) khi muốn thông báo một sự việc hoặc cầu xin điều gì đó, vì thế mà hương còn được gọi là “hương tín”. Nói cách khác, đó là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình.
Với người Phật tử, nén hương khi dâng trước Phật cũng mang ý nghĩa “hương tín”, hiểu theo nghĩa đang báo tin đến chư Phật, Bồ-tát rằng: “Con đang đứng trước hình tượng của Ngài và nguyện tu học theo hạnh nguyện của Ngài”. Tuy nhiên, trong đạo Phật, ngoài ý niệm truyền tin, hương còn giữ vai trò lớn hơn thế.
Thật vậy, tầm ảnh hưởng của hương được thể hiện khi có mặt trong hầu khắp các nghi thức như: tụng kinh, ngồi thiền, lễ tắm Phật, lễ khai quang, cầu an, phóng sinh,… Cũng vì thế, đứng đầu “Lục chủng cúng dường” chư Phật, Bồ Tát phải kể đến hương, gồm: hương, đăng, hoa, đồ, quả, nhạc.
Điều này thật dễ hiểu bởi khi Đức Phật còn tại thế đã có truyền thống dâng hương cúng Phật, tức là thắp (đốt) nén hương khi đảnh lễ. Vậy nên với người Phật tử, dâng hương lên Tam Bảo là cách thể hiện cái tâm thành kính, vì “dâng” là đưa (một cái gì đó) lên theo cách thức cung kính. Chẳng thế mà có bài kệ:
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát,…
3 nén hương trong Phật giáo có ý nghĩa gì?
Mỗi người dâng hương, người ta thường thắp 3 nén. Tại sao lại phải 3 nén hương chứ không phải con số khác? Người Việt thường chọn số nén lẻ để thắp hương 1, 3, 5, 7, 9. Hoặc có trường hợp sẽ đốt cả nắm chứ người ta không lấy số nén hương chẵn.
Theo quan niệm của Phật giáo, 3 nén hương mang ý nghĩa đặc biệt. Số 3 tượng trưng cho Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng. Số 3 tượng trưng cho Tam giới là Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới. Số 3 tượng trưng cho Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Đồng thời số 3 cũng tượng trưng cho Tam vô lậu học là Giới – Định – Tuệ.
Như vậy, thắp 3 nén hương là hàm nghĩa về sự biểu trưng. Nó đại diện cho những vấn đề, quan niệm, tư tưởng, giới luật của con người. Số 3 cũng mang nghĩa về sự phát triển, cầu mong may mắn, tốt lành, an lạc.
Ngoài ra, nén hương cũng là sự thể hiện cho cái vô thường. Đó không phải là thứ cố định hay vĩnh viễn. Nén hương thơm, tỏa làn khói nghi ngút làm lòng người ấm áp. Đó cũng là sự gợi nhắc con người về giá trị của cuộc sống.
Ý nghĩa của việc dâng 3 nén hương cúng Phật
Luận theo Phật pháp, ý nghĩa của việc dâng hương cúng Phật được gọi là Ngũ Phần Hương. Tức Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương.
Giới hương là sự biểu thị cho tâm thanh tĩnh. Đó là khi con người ngộ được cái từ bi bác ái. Tâm chẳng ác, chẳng quấy, chẳng tham sân, chẳng ganh tị, chẳng cướp hại.
Tuệ hương là cái tự tâm vô ngại. Dùng cái tâm để kính trên nhường dưới, đồng cảm, chia sẻ cho người khó khăn. Lấy trí tuệ để soi sáng tánh lành, không tạo điều gian ác.
Giải thoát hương là cái tự tại vô ngại. Lòng chẳng nghĩ ác, chẳng nghĩ thiện, chẳng tham – sân – si.
Giải thoát tri kiến hương là tự tâm không phan duyên thiện ác. Lấy tu tập để nhận tự bản thân, hanh thông Phật pháp. Biết hạ mình để đối với người, vô nhơn vô ngã, không tính sự đổi thay.
Dâng hương cúng Phật là niềm thành kín về những hương thơm tốt đẹp. Nguyện cầu giữ gìn giới luật, giữ tâm thiền định. phát triển trí tuệ và tu hạnh giải thoát.
Với người Phật tử, nén hương khi dâng trước Phật cũng mang ý nghĩa “hương tín”, hiểu theo nghĩa đang báo tin đến chư Phật, Bồ-tát rằng: “Con đang đứng trước hình tượng của Ngài và nguyện tu học theo hạnh nguyện của Ngài”. Tuy nhiên, trong đạo Phật, ngoài ý niệm truyền tin, hương còn giữ vai trò lớn hơn thế.
Thật vậy, tầm ảnh hưởng của hương được thể hiện khi có mặt trong hầu khắp các nghi thức như: tụng kinh, ngồi thiền, lễ tắm Phật, lễ khai quang, cầu an, phóng sinh,… Cũng vì thế, đứng đầu “Lục chủng cúng dường” chư Phật, Bồ Tát phải kể đến hương, gồm: hương, đăng, hoa, đồ, quả, nhạc.
Điều này thật dễ hiểu bởi khi Đức Phật còn tại thế đã có truyền thống dâng hương cúng Phật, tức là thắp (đốt) nén hương khi đảnh lễ. Vậy nên với người Phật tử, dâng hương lên Tam Bảo là cách thể hiện cái tâm thành kính, vì “dâng” là đưa (một cái gì đó) lên theo cách thức cung kính. Chẳng thế mà có bài kệ:
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát,…
3 nén hương trong Phật giáo có ý nghĩa gì?
Mỗi người dâng hương, người ta thường thắp 3 nén. Tại sao lại phải 3 nén hương chứ không phải con số khác? Người Việt thường chọn số nén lẻ để thắp hương 1, 3, 5, 7, 9. Hoặc có trường hợp sẽ đốt cả nắm chứ người ta không lấy số nén hương chẵn.
Theo quan niệm của Phật giáo, 3 nén hương mang ý nghĩa đặc biệt. Số 3 tượng trưng cho Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng. Số 3 tượng trưng cho Tam giới là Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới. Số 3 tượng trưng cho Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Đồng thời số 3 cũng tượng trưng cho Tam vô lậu học là Giới – Định – Tuệ.
Như vậy, thắp 3 nén hương là hàm nghĩa về sự biểu trưng. Nó đại diện cho những vấn đề, quan niệm, tư tưởng, giới luật của con người. Số 3 cũng mang nghĩa về sự phát triển, cầu mong may mắn, tốt lành, an lạc.
Ngoài ra, nén hương cũng là sự thể hiện cho cái vô thường. Đó không phải là thứ cố định hay vĩnh viễn. Nén hương thơm, tỏa làn khói nghi ngút làm lòng người ấm áp. Đó cũng là sự gợi nhắc con người về giá trị của cuộc sống.
Ý nghĩa của việc dâng 3 nén hương cúng Phật
Luận theo Phật pháp, ý nghĩa của việc dâng hương cúng Phật được gọi là Ngũ Phần Hương. Tức Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát tri kiến hương.
Giới hương là sự biểu thị cho tâm thanh tĩnh. Đó là khi con người ngộ được cái từ bi bác ái. Tâm chẳng ác, chẳng quấy, chẳng tham sân, chẳng ganh tị, chẳng cướp hại.
Tuệ hương là cái tự tâm vô ngại. Dùng cái tâm để kính trên nhường dưới, đồng cảm, chia sẻ cho người khó khăn. Lấy trí tuệ để soi sáng tánh lành, không tạo điều gian ác.
Giải thoát hương là cái tự tại vô ngại. Lòng chẳng nghĩ ác, chẳng nghĩ thiện, chẳng tham – sân – si.
Giải thoát tri kiến hương là tự tâm không phan duyên thiện ác. Lấy tu tập để nhận tự bản thân, hanh thông Phật pháp. Biết hạ mình để đối với người, vô nhơn vô ngã, không tính sự đổi thay.
Dâng hương cúng Phật là niềm thành kín về những hương thơm tốt đẹp. Nguyện cầu giữ gìn giới luật, giữ tâm thiền định. phát triển trí tuệ và tu hạnh giải thoát.
Minh An (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét