Biết
cách tôn trọng người khác, thì cuối cùng sẽ được người khác tôn trọng lại. Bất
kể như thế nào, một người biết giữ bí mật, tất sẽ được người khác trọng dụng,
cũng có thể giành được sự tín nhiệm của mọi người.
Trong cuộc sống, chúng ta không muốn giữ bí
mật của mình, thì cũng nên tôn trọng bí mật của người khác
Có một số người, trong
lúc được người khác khoản đãi, thường dễ dàng đem hết thảy bí mật mà mình biết
nói ra khỏi miệng. Lại có một số người tâm tính không ổn định, khi được người
khác thịnh tình thiết đãi, thì bao nhiêu tâm sự đều không giữ được trong
lòng, đều muốn nói ra cho bằng hết.
Đặc
biệt là sau khi cơm no rượu say, người ta lại thường thốt ra câu nói: “Chúng ta là bằng hữu, cũng đã
có giao hảo nhiều năm, hôm nay không cần phải giấu giếm điều gì, hết thảy đều
nói cho bạn nghe, nhưng bạn nhất định không được nói với người khác.”
Tục
ngữ có câu: “Bí
mật một khi đã nói ra khỏi miệng, sau khi đi qua cánh cửa thì nhất định cả thế
giới đều biết”. Vậy nên, bí mật một khi đã nói ra, sẽ có sức lan tỏa vô cùng
mạnh mẽ, và hậu quả cũng khôn lường.
Người không thể giữ được bí mật
như thế, thì chỉ khiến cho những người tin tưởng vào mình càng thêm thất
vọng. Vì vậy, chúng ta đối với bí mật của người khác, nhất định phải biết ‘giữ
mồm giữ miệng’.
Giữ được bí mật của người, tất
sẽ được người trọng dụng
Có một người đến tham gia phỏng
vấn xin việc tại một xí nghiệp. Rất nhiều người cũng đến ứng tuyển. Sau khi
trải qua phần vấn đáp là phần thi viết. Đề bài đối với anh ta hoàn toàn không
khó, nhưng có một câu hỏi cuối cùng khiến anh rất đắn đo.
Câu
hỏi được đặt ra là: “Hãy viết ra những bí mật của
công ty trước đây của bạn, càng nhiều càng tốt.”
Anh
ta nhìn xung quanh, phát hiện thấy những người khác đều đang thi nhau viết, anh
ta nghĩ nghĩ một hồi, rồi cầm bài thi đến trước mặt giám khảo nói: “Thật
xin lỗi, câu hỏi này tôi không thể trả lời được. Cho dù là công ty trước đây,
nhưng tôi vẫn phải có nghĩa vụ giữ kín bí mật”. Nói xong, anh ta
rời trường thi.
Ngày hôm sau, anh ta nhận
được thư thông báo tuyển dụng của xí nghiệp, trong thư có viết: “Chúng tôi hài lòng với
phẩm đức nghề nghiệp của bạn. Một người biết cách giữ bí mật của người khác,
chính là người chúng tôi đang cần”.
Có thể thấy rằng, biết cách tôn
trọng người khác, cuối cùng sẽ được người khác tôn trọng. Dù trong hoàn cảnh
nào, nếu có thể giữ được bí mật của người khác tất sẽ được người khác trọng
dụng, cũng sẽ được người tín nhiệm.
Mặt khác, cũng có một số việc
dù không phải là bí mật, nhưng đó là chuyện riêng tư của hai người, thì cũng
vẫn là nên giữ bí mật.
Dưới đây là những bí mật cần
phải cất trong lòng, không nên nói ra:
1. Giữ bí mật những việc công đức mình đã làm
Mặc dù chính mình đã làm được
rất nhiều việc công đức, nhưng cũng không thể ở trước mặt người khác mà khua
môi múa mép, khoe khoang mình đã làm được nhiều việc tốt như thế nào.
Nếu như tự mình nói ra những
việc công đức mình đã làm, thì phần nhiều chính là thể hiện ra một
loại tâm thái tự cao tự đại, như vậy người khác không những không tin tưởng
bạn, mà ngược lại còn xuất hiện nhiều cách nghĩ không tốt khác.
2. Giữ bí mật khuyết điểm của
người khác
Khi người khác nói đến khuyết
điểm của mình, chúng ta thường cảm thấy rầu rĩ không vui, hai ba ngày đều
không muốn ăn cơm. Nhưng nếu đổi lại là bạn, liệu bạn có còn thích nói đến
khuyết điểm của người khác?
3. Giữ bí mật về kế hoạch tương
lai
Hết thảy mọi thứ thế gian đều
vô thường, cho nên, làm việc gì nếu không có nắm chắc, tốt nhất không nên nói
ra. Mọi người đều không thích bí mật của mình bị tiết lộ ra ngoài, vậy
nên, chúng ta cũng không thể tiết lộ bí mật của người khác.
Đặc biệt là trong xã hội phức
tạp này, mỗi câu nói ra đều phải cẩn trọng, đều phải trải qua quá trình suy
tính lâu dài, mới không có chuyện trong lúc vô tình mà tiết lộ bí mật cho người
khác, đắc tội với người khác. Cho nên nói, có thể giữ mồm giữ miệng chính là
cách hành xử tôn trọng nhất đối với người khác.
Tuệ Tâm biên
dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét