Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

IM LẶNG CỦA THIỀN SƯ

    Nhiều con thú cười nói như người. Rồi tất cả thú hóa người nhảy múa vui mừng tru lên những giai điệu cuồng mê trong cõi vô minh. Những gương mặt thú biến mất trong phép của quỷ thần tích tụ. Chỉ có người và người.

 1. Trời vần vũ. Bao tinh cầu xoay chuyển. Chỉ gió, chỉ tiếng gầm rú của chúng sinh. Không thể nhìn thấy mọi vật. Chỉ một màu đỏ ối trên trời. Mặt trăng biến thành quả cầu lửa.
 Ađam lăn lộn trong cõi hỗn mang. Bỗng hai thằng người tách ra từ Ađam. Chúng cãi nhau giành phần thắng.
 Nhiều con thú cười nói như người. Rồi tất cả thú hóa người nhảy múa vui mừng tru lên những giai điệu cuồng mê trong cõi vô minh. Những gương mặt thú biến mất trong phép của quỷ thần tích tụ. Chỉ có người và người.
 - Hoan hô ! Hoan hô ! Đánh nữa đi !
 - Đả đảo ! Đả đảo !
Đám đông cuồng loạn. Vang trong cõi vô minh tiếng hò hét ầm ĩ điệu nhạc chiến tranh.

2. Bên gốc đại thụ, ánh hào quang tỏa sáng. Tưởng chừng như các thiên thần đang chào mừng ơn phước đến với thế gian. Thiền sư đang kiết già. Ngài dùng điển quan sát ba ngàn thế giới. Đâu đâu cũng thế !
  Bên tai vọng lên giọng của hai thằng người giành phần thắng, Thanh Văn bạch với thiền sư :
- Thưa sư phụ ! Có chuyện không hay.
Thiền sư hỏi :
- Ông xem họ đang làm gì vậy ?
Cung kính, Thanh Văn bạch :
- Thưa sư phụ ! Nếu dùng thần lực của con tính đếm trong nghìn kiếp mới có thể biết bọn họ làm gì.
Thiền sư bảo :
- Ông hãy tính đếm đi !
Nói xong, ngài nhắm nghiền mắt.

3. Âm nhạc. Tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng kèn đồng, tiếng tù và, tiếng đàn, tiếng sáo...Vũ điệu. Tango, chachacha, lambađa, hiphop...Ánh sáng. Xanh, đỏ, tím, vàng, đen...Tiếng la hét hòa nhịp nhàng với ngàn âm vũ điệu :- Hãy lên án tên giết người !
- Hãy giết hết bọn khủng bố !
- Hãy bắt tên tội phạm chiến tranh !
- Giết nó đi để trừ hậu hoạn !
- Hoan hô ! Phe ta đã thắng !
- Đả đảo quân khát máu !

Đám đông hò hét ủng hộ. Đám đông hò hét phản kháng. Hỗn loạn ! Hỗn độn cảnh hỗn chiến !
Thiền sư thiền định.

4. - Bạch sư phụ ! - Thanh Văn hốt hoảng gọi thiền sư.
- Gì thế ?
- Thưa sư phụ ! Bọn người mê loạn trong cảnh đánh nhau.
- Theo ông, chúng ta phải làm gì ?
- Theo con nghĩ chúng ta phải dùng phép màu tiêu diệt bọn họ.

Nụ cười hiền hậu nở trên môi, thiền sư ôn tồn nói :
- Đức háo sanh là căn nguyên tạo nên trời đất, muôn vật. Kể cả tính
Phật cũng bởi đức háo sanh mà ra. Ta nhân danh Phật mà tru diệt chúng sinh ư ? Không ! Ta phải dùng pháp mà giải thoát chúng sinh.
- Thưa sư phụ ! Người dùng pháp gì ?

Thiền sư im lặng.

5. Eva múa khúc nghê thường. Nàng mơ màng hát khúc tình ca bất tử. Nàng trút bỏ xiêm y. Nàng khỏa thân khoe vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa ban tặng.
Những cô gái bắt chước Eva.
Eva cùng những cô gái xuân trẻ tắm mát cơ thể trong các dòng sông. Các cô khoe thân thể. Các cô đến giữa bầy người cuồng loạn.
Đám đông im bặt. Hai thằng người trở thành Ađam như lúc mới sinh. Bọn đàn ông làm theo Ađam.
Mặt trăng dịu dàng tỏa sáng.
- Bạch sư phụ ! - Thanh Văn mừng rỡ thưa - Chúng sinh chung sống hòa bình rồi !
Thiền sư im lặng...

                                                                           Theo vuonhoaphatgiao

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

10 LOẠI THỰC PHẨM "CHẾT" CŨNG KHÔNG ĐƯỢC ĂN VÌ RẤT ĐỘC


Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
        
hãy nói “không” với 10 loại thực phẩm dưới đây:
Khoai tây mọc mầm
Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn, tuy nhiên để lâu ngày sẽ khiến những thực phẩm này dễ bị hỏng. Đặc biệt là khoai tây để lâu để trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ bị mọc mầm. Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được ăn khoai tây khi đã mọc mầm do lúc này, trong khoai tây có chứa chất độc solamine. Chất này dễ gây kích thích ảnh hưởng tới dạ dày, hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ăn khoai tây đã mọc mầm dẫn tới tình trạng đau bụng, buồn nôn, thậm chí suy hô hấp.

Cà chua xanh
Cà chua chín có thể ăn sống được, nhưng đối với cà chua xanh thì tuyệt đối không được ăn đặc biệt là ăn sống. Bởi trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khi ăn phải sẽ gây ra một số triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chóng mặt…
Tốt nhất chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hẳn, không chỉ giúp ngon miệng hơn mà còn an toàn cho sức khỏe.

Dưa muối chưa chín kĩ
Nếu ăn dưa muối khi chưa chín sẽ rất có hại cho sức khỏe. Vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần.
Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Gừng dập nát
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà dùng tiếp thì sẽ nguy hại cho sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Chè bị mốc
Chè bị mốc thường bị nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Đậu xanh nấu chưa kĩ
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.


Trứng gà sống
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

Bí ngô để lâu
Bí ngô già để lâu chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Rau cải nấu chín để qua đêm
Theo Soha, trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
                                                                                       Theo suckhoegiadinh

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

LÒNG KIÊN TRÌ


    Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.
   Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học.
   Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: “Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn”. Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
  Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. “Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…”, cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
   Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể “chữa cháy” cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục “hạ màn” của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.
“Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ “Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? ”
   Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: “Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? “. Robby giải thích qua chiếc micro “Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt”.
  Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào “cần nâng đỡ”, nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.

Theo Nhị Tường/Reader’s Digest

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Ừ,MẸ ANH PHIỀN THẬT!


    - Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
   - Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.
    Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó...
 - Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. - Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
   - Em vào đây - Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười. - Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
   Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
  - Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi " Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh", mẹ anh phiền thật đó.
   Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
  - Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng một hai cứ khư khư giữ anh vào lòng " Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt". Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
   Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
 - Còn nữa đây này - Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
 - Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe "Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó ". Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? - Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc " Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin", mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
  - Đây nữa, đây nữa này - Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, " mẹ anh phiền nhỉ "?
  Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng...
  - Em có thấy không? tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? còn áo quần nữa này, cũ mèm...- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
  - Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học...Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí...- Giọng anh lạc hẳn - Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó...Em thấy mẹ anh khỏe không?
  " Tách", 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
   - Anh à - Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
   - Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen...mẹ anh đó. - Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
   - Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
  " Anh ", cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, " em xin lỗi ", anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
  " Choang "- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
  - Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng...Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
  - Mẹ à - Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ - Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho - Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
   "Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?"
                                                                         Nguồn internet

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

PHẬT Ở TRONG TÂM HAY PHẬT Ở NGOÀI TÂM


Phật! 
Phật! Phật! Tâm! Tâm! Tâm
Thức! Thức! Thức! Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh
    Ðó là hai câu thơ của ngài Thượng Sỹ Tuệ Trung, một vị công hầu đời Trần, đã từng cầm quân chống giặc Nguyên, sau bỏ đi tu Phật để suy ngẫm về cái hiện tượng của Tâm và cái lẽ của Thiền.
   Hai câu thơ đó có ý nói rằng nền giáo lý của Phật, tuy mênh mang như biển cả, song có thể thu gọn trong hai chữ Tâm và Phật, hoặc Mê và Ngộ.
                       Hãy nói về cái Tâm.
   Một lần, trên núi Linh Sơn, Ðức Thích Ca ngự trên tòa sen, sắp thuyết pháp.  Nhưng Ngài không nói gì cả, chỉ khoan thai đưa một cành hoa, rồi lặng lẽ mỉm cười.  Ðó là tịch niện hoa vi tiếu, độc đáo lối thuyết pháp Phật giáo.  Ý Ngài muốn nói như thế này: "Ta có một chân lý tối thượng, đó là chân lý của cái Tâm, nhưng cái Tâm này nó lặng lẽ lắm, nó nhỏ nhiệm, tịch mịch, vi diệu lắm.  Ta không thể dùng lời lẽ thế gian mà diễn tả nó được.  Vì nếu ta chỉ động một niệm, chỉ nói một chữ, là Tâm đó đã biến thế rồi.  Vậy các người phải lặng lẽ, nhỏ nhiệm, tịch mịch, vi diệu mà lãnh hội nó.  Nhớ đấy! Nhớ đấy! ..." Nhưng các đệ tử đều ngơ ngác không hiểu, riêng có ngài Ca Diếp là mỉm cười đáp lại mà thôi.  Do đó, Ngài đã truyền tâm ấn cho Ca Diếp, cùng y bát để làm đệ nhị tổ của Thiền Tông.  Trong giòng này, Ðức Ðạt ma là tổ thứ 28.
   Một lần khác, Ðức Thích Ca xuất định, giảng về kinh Lăng Nghiêm.  Cũng là giảng về Tâm.  Nhưng lần này, Ngài bảo ông A Nan đại khái như sau:  "Người nên thận trọng, chớ có vọng tưởng.  Cái Tâm ấy nó lạ và huyền nhiệm lắm vì nó là nguồn gốc của tất cả phép lạ đã tạo nên vũ trụ này.  Nó như cái gương trong đó, vũ trụ này hiện lên như một cảnh huyễn, như một giấc chiêm bao, như tiếng vang, như mặt trăng dưới đáy nước, như bóng chiếc nhạn in dưới hồ thu, như ảo ảnh nước mà kẻ lữ hành nhìn thâý trên sa mạc, như những đóm đỏ vàng mà kẻ dặm mắt nhìn thấy ở hư không.  Hãy thức tỉnh! thức tỉnh!  Cái tâm ấy hiển hiện dễ dàng lắm, nhưng nó khó nắm, khó bắt lắm! Nó không ở trong thân người, nó không ở ngoài thân người, nó cũng không ở khoảng giữa.  Nó không ở chỗ nào hết, nhưng nó ở tất cả.  Nó trụ vào cái gì, thì cái đó trở nên có, nó buông cái đó ra thì nó trở nên không.  Nó là anh thợ vẽ, và chính nó vẽ vời nên cảnh thế gian này cùng tâm giới.  Nó động một niệm là nó nguệch một nét, nét đó biến thành thức, thức đó động lại trên giòng tâm tư của chúng sinh để trở nên cảnh giới của vũ trụ thế gian....  Nhưng nếu người tỉnh cơn mê, dẹp bỏ lục tặc là lục căn, thì cái thức đó sẽ hồi đầu, rút khỏi các căn và trở về và ngươi sẽ nắm được cái Tâm."
    Sau này, Ðức Huệ Năng gọi Tâm đó là bản lai diện mục.
  Cũng trong kinh Lăng Nghiêm, Ðức Phật còn dạy:  Cái Tâm ấy, bổn tính nó vốn trong sáng.  Vì thế, các ngươi mới có "cái thấy".  Cái thấy này là nồng cốt của lục căn, nhưng nó không phải là lục căn.  Lục căn có thể bị tiêu hoại, nhưng nó không tiêu hoại.  Nó không gián đoạn, nó bất diệt, và chính nó đã triển chuyển theo lẽ nhân quả, trong cái vòng luân hồi qua các kiếp.
   Ðọc Tây Du Ký, thì ta thấy Tề Thiên Ðại Thánh là cái Tâm.  Nó ngang ngược, thay đổi không ngừng, nhưng quyền năng của nó cũng vô cùng.  Nó có thể phá cửa nhà trời, cũng như có thể hồi đầu khi bị giam bởi thần lực của câu chú: Ôm Ma Ni Pát Mê Hồng.  Nó muốn lớn là được lớn, muốn nhanh được nhanh, muốn chậm có chậm.  Có thể biến hoá cây thiết bổng, có thể bước một bước càn đẩu vân vượt qua 84 ngàn dặm, hoặc muốn bay như con ruồi cũng được.  Muốn có một thân cũng được, hoặc phân thân làm trăm ngàn cũng có...  Và Ngài Huyền Trang đã phải nương vào cái tâm đó, mới đi tới Tây Trúc cầu một cuốn kinh vô tự.
                                  Bây giờ nói đến Phật
  Ðức Bồ Ðề Ðạt Ma, chống cây gậy trúc sang Trung Hoa ngồi quay mặt 9 năm vào vách đá, nhắm đôi mắt biếc lại.  Vua Lương Võ Ðế hỏi:  Trẫm xây hàng trăm ngôi chùa, nuôi hàng vạn chư Tăng, có công đức gì không?  Ðức Ðạt ma bảo, có chút ít, nhưng không ăn thua gì... Sở dĩ Ngài nói thế vì muốn bảo vua rằng cần nhất là phải soi vào Tâm, để trở thành Phật.... Trong một buổi thuyết pháp, Ngài lại bảo:  Phật và Bồ Tát cũng đều là huyễn cả, còn là mê.  Hỡi ôi, tất cả đều là mê cả!!!
   Trong Bổn Kinh A Di Ðà, thì Ðức Thích Ca lại căn dặn: "Về phía Tây, có lạc quốc của Ðức A Di Ðà, bên cạnh có Ðức Quán Âm và Ðại Thế Chí.  Ðức Phật ấy có thực đấy và nguyện lực của Ngài lớn lắm.  Các người nên cầu nguyện mà sang đó."
Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy, một đằng bảo Phật là rất có thực, một đằng nói là huyễn?
   Thực ra không có gì mâu thuẫn.  Chỉ là do mê và ngộ mà thôi.
Chư Phật vừa là huyễn vừa là thực.  Khi tâm chúng ta còn mê mờ, chúng sinh coi thân và tâm là thực, thì chư Phật đối với chúng sinh vẫn là thực và có thể dùng tha lực cứu độ.  Nhưng khi tâm chúng sinh đã ngộ rồi, thì chúng sinh cũng trở thành huyễn, và chư Phật, vốn là những hình bóng, cũng trở thành huyễn.  Vì cái Tâm ngộ đã vượt qua được lãnh vực đối đãi (dualistic) và đạt tới trực quan bất nhị. (phi hữu phi không)
   Bởi thế, khi một người niệm Phật, và nuôi một ông Phật trong tâm, thì lúc đầu chỉ có một ông Phật trong tâm thôi.  Niệm lâu sẽ gây một luồng cảm ứng làm động tâm Ðức Phật ở bên ngoài, tức Ðức A Di Ðà ở Tây Phương.  Ðức A Di Ðà liền làm mọc sẵn một chiếc hoa sen nơi lạc quốc để chờ người niệm Phật.  Niệm lâu hơn nữa, thì Ðức A Di Ðà sẽ đến trước mặt người đó.  Như thế, là có hai vị Phật, một ở ngoài và một ở trong tâm.  Niệm đến chỗ rốt ráo và tâm bất loạn, thì Ðức A Di Ðà sẽ lọt vào tâm người đó, và trở thành một, và Phật thực cũng trở nên huyễn.
    Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được.  Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút.  Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật.  Cả hai vừa là thực vừa là huyễn.  Vả lại, Tâm ở tất cả mọi chỗ, nên không có trong hay ngoài.
   Có mấy chú học sinh Thiền học ngồi cãi nhau, chỉ một tảng đá trước mặt, và tranh luận hăng hái.  Kẻ thì bảo tảng đá ở ngoài tâm, một anh khác hùng biện hơn nói là ở trong tâm, và có vẻ thắng lý.  Chợt ông thầy đi qua, cười bảo anh này:  Ðá ở trong tâm mày, chắc đầu mày phải nặng, và nhức đầu lắm!....


                                                              Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng 

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

EISENHOWER TỰ CỨU MÌNH BẰNG CÁCH GIÚP NGƯỜI KHÁC


    Tướng Dwight Eisenhower phục vụ với tư cách Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng Minh ở Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ II. Một hôm, ngài Eisenhower, cùng với đoàn tùy tùng, đang vội lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Trời mùa đông rất lạnh, mưa tuyết rơi đầy bầu trời, và cái lạnh thấu xương quét qua cả lục địa Châu Âu.
Đang đi trên đường thì đột nhiên, ngài Eisenhower để ý thấy một cặp vợ chồng già người Pháp đang ngồi bên lề đường, run lên bần bật trong giá rét. Eisenhower lập tức ra lệnh dừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp hỏi thăm tình hình. Một viên tham mưu nhắc nhở Eisenhower: “Chúng ta phải nhanh lên, không thì trễ họp mất. Hãy để lại vấn đề này cho lực lượng cảnh sát địa phương”. Thực ra, ngay cả viên tham mưu cũng biết rằng đó chỉ là cái cớ để khiến Eisenhower bỏ qua cặp vợ chồng già đang run rẩy ở đó mà thôi.
    Ngài Eisenhower, dẫu vậy vẫn khăng khăng, nói: “Nếu chúng ta đợi cảnh sát địa phương tới, sẽ là quá muộn. Cặp vợ chồng già này sẽ chết cóng trước khi họ đến”. Sau khi trò chuyện với cặp vợ chồng già, ngài Eisenhower biết được là họ đang trên đường tới Paris gặp con trai. Xe của họ đã chết máy ngang đường, và bây giờ, họ không có gì để chống chọi lại cái lạnh run người này.
   Ngài Eisenhower bảo cặp vợ chồng già mau lên xe của mình. Vị Tư lệnh Tối cao quân Đồng Minh không hề nghĩ nhiều đến danh phận của mình. Ông không hề tỏ thái độ gì trước cặp vợ chồng khốn khó, mà ông chỉ theo bản tính lương thiện tự nhiên là giúp đỡ người hoạn nạn. Ngài Eisenhower liền đổi hành trình tới Paris trước để cặp vợ chồng gặp con trai, trước khi lái xe tới tổng hành dinh.
    Kết quả là, chính sự chuyển hướng ngoài kế hoạch của ngài Eisenhower đã cứu sống mạng của ông! Quân Quốc Xã đã có tin tình báo rằng ngài Eisenhower sẽ lên đường tới buổi họp, và họ đã biết chính xác hành trình của ngài Eisenhower. Quân Quốc Xã đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa rình tại các ngã tư, đợi ngài Eisenhower tới để ám sát ông. Hitler đã quyết tâm tiêu diệt ngài Eisenhower vào ngày hôm ấy. Nhưng hóa ra, hành động tử tế của ngài Eisenhower đã phá tan âm mưu sám sát ông của Đức Quốc Xã. Hitler chán nản và đổ lỗi cho các đặc vụ tình báo về sự thất bại. Ông ta không bao giờ nghĩ ra rằng chính sự tốt bụng của ngài Eisenhower đã giúp ông đổi hành trình và tránh được cuộc đụng độ chết người ấy. Đó là một biểu hiện rõ ràng rằng Trời sẽ ban phúc cho những ai đức hạnh và thiện lương.
    Một vài nhà sử học đã bình luận rằng ngài Eisenhower đã hóa giải một nỗ lực ám sát đơn giản chỉ nhờ trái tim lương thiện. Nếu ngài Eisenhower bị sát hại vào thời điểm đó, lịch sử cả cuộc chiến tranh thế giới II có thể đã thay đổi hoàn toàn.
    Làm điều tốt là khác với đánh một cái dấu lên tờ ngân phiếu. Trong ngân hàng đức, vốn đức của một người sẽ tăng lên chừng nào người ấy còn làm việc tốt. Do đó, người ta nói thiện lương và đức hạnh của một người giống như kho trữ vàng có thể dùng mãi mà không cạn. Khi bạn đang giúp người khác, bạn thực sự đang giúp chính mình.
 Tác giả: Vũ Chân
Dịchtừ: http://www.zhengjian.org/node/114978

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

ĐƠN GIẢN, CHỈ LÀ … MẸ



   Câu chuyn th 1 : CH ĐƠN GIN LÀ M
   Trong 1 gia đình đông con:
- "M
ơi ! Con mun mua xe máy, m mua cho con nhé !" -"Con mun hc anh văn !" -"Con mun 1 cái váy mi !" -"Con cn 1 cái laptop m à !"
- "
, đ m lo"
20 n
ăm sau:
- "M
ơi! Con mun làm chính tr gia, m ng h con nhé !" -"Con mun hc thc sĩ, m lo cho con nhé !" -"Con mun làm ca sĩ !" -"Con mun m công ty đin t !"
- "
, đ m lo"
30 n
ăm sau:
- "M
y đa có khe không ?" - "Con chun b đi hp ri, m sang nhà chú Ba chơi nha !" -"Con sp đi làm đ án, m sang nhà em Tư nha" -"Con đi lưu din, m sang nhà chú Út nha !" -"Con bn rn ri trí lm m à ! Híc .."
- "
, đ m t lo..."
     Câu chuy
n th 2 : MT MÌNH M
    Chi
ến tranh ác lit. B ra chiến trường. M cô đc dt con lánh nn khp nơi. Hòa bình. B không tr v. M khóc hng đêm trong ngóng mong.
Năm năm sau, m
quyết đnh lp bàn th, di nh b.
M
t mình m vt v nuôi con. Vy mà căn bnh ung thư quái ác li cướp mt m.
   H
ôm bc nh m được đưa lên bàn th bên cnh b, bt ng b tr v !
T
t c cht v oà......
B
c nh b được h xung. Trên bàn th ...m li mt mình.
     Câu chuy
n th 3 : M GH
   Khi em 6 tu
i, theo cha v vi m gh, làm đ vic mà vết roi mi chng lên du đòn cũ...
  D
ì mun chng, quá d dn, rut tht chng ai mun gn, đành ly cha... Em 15 tui, cha mt. Đinh ninh em b đi, ngày m ca m, Dì đui khéo :
- C
ó mun v vi bà ngoi mày không ?
Em cúi đ
u, nói trong nước mt:
- Con đi r
i, m vi ai ?
  T
sau câu nói, bà m gh trm tư, v, đi chùa, ăn chay.
Em tr
thành cu m, ri thành mt thc sĩ, m con thân thương, đi thay như phép màu.
    Câu chuy
ện  th 4 : PHN SON
   Tt nghip đi hc, li thành ph đi làm. Tháng ri, m vào thăm. Mng và thương. M khen: "Bn gái con xinh."
  Cu
i tháng, lãnh lương. Dn người thương đi shopping. Em bo: "M phm ca hãng này là tt nht. Nhng loi r tin khác đu không nên dùng vì có hi cho da, ging m anh đó, m b nám hết anh thy không ?"
Ch
t git mình. M c đi lam lũ, nng gió vi cái ăn, nào đã biết phn son màu gì.
    Câu chuy
n th 5 : CUA RANG MUI
   Khi x
ưa nhà còn nghèo, m hay mua cua đng gi làm cua rang mui. Cua đng cng nhưng m khéo tay chiên giòn, đ gia v nên tht ngon. Thy các con tranh nhau ăn, m nhường. Các con hi, m bo: răng yếu.
Gi
, các con đã ln, nhà khá hơn, mua cua bin gch son, rang mui, mi m. Các con vui :
- Cua bi
n rang mui tht đó m.
R
i chúng ăn rt ngon. Riêng m không h gp. Các con hi, m cười móm mém :
- C
òn răng đâu mà ăn !
    Câu chuy
n th 6 : VÒNG CM THCH
     Cha k
, cha ch ao ước tng m chiếc vòng cm thch. Tay m trng nõn nà đeo vòng cm thch rt đp. Mi khi cha đnh mua, m c tìm mi cách nói thôi, lúc mua sa, lúc sách v, lúc tin trường... Đến khi tay m đen sm, nhăn nheo, m vn chưa mt ln có đ đeo.
     Ch
em hùn tin mua tng m mt chiếc tht đp. M ct k, thnh thong li ngm nghía , cười :
- M
già ri, tay nhăn nheo, ch nhìn thôi cũng thy vui !
Ch
em rưng rưng
    Câu chuy
n th 7 : XÓT XA
  T
n to dành dm nhng đng tin t m rau, c khoai, con cá, con tôm bt được, gi lên cho ch Hai ăn hc. Trãi dài năm tháng, ch Hai làm ln, mt công ty du lch. D chng mãi bn năm năm, ch Hai mi v. C nhà vui khôn xiết. T m sáng, Má chèo xung qua ch ni, v, làm ba cơm thnh son :
- T
i nghip ch Hai ti bay, hi gi có được ba ăn nào đàng hoàng, t tế đâu !
  Đang ăn, ch Hai git mình, khu mt si tóc t trong đĩa lòng xào :
- Ai l
àm bê bi cu th thế này ? Kiu này trên con, con bt đ b, pht tr lương !
  Ch
Hai ngoe nguy lên nhà trên. Má ngi im như tượng đá. Thng Út cm si tóc lên săm soi, la lên, ging còn ngng nghu:
- S
i tóc bc hơn mt na ri má ơi!
  Câu chuy
n th 8 : M !
  M
tn to cho con khôn ln. Vai M nng hơn khi con vào đi hc.
Bao n
ăm hc xa nhà, tun nào con cũng viết thư thăm M, M cm thư con, rt nước mt vì vui, nhưng M có biết con nói gì đâu !
...
M
đâu biết ch !
   Câu chuy
n th 9 : LÚC YÊU THƯƠNG HÉO ÚA
   Ngày bé, con ôm m
tht cht, vùi vào lòng và th th: Con yêu m nht trên đi.
  Ng
ày bé, con vng v mua chiếc cp tóc và loay hoay bc trong gi th công tht đp đ tng m vi nhng li chúc tht ngô nghê nhưng chân thành biết my
  Ng
ày bé, con pha cho m cc nước chanh đá mát lnh đ m ung sau nhng gi làm vic mt nhc và vt v
   Ng
ày bé, con rơi nước mt lo lng khi m m, con ôm cp lng chy vi đi mua cháo tía tô, chy nhanh quá con vp ngã, hai đu gi chy máu, nhưng con không thy đau, ch mun chy tht nhanh mang cháo v cho m ăn ri ung thuc. Trên đon đường v nhà, con c hình dung ra đ th đáng s, nước mt ướt nhòa khuôn mt, con s m ri xa con mãi mãi…
   Ngày bé, m
i khi m mt, con lin đm lưng, xoa du cho m. M ôm con và nói: Con yêu m nhiu không ?.
  Ng
ày bé, mi khi thy m bun, con lin k tíu tít cho m nghe đ th chuyn trong thế gii tr con ca mình. Con s m bun m s xa con.
  Ng
ày bé, con viết tp làm văn, lúc nào cũng v m, khp nơi trong cuc sng ca con, đy p hình bóng m thân thương.
   Ng
ày bé,. trong con, m là tt c.
  Gi
con trưởng thành, con không còn nói yêu m, ôm m tht cht mi khi ng.
   Gi
con trưởng thành, m m, con không còn chy tht nhanh đ mua bát cháo tía tô cho m.
   Gi
con trưởng thành, m mt mi lo toan, con không đưa bàn tay du dàng xoa xoa lên trán m, vut nh nhng nếp nhăn in hn như c đ xóa đi.
  Gi
con trưởng thành, m cô đơn, con đang bên ngoài vui v nói cười cùng nhng người bn.
   Gi
con trưởng thành, thế gii ca con, m đng bên l, m đóng vai ph.
   Su
t mt đi, thm lng hi sinh, m mong con trưởng thành, khôn ln     Nhưng trưởng thành ri, con giúp được gì cho m? Con cũng ging như lũ chim tri, đ cánh thì bay đi
   H
óa ra trưởng thành li là lúc yêu thương héo úa... /-
                                                  Trích t email của thầy nguyenbao036@.....