Sữa đậu nành là
sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên có giá trị
dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh
phế, tiêu đờm, nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những
người có huyết áp cao.
Sữa đậu nành là một thức
uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Ngoài khả
năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng
cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.
Riêng sữa đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol cũng như dị ứng. Thành phần
chính trong sữa đậu nành là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực
phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu uống sữa không đúng cách, chẳng những bạn không hấp thu
được các dưỡng chất trong sữa mà còn có hại cho sức khỏe. Vậy phải uống sữa như
thế nào mới đúng? Cần tránh gì? Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn.
Uống cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline,
erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó,
tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1
giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Uống
khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến
thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho
cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao,
bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành
Trong
đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng
kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các
chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu
hóa của cơ thể.
Không nên chỉ uống sữa đậu nành không
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào
cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác
dụng bổ nữa.
Vì
vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh
mì, bánh bao…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm
cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu
hóa, hấp thu hoàn toàn.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất
dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa
đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá
trình tiêu hóa của cơ thể.
Uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó
có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì
trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein
trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất
dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến
tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Theo Khoe & Đep
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét