Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015
SỐNG
Sống một ngày an lạc
Nhận giá trị một ngày
Niềm vui đừng phó thác
Cố giữ đừng chia tay
Trí huệ luôn kề cận
Soi sáng ngọn đèn tâm
Cháy mãi không hề tắt
Dù bao nỗi thăng trầm
Đừng bám víu tham đắm
Trả về cho cội nguồn
Vạn sự đều hư ảo
Đừng để lệ trào tuôn
Cố lên đừng vấp ngã
Sống theo pháp vận hành
Từ bi cùng hỷ xả
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
NGƯỜI BIẾT ƠN VÀ BIẾT ĐỀN ƠN (KATAÑÑŪ KATAVEDĪ PUGGALA)
Đức-Phật dạy rằng:
Dveme bhikkhave, puggalā dullabhā lokasmiṃ. Katame dve?
Yo ca pubbakārī, yo ca kataññū katavedī.
Ime kho bhikkhave, dve puggalā dullabhā lokasmiṃ.()
- Này chư tỳ-khưu! Hai hạng người khó có trong đời này. Hai hạng người ấy là ai?
* Pubbakārī: Hạng người ban ơn trước,
* Kataññū katavedī: Hạng người biết ơn và biết đền ơn đến Người đã ban ơn trước cho mình.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là hai hạng người khó có trong đời này.
* Mẹ Cha Với Con
Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều do nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, nên mẹ cha được gọi là pubbakārī là Người đã ban ơn cho các con trước. Ví như người đã cho con vay nợ trước.
Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, từ khi đầu thai vào lòng mẹ, khi sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành, nên được gọi là kataññū katavedī là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha. Ví như người trả nợ đã vay.
Vị Tỳ-Khưu Phụng Dưỡng Mẹ Cha Già
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy, vị tỳ-khưu chí hiếu biết lo phụng dưỡng mẹ cha một cách chu đáo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng, vị tỳ-khưu đi khất thực cháo đem về dâng cho mẹ cha dùng buổi sáng.
Buổi trưa, vị tỳ-khưu mang bát vào trong kinh-thành Sāvatthi đi khất thực, đem vật thực về dâng mẹ cha dùng cho no đủ trước. Sau đó, vị tỳ-khưu lại đi khất thực một lần nữa, nếu có được vật thực thì Ngài mời mẹ cha dùng thêm. Khi mẹ cha no đủ, Ngài mới dùng phần vật thực còn lại.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha đầy đủ, không để mẹ cha phải chịu cảnh đói khát.
Vị tỳ-khưu đi khất thực có được vật thực đem về dâng cho mẹ cha dùng no đủ trước, nếu còn thừa thì Ngài mới dùng phần vật thực còn lại ấy. Vì vậy, đời sống của Ngài có bữa no bữa đói,
cho nên thân thể của Ngài càng ngày càng gầy, vì thiếu vật thực.
Nếu có được tấm vải mới nào thì Ngài đem dâng tấm vải mới ấy đến mẹ cha mặc. Nếu mẹ cha xả bỏ tấm choàng cũ thì vị tỳ-khưu đem giặt sạch sẽ, rồi nhuộm màu lại vá vào tấm y cũ rách của Ngài, hoặc lượm các tấm vải mà người ta vất bỏ, đem về giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của Ngài, cho nên tấm y của Ngài có nhiều miếng vá.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chỉ biết lo chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha cho được no ấm mà thôi. Về phần Ngài có thân hình gầy ốm, mặc bộ y cũ có nhiều miếng vá.
Nhìn thấy vị tỳ-khưu ấy gầy ốm xanh xao, mặc bộ y cũ có nhiều mảnh vá như vậy, nên các vị tỳ-khưu khác hỏi Ngài rằng:
- Này pháp-hữu! Trước kia pháp-hữu có thân thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, nhưng nay thân thể của pháp-hữu gầy ốm xanh xao như vậy, pháp hữu có mắc phải bệnh gì không?
Pháp-hữu không có y mặc hay sao, mặc bộ y quá cũ có nhiều miếng vá như vậy?
Nghe các vị tỳ-khưu khác hỏi như vậy, vị tỳ-khưu ấy trả lời rằng:
- Này quý pháp-hữu! Thật ra, tôi không bị mắc bệnh gì cả. Hằng ngày tôi có bổn phận phải lo chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha già của tôi cho được no ấm.
- Này quý pháp hữu! Tôi đi khất thực được phần vật thực, đem về dâng lên cho mẹ cha tôi dùng trước, khi mẹ cha tôi đã dùng no đủ, thì tôi mới dùng phần còn lại, nên có bữa no bữa đói.
Do đó, thân thể của tôi bị gầy ốm, xanh xao như thế này, vì thiếu vật thực, chứ không bị mắc bệnh gì cả.
Và nếu khi tôi có tấm vải mới nào thì tôi dâng tấm vải ấy đến mẹ cha tôi mặc. Nếu mẹ cha tôi xả bỏ tấm choàng cũ thì tôi lấy, hoặc tôi lượm tấm vải người ta bỏ, đem giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của tôi, cho nên, tấm y của tôi có nhiều miếng vá như vậy.
Nghe vị tỳ-khưu thuật lại như vậy, các pháp- hữu bảo với vị tỳ-khưu ấy rằng:
- Này pháp-hữu! Những thí chủ có đức tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí các món vật thực, vải may y, … cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, Đức-Thế-Tôn không cho phép tỳ-khưu đem những thứ vật thực, vải may y ấy phụng dưỡng người tại gia cư sĩ.
Như vậy, pháp-hữu đã làm việc không nên làm, thật đáng chê trách.
Nghe lời chê trách của pháp-hữu, vị tỳ-khưu ấy cảm thấy hổ thẹn.
Chư tỳ-khưu ấy đem việc này bạch lên Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính Bạch Đức-Thế-Tôn, những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, mà vị tỳ-khưu ấy đem phần của mình lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn cho truyền gọi vị tỳ-khưu ấy đến bèn hỏi rằng:
- Này tỳ-khưu! Như-Lai nghe nói rằng: những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, con đã đem phần của con lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Chuyện ấy có thậy hay không?
Vị tỳ-khưu bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chuyện ấy có thật như vậy. Bạch Ngài.
- Này tỳ-khưu! Con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy. Vậy hai người ấy có liên quan với con như thế nào?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy, bởi vì hai người này chính là mẹ và cha của con. Bạch Ngài.
Để cho vị tỳ-khưu ấy phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ, nên Đức-Phật tán dương ca tụng rằng:
Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! ba lần như vậy.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy tỳ-khưu ấy rằng:
- Này tỳ-khưu! Con đã làm bổn phận người con chí hiếu, biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha, biết chăm lo săn sóc, phụng dưỡng mẹ và cha già.
Con đã làm theo truyền thống dòng dõi của chư Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Như-Lai, dù sinh làm người, dù sinh làm loài thú, loài chim đều có bổn phận biết chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già.
Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Như-Lai đã từng chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già mù đôi mắt trong thời quá khứ.
Trả Ơn Mẹ Cha Không Dễ
(Na Suppatikāraṃ)
Mỗi người được hiện hữu trên cõi đời do nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, cho nên, công ơn của mẹ cha thật là lớn lao vô lượng, vô biên mà bổn phận làm con khó mà đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng được.
Đức-Phật dùng ví dụ rằng:
Người con đặt mẹ bên vai phải, đặt cha bên vai trái, cung phụng đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mẹ cha, tắm rửa, xoa bóp, xức nước hoa, ăn uống ngủ nghỉ, thậm chí mẹ cha đi tiểu tiện ở trên vai của người con, suốt thời gian tuổi thọ 100 năm như vậy.
Dù người con có thật sự làm được như vậy, thì cũng chưa có thể gọi là người con chí hiếu trả công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng, bởi vì mẹ cha có công ơn lớn lao vô lượng, vô biên, … đối với người con. Mẹ cha cho con sinh ra đời, nuôi nấng, dưỡng dục con nên người.
Vậy, người con có cách nào để trả công ơn mẹ cha một cách xứng đáng hay không?
Đức-Phật dạy 4 pháp với ý nghĩa:
* Người con nào biết mẹ cha là người không có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; không tin nghiệp và quả của nghiệp,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trong sạch, người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn (sīlasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tiền bạc của mình,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đại-thiện-tâm hoan-hỷ trong sự làm phước-thiện bố-thí, cúng-dường đến chư tỳ-khưu-tăng, v.v… người có sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có trí-tuệ sáng suốt,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, thấy rõ biết rõ thật-tánh của các pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ các sắc-pháp, danh-pháp tam-giới và siêu-tam-giới, người có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā).
Ví như Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp tế độ mẫu thân trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu. Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão dạy rằng:
“Tôi đã trả ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ tôi rồi.”
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục:
* mẹ cha là người không có đức-tin, trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn.
* mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, tiền bạc của mình, trở thành người hoan-hỷ trong sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* mẹ cha là người không có trí-tuệ, trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của các sắc-pháp, danh-pháp đầy đủ (paññāsampadā).
Thì người con ấy mới được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Nếu trường hợp người con không có khả năng thuyết phục mẹ cha được thì thỉnh mời các vị Trưởng-lão đến thuyết giảng để cho mẹ cha trở thành người có đức tin, có giới trong sạch, biết bố thí, có trí-tuệ thì người con ấy cũng được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Thật vậy, dù người con cung phụng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày đến mẹ cha thì cũng chỉ giúp đỡ về phần thân thể của mẹ cha được an-lạc trong kiếp hiện-tại mà thôi.
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā), có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ (sīlasampadā), có sự bố-thí đầy đủ (cāga-sampadā), có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā) thì mẹ cha chắc chắn không chỉ hưởng sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại mà còn hưởng vô số kiếp vị-lai, nhất là làm nhân-duyên dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, người con ấy được gọi là người con chí hiếu biết ơn mẹ cha (kataññū) và biết trả công ơn (katavedī) sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng.
Dveme bhikkhave, puggalā dullabhā lokasmiṃ. Katame dve?
Yo ca pubbakārī, yo ca kataññū katavedī.
Ime kho bhikkhave, dve puggalā dullabhā lokasmiṃ.()
- Này chư tỳ-khưu! Hai hạng người khó có trong đời này. Hai hạng người ấy là ai?
* Pubbakārī: Hạng người ban ơn trước,
* Kataññū katavedī: Hạng người biết ơn và biết đền ơn đến Người đã ban ơn trước cho mình.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là hai hạng người khó có trong đời này.
* Mẹ Cha Với Con
Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều do nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, nên mẹ cha được gọi là pubbakārī là Người đã ban ơn cho các con trước. Ví như người đã cho con vay nợ trước.
Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, từ khi đầu thai vào lòng mẹ, khi sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành, nên được gọi là kataññū katavedī là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha. Ví như người trả nợ đã vay.
Vị Tỳ-Khưu Phụng Dưỡng Mẹ Cha Già
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy, vị tỳ-khưu chí hiếu biết lo phụng dưỡng mẹ cha một cách chu đáo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng, vị tỳ-khưu đi khất thực cháo đem về dâng cho mẹ cha dùng buổi sáng.
Buổi trưa, vị tỳ-khưu mang bát vào trong kinh-thành Sāvatthi đi khất thực, đem vật thực về dâng mẹ cha dùng cho no đủ trước. Sau đó, vị tỳ-khưu lại đi khất thực một lần nữa, nếu có được vật thực thì Ngài mời mẹ cha dùng thêm. Khi mẹ cha no đủ, Ngài mới dùng phần vật thực còn lại.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha đầy đủ, không để mẹ cha phải chịu cảnh đói khát.
Vị tỳ-khưu đi khất thực có được vật thực đem về dâng cho mẹ cha dùng no đủ trước, nếu còn thừa thì Ngài mới dùng phần vật thực còn lại ấy. Vì vậy, đời sống của Ngài có bữa no bữa đói,
cho nên thân thể của Ngài càng ngày càng gầy, vì thiếu vật thực.
Nếu có được tấm vải mới nào thì Ngài đem dâng tấm vải mới ấy đến mẹ cha mặc. Nếu mẹ cha xả bỏ tấm choàng cũ thì vị tỳ-khưu đem giặt sạch sẽ, rồi nhuộm màu lại vá vào tấm y cũ rách của Ngài, hoặc lượm các tấm vải mà người ta vất bỏ, đem về giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của Ngài, cho nên tấm y của Ngài có nhiều miếng vá.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chỉ biết lo chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha cho được no ấm mà thôi. Về phần Ngài có thân hình gầy ốm, mặc bộ y cũ có nhiều miếng vá.
Nhìn thấy vị tỳ-khưu ấy gầy ốm xanh xao, mặc bộ y cũ có nhiều mảnh vá như vậy, nên các vị tỳ-khưu khác hỏi Ngài rằng:
- Này pháp-hữu! Trước kia pháp-hữu có thân thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, nhưng nay thân thể của pháp-hữu gầy ốm xanh xao như vậy, pháp hữu có mắc phải bệnh gì không?
Pháp-hữu không có y mặc hay sao, mặc bộ y quá cũ có nhiều miếng vá như vậy?
Nghe các vị tỳ-khưu khác hỏi như vậy, vị tỳ-khưu ấy trả lời rằng:
- Này quý pháp-hữu! Thật ra, tôi không bị mắc bệnh gì cả. Hằng ngày tôi có bổn phận phải lo chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha già của tôi cho được no ấm.
- Này quý pháp hữu! Tôi đi khất thực được phần vật thực, đem về dâng lên cho mẹ cha tôi dùng trước, khi mẹ cha tôi đã dùng no đủ, thì tôi mới dùng phần còn lại, nên có bữa no bữa đói.
Do đó, thân thể của tôi bị gầy ốm, xanh xao như thế này, vì thiếu vật thực, chứ không bị mắc bệnh gì cả.
Và nếu khi tôi có tấm vải mới nào thì tôi dâng tấm vải ấy đến mẹ cha tôi mặc. Nếu mẹ cha tôi xả bỏ tấm choàng cũ thì tôi lấy, hoặc tôi lượm tấm vải người ta bỏ, đem giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của tôi, cho nên, tấm y của tôi có nhiều miếng vá như vậy.
Nghe vị tỳ-khưu thuật lại như vậy, các pháp- hữu bảo với vị tỳ-khưu ấy rằng:
- Này pháp-hữu! Những thí chủ có đức tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí các món vật thực, vải may y, … cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, Đức-Thế-Tôn không cho phép tỳ-khưu đem những thứ vật thực, vải may y ấy phụng dưỡng người tại gia cư sĩ.
Như vậy, pháp-hữu đã làm việc không nên làm, thật đáng chê trách.
Nghe lời chê trách của pháp-hữu, vị tỳ-khưu ấy cảm thấy hổ thẹn.
Chư tỳ-khưu ấy đem việc này bạch lên Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính Bạch Đức-Thế-Tôn, những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, mà vị tỳ-khưu ấy đem phần của mình lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn cho truyền gọi vị tỳ-khưu ấy đến bèn hỏi rằng:
- Này tỳ-khưu! Như-Lai nghe nói rằng: những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, con đã đem phần của con lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Chuyện ấy có thậy hay không?
Vị tỳ-khưu bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chuyện ấy có thật như vậy. Bạch Ngài.
- Này tỳ-khưu! Con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy. Vậy hai người ấy có liên quan với con như thế nào?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy, bởi vì hai người này chính là mẹ và cha của con. Bạch Ngài.
Để cho vị tỳ-khưu ấy phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ, nên Đức-Phật tán dương ca tụng rằng:
Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! ba lần như vậy.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy tỳ-khưu ấy rằng:
- Này tỳ-khưu! Con đã làm bổn phận người con chí hiếu, biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha, biết chăm lo săn sóc, phụng dưỡng mẹ và cha già.
Con đã làm theo truyền thống dòng dõi của chư Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Như-Lai, dù sinh làm người, dù sinh làm loài thú, loài chim đều có bổn phận biết chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già.
Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Như-Lai đã từng chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già mù đôi mắt trong thời quá khứ.
Trả Ơn Mẹ Cha Không Dễ
(Na Suppatikāraṃ)
Mỗi người được hiện hữu trên cõi đời do nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, cho nên, công ơn của mẹ cha thật là lớn lao vô lượng, vô biên mà bổn phận làm con khó mà đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng được.
Đức-Phật dùng ví dụ rằng:
Người con đặt mẹ bên vai phải, đặt cha bên vai trái, cung phụng đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mẹ cha, tắm rửa, xoa bóp, xức nước hoa, ăn uống ngủ nghỉ, thậm chí mẹ cha đi tiểu tiện ở trên vai của người con, suốt thời gian tuổi thọ 100 năm như vậy.
Dù người con có thật sự làm được như vậy, thì cũng chưa có thể gọi là người con chí hiếu trả công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng, bởi vì mẹ cha có công ơn lớn lao vô lượng, vô biên, … đối với người con. Mẹ cha cho con sinh ra đời, nuôi nấng, dưỡng dục con nên người.
Vậy, người con có cách nào để trả công ơn mẹ cha một cách xứng đáng hay không?
Đức-Phật dạy 4 pháp với ý nghĩa:
* Người con nào biết mẹ cha là người không có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; không tin nghiệp và quả của nghiệp,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trong sạch, người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn (sīlasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tiền bạc của mình,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đại-thiện-tâm hoan-hỷ trong sự làm phước-thiện bố-thí, cúng-dường đến chư tỳ-khưu-tăng, v.v… người có sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có trí-tuệ sáng suốt,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, thấy rõ biết rõ thật-tánh của các pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ các sắc-pháp, danh-pháp tam-giới và siêu-tam-giới, người có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā).
Ví như Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp tế độ mẫu thân trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu. Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão dạy rằng:
“Tôi đã trả ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ tôi rồi.”
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục:
* mẹ cha là người không có đức-tin, trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn.
* mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, tiền bạc của mình, trở thành người hoan-hỷ trong sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* mẹ cha là người không có trí-tuệ, trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của các sắc-pháp, danh-pháp đầy đủ (paññāsampadā).
Thì người con ấy mới được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Nếu trường hợp người con không có khả năng thuyết phục mẹ cha được thì thỉnh mời các vị Trưởng-lão đến thuyết giảng để cho mẹ cha trở thành người có đức tin, có giới trong sạch, biết bố thí, có trí-tuệ thì người con ấy cũng được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Thật vậy, dù người con cung phụng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày đến mẹ cha thì cũng chỉ giúp đỡ về phần thân thể của mẹ cha được an-lạc trong kiếp hiện-tại mà thôi.
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā), có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ (sīlasampadā), có sự bố-thí đầy đủ (cāga-sampadā), có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā) thì mẹ cha chắc chắn không chỉ hưởng sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại mà còn hưởng vô số kiếp vị-lai, nhất là làm nhân-duyên dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, người con ấy được gọi là người con chí hiếu biết ơn mẹ cha (kataññū) và biết trả công ơn (katavedī) sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng.
Trích email muathom_phohue40@...
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
MẨU TRUYỆN NGẮN VỀ CHỮ HIẾU: LỄ TỐT NGHIỆP!
Một mẩu truyện ngắn nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm về chữ hiếu. Đừng bao giờ chê ba mẹ nghèo khó, rách rưới khi trên người bạn là vải vóc lụa là, vì chính những gì bạn đang có là điều ba mẹ đã đánh đổi bằng cả cuộc đời mình.
“Má! Má lên đây làm
gì?”. Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nãy lên hỏi người mẹ quê mùa còm
cõi.
- “Má nghỉ bán một bữa
lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp”.
- “Không được đâu! Bữa
nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này…”.
- “Thì má có còn bộ nào
khác đâu. Thôi cho má vào. Má…”.
- “Thôi, thôi, má về đi.
Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!”.
Nói rồi, cô sinh viên
xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường…
Vừa lúc người xướng tên
giới thiệu: “Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của
trường.”...
ST
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
LẶNG IM NHƯ HOA CÚC
Thầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài.
Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. Nhưng theo lời Phật dạy thì chúng ta không nên leo lên cây hái trái. Và ta cũng không cần phải lấy cây sào vói hái, hay là rung lắc cho trái rụng xuống. Chúng ta chỉ cần ngồi yên dưới cây, với hai bàn tay mở rộng, và rồi trái xoài chín sẽ rơi vào trong lòng bàn tay mình. Ajahn Chah nói đó là một lời dạy đầy tuệ giác và tình thương của đức Phật.
Và ngài Ajahn Chah cứ kể đi kể lại câu truyện ấy rất nhiều lần cho các thiền sinh. Thầy Ajahn Brahm nói là ông không thể nào chấp nhận được câu truyện ấy, ông cho rằng lời dạy ấy rất là vô lý và không thực tế. Nếu như ta cứ ngồi yên dưới một cây xoài chín trái, thì có lẽ ta phải chờ rất lâu mới có trái rụng, Có thể những con chim cũng sẽ ăn hết trước ta. Và nếu như có trái chín nào rụng xuống đi chăng nữa, thì dễ gì mà nó sẽ rơi đúng vào trong tay mình.
Nhưng sau một thời gian dài tu tập, thầy Ajahn Brahm chợt nhận ra rằng câu truyện ấy là một ví dụ rất chính xác và sâu sắc về vấn đề giải thoát, giác ngộ. Ông hiểu được rằng bấy lâu nay ông mới chính là kẻ ngu khờ, không hiểu được lời dạy ấy. Trên con đường tu học, ta sẽ không bao giờ đạt được bất cứ một điều gì bằng những sự cố gắng “công phu” hay “rèn luyện” theo một ý đồ nào đó. Ta không thể nào “trèo lên cây” hay “lấy cây sào vói hái” hay “rung lắc cây”, để khiến cho một việc gì đó xảy ra theo ý mình muốn. Nhưng khi ta biết ngồi yên, bỏ hết sự mong cầu, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì đang xảy ra với một tình thương, thì quả trái giác ngộ sẽ nhẹ nhàng rơi vào trong bàn tay ta.
Trọn vẹn với nơi này
Tôi nghĩ, câu truyện ấy muốn nhắc nhở chúng ta rằng quả trái của tu tập chỉ đến với một tâm không mong cầu. Nếu như ta đừng tìm kiếm và tạo tác thêm, biết có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, thì ta sẽ thấy rõ được những gì mình cần làm mà không bị ảnh hưởng bởi một sự mong muốn nào hết.
Vì thật ra những gì đang có mặt, mưa hay nắng, thành công hay thất bại, an vui hay khổ đau… chúng đều cần thiết cho một hành trình chuyển hóa của ta. Nếu như ta thấy rõ được sư thực ấy, và hiểu rằng tất cả đều là những giai đoạn khác nhau cho sự chín tới của hoa trái tuệ giác, thay vì cứ lăng xăng tìm cầu một cái gì khác…
Tại nhà thờ Chartres Cathedral ở Pháp, được xây vào khoảng thế kỷ 12, có một kiến trúc gọi là labyrinth. Labyrinth là một kiến trúc cổ trong huyền thoại Hy Lạp, nó gồm có một con đường vòng vo như một mê đồ. Nhưng trong labyrinth thì chúng ta chỉ đi trên một con đường duy nhất, tuy lối đi vòng vo và quanh co, nhưng cuối cùng con đường ấy sẽ dẫn ta vào đến trung tâm của kiến trúc.
Khi đi, có nhiều lúc ta tưởng như mình sắp sửa vào đến trung tâm, thì con đường ấy lại dẫn ta đi ra tận ngoài bìa, như là mình đã lạc lối. Rồi có khi đang ở bên ngoài, qua một khúc quanh, nó lại dẫn ta vào ngay bên trong. Và cuối cùng thì ta cũng bước vào được ở nơi trung tâm. Con đường ấy tượng trưng cho một hành trình tâm linh, mà bất cứ nơi nào ta đang có mặt cũng là một giai đoạn hoàn hảo và cần thiết. Nó nhắc nhở ta hãy có mặt trọn vẹn và tiếp nhận những gì xảy ra với một tâm rộng mở.
Có thể bao dung được
Trong kinh có ví dụ về một chén nước nhỏ. Nếu trong một chén nước mà người ta thả vào một nắm muối thì nước sẽ trở thành mặn và không uống được. Nhưng nếu có một người đứng trên thuyền mà đổ một bát muối xuống dưới sông, thì nước sông ấy vẫn không hề bị mặn. Nước sông không mặn, không phải tại vì trong ấy không có muối, nhưng tại vì lòng sông quá lớn, nó có thể bao dung được tất cả.
Cũng vậy, khi ta tiếp xúc với những điều bất như ý với một tâm rộng mở, trong sáng, thì chúng sẽ không đủ sức để trở thành nỗi khổ niềm đau cho ta. Ta cũng không cần tránh né hay mong cầu cho nó được khác hơn. Giữa một đại dương bao la sóng gió, có những chiếc tàu chở hàng nặng cả trăm ngàn tấn, nhưng vẫn nhẹ nhàng nổi được trên mặt nước, đó là nhờ ở cái rỗng không trong lòng tàu.
Thật ra thái độ ấy không phải là một sự tiêu cực, mà nó chỉ có nghĩa là ta cho phép ngày nắng được nắng, ngày mưa được mưa, và không bắt sự việc phải xảy ra theo ý riêng của mình. Sóng gió có đó chứ không phải là không có, nhưng như một chiếc thuyền lớn giữa đại dương, ta vẫn có thể an ổn đi tới. Sự rộng mở và có mặt trọn vẹn là một thái độ rất tích cực, nó giúp ta thấy rõ được những gì ta cần làm và có thể làm được, chứ không phải chỉ nỗ lực cho một sự thành đạt nào đó.
Hãy buông xả tự nhiên
Thiền sư Suzuki có lời dạy như vầy cho các thiền sinh của ông, “Đôi khi phương pháp hữu hiệu nhất để điều khiển một việc gì là để cho nó được tự nhiên. Và lúc ấy sự việc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ta, theo một nghĩa rộng. Cũng như muốn kiểm soát một con cừu hay một con bò, bạn hãy thả nó vào một cánh đồng cỏ rộng bao la. Làm ngơ không biết đến là một phương pháp tệ hại nhất, và kế đến là cố gắng điều khiển chúng. Chỉ có phương cách hữu hiệu nhất là thấy biết chúng, ta chỉ cần thấy biết thôi, và không cần phải điều khiển một việc gì hết.”
Và thiền sư Suzuki cũng khuyên chúng ta nên áp dụng thái độ ấy vào việc ngồi thiền của mình. Nếu lần tới trong giờ thiền tập, thay vì cố gắng công phu “làm” một cái gì đó, hoặc “điều khiển” tâm ý theo một phương cách nào đó, bạn hãy thử ngồi yên thư giãn và buông xả. Hãy ngồi trọn vẹn tỉnh thức và cảm nhận rõ hết tất cả, toàn thân như thế nào thì thấy như vậy. Cảm nhận một cách tự nhiên, không cố gắng, không mong cầu gì khác.
Ta cũng không cần tìm kiếm một phương cách nhất định nào, chỉ trở về với sự thấy biết tự nhiên của mình. Ta ngồi với một sơ tâm trong sáng, những gì xảy ra thì xảy ra. Vì thiền tập không phải để ta “quán chiếu” một vấn đề nào, mà là để yên và thấy rõ được sự đến và đi tự nhiên của những gì đang có mặt.
Lặng im như hoa cúc
Tôi thấy, trong cuộc sống hằng ngày, nếu muốn thành tựu một việc gì đó, thì người ta cảm thấy cần phải toan tính, tìm phương án, lập kế hoạch, để đạt đến những gì mình mong muốn. Và nhiều khi ta đạt được những gì mình muốn, nhưng trong quá trình ấy ta lại đánh mất đi chính mình.
Trên con đường tu học thì như thầy Ajahn Brahm chia sẻ, thật ra ta không cần phải “trèo lên cây” hay “lấy cây sào vói hái” hay “rung lắc cây” cho được trái chín rụng. Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương. Rồi thì một ngày quả trái giác ngộ sẽ nhẹ nhàng rơi xuống trong tay.
Buổi sớm mai này trên con đường đi đến sở làm tôi thấy một vầng trăng tròn sáng trên cao, tĩnh lặng giữa một bầu trời vắng không, chợt nhớ đến tách trà của thiền sư Basho …
Uống trà sáng
Nhà sư
Lặng im như hoa cúc.
Basho (Thái bá Tân dịch)
Nguyễn Duy Nhiên
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015
ƠN NGHĨA SINH THÀNH
Đã trót sinh ra giữa cuộc đời
Ân tình sâu nặng chẳng nào lơi
Sinh thành dưỡng dục ơn trời đất
Cất dấu trong tim mọi khắc thời
Chào đời đến lúc tuổi còn thơ
Cha Mẹ thương con mãi ngóng chờ
Tất bật áo cơm cùng dạy dỗ
Lớn khôn học giỏi thấy trong mơ
Thời gian thấm thoắt tuổi hai mươi
Năm tháng chu toàn kết nụ tươi
Lặng lẽ chắt chiu thêm bước nữa
Mong cho trái ngọt rạng vui cười
Bao năm chờ đợi lúc công thành
Đỗ đạt ra trường chớm bước danh
Mãn nguyện cho con vừa đủ cánh
Cám ơn thành quả đến trời
xanh
Lo toan tiếp tục chuyện
gia đình
Dựng vợ gả chồng bái tổ
vinh
Nhà cửa tiện nghi thêm
góp sức
Mong con hạnh phúc sống
yên bình
Tuổi già đã đến với
thân sinh
Nhớ nhớ quên quên lẫn
bóng hình
Đau xót vô cùng sao
hoán luật
Ân sâu chưa đáp vẫn làm
thinh
Đến nay Cha mẹ đã quy
tiên
Nấm mộ phủ xanh chẳng lụy
phiền
Trái ngọt dâng lên chưa
được hưởng
Làm con trăn trở suốt
triền miên
Minh Đạo
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015
HIỂU ĐỜI
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một
ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường mãi đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; ........Tuổi không già , tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./..
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường mãi đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; ........Tuổi không già , tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./..
Chu Dung Cơ – Thanh Dũng dịch
Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015
10 DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngứa ran hoặc tê tay, dễ bị nhiễm trùng, thiếu glucose khiến cơ thể đói liên tục, đi tiểu nhiều hơn, khát nước thường xuyên, sụt cân nhanh... là biểu hiện có thể bị tiểu đường.
1. Khát nước và đi tiểu nhiều
Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ cố gắng lọc đường ra khỏi máu. Đến lúc thận không thể lọc xuể, lượng đường vượt quá giới hạn sẽ được bài tiết qua nước tiểu cùng với các chất dịch dư thừa. Đây là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Bạn trở nên mất nước mãn tính và phải uống nước thường xuyên.
2. Đói liên tục
Cơ thể cần sử dụng insulin để đưa glucose vào tế bào. Khi thiếu hoặc kháng insulin, cơ thể không thể lưu trữ glucose để tạo năng lượng, khiến bạn đói liên tục để nạp đủ calo cần thiết.
3. Suy nhược, mệt mỏi
Đây cũng là kết quả của việc không có insulin đưa glucose vào tế bào tạo năng lượng giúp cơ thể hoạt động khỏe khoắn.
4. Sụt cân đột ngột
Glucose không được lưu trữ để tạo năng lượng, cơ thể đào thải lượng đường trong nước tiểu và làm giảm lượng calo hấp thụ khiến bạn bị giảm sút cân nặng nhanh chóng.
5. Ngứa ran hoặc tê
Ngứa ran hoặc tê là tổn thương thần kinh phát sinh như một biến chứng của tình trạng lượng đường trong máu cao, gây cản trở tín hiệu truyền qua dây thần kinh. Ngoài ra hệ thống mạch máu nhỏ bị suy yếu sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu tới các dây thần kinh. Điều này thường xảy ra ở chi ngoài cùng, bắt đầu với bàn chân.
6. Nhìn mờ
Một bộ phận cực kỳ nhạy cảm với những tác động lượng đường trong máu cao là đôi mắt. Tổn thương võng mạc khiến tầm nhìn đột nhiên trở nên mờ.
7. Chậm lành vết thương
Nồng độ glucose trong máu tăng cao gây ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ miễn dịch, cản trở sự làm lành thương của bạch cầu.
8. Nhiễm trùng thường xuyên
Tương tự như việc chậm lành thương, phản ứng miễn dịch suy giảm khiến tình trạng nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn.
9. Da khô, ngứa hoặc có vảy
Cơ thể chứa 50-78% là nước. Việc đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể mất nước, dẫn đến da khô, ngứa.
Lê Phương (Theo Diabetes Care)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)