Đức-Phật dạy rằng:
Dveme bhikkhave, puggalā dullabhā lokasmiṃ. Katame dve?
Yo ca pubbakārī, yo ca kataññū katavedī.
Ime kho bhikkhave, dve puggalā dullabhā lokasmiṃ.()
- Này chư tỳ-khưu! Hai hạng người khó có trong đời này. Hai hạng người ấy là ai?
* Pubbakārī: Hạng người ban ơn trước,
* Kataññū katavedī: Hạng người biết ơn và biết đền ơn đến Người đã ban ơn trước cho mình.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là hai hạng người khó có trong đời này.
* Mẹ Cha Với Con
Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều do nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, nên mẹ cha được gọi là pubbakārī là Người đã ban ơn cho các con trước. Ví như người đã cho con vay nợ trước.
Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, từ khi đầu thai vào lòng mẹ, khi sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành, nên được gọi là kataññū katavedī là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha. Ví như người trả nợ đã vay.
Vị Tỳ-Khưu Phụng Dưỡng Mẹ Cha Già
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy, vị tỳ-khưu chí hiếu biết lo phụng dưỡng mẹ cha một cách chu đáo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng, vị tỳ-khưu đi khất thực cháo đem về dâng cho mẹ cha dùng buổi sáng.
Buổi trưa, vị tỳ-khưu mang bát vào trong kinh-thành Sāvatthi đi khất thực, đem vật thực về dâng mẹ cha dùng cho no đủ trước. Sau đó, vị tỳ-khưu lại đi khất thực một lần nữa, nếu có được vật thực thì Ngài mời mẹ cha dùng thêm. Khi mẹ cha no đủ, Ngài mới dùng phần vật thực còn lại.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha đầy đủ, không để mẹ cha phải chịu cảnh đói khát.
Vị tỳ-khưu đi khất thực có được vật thực đem về dâng cho mẹ cha dùng no đủ trước, nếu còn thừa thì Ngài mới dùng phần vật thực còn lại ấy. Vì vậy, đời sống của Ngài có bữa no bữa đói,
cho nên thân thể của Ngài càng ngày càng gầy, vì thiếu vật thực.
Nếu có được tấm vải mới nào thì Ngài đem dâng tấm vải mới ấy đến mẹ cha mặc. Nếu mẹ cha xả bỏ tấm choàng cũ thì vị tỳ-khưu đem giặt sạch sẽ, rồi nhuộm màu lại vá vào tấm y cũ rách của Ngài, hoặc lượm các tấm vải mà người ta vất bỏ, đem về giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của Ngài, cho nên tấm y của Ngài có nhiều miếng vá.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chỉ biết lo chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha cho được no ấm mà thôi. Về phần Ngài có thân hình gầy ốm, mặc bộ y cũ có nhiều miếng vá.
Nhìn thấy vị tỳ-khưu ấy gầy ốm xanh xao, mặc bộ y cũ có nhiều mảnh vá như vậy, nên các vị tỳ-khưu khác hỏi Ngài rằng:
- Này pháp-hữu! Trước kia pháp-hữu có thân thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, nhưng nay thân thể của pháp-hữu gầy ốm xanh xao như vậy, pháp hữu có mắc phải bệnh gì không?
Pháp-hữu không có y mặc hay sao, mặc bộ y quá cũ có nhiều miếng vá như vậy?
Nghe các vị tỳ-khưu khác hỏi như vậy, vị tỳ-khưu ấy trả lời rằng:
- Này quý pháp-hữu! Thật ra, tôi không bị mắc bệnh gì cả. Hằng ngày tôi có bổn phận phải lo chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha già của tôi cho được no ấm.
- Này quý pháp hữu! Tôi đi khất thực được phần vật thực, đem về dâng lên cho mẹ cha tôi dùng trước, khi mẹ cha tôi đã dùng no đủ, thì tôi mới dùng phần còn lại, nên có bữa no bữa đói.
Do đó, thân thể của tôi bị gầy ốm, xanh xao như thế này, vì thiếu vật thực, chứ không bị mắc bệnh gì cả.
Và nếu khi tôi có tấm vải mới nào thì tôi dâng tấm vải ấy đến mẹ cha tôi mặc. Nếu mẹ cha tôi xả bỏ tấm choàng cũ thì tôi lấy, hoặc tôi lượm tấm vải người ta bỏ, đem giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của tôi, cho nên, tấm y của tôi có nhiều miếng vá như vậy.
Nghe vị tỳ-khưu thuật lại như vậy, các pháp- hữu bảo với vị tỳ-khưu ấy rằng:
- Này pháp-hữu! Những thí chủ có đức tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí các món vật thực, vải may y, … cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, Đức-Thế-Tôn không cho phép tỳ-khưu đem những thứ vật thực, vải may y ấy phụng dưỡng người tại gia cư sĩ.
Như vậy, pháp-hữu đã làm việc không nên làm, thật đáng chê trách.
Nghe lời chê trách của pháp-hữu, vị tỳ-khưu ấy cảm thấy hổ thẹn.
Chư tỳ-khưu ấy đem việc này bạch lên Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính Bạch Đức-Thế-Tôn, những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, mà vị tỳ-khưu ấy đem phần của mình lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn cho truyền gọi vị tỳ-khưu ấy đến bèn hỏi rằng:
- Này tỳ-khưu! Như-Lai nghe nói rằng: những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, con đã đem phần của con lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Chuyện ấy có thậy hay không?
Vị tỳ-khưu bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chuyện ấy có thật như vậy. Bạch Ngài.
- Này tỳ-khưu! Con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy. Vậy hai người ấy có liên quan với con như thế nào?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy, bởi vì hai người này chính là mẹ và cha của con. Bạch Ngài.
Để cho vị tỳ-khưu ấy phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ, nên Đức-Phật tán dương ca tụng rằng:
Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! ba lần như vậy.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy tỳ-khưu ấy rằng:
- Này tỳ-khưu! Con đã làm bổn phận người con chí hiếu, biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha, biết chăm lo săn sóc, phụng dưỡng mẹ và cha già.
Con đã làm theo truyền thống dòng dõi của chư Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Như-Lai, dù sinh làm người, dù sinh làm loài thú, loài chim đều có bổn phận biết chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già.
Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Như-Lai đã từng chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già mù đôi mắt trong thời quá khứ.
Trả Ơn Mẹ Cha Không Dễ
(Na Suppatikāraṃ)
Mỗi người được hiện hữu trên cõi đời do nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, cho nên, công ơn của mẹ cha thật là lớn lao vô lượng, vô biên mà bổn phận làm con khó mà đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng được.
Đức-Phật dùng ví dụ rằng:
Người con đặt mẹ bên vai phải, đặt cha bên vai trái, cung phụng đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mẹ cha, tắm rửa, xoa bóp, xức nước hoa, ăn uống ngủ nghỉ, thậm chí mẹ cha đi tiểu tiện ở trên vai của người con, suốt thời gian tuổi thọ 100 năm như vậy.
Dù người con có thật sự làm được như vậy, thì cũng chưa có thể gọi là người con chí hiếu trả công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng, bởi vì mẹ cha có công ơn lớn lao vô lượng, vô biên, … đối với người con. Mẹ cha cho con sinh ra đời, nuôi nấng, dưỡng dục con nên người.
Vậy, người con có cách nào để trả công ơn mẹ cha một cách xứng đáng hay không?
Đức-Phật dạy 4 pháp với ý nghĩa:
* Người con nào biết mẹ cha là người không có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; không tin nghiệp và quả của nghiệp,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trong sạch, người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn (sīlasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tiền bạc của mình,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đại-thiện-tâm hoan-hỷ trong sự làm phước-thiện bố-thí, cúng-dường đến chư tỳ-khưu-tăng, v.v… người có sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có trí-tuệ sáng suốt,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, thấy rõ biết rõ thật-tánh của các pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ các sắc-pháp, danh-pháp tam-giới và siêu-tam-giới, người có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā).
Ví như Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp tế độ mẫu thân trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu. Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão dạy rằng:
“Tôi đã trả ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ tôi rồi.”
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục:
* mẹ cha là người không có đức-tin, trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn.
* mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, tiền bạc của mình, trở thành người hoan-hỷ trong sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* mẹ cha là người không có trí-tuệ, trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của các sắc-pháp, danh-pháp đầy đủ (paññāsampadā).
Thì người con ấy mới được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Nếu trường hợp người con không có khả năng thuyết phục mẹ cha được thì thỉnh mời các vị Trưởng-lão đến thuyết giảng để cho mẹ cha trở thành người có đức tin, có giới trong sạch, biết bố thí, có trí-tuệ thì người con ấy cũng được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Thật vậy, dù người con cung phụng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày đến mẹ cha thì cũng chỉ giúp đỡ về phần thân thể của mẹ cha được an-lạc trong kiếp hiện-tại mà thôi.
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā), có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ (sīlasampadā), có sự bố-thí đầy đủ (cāga-sampadā), có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā) thì mẹ cha chắc chắn không chỉ hưởng sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại mà còn hưởng vô số kiếp vị-lai, nhất là làm nhân-duyên dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, người con ấy được gọi là người con chí hiếu biết ơn mẹ cha (kataññū) và biết trả công ơn (katavedī) sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng.
Dveme bhikkhave, puggalā dullabhā lokasmiṃ. Katame dve?
Yo ca pubbakārī, yo ca kataññū katavedī.
Ime kho bhikkhave, dve puggalā dullabhā lokasmiṃ.()
- Này chư tỳ-khưu! Hai hạng người khó có trong đời này. Hai hạng người ấy là ai?
* Pubbakārī: Hạng người ban ơn trước,
* Kataññū katavedī: Hạng người biết ơn và biết đền ơn đến Người đã ban ơn trước cho mình.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là hai hạng người khó có trong đời này.
* Mẹ Cha Với Con
Mỗi người chúng ta được hiện hữu trên đời này đều do nương nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, nên mẹ cha được gọi là pubbakārī là Người đã ban ơn cho các con trước. Ví như người đã cho con vay nợ trước.
Đối với người con phải có bổn phận biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, từ khi đầu thai vào lòng mẹ, khi sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành, nên được gọi là kataññū katavedī là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha. Ví như người trả nợ đã vay.
Vị Tỳ-Khưu Phụng Dưỡng Mẹ Cha Già
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy, vị tỳ-khưu chí hiếu biết lo phụng dưỡng mẹ cha một cách chu đáo. Hằng ngày, mỗi buổi sáng, vị tỳ-khưu đi khất thực cháo đem về dâng cho mẹ cha dùng buổi sáng.
Buổi trưa, vị tỳ-khưu mang bát vào trong kinh-thành Sāvatthi đi khất thực, đem vật thực về dâng mẹ cha dùng cho no đủ trước. Sau đó, vị tỳ-khưu lại đi khất thực một lần nữa, nếu có được vật thực thì Ngài mời mẹ cha dùng thêm. Khi mẹ cha no đủ, Ngài mới dùng phần vật thực còn lại.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha đầy đủ, không để mẹ cha phải chịu cảnh đói khát.
Vị tỳ-khưu đi khất thực có được vật thực đem về dâng cho mẹ cha dùng no đủ trước, nếu còn thừa thì Ngài mới dùng phần vật thực còn lại ấy. Vì vậy, đời sống của Ngài có bữa no bữa đói,
cho nên thân thể của Ngài càng ngày càng gầy, vì thiếu vật thực.
Nếu có được tấm vải mới nào thì Ngài đem dâng tấm vải mới ấy đến mẹ cha mặc. Nếu mẹ cha xả bỏ tấm choàng cũ thì vị tỳ-khưu đem giặt sạch sẽ, rồi nhuộm màu lại vá vào tấm y cũ rách của Ngài, hoặc lượm các tấm vải mà người ta vất bỏ, đem về giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của Ngài, cho nên tấm y của Ngài có nhiều miếng vá.
Hằng ngày, vị tỳ-khưu ấy chỉ biết lo chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha cho được no ấm mà thôi. Về phần Ngài có thân hình gầy ốm, mặc bộ y cũ có nhiều miếng vá.
Nhìn thấy vị tỳ-khưu ấy gầy ốm xanh xao, mặc bộ y cũ có nhiều mảnh vá như vậy, nên các vị tỳ-khưu khác hỏi Ngài rằng:
- Này pháp-hữu! Trước kia pháp-hữu có thân thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, nhưng nay thân thể của pháp-hữu gầy ốm xanh xao như vậy, pháp hữu có mắc phải bệnh gì không?
Pháp-hữu không có y mặc hay sao, mặc bộ y quá cũ có nhiều miếng vá như vậy?
Nghe các vị tỳ-khưu khác hỏi như vậy, vị tỳ-khưu ấy trả lời rằng:
- Này quý pháp-hữu! Thật ra, tôi không bị mắc bệnh gì cả. Hằng ngày tôi có bổn phận phải lo chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha già của tôi cho được no ấm.
- Này quý pháp hữu! Tôi đi khất thực được phần vật thực, đem về dâng lên cho mẹ cha tôi dùng trước, khi mẹ cha tôi đã dùng no đủ, thì tôi mới dùng phần còn lại, nên có bữa no bữa đói.
Do đó, thân thể của tôi bị gầy ốm, xanh xao như thế này, vì thiếu vật thực, chứ không bị mắc bệnh gì cả.
Và nếu khi tôi có tấm vải mới nào thì tôi dâng tấm vải ấy đến mẹ cha tôi mặc. Nếu mẹ cha tôi xả bỏ tấm choàng cũ thì tôi lấy, hoặc tôi lượm tấm vải người ta bỏ, đem giặt sạch sẽ, nhuộm màu lại, rồi vá vào tấm y cũ rách của tôi, cho nên, tấm y của tôi có nhiều miếng vá như vậy.
Nghe vị tỳ-khưu thuật lại như vậy, các pháp- hữu bảo với vị tỳ-khưu ấy rằng:
- Này pháp-hữu! Những thí chủ có đức tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí các món vật thực, vải may y, … cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, Đức-Thế-Tôn không cho phép tỳ-khưu đem những thứ vật thực, vải may y ấy phụng dưỡng người tại gia cư sĩ.
Như vậy, pháp-hữu đã làm việc không nên làm, thật đáng chê trách.
Nghe lời chê trách của pháp-hữu, vị tỳ-khưu ấy cảm thấy hổ thẹn.
Chư tỳ-khưu ấy đem việc này bạch lên Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính Bạch Đức-Thế-Tôn, những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, mà vị tỳ-khưu ấy đem phần của mình lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn cho truyền gọi vị tỳ-khưu ấy đến bèn hỏi rằng:
- Này tỳ-khưu! Như-Lai nghe nói rằng: những thí chủ có đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng-dường vật thực, vải may y đến chư tỳ-khưu-Tăng, con đã đem phần của con lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ. Chuyện ấy có thậy hay không?
Vị tỳ-khưu bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chuyện ấy có thật như vậy. Bạch Ngài.
- Này tỳ-khưu! Con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy. Vậy hai người ấy có liên quan với con như thế nào?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con đem những vật thực, vải may y lo chăm sóc, phụng dưỡng hai người tại gia cư sĩ ấy, bởi vì hai người này chính là mẹ và cha của con. Bạch Ngài.
Để cho vị tỳ-khưu ấy phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ, nên Đức-Phật tán dương ca tụng rằng:
Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay! Lành thay! ba lần như vậy.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy tỳ-khưu ấy rằng:
- Này tỳ-khưu! Con đã làm bổn phận người con chí hiếu, biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha, biết chăm lo săn sóc, phụng dưỡng mẹ và cha già.
Con đã làm theo truyền thống dòng dõi của chư Đức-Bồ-tát tiền kiếp của Như-Lai, dù sinh làm người, dù sinh làm loài thú, loài chim đều có bổn phận biết chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già.
Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Như-Lai đã từng chăm lo săn sóc phụng dưỡng mẹ cha già mù đôi mắt trong thời quá khứ.
Trả Ơn Mẹ Cha Không Dễ
(Na Suppatikāraṃ)
Mỗi người được hiện hữu trên cõi đời do nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, cho nên, công ơn của mẹ cha thật là lớn lao vô lượng, vô biên mà bổn phận làm con khó mà đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng được.
Đức-Phật dùng ví dụ rằng:
Người con đặt mẹ bên vai phải, đặt cha bên vai trái, cung phụng đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mẹ cha, tắm rửa, xoa bóp, xức nước hoa, ăn uống ngủ nghỉ, thậm chí mẹ cha đi tiểu tiện ở trên vai của người con, suốt thời gian tuổi thọ 100 năm như vậy.
Dù người con có thật sự làm được như vậy, thì cũng chưa có thể gọi là người con chí hiếu trả công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng, bởi vì mẹ cha có công ơn lớn lao vô lượng, vô biên, … đối với người con. Mẹ cha cho con sinh ra đời, nuôi nấng, dưỡng dục con nên người.
Vậy, người con có cách nào để trả công ơn mẹ cha một cách xứng đáng hay không?
Đức-Phật dạy 4 pháp với ý nghĩa:
* Người con nào biết mẹ cha là người không có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; không tin nghiệp và quả của nghiệp,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trong sạch, người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn (sīlasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tiền bạc của mình,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có đại-thiện-tâm hoan-hỷ trong sự làm phước-thiện bố-thí, cúng-dường đến chư tỳ-khưu-tăng, v.v… người có sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* Người con nào biết mẹ cha là người không có trí-tuệ sáng suốt,… người con ấy nên thuyết phục mẹ cha trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, thấy rõ biết rõ thật-tánh của các pháp, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ các sắc-pháp, danh-pháp tam-giới và siêu-tam-giới, người có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā).
Ví như Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp tế độ mẫu thân trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu. Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão dạy rằng:
“Tôi đã trả ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ tôi rồi.”
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục:
* mẹ cha là người không có đức-tin, trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā).
* mẹ cha là người không có ngũ-giới,… trở thành người có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn.
* mẹ cha là người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, tiền bạc của mình, trở thành người hoan-hỷ trong sự bố-thí đầy đủ (cāgasampadā).
* mẹ cha là người không có trí-tuệ, trở thành người có trí-tuệ sáng suốt, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của các sắc-pháp, danh-pháp đầy đủ (paññāsampadā).
Thì người con ấy mới được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Nếu trường hợp người con không có khả năng thuyết phục mẹ cha được thì thỉnh mời các vị Trưởng-lão đến thuyết giảng để cho mẹ cha trở thành người có đức tin, có giới trong sạch, biết bố thí, có trí-tuệ thì người con ấy cũng được gọi là người con biết ơn mẹ cha và biết trả ơn mẹ cha của mình một cách xứng đáng.
Thật vậy, dù người con cung phụng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày đến mẹ cha thì cũng chỉ giúp đỡ về phần thân thể của mẹ cha được an-lạc trong kiếp hiện-tại mà thôi.
Nếu người con nào có khả năng thuyết phục mẹ cha trở thành người có đức-tin đầy đủ (saddhāsampadā), có ngũ-giới trong sạch và đầy đủ (sīlasampadā), có sự bố-thí đầy đủ (cāga-sampadā), có trí-tuệ đầy đủ (paññāsampadā) thì mẹ cha chắc chắn không chỉ hưởng sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại mà còn hưởng vô số kiếp vị-lai, nhất là làm nhân-duyên dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, người con ấy được gọi là người con chí hiếu biết ơn mẹ cha (kataññū) và biết trả công ơn (katavedī) sinh thành dưỡng dục của mẹ cha một cách xứng đáng.
Trích email muathom_phohue40@...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét