Trong
cuộc sống hàng ngày, cái "tôi" rất mạnh, nó luôn luôn đúng. Ai không
nghĩ như tôi, không làm giống tôi đều sai cả.
Sự thực có ph...ải
như vậy không? Ngay cả 2 + 2 có chắc hẳn phải là 4 không?
Mời quý bạn đọc câu chuyện trong lớp tiểu học dưới
đây để thận trọng hơn mỗi khi phê phán, kết luận về người khác.
Cô giáo nói
8:2 = 4, cậu bé không hiểu, cả lớp cười nhạo nhưng em có câu trả lời khác hoàn
toàn đúng
Cô giáo Quỳnh
bước vào lớp học, các em học sinh lập tức trở lại vị trí của mình đồng thanh
nói: “Chúng con chào cô ạ”. Cô nhìn quanh lớp học rồi mỉm cười gật đầu để các
em ngồi xuống.
Cô bước tới bục giảng, ánh mặt trời buổi sớm xuyên qua cửa sổ với những tia
nắng ấm áp khiến cô trông càng giống một nàng tiên áo trắng xinh đẹp. Giáo dục
là công việc của cô và cô luôn cảm thấy rất yêu thích công việc của mình. Cô
cũng luôn cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được dạy dỗ và ở bên những cô bé cậu
bé đáng yêu này.
Cô từ từ lấy viên phấn rồi viết lên trên bảng đen biểu tượng dấu chia rồi nói:
“Trước đây cô đã dạy các em phép tính nhân, hôm nay chúng ta sẽ cùng học phép
tính chia nhé.”
“Phép tính chia rất đơn giản”, cô dùng một giọng nói nhỏ nhẹ và một ánh mắt
trìu mến nhìn xuống các em nhỏ. Các em cũng dùng một ánh mắt rất trong sáng
ngây thơ chăm chú nghe cô nói tiếp.
Cô viết một con số 8 lớn trên bảng, sau đó hỏi các em: “Trong các em ai có thể
cho cô biết, một nửa của 8 là bao nhiêu?”
Lớp học ngay lập tức trở nên ồn ào, nhiều cánh tay vội vã giơ lên để trả lời
câu hỏi, một số cậu bé thậm chí còn không đủ nhẫn nại đã nói vọng lên: “Một nửa
của 8 là 4 ạ”.
Cô mỉm cười gật đầu công nhận câu trả lời đúng, nhưng đột nhiên mắt cô dừng lại
vào một cậu bé đang ngồi ở góc cuối bên phải lớp học.
Một cậu bé vừa cao vừa gầy im lặng cúi đầu, em không có biểu lộ giống như các
em khác trong lớp. Cậu là học sinh mới chuyển đến được 1 tuần có tên là Nam, có
lẽ cậu bé vẫn chưa hoà nhập được với môi trường mới.
Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cộng thêm với trực giác của một nhà
giáo, cô cảm giác được đây là một cậu bé rất thông minh nhưng chỉ hơi nhút nhát
một chút.
Cô từ từ tiến tới chỗ cậu bé và hỏi: “Nam, con có biết một nửa số 8 là bao
nhiêu không?”
Cậu bé vẫn nhút nhát cúi đầu khẽ trả lời rằng: “Thưa cô, con không hiểu tại sao
một nửa số 8 lại là 4?”
Cả lớp ngay lập tức bật cười thành tiếng.
Một số cô bé còn bụm miệng cười, còn có cậu bé khác cố ý nói to: “Phép tính đơn
giản vậy mà cũng không biết!”. Đủ các sắc thái biểu hiện khác nhau của các bạn
học khiến cậu càng xấu hổ. Đến đây, cô lo sợ rằng điều này có thể làm tổn
thương cậu bé bởi vì mặt Nam lúc này đã rất đỏ rồi, đầu cậu cúi thấp đến nỗi
không thể thấp hơn được nữa.
Cô giáo lúc này đặt ngón trỏ lên môi và muốn các em trật tự trở lại.
Cô nói: “Vậy con cho cô biết câu trả lời của con là gì? Con có thể nói cho cô
và cả lớp biết được không?”, cô nói với giọng hết sức nhẹ nhàng và khuyến khích
Nam dũng cảm nói ra những điều mình nghĩ.
Cậu bé ngượng ngùng đứng dậy và chậm rãi đi về phía bục giảng. Cậu nhìn vào con
số 8 trên bảng đen một lúc rồi đưa tay lên che một nửa trên của số “8”, sau đó
lí nhí nói: “Thưa cô một nửa số 8 là 0 ạ.”
Cả lớp đang nhao nhao đột nhiên trở nên im lặng lạ thường.
Sau đó, cậu lại di chuyển tiếp bàn tay và che dọc con số 8 rồi nói tiếp: “Nửa
số 8 cũng là số 3 ạ”.
Câu trả lời của cậu bé không chỉ khiến cho cả lớp im phăng phắc, đồng thời còn
khiến cho không ai trong lớp có thể bác bỏ. Cậu đứng trên bục giảng và lo lắng
nhìn cô giáo, đợi chờ cô giải thích, trái tim cậu vẫn đập thình thịch đến nỗi
cậu cảm giác như cả lớp đều nghe thấy tiếng tim cậu đập. Cậu không biết liệu cô
giáo có thể chấp nhận lời giải thích của cậu về câu hỏi này không?
Lúc này cô giáo bắt đầu chậm rãi tiến về phía bục giảng sau đó vỗ nhẹ nhàng vào
vai Nam rồi mỉm cười trìu mến nói: “Câu trả lời của con thật tuyệt vời!”
Cô Quỳnh cảm thấy một cái gì đó thật ấm áp trong tâm, đã nhiều năm dạy học như
vậy thật không ngờ hôm nay cô lại được một cậu học trò bé nhỏ dạy cho một bài
học!
Nam vốn đang mang một khuôn mặt nặng trĩu bỗng trở nên sáng ngời, cậu ngẩng đầu
lên và nhìn các bạn học của mình đang trong một biểu hiện sự ngưỡng mộ pha lẫn
thích thú.
Sau đó, cô lấy tiếp trong túi 8 viên bi ve và hỏi Nam: “Con cho cô biết cô có
bao nhiêu viên bi ve trong tay?”.
Nam tính một lúc rồi trả lời: “Thưa cô, 8 ạ”.
Cô phân 8 viên bi ra 2 phần bằng nhau và nói: “Vậy con cho biết giờ số lượng
mỗi bên là bao nhiêu?”
Nam trả lời: “Là 4 ạ!”
Câu chuyện trên cũng cho chúng ta thấy một điều, đó là đừng vội phê phán hay
cười chê người khác khi họ có cách nhìn không giống mình. Mỗi người đều là một
cá thể riêng biệt, một cách sống khác nhau trong những môi trường khác nhau, do
vậy sẽ dẫn đến cách suy nghĩ khác nhau. Khi gặp bất cứ chuyện gì đừng vội kết
luận họ là người thế nào hoặc họ đã sai. Điều chúng ta nên tìm hiểu đó là tại
sao họ lại có hành vi như vậy, khi đã thật sự lắng nghe và tìm hiểu kỹ, bạn sẽ
nhận thấy mọi việc không như những gì chúng ta suy đoán. Nếu mọi người ai cũng
đều có một thái độ hòa ái để nhìn sự việc, thì cuộc sống quanh ta sẽ tốt đẹp hơn
nhiều. Hãy dùng tấm lòng rộng mở và bao dung với những người xung quanh, chúng
ta sẽ nhận thấy thế giới này huyền diệu biết bao.
“Đúng rồi! Vậy nếu con cầm đi một nửa số bi này, thì trên tay cô sẽ còn lại là
bao nhiêu?”
Cậu bé với khuôn mặt sáng ngời, lớn tiếng trả lời: “Còn 4 ạ!”
Lúc này cậu đã hiểu và quay trở lại chỗ ngồi của mình, vừa đi vừa nói: “Ồ mình
hiểu rồi, hoá ra một nửa của 8 là 4”.
Cô mỉm cười nhìn cả lớp, đột nhiên cô cảm thấy mình thật may mắn khi có được
những học trò như thế. Cô cũng rất vui vì mình có thể dùng cách tiếp cận linh
hoạt để giáo dục và truyền cảm hứng giúp cho các em phát huy tối đa tài năng
của mình. Cô luôn tin rằng những mầm non này nhất định sẽ trở thành những người
hữu ích trong tương lai.
Bạch Mỹ
Nguồn THIỀN VIỆN ONLINE - TÂM ĐỨC