Buổi sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn gừng. Duy trì thói quen này, bạn sẽ nhận lại hàng loạt lợi ích cho sức khỏe.
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong mâm cơm người Việt. Cho gừng vào món ăn vừa giúp tăng thêm vị tươi ngon, vừa có thể khử bớt mùi tanh của thịt, cá… Tuy nhiên, không chỉ trong ẩm thực, gừng còn có giá trị dinh dưỡng và y học rất lớn.
Đáng chú ý, buổi sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn gừng. Duy trì thói quen này, bạn sẽ nhận lại hàng loạt lợi ích cho sức khỏe.
Buổi sáng thức dậy cũng là lúc các cơ quan và mô trong cơ thể dần dần thức tỉnh, đây là thời điểm tốt nhất để ăn gừng.
Theo các chuyên gia, sau một đêm ngủ, quá trình trao đổi chất của não bộ chưa hồi phục hoàn toàn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Lúc này, ăn một miếng gừng có thể kích thích cơ thể và não bộ, giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo, sảng khoái tinh thần. Hoạt chất trong gừng còn có tác dụng kéo dài giúp nâng cao hiệu quả làm việc trong ngày.
Ăn một lát gừng còn giúp khử mùi "hơi thở buổi sáng" một cách hiệu quả. Ngoài ra, sức mạnh kháng khuẩn và các hoạt chất của gừng như gingerols sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nha chu trong miệng.
Những người phải làm việc ở trong tình trạng áp lực cao trong thời gian dài, thường xuyên bận rộn với công việc, làm việc quá giờ và thức khuya sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, rối loạn đồng hồ sinh học.
Để giải quyết vấn đề này, ăn vài lát gừng vào buổi sáng có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi về thể chất, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Gừng là thực phẩm có tính nóng có tác dụng làm ấm cơ thể. Cần biết, việc sử dụng điều hòa, quạt sau một đêm sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh, từ đó cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tinh thần kém, chất lượng giấc ngủ giảm sút. Do đó, ăn một lát gừng vào buổi sáng sẽ là giải pháp hiệu quả và an toàn cho vấn đề này.
Ngoài ra, khi bị cảm cúm bạn có thể thử hai công thức từ gừng sau:
- Hòa tan một muỗng canh gừng bào vào 250ml trà.
- Ngâm 2-4 quả chanh cắt lát và 400g gừng tươi trong mật ong. Sử dụng một muỗng canh vào mỗi buổi sáng trong suốt thời kỳ mắc bệnh.
Gừng có khả năng hỗ trợ trong việc dọn dẹp cholesterol trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch cũng như béo phì.
Các nghiên cứu cho thấy gừng chống buồn nôn, kích thích sản xuất mật, giảm đau dạ dày và tăng tốc độ vận chuyển qua đường tiêu hóa. Nó cũng giúp phá vỡ và xua tan khí đường ruột, để chống lại chứng đầy hơi. Gừng cũng cung cấp cho bạn một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, gừng có thể giúp kích thích sự thèm ăn của bạn.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có tác dụng chống lại sự suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác, một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Nó cũng cho thấy khả năng cải thiện trí nhớ và các vấn đề thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.
Theo các nhà khoa học, trong củ gừng có chứa rất nhiều acid ascorbic, vitamin A, B, kẽm, canxi, iodine và chất kháng sinh tự nhiên. Do đó, gừng có công dụng đáng kinh ngạc trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cũng như giúp chúng ta nhanh khỏi bệnh hơn.
Gừng vốn có tác dụng làm ấm cơ thể. Nghiên cứu gần đây nhất của Mỹ chỉ ra gừng cũng là một chất giúp làm giảm cảm giác đau nhức cơ. Mỗi ngày ăn một chút gừng có thể làm giảm các cảm giác đau nhức cơ do làm việc nhà, hay vận động gây ra. Gừng nóng có thể giảm 23% nhức mỏi cơ, gừng tươi giúp giảm 25% tỉ lệ này.
Nguồn: dantri.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét