Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC: CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT LUÂN HỒI QUA LẠI

 


Rất nhiều người cho rằng giữa con người và động vật không có quan hệ gì. Tuy nhiên, những bằng chứng sống về hiện tượng luân hồi giữa người và động vật khiến người ta không thể không suy ngẫm.

Con người và động vật luân hồi qua lại

Nhà nhân chủng học nổi tiếng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Mario, là một chuyên gia nghiên cứu về sự tái sinh của con người, những nghiên cứu của ông đã xác nhận sự tồn tại của việc luân hồi tái sinh. Từ 10 năm trước, ông đã bắt đầu sử dụng “phương pháp thôi miên tìm về tiền kiếp” để nghiên cứu hơn một nghìn trường hợp, phát hiện được các câu chuyện kiếp trước của nhiều người, cuối cùng các trường hợp đó đa số đều được chứng minh là thật sự tồn tại.

Sau đó, tiến sĩ Mario lại chứng minh được rất nhiều sự thật về cuộc sống và cái chết, sự tồn tại của thiện ác báo ứng. Kết quả nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng, một số người ở kiếp trước là con vật, kiếp này họ vẫn còn chịu ảnh hưởng của kiếp trước. Ngoài ra cũng có những trường hợp kiếp trước là con người nhưng kiếp này chuyển sinh thành động vật.

Người chồng quá cố chuyển sinh thành chú vẹt

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Mario có một trường hợp đặc biệt, trong đó một người đàn ông sau khi qua đời đã chuyển sinh thành một chú vẹt, và sau đó được chính người vợ của ông mua về nhà. Chú vẹt này có thể tự động kể ra những câu chuyện của lúc xưa.

Một nữ giảng viên đại học ở Thụy Sĩ tên Frances Speck, năm bà 49 tuổi thì chồng bà qua đời, không lâu sau đó, bà đã đặt mua một chú vẹt, và chú vẹt này được sinh ra đúng vào ngày người chồng Emil qua đời. Chú vẹt tự nhiên hét lên cái tên Emil mà không để ý đến cái tên mới mà bà đặt cho nó. Ngoài ra, chú vẹt còn có thể kể lại một vài câu chuyện riêng tư của họ, bao gồm cả ngày kết hôn của hai vợ chồng.

Ngoại trừ Speck ra, nhiều người khác tiếp xúc với chú vẹt này cũng xác nhận rằng đây chính là Emil, người chồng quá cố của Speck, bởi vì chú vẹt biết rất rõ các câu chuyện của Emil, không có lời giải thích nào hợp lý hơn rằng chú vẹt này mang linh hồn của Emil.

Chú lợn trắng chuyển sinh thành một cậu bé

Tại Trung Quốc cũng từng ghi nhận những trường hợp tương tự. Có một cậu bé kể rằng kiếp trước cậu là một chú lợn. Những kết quả kiểm tra đã xác minh đầy đủ sự thật về sự việc này.Tại thôn Bình Dương, huyện tự trị Thông Đạo, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có một cậu bé họ Ngô, cậu từng kể rằng kiếp trước cậu là một chú lợn trắng ở nhà ông nội, kiếp này được chuyển sinh thành người. Cậu bé mỗi lần gặp người giết mổ lợn tên Dung Mỗ thì đều vô cùng khiếp sợ, ngoài ra cậu bé còn có thể nói rất rõ hương vị của nhiều loại thực phẩm rau dại mà lợn được cho ăn.

Cậu bé họ Ngô này còn tả lại được chi tiết cảnh mình bị giết mổ trong kiếp trước, và điều đó hoàn toàn trùng khớp với ký ức của người giết mổ lợn Dung Mỗ. Do vậy, câu chuyện lợn đầu thai thành người lúc ấy đã khiến dân địa phương bàn tán xôn xao. Riêng người giết mổ lợn Dung Mỗ cũng vì thế mà bị sốc và thề rằng kiếp này sẽ không giết mổ lợn nữa.

Lợn có hình đầu người, lợn có bàn tay người

Trước đây đã từng xuất hiện những trường hợp kì lạ như lợn mọc ra bàn tay người, càng quái dị hơn nữa là lợn mọc ra đầu người.Khoảng hai năm trước, tại Tổ 1 thôn Dân Chủ, xã Vũ Đức, huyện Quân Liên, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, có người nông dân họ Trương nuôi một con lợn nái, con lợn này sinh được 13 chú lợn con, trong đó có một chú lợn con mọc ra năm ngón tay ở bàn chân trước, nhìn rất giống bàn tay của người.

Hai chân trước của chú lợn này nhìn giống như chắp trước ngực, nhìn hệt như bàn tay của con người. Ngoài ra trong lòng bàn tay còn có vân tay rõ ràng, móng lợn cũng hệt như móng tay người. Tuy nhiên, hai chân sau của nó thì không khác với những chú lợn bình thường.

Năm 2011, tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Baja Verapaz, thuộc nước Cộng hòa Guatemala ở vùng Trung Mỹ, một sự kiện kì lạ đã xảy ra làm cho người dân địa phương vô cùng kinh ngạc, đó là có một con lợn nái sinh ra 11 chú lợn con, trong số đó có 1 chú lợn con có chiếc đầu vô cùng quái dị.

Chú lợn này vừa được sinh ra đã rất yếu, trên cơ thể yếu ớt này lại mang một chiếc đầu giống như đầu người. Con vật không giống heo cũng chẳng giống người này không có khả năng chen về trước để bú sữa mẹ, mà chỉ có thể sống dựa vào ống bơm tiêm. Cả người con vật này có màu đen, chỉ riêng hai móng chân trước là màu trắng và có hình dạng cũng giống như bàn tay người.

Tin tức về chú lợn đầu người này được đăng lên Umeke (một trang mạng thương mại trực tuyến), đã khiến nơi này trở thành trung tâm của khán giả và báo đài. Trên vùng lãnh thổ Guatemala từng tồn tại một nền văn hóa Maya huy hoàng, người dân nơi đây tuy rằng đã rất kinh ngạc trước sự việc kì lạ này, nhưng họ lại tin rằng điều này có liên quan đến ý chỉ của Thần.

Càng ngày càng có nhiều sự thật chứng minh rằng linh hồn con người không chết đi mà còn có thể quay trở lại tái sinh. Những ví dụ trước mắt dường như là do trời cao rộng lòng, cố ý tiết lộ thiên cơ cho nhân loại, để xem nhân loại đối diện với thiện ác trước mắt sẽ lựa chọn điều gì.

Theo tinhhoa.net

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

HÃY YÊU THƯƠNG CHΑ MẸ KHI CÒN CÓ THỂ – CÂU CHUYỆN Ý NGHĨΑ NHÂN VĂN SÂU SẮC

 


Có một người đàn ông trung niên mặc bộ đồ rất giản dị, đi vào một nhà hàng rất sαng trọng thuộc bật nhất củα thành ρhố, vừα bước vào cổng, αnh bảo vệ chặn lại, nhìn từ trên xuống dưới thấy vị khách mặc bộ đồ củ kỷ liền nói.

Thức ăn và thức uống ở đây đắt gấρ 5 lần so với các nhà hàng khác. . .Ở đây toàn là khách quý tộc. . .Tôi nói điều này để αnh suy nghĩ rồi quyết định khi bước vào bên trong

Vị khách nghe thế, nhìn αnh bảo vệ một lúc rồi mĩm cười đi thẳng vào trong. Ở đây đα số khách đều ăn mặc sαng trọng, họ khoác lên mình những bộ đồ đắc tiền, khi thấy αnh tα đi vào bαo nhiêu cặρ mắt đều đổ dồn về vị khách này, có người thì nhỏ to với nhαu rồi cười chúm chím, có người thì nhìn αnh tα với cặρ mắt soi mói, có vẻ như họ đαng cười chế giễu. Mặc cho những cặρ mắt không mấy thiện cảm củα mọi người xung quαnh, vị khách tiến thẳng lại một cái bàn trống ngồi xuống, ngồi được một lúc khá lâu nhưng nhân viên ρhục vụ ở đây không αi thèm để ý đến αnh tα. Vị khách vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. . .Thấy cô ρhục vụ đi ngαng quα vị khách liền gọi

-Cô cho tôi hỏi, hiện nhà hàng có món gì đặc biệt?

Cô ρhục vụ nhìn vị khách một lúc rồi trả lời

-Ở đây món gì cũng có, món rẻ nhất ở đây bằng 2 ngày làm việc củα một người lαo động như ông, còn món đặc biệt thì chắc ρhải bằng cả tháng lương củα ông đấy ạ

Vị khách vẫn vui vẻ trả lời

-Vậy cô cho tôi mấy món đặc biệt mà cô đã nói

Thấy cô ρhục vụ nhìn mình bằng ánh mắt nghi ngờ, vị khách liền móc trong túi rα một cục tiền khá lớn rồi nói

-Cô hãy tính tiền luôn những món tôi vừα gọi. . .À cô cho tôi mỗi thứ 2 ρhần ăn nhé

Lại một lần nữα các cặρ mắt củα các vị khách nhìn về αnh tα, có người thì nghĩ ” Chắc αnh tα mới bán được lúα nên chơi nỗi đây mà ” Có người thì nghĩ ” Chắc nhà ông tα mới bị giải tỏα và có một số tiền khα khá nên vào đây cho biết đấy mà ”

Sαu khi thức ăn đã dọn rα đầy đủ trên bàn, nhưng không thấy vị khách này ăn mà chỉ gắρ bỏ vào chén đối diện không người ngồi, mọi người vô cùng ngạc nhiên xen lẫn tò mò. . .Bổng ông chủ nhà hàng từ ngoài đi vào nhìn thấy vị khách này và nhận rα αnh tα là một chủ tịch tậρ đoàn lớn mà ông chủ nhà hàng đã từng gặρ trong những buổi làm ăn lớn, đi thẳng đến chỗ αnh tα ngồi mừng rở lα to

-Wow ngọn gió nào đưα một vị tҺươпg giα lừng lẫy này đến nhà hàng tôi thế này. . .Hân hạnh thật là hân hạnh cho tôi quá

Mọi người kể cả khách lẫn nhân viên ρhục vụ ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi nghe ông chủ nhà hàng nói thế, họ càng chú ý hơn câu chuyện giữα vị khách và chủ nhà hàng

Sαu khi chào hỏi và Ьắt tαy nhαu, ông chủ nhà hàng kéo ghế ngồi bên rồi hỏi vị khách

-Anh có hẹn khách tại nơi này αh?

Vị khách trả lời

-Không. Tôi đến đây một mình

Chủ nhà hàng ngạc nhiên liền hỏi

-Oh vậy tại sαo trên bàn lại có 2 cái chén và chén kiα lại đồ ăn đầy thế kiα

Nghe hỏi thế vị khách bổng trầm ngâm một lúc, lαu vội giọt nước mắt, vị khách từ từ trả lời

-Chén đối diện là củα Mẹ tôi đấy. . .Lúc tôi còn nhỏ Mẹ tôi dẫn tôi đến trước nhà hàng này ăn xin. . .mỗi lần đến đây Mẹ tôi cứ nhìn vào nhà hàng thấy mọi người ăn uống mà Mẹ tôi cứ nuốt nước miếng vào lòng. . .Thấy thế, tôi tự hứα với lòng, lớn lên tôi sẽ cố gắn ρhấn ᵭấu kiếm thật nhiều tiền để đưα Mẹ tôi đến đây ăn những món mà Mẹ tôi thích. . .Bây giờ tôi có thể đưα mẹ tôi đi khắρ thế giới và ăn những món ngon thì Mẹ tôi không còn nữα. . .Hôm nαy là NGÀY CỦA MẸ tôi đến đây tìm lại cho mình những hình ảnh mà Mẹ tôi đã từng cơ cực, xin từng đồng nuôi tôi khôn lớn trưởng thành

Nói xong vị khách thở dài một tiếng пα̃σ ruột và đôi mắt đỏ hoe.

Anh tα về đây để tìm lại cho mình những khoảnh khắc ngày xưα mà để lòng mình thổn thức, αnh tα đαng nhớ đến Mẹ.

Còn mọi người xung quαnh nghe xong câu chuyện củα vị khách đều ngậm ngùi ,khăm ρhục và xấu hổ. Họ ngậm ngùi vì vị khách này là một người con hiểu thảo, họ khăm ρhục dù giàu có nhưng αnh tα không quên cội quên nguồn, không hề che đậy sự xuất thân bần hàn củα mình, họ xấu hổ vì lúc nãy họ đã giễu cợt và chê cười vị khách này và vô tình vị khách này đã dậy cho họ một bài học đừng bαo giờ TRONG MẶT MÀ BẮT HÌNH DONG.

 Nguồn: https://ncctv.net/

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

XEM PHIM ĐEN THU HÚT TÀ, NGƯỜI TU HÀNH NHÌN THẤY ĐIỀU ĐÁNG SỢ

 


Hình Internet

Xã hội chúng ta đang sống quá nhiều cám dỗ, và rất nhiều loại yếu tố tiêu cực, đặc biệt là yếu tố loạn tình dục có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Ví dụ, thú tiêu khiển của nhiều người trong xã hội ngày nay là xem phim khiêu dâm, một người cho biết lúc đầu cảm thấy rất phản cảm, nghĩ đó là một loại sa đọa, nhưng lâu dần thỉnh thoảng vẫn xem, dần dần cảm thấy không có gì to tát, xem tới xem lui đến lúc có thể bị nghiện.

Một ngày nọ, người đàn ông này hét lên, ” Bạn không được xem phim khiêu dâm , tuyệt đối không được xem nó, tôi nhìn thấy quỷ đang cười trong đoạn phim, thực sự đáng sợ!”

Hóa ra hôm đó khi xem một đoạn phim khiêu dâm lan truyền trên Internet, anh ta phát hiện ra rằng bộ phim đã ghi lại một hiện tượng kì dị: một cô gái điếm đang đón khách, và một con quỷ đang trốn trên giường sau lưng cô, phần thân trên của con quỷ lộ ra ngoài, với hình dạng trông như một người phụ nữ với khuôn mặt trắng bệch, đôi mắt đen với mái tóc dài lưa thưa, giống như khuôn mặt của một người phụ nữ đeo mặt nạ, thật sự rất đáng sợ. Con quỷ nhìn cô gái điếm từ phía sau, điều khiển cô làm những điều bẩn thỉu đó, và ánh mắt của cô gái trông không tỉnh táo.

Điều này làm anh ấy sửng sốt, và không còn muốn xem phim khiêu dâm nữa. Anh nói: “Thảo nào người xưa thường nói nam nữ không phải vợ chồng mà lại có hành vi giới tính thì là “quỷ hỗn”. Đũng là có quỷ lẫn lộn vào đó thật. Bị quỷ gắn lên thân rồi, dần dần khí tinh huyết sẽ bị hút cạn, càng ngày càng trúng tà, càng ngày càng tệ hại”.

Một người bạn có công năng đã nói: “Người bất chính sẽ thu hút tà ma, những bộ phim khiêu dâm đó quá nhiều âm khí. Người ta xem đi xem lại rồi dần dần bắt chước hành vi đồi bại, những tà ma đó có thể nhảy lên thân họ khiến họ không thể khống chế được bản thân, suốt ngày chỉ muốn làm những việc như thế. Những tà ma đó là do nhân tâm bất chính, dâm loạn mà chiêu mời đến”.

Kỳ thực, nhiều khi làm điều xấu, người ta nghĩ rằng chính mình đã làm, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Nhiều khi do nhân tâm bất chính, truy cầu những dục vọng xấu xa, lúc này sẽ dễ bị tà ma lạn quỷ ở không gian khác khống chế mà không thể thoát ra được.

Xã hội ngày nay đã ở vào thời kỳ mạt kiếp loạn lạc, nhân duyên giữa người với người rất phức tạp. Trong thời đại này thối nát này, sự cám dỗ giữa nam và nữ lại càng mạnh mẽ và không có gì cản trở.

Một người tu luyện khác nói rằng vài năm trước, cô ấy đã nhìn thấy trong tam giới có ma tiên chuyên quản chuyện nam nữ, chúng thuộc về dục giới, ma tiên nam hình tượng phóng đãng, ma tiên nữ hình tượng diêm dúa. Giữa nam và nữ nếu khởi lên vọng niệm, truy cầu chuyện này thì họ lập tức tham dự vào. Trong quá trình này, những tà ma ở các không gian khác đang hấp thụ tinh hoa của con người.

Diện mục của sắc dục không phải là thứ mà người bình thường có thể nhìn thấu, nó chiếm giữ thân thể người và điều khiển họ bằng cách khống chế tư tưởng của họ, bởi vì ở các không gian khác quỷ dâm dục này cần bổ sung năng lượng liên tục.

Tại sao một số người có thói quen dừng lại và quan sát khi họ đi ngang qua các tiệm mát-xa, chăm sóc móng chân, tiệm làm tóc và những nơi khiêu dâm khác? Đó là bởi vì “sinh mệnh sắc dục” trong trường không gian của bạn nhìn thấy đồng loại, và nó thích thú. Chỉ cần bạn nán lại trạng thái này, nó sẽ vui mừng, vì nó được bổ sung năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp, nó có thể tiếp tục tồn tại, rồi tiếp tục khống chế mọi hành vi sắc dục của bạn. Mà lúc ấy mọi người vẫn coi đó là phản ánh bình thường của cơ thể, cho rằng đó là điều mình muốn.

Trung Quốc từ cổ xưa đã là quốc gia văn minh lễ nghi chi bang, cổ thánh tiên hiền vô cùng chú trọng tu dưỡng đạo đức, yêu cầu hết sức nghiêm khắc đối với quan hệ giữa nam nữ, thậm chí động một niệm bất hảo cũng bị coi là tội lớn. Đây là ước thúc đối với con người, hơn nữa cũng là bảo hộ con người.

Chính sự bảo hộ này khiến đạo đức của nhân loại duy trì ở một mức độ nhất định, không để con người trượt xuống mức độ loạn tình dục quá sớm mà huỷ hoại bản thân. Vì con người thực sự rất yếu kém, khả năng khống chế quá kém, nếu như từ sớm đã vứt bỏ ước thúc về quan hệ nam nữ, thì trải qua quá trình hơn năm nghìn năm, con người có lẽ cũng không thể đi đến ngày hôm nay, đã sớm vì loạn tình dục mà bị huỷ diệt rồi.

Tố Tâm biên dịch
Nguồn: soundofhope

CẢNH ĐỜI (Thơ)

 



CẢNH ĐỜI (Khuyết đề)
 
Ngẫm cảnh đời ta mấy chặng vèo
Qua rồi tuổi mộng trắng đầu theo
Nhìn gương thấy nản đâu từng đẹp
Để nghiệp hoài mang cứ mãi phèo
Nẻo động còn vương mờ cõi trú
Tâm bình nỏ vướng bẵng niềm đeo
Ngày lên hiểu rứa… lòng chưa vững
Bèo!

2021
Minh Đạo
 

CHA MẸ VÀ CON CÁI KIẾP NÀY CÓ DUYÊN NỢ GÌ VỚI NHAU?

 


Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại:

  • Một là đến để báo ơn,
  • Hai là đến để đòi nợ,
  • Ba là đến để trả nợ,
  • Bốn là đến để báo oán.
  • Nếu không có nợ nhau thì không có gặp gỡ, hãy cùng xem câu chuyện dưới đây để hiểu hơn về điều này.

    – Ở một ngôi làng kia có một cặp vợ chồng nông dân. Hai vợ chồng họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng con gái họ vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì có một đứa con mà con lại ốm yếu nên hai vợ chồng họ rất sủng ái đứa con này, đứa trẻ muốn gì được đấy.

    Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà họ lần lượt ra đi. Vào năm con gái họ tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại 1 con ngựa duy nhất. Một ngày, con gái họ lại chỉ vào con ngựa này và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi.”

    Hai vợ chồng người nông dân nhìn con ngựa khỏe mạnh, là tài sản duy nhất trong nhà, giúp làm việc đồng áng nên không lỡ lòng giết nó. Nhưng nhìn cô con gái duy nhất đang nằm trên giường thoi thóp thì trong lòng lại thấy đáng thương.

    Trong lúc hai người họ còn đang phân vân thì cô con gái kia lại nhắc lại một lần nữa: “Con đang rất muốn ăn thịt ngựa. Cha mẹ không giết thịt con ngựa này đi thì con sẽ chết mất.”

    Hai vợ chồng họ thấy con gái nói như vậy liền vô cùng luống cuống hoảng loạn liền mang con ngựa ra giết thịt. Sau khi làm thịt con ngựa, vợ chồng họ làm món hầm cho con gái ăn. Nhưng thật không ngờ, chỉ nửa canh giờ sau khi ăn, con gái họ nằm trên giường mà chết.

    Hai vợ chồng người nông dân gào khóc thảm thiết. Hàng xóm láng giềng đến an ủi động viên nhưng cũng không thể làm vơi đi nỗi đau mất con trong lòng họ.

    Con gái chết đi là một sự đả kích rất lớn đối với họ. Mặc dù họ biết rằng, từ khi con gái ra đời đều là mang đến vô cùng nhiều họa nạn, đến mức mà ngay cả tiền làm tang chôn cất cũng không còn. Nhưng vì thương con, vợ chồng họ cũng không còn thiết sống, cả ngày thẫn thờ.

    Thấy thương cho tình cảnh của hai vợ chồng họ, một người đàn ông trong làng đã tìm đến nhà nói với họ rằng: “Ở ngôi chùa ở phía nam của ngọn núi kia có một lão hòa thượng. Ông ấy có thể giải phá được rất nhiều chuyện ly kỳ. Hai người thử lên núi tìm gặp lão hòa thượng để hỏi về chuyện của con gái hai người xem.”

    Thế là, hai vợ chồng người nông dân này trèo đèo lội suối tìm đến gặp lão hòa thượng để thỉnh giáo. Sau khi kể hết sự tình về con gái từ khi ra đời đến lúc mất đi, người chồng cất lời hỏi: “Thưa thầy, không biết nhân duyên kiếp trước của vợ chồng con và đứa con gái này là như thế nào ạ?”

    Vị lão hòa thượng nghe xong không nói gì mà nhắm mắt lại ngồi thiền nửa ngày. Sau đó, ông chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, thí chủ còn nợ con của thí chủ một khoản nợ nên kiếp này phải hoàn trả. Hai người có muốn biết kỹ càng về khoản nợ này không?”

    Hai vợ chồng họ phủ phục trước mặt lão hòa thượng rồi nói:

    “Chúng con muốn biết nguyên nhân thực sự là gì? Xin lão phương trượng nói chi tiết ạ!”

    Lão hòa thượng vừa nhắm mắt lại vừa chậm chạp nói: “Ở kiếp trước, con gái của hai người là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Vào năm thiên kim tiểu thư này 18 tuổi, cha mẹ họ cùng cô con gái của mình đi thăm người thân. Không ngờ giữa đường lại gặp một toán cướp. Thủ lĩnh của toán cướp đó chính là con ngựa của nhà thí chủ ở kiếp này, còn hai thí chủ khi đó là đám thuộc hạ của nó.(tức con ngựa kiếp này) Ba tên cướp này đã cướp sạch tài sản của nhà họ, giết chết cha mẹ cô gái, đánh đuổi người nhà họ, tên thủ lĩnh còn cưỡng hiếp cô ấy.

    Cuối cùng, vị tiểu thư này đứng trên vách núi thề rằng: “Kiếp sau nhất định ta phải lấy đầu tên thủ lĩnh này để trả mối hận trong lòng mình.” Nói xong, vị tiểu thư này nhảy xuống núi tự vẫn. Về sau, tên thủ lĩnh vì cướp bóc quá nhiều chết bị đầu thai thành súc sinh, còn hai thí chủ về sau có làm việc thiện nên vẫn được đầu thai làm người nhưng phải hoàn trả khoản nợ kia. Vị tiểu thư kia chuyển sinh làm con gái của hai người chính là để đòi nợ kiếp trước.”

    Hai vợ chồng họ nghe xong nửa tin nửa ngờ: “Hòa thượng! Những lời ngài nói là thật sao?”

    Lão hòa thượng nhìn hai vợ chồng họ rồi nói thêm: “Thí chủ hãy nghĩ lại tất cả mọi chuyện xảy ra với bản thân và cô con gái của mình thì sẽ thấy rõ điều này. Tất cả tài sản của thí chủ đều dùng để chữa bệnh và nuôi dưỡng con gái, đây chính là tài sản mà thí chủ lấy của người ta ở kiếp trước nay phải trả lại. Đến năm 18 tuổi, con gái thí chủ nhất định đòi giết thịt con ngựa kia, chẳng là ứng với lời thề kiếp trước sao?”

    Hai vợ chồng người nông dân này bấy giờ mới ngẫm nghĩ lại thì thấy quả đúng là mọi chuyện đều y như lời vị hòa thượng nói. Họ lập tức bái lạy rồi thỉnh cầu: “Xin phương trượng chỉ bảo cách để chúng con thoát khỏi nghiệp lực này?”

    Lão hòa thượng trả lời: “Chỉ có vứt bỏ cái ác, một lòng hành thiện, làm một người lương thiện thì mới có thể hóa giải hết được. Nếu làm việc ác thì kiếp này không trả, kiếp sau sẽ vẫn phải trả hết.”

    Hai vợ chồng họ cung kính cảm ơn vị lão hòa thượng rồi ra về. Cũng từ đó, hai vợ chồng họ một lòng hướng Phật, làm việc tốt để mong sám hối cho những tội ác ở kiếp trước của mình và cũng là để gieo trồng phúc báo cho kiếp sau.

    NN – Thích Tánh Tuệ


Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

PHẬT NGÔN VỀ HẠNH HIẾU DƯỠNG CHA MẸ

 


Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền” . (Kinh Hiếu Tử).

“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.
(Kinh Nhẫn Nhục)

Vui thay hiếu kính Mẹ
Vui thay hiếu kính Cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc Thánh vui thay .
(Kinh Pháp Cú)

“Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”. (Kinh Hiền Ngu)

“Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi : “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”

Phật đáp: “ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (Kinh Hạnh Phúc)

“Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng”. (Kinh Phân biệt)

“Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

“Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh)

- “ Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết”.

- “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. (Kinh Tâm Địa Quán).

Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.
(Kinh Tâm Địa Quán)

“ Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. (Kinh Tăng Chi I).

“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?

Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.

Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.

Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”. (Kinh Hiếu Tử).

“Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ , Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)

Bài viết: "Phật ngôn về hạnh hiếu dưỡng Cha Mẹ"
Tâm Tịnh

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

NƯƠNG THUYỀN BÁT NHÃ (Thơ)

 

 
Lênh đênh chìm nổi cuốn theo dòng,
Nhắm hướng xuôi bờ phải gắng công.
Khổ cực đưa chèo luôn nếm trải,
Gian nan lặn lội mãi quay vòng.
Chiều về gió chuyển hao tâm lực,
Đêm xuống trăng soi chạnh tấc lòng.
Lơ lững thuyền trôi ngày đã hết,
Qua dần chướng ngại thỏa chờ mong.
  
Chờ mong chớ để cuốn theo đời
Đắm đuối thêm nhiều chỉ lệ rơi.
Lạc lối lang thang sầu mọi lúc,
Sai đường luẩn quẩn khốn cùng nơi.
Kinh vàng trì tụng nương nguồn sáng,
Bè báu tìm cầu vượt biển khơi. (*)
Xả bỏ phàm tình vơi nghiệp chướng,
Vun bồi trí huệ gắng đừng lơi..
 
Vun bồi trí huệ chớ buông lơi,
Sức nguyện ngày đêm sẽ đến thời
Gặp cảnh nương duyên tâm chẳng nhuốm
Sinh tình trái ý đạo không vơi.
Nguồn chơn vững lối qua muôn ngõ
Gốc pháp thuận đường tỏa khắp nơi
Thấy được thị phi cùng một tướng
Thuyền từ Bát Nhã ánh dương ngời.
 
Minh Đạo 2018
 
 _____________________
 
  (*) Deva manuyānā śāst : Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi người và cõi trời.
 
 

SΑU NÀY BỐ MẸ MẤT CHỈ HƯƠNG KHÓI THÔI, ĐỪNG VẤT VẢ LINH ĐÌNH GIỖ CHẠΡ LÀM GÌ…

 


“Sαu này mẹ mất các con cứ hỏα táпg cho gọn gàng, tɾo cốt ɾải ɾα sông ɾα biển cho mát không ρhải chôn cất hαy gửi lên chùα mất công thăm viếng”.

Con trai nối dõi tông đường

Nhiều người cứ nghĩ sinh con tɾαi để nối dõi tông đường, có người hương khói làm đám giỗ cho mình lúc mất. Tôi và chồng sống với nhαu hơn 20 năm, ông ấy mất gần 5 năm ɾồi, nhà chưα một lần làm giỗ bαo giờ cả. Nhà tôi không ρhải con tɾưởng nên việc thờ cúng tổ tiên, ông bà có các bác ở tɾên lo hết…

Tôi vẫn luôn dặn con cái mình sαu này mẹ đi theo bố, các con có lòng cứ làm bát hương thỉnh thoảng thắρ cho ấm bαn thờ là được không cần ρhải bày vẽ giỗ chạρ cho vất vả ɾα.

Nhà tôi có 2 con tɾαi, 1 gáι, các con đều lớn có giα đình. Vợ chồng tôi đối đãi thoải mái với con tɾαi con, con dâu lắm. Sống chung một nhà nhưng việc củα αi người nấy làm. Tôi cũng không bαo giờ ρhân biệt, giαo nhiệm vụ dâu cả ρhải gáпh vác cúng giỗ tɾong nhà.

Sau này mẹ mất các con thả tro cốt ra sông cho mát mẻ

Bọn tɾẻ giờ nó sống hiện đại lắm, không quen mấy thủ tục ɾườm ɾà củα ông bà xưα đâu. Với lại chính bản thân tôi cũng không có thói quen đó, có thể do tôi không ρhải dâu tɾưởng, chưα bαo giờ đứng ɾα làm một đám giỗ nào nên không quαn tɾọng việc hương khói, cúng giỗ. Tôi cũng hαy nhắc mấy đứα:

“Sαu này mẹ mất các con cứ hỏα táпg cho gọn gàng, tɾo cốt ɾải ɾα sông ɾα biển cho mát không ρhải chôn cất hαy gửi lên chùα mất công thăm viếng”.

Tôi nghĩ đã là bố mẹ thì tɾong lòng các con luôn có mình ở một vị tɾí nhất định ɾồi. Tôi không quαn tɾọng chúng nó ρhải có tɾách nhiệm thăm viếng mộ hαy mαm cαo cỗ đầy mới là nhớ. Khi con người tα mất đi là hết, có nhớ nɦuɴg cũng để tɾong tâm tưởng thôi chứ món nọ món kiα có ăn được đâu.

Ngày giỗ đứα nào về được thì về đừng Ьắt buộc có mặt cho bằng được

Lúc chồng tôi còn sống ông ấy cũng dặn vợ con như vậy. Nên giờ tôi không làm giỗ cho ông ấy theo đúng nguyện vọng. Nói vậy không ρhải là mẹ con tôi quên bẵng bố.

Nếu năm nào đến ngày đó đứα con nào không bận công việc thì vẫn về, muα hoα quả thắρ nén nhαng cho bαn thờ ấm cúng, ɾồi làm bữα cơm mẹ con ăn với nhαu. Đứα nào về được thì về còn không Ьắt buộc ρhải có mặt cho bằng được.

Tôi thấy nhà bác cả mỗi lần có giỗ lại mở cỗ to cỗ nhỏ làm đến mấy chục mâm mời hết họ hàng, làng xóm đến ăn uống vừα tốn kém lại mất thời giαn, chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Con cháu cứ hạnh phúc vô tư mà sống cho bản thân mình mới là nguyện vọng lớn nhất

Nhiều người vẫn hαy quαn niệm ngày giỗ để các con tưởng nhớ, ghi ơn dưỡng dục củα ông bà chα mẹ, cũng là dịρ để con cái quây quần lại với nhαu. Nhưng tôi nghĩ nếu bày ɾα vui vẻ thì hãy bày còn để cãi nhαu, bì tị thì khỏi.

Theo tôi, quαn tɾọng nhất là lúc mình còn sống con cái đối xử với bố mẹ như nào, có hiếu thuận hαy không? chứ khi mất đi ɾồi là hết, chỉ còn nấm mồ vô tɾi đấy có giỗ hằng năm hαy hương khói mù mịt thì αi hưởng.

Nên sαu khi tôi mất, các con cứ thoải mái vô tư mà sống cho bản thân mình, có hạnh ρhúc có vui vẻ đấy mới là nguyện vọng lớn nhất củα tôi.

Thái An
Theo ncctv.net

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

2 CÂU CHUYỆN NHỎ ẨN CHỨA BÀI HỌC LẬP NGHIỆP LỚN: ĐÀN ÔNG KHÔNG “ĐẠI NHẪN” KHÓ LÀM NÊN ĐẠI SỰ!

 


Đàn ông, muốn thành việc lớn hay việc nhỏ thì cũng đều cần có đại khí. Mà người có đại khí ắt là phải có tâm Đại Nhẫn.

Câu chuyện thứ nhất: Washington chặt cây

Washington là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Khi ông còn là một đứa trẻ, từng chặt đổ hai cây anh đào của cha. Khi cha ông trở về nhà đã vô cùng tức giận. Ông thầm nghĩ: "Nếu mình điều tra ra ai là người chặt cây, mình sẽ đánh cho nó một trận".

Cha ông đi khắp nơi hỏi dò. Khi ông hỏi tới con trai mình, Washington bắt đầu khóc và nói: "Là con đã chặt đổ cây của cha". Washington nói thẳng ra mà không hề đổ lỗi hay thoái thác cho người khác.

Cha ông đã ôm con trai vào lòng và nói: "Con trai thông minh của cha, cha thà mất đi một trăm cái cây chứ không muốn nghe con nói dối".

Suy ngẫm: Thành thật là một loại sức mạnh, nó thể hiện lòng tự trọng cao và cảm giác an toàn vững chãi bên trong phẩm giá của một người.

Câu chuyện thứ hai: Chuyện nhẫn nại đi vào lịch sử của vị Tổng thống vĩ đại 

Abraham Lincoln đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có. Xuất thân có phần thấp hèn, lại không có được sự nghiệp chính trị ấn tượng, tuy nhiên năm 1860 ông bất ngờ đắc cử tổng thống. Tất nhiên, việc này đã vấp phải những chỉ trích dữ dội. Các đối thủ thường buông lời dè bỉu và gọi ông là "gã nông dân". Các nghị sĩ Hoa Kỳ thời đó đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, thuộc giới thượng lưu trong xã hội. Việc con trai một người đóng giày như Lincoln đột nhiên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực cao nhất khiến họ không cam lòng.

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Lincoln đã phải đối diện với thử thách mà đối với nhiều người có thể gọi là chấn động nhân tâm. Trong khi ông đang đọc diễn văn nhậm chức, một nghị sĩ đứng dậy ngắt lời: "Thưa ngài, xin hãy nhớ rằng cha ngài đã từng đóng giày cho cả nhà tôi". Tất cả cười ồ lên sảng khoái.

Thế nhưng Lincoln vẫn bình tĩnh, ngừng bài diễn văn của mình và tự tin đáp trả: "Tôi biết cha mình đã từng đóng giày cho cả gia đình ngài cũng như nhiều nghị sĩ khác. Bởi lẽ không người thợ nào có thể làm tốt như ông. Xin hỏi đã có ai trong các ngài phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng hay chưa? Chính tôi cũng biết đóng giày, nếu muốn tôi cũng có thể đóng cho các ngài một đôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng vô cùng tự hào về người cha của mình, một người thợ giày xuất sắc".

Các nghị sĩ nghe xong đều im bặt. Họ đã công kích Lincoln bằng những thứ lời lẽ dè bỉu cay nghiệt nhất, nhưng ông ấy đã đáp lại bằng một sự bao dung to lớn thể hiện sự điềm tĩnh vĩ đại của một người quân tử. Sau đó, có người khuyên Lincoln trả đũa tay nghị sĩ nọ. Nhưng ông mau chóng gạt đi và nói: "Khi tất cả chúng ta trở thành bằng hữu thì sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào".

Người quân tử nếu sống vì chút khẩu khí thì sẽ không tránh khỏi lụy phiền, bất mãn mà hỏng đại sự. Muốn thành việc lớn hay việc nhỏ thì cũng đều cần có đại khí. Mà người có đại khí ắt là phải có tâm Đại Nhẫn.

(Theo Sohu)

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

ĐỜI NGƯỜI HỮU HẠN, VỤT THOÁNG TRĂM NĂM, CỚ SAO LẠI KHÔNG VUI VẺ MỖI NGÀY?

 

Ảnh: Interenet

Con người sống giữa trời đất, thời gian vô cùng ngắn ngủi; tựa như bóng câu qua cửa sổ, chỉ trong chớp mắt đã biến mất. Vẫn biết trăm năm là hữu hạn nhưng lại không nén nổi bi ai…

Đời người hữu hạn là thế, vậy biết làm sao để mỗi ngày đều sống vui vẻ, tâm không muộn phiền? Hai câu chuyện dưới đây có nhiều điều khiến ta phải suy ngẫm.   

Vận mệnh của mỗi người đều do ông trời sắp đặt

Tương truyền ở Sơn Đông có một người tên là Trương Thuận, trong lúc chạy trốn bọn cướp đã nấp vào một đống thây người chết ở bên đường và chứng kiến cảnh Diêm Vương gọi hồn người đã khuất.

Diêm Vương gọi hết danh sách nhưng vẫn thấy Trương Thuận nằm im bất động thì chỉ tay hỏi “Tại sao anh lại nằm bất động ở đây?” Trong khi Trương Thuận sợ hãi không nói nên lời thì người bên cạnh đáp: “Anh ta phải chết trong ngục ở kinh thành, không liên quan đến chúng tôi”. 

Sau đó một cơn gió lạ đột nhiên thổi qua, những người đó hoàn toàn biến mất. Từ đó Trương Thuận thường tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được đến kinh thành.

Năm đó xảy ra nạn đói lớn, Trương Thuận không có đồ ăn thức uống nên đi xin ăn; di chuyển dần tới kinh thành. 

Một lần đi qua cửa một ngôi nhà lớn, Trương Thuận thấy một người hầu bế một đứa bé khóc ngặt nghẽo, dỗ thế nào cũng không được nhưng khi nhìn thấy anh thì lập tức nín khóc, chìa tay đòi anh bế. 

Khi được bế, đứa trẻ không những nín khóc mà còn mỉm cười rất tươi. Khi Trương Thuận cáo từ, đứa trẻ lại bắt đầu khóc lớn. Người hầu báo việc này với chủ nhà. Trương Thuận liền được giữ lại để hầu hạ công tử, chính là đứa bé kia. Trương Thuận vui mừng khôn xiết, tránh được đói rét, cơm no áo ấm không phải nghĩ gì. 

Khi nghe người hầu khác kể rằng, chủ nhân chỉ có đứa bé là công tử duy nhất, sau khi sinh ra thường xuyên khóc, mỗi lần như vậy thường khóc cả ngày lẫn đêm, tất cả người hầu và nhũ mẫu không ai giỗ được, việc này diễn ra đến nay đã 5 năm, Trương Thuận lại càng tận tâm phục vụ công tử. 

Cứ như vậy vài năm sau, đột nhiên chủ nhà được điều động đến kinh thành làm quan. Trương Thuận nghe tin nhớ đến điềm báo xưa liền kiên quyết xin nghỉ nhưng chủ nhà không đồng ý. 

Anh liền kể hết sự tình đã gặp năm xưa thì chủ nhân mỉm cười mà nói: “Cậu lại xem giấc mơ là hiện thực ư, sao mà ngu ngốc thế. Nếu tuân thủ luật pháp, sao có thể bị bỏ tù? Mà cho dù sự việc có xảy ra như vậy; năng lực của ta cũng không khó để đưa cậu ra khỏi ngục. Cậu còn lo lắng gì chứ?”. Trương Thuận không từ chối được, đành phụng mệnh đi cùng gia đình chủ nhân đến kinh thành.

Ngày thứ ba tới kinh thành, công tử đòi dẫn đi chơi. Khi chơi ở khu vực sông, không may rơi xuống nước và chết đuối. Trương Thuận bất lực không cứu được công tử, khóc lóc chạy về báo chủ nhân; quỳ xuống xin tạ lỗi.

Chủ nhân chỉ có một cậu con trai này, yêu quý như châu ngọc. Đột nhiên nghe tin xấu, liền đập bàn giận dữ, đánh Trương Thuận một trận rồi tống vào ngục. Cai ngục thấy Trương Thuận không có quan hệ với ai; lại không tiền bạc đút lót nên đánh đập rất tàn khốc. Không chịu được ngược đãi đánh đập tàn khốc, Trường Thuận căm phẫn rồi chết. Anh cũng hiểu sinh tử có số, không thể thoát khỏi mệnh Trời.

Con người bị quan niệm về sinh tử trói buộc

Trong Thiên Tự Văn có kể lại chuyện về Lão Tử và Khổng Tử vô cùng ý nghĩa. Tương truyền rằng Khổng Tử vô cùng kính trọng Lão Tử, có một lần ông đặc biệt tới thỉnh giáo Lão Tử. Ông rất cung kính nói với Lão Tử rằng: “Tiên sinh học vấn cao thâm, nay nhân lúc tiên sinh thư nhàn, xin giảng cho nghe về Đạo”.

Lão Tử nói: “Ngươi muốn hỏi về đạo ư, tất trước bỏ đi mọi tạp niệm, thanh tĩnh tinh thần, lòng thành nhất nhất, gột rửa thân tâm; sau đó mới có thể nghe giảng huyền đạo. Có điều hôm nay ta có thể nói sơ lược cho ngươi nghe!

Trước nói về con người. Con người sống giữa trời đất, thời gian vô cùng ngắn ngủi; tựa như tuấn mã vọt qua khe hở nhỏ hẹp, chỉ trong chớp mắt đã biến mất. Mọi việc trên thế gian, luôn không ngừng biến hóa, sinh sinh tử tử, sinh tử, tử sinh.

Quan hệ sinh tử vốn có biến hóa, vốn chẳng đủ để coi là lạ. Nhưng đối với tử, con người đều cảm thấy bi thương. Đó là vì con người bị quan niệm sinh tử trói buộc.

Nếu coi cái chết chỉ là chôn vùi xương cốt xuống đất, tinh thần rời đi bay vào thiên đường, trở thành vật vô hình, đó chính là từ hữu hình mà trở về vô hình, thì cũng chẳng có gì để mà bi ai nữa rồi.

Đạo ấy mà, không thể hỏi nhiều, then chốt vẫn là lĩnh ngộ được chỗ ảo diệu của đạo; thực sự thông hiểu, thì sẽ cảm nhận được sâu sắc sự vi diệu uyên thâm trong đó…”.

Cổ nhân thường dạy “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, nghĩa là sinh tử hay vận mệnh của một người là do ông trời sắp đặt. Có được điều gì chính là vì đường đời của ta có; không được là bởi vận mệnh ta không có mà thôi.

Con người sống giữa trời đất, chỉ chớp mắt đã lìa đời, không nên muộn phiền vì những điều không đáng, cứ vui vẻ, thiện lương, sống thuận theo tự nhiên vì tất cả đều đã có an bài.

Xuân Hạ (t/h)


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

SẮC KHÔNG (Thơ)

  


Sông mê bể ái vốn chung dòng,
Nghi hoặc ra vào cửa có không.
Bám lỡ trần gian nên lận đận,
Cầu hoài đạo cả vẫn long đong.
Ngày qua tóc bạc buồn lên mắt,
Tháng lại tay xuôi thấy nặng lòng.
Khập khểnh chân tà xa chốn cũ
Sáu đường ngập lối những gai chông…
 
Sáu đường ngập lối những gai chông, 
Tinh tấn ngày đêm rõ sắc không.
Nguyện xả lòng trần cho sạch bụi,
Vun bồi tuệ giác phải dày công.
Từ bi nguyền trải thêm đời sáng,
Đạo hạnh xây cùng tiếp huệ thông.
Pháp Phật huyền quang soi vạn ngã,
Già lam kệ diệu lắng tâm trong.

2018 
Minh Đạo

CỐ TÌM LỖI SAI CỦA NGƯỜI KHÁC, CŨNG NHƯ ĐEM RÁC CẤT TRONG NHÀ MÌNH

 


                                                         Ảnh: ĐKN

Cuộc đời này ngắn lắm, con người chẳng thể quyết định được mình có thể sống bao lâu, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quyết định bản thân sống như thế nào, thế nên hãy nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm bình thản, chớ nên phán xét, soi mói và để ý quá nhiều tới những sai lầm của người khác.

Câu chuyện tấm vải bẩn

Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.

“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”.

Khi ấy, người chồng nhìn thấy nhưng vẫn lặng im. Thế rồi, vẫn những lời bình phẩm ấy cứ thốt ra từ miệng cô vợ mỗi khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân. 

Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?”

Lúc này, người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. 

Nhìn đời bằng lăng kính vui vẻ, hết thảy đều sẽ tốt đẹp

Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia.

Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”.

Một điều dễ thấy là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ tha thứ. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ sự khoan dung và tha thứ để nhẫn nại trước một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp.

Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Thế mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức..

Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân si giận hờn hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.

Không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai, mà vấn đề nằm chính ngay ở tâm ta

Khi nhìn đời bằng cái tâm bất tịnh, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.

Ở đời, con người luôn có hai xu hướng: Nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng lăng kính tiêu cực màu đen.

Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn thấy và nhận ra cái sai của họ.

Chẳng hạn những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai.

Dĩ nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là vậy. Để rồi khi sự yêu thích bên trong giảm dần theo năm tháng, thì hình tượng huyễn hoặc trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ.

Chúng ta sẽ nhìn thấy ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao.

Rồi đến một thời điểm nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm?

Khi nói ra lỗi lầm ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta.

Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, nói chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời.

Có thể thấy, thời gian đã làm cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy màu nhiệm và bình an. Chúng ta không có thời gian dừng lại để lắng nghe bản thân và chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác.

Xét cho cùng, lỗi sai dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta. Chắc chắn, nó không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và trở nên xấu đi trong mắt của mọi người.

Tìm lỗi của người khác, là tự mang rác rưởi của họ về cất trong nhà

Tìm lỗi của người khác, là tự mang rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác?

Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực ra là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy gian trá.

Hầu hết những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi dưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão. Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được “một chiếc vé đi tuổi thơ”? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn?

Con người luôn khao khát có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha. Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng trở nên khô cằn, nóng nảy và bất hạnh? Do ai đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh hàng tỷ người trên trái đất này?

Là do con người cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tại. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm phúc lạc đủ đầy.

Lan Hòa 
Theo: Loimuonnoi.com