Hình Internet
Cuộc sống làm người quý báu cung cấp nền tảng để nâng cấp cho chúng ta không chỉ kiếp này mà còn cho tất cả những kiếp sau. Nó cống hiến cho chúng ta cơ hội được giác ngộ, nhận ra an bình và hỷ lạc thật sự, và dễ dàng tỏa ra những phẩm tánh này để lợi ích vô số chúng sanh.
Nếu nhận ra tánh giác ngộ của mình, vũ trụ sẽ trở thành suối nguồn của an bình và hỷ lạc cho chúng ta, và chúng ta sẽ trở thành một nguồn an bình và hỷ lạc cho vũ trụ.
Nếu nhận ra cơ hội này quý báu ra sao và hiểu được giá trị của sự hiện hữu chính mình, chúng ta sẽ lập tức cảm thấy một cảm giác biết ơn và cảm kích to lớn về sự ban phước của cuộc sống khiến chúng ta hoan hỷ. Lòng biết ơn đó sẽ chuyển thành một quyết tâm mạnh mẽ không bao giờ dám để lãng phí một khoảnh khắc nào của cuộc sống này, và cống hiến toàn bộ cho nó trong cách tốt nhất mà chúng ta có thể.
Chúng ta hãy xem xét có bao nhiêu người trong thế gian có cơ hội phi thường này, khi làm như vậy có thể giúp chúng ta nhận ra mình thật may mắn biết bao. Nhìn chung quanh, chúng ta có thể thấy có vô số chúng sanh trong thế gian. Nếu xem xét một tảng đá, hàng trăm côn trùng đang bò lúc nhúc. Nếu có một kính hiển vi, thì hàng ngàn tỷ sinh vật có thể thấy được. Tôi có thể nói hàng tỉ vi khuẩn đang sống trong ruột chúng ta. Theo Phật giáo, mỗi một trong số chúng đều có một tâm và đều tìm kiếm hạnh phúc.
Ngoài ra, những chúng sanh mà chúng ta có thể thấy chỉ là một đỉnh của tảng băng trôi. Giống như những nền văn hóa quanh thế giới một cách truyền thống tin vào những chúng sanh vô hình như thiên, thần, thánh, ma, và quỷ, những người theo đạo Phật cũng tin vào nhiều bộ chúng sanh vô hình. Nhiều sinh linh này hiện hữu giữa chúng ta trong chính nơi chúng ta ngồi và hít thở. Lý do duy nhất chúng ta không thấy và không giao thiệp trong cuộc sống lẫn nhau là vì thiếu nghiệp kết nối chung để phát sinh mối quan hệ qua nhận thức.
Tuy nhiên, giữa sự sắp xếp bao la và kỳ diệu của cuộc sống vô hình và hữu hình, nhân loại sở hữu được tiềm năng vĩ đại nhất cho việc nhận ra giác ngộ, như chúng ta có khả năng thông minh, động cơ, và sức chịu đựng để tìm kiếm con đường tâm linh và gắn bó với nó. Hãy xem súc vật và địa ngục để lấy hai ví dụ. Những chúng sanh này chịu đựng đau khổ, sợ hãi, và trì độn khiến họ thiếu sức mạnh để gom góp thậm chí một dấu vết của những phẩm tính giác ngộ. Bây giờ hãy lấy những chúng sanh như những vị trời trường thọ, những vị dường như may mắn hơn chúng ta, với thân ánh sáng đẹp đẽ và có quyền sử dụng mọi loại ham thích. Tuy nhiên, sự thật là những vị trời đó – không giống con người nếm cả hai mùi vị hạnh phúc và đau khổ nên có động cơ và khả năng tìm kiếm giác ngộ – họ quá say mê khoái lạc sắc dục và không có bất cứ kinh nghiệm đau khổ nào để có thể thôi thúc họ thực hành hoạt động tâm linh.
Thậm chí ngay cả giữa nhân loại, nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy thực sự có rất ít người có tính khí giống như chụp lấy cơ hội để làm việc hướng tới giác ngộ. Ngày nay nhiều người không tin vào tâm linh. Nhiều người không hề biết một chút gì về tiềm năng của tâm họ. Thậm chí ngay cả những người có học thức cũng vậy. Có lần một người trí thức đã nói với tôi: “Tâm chỉ là cây nấm trên bộ não.”
Một số người quá đắm chìm vào việc vật lộn với nghèo khó hay bệnh tật hoặc quá nhiễm vào đam mê và kích thích ham mê để phát triển tâm linh. Những người khác trút mọi năng lượng của họ vào việc đạt được thành công vật chất và danh vọng. Và cũng có người có thể có một số khuynh hướng tâm linh chưa bao giờ tiến bộ trên con đường vì rơi vào đám đông sai lầm và chọn lấy giá trị sai. Vậy khi tóm gọn lại, chỉ còn một chút phần trăm ít ỏi người có một thay đổi thực tế của việc tận dụng cơ hội cho tâm linh tăng trưởng.
Giáo lý Đạo Phật trình bày những hoàn cảnh lý tưởng cho tiến bộ tâm linh. Chúng được biết là tám tự do và mười thuận lợi. Tám tự do là thoát khỏi việc phải sinh vào cõi (1) địa ngục, (2) ngạ quỷ, (3) súc sanh, hay (4) cõi trời trường thọ, bởi vì không cõi nào có thể đem lại cơ hội tạo tiến bộ tâm linh tốt như cõi người. (Xem chương 6, “Tái sanh”, để biết thêm về các cõi.) Và cũng phải thoát khỏi việc có (5) một quan điểm đồi bại, (6) cách cư xử mọi rợ, (7) quan điểm đoạn kiến, hay (8) sinh ra ở nơi không có sự xuất hiện của một vị thầy giác ngộ.
Mười thuận lợi bao gồm việc có được: (1) thân người với (2) các giác quan đầy đủ nguyên vẹn và (3) một công việc lành mạnh, hoặc một nghề nghiệp tốt. Người đó cũng phải sinh ra ở nơi mà (4) Giáo pháp tồn tại, (5) một vị thầy giác ngộ xuất hiện, (6) vị thầy dạy Giáo Pháp như cam lồ (Giáo lý giác ngộ của Phật giáo) và (7) Giáo Pháp giảng dạy vẫn đang thịnh vượng và phát triển. Cuối cùng, người đó phải (8) có niềm tin vào giáo lý, (9) đi theo giáo lý, và (10) có sự hướng dẫn của một vị thầy chân chính còn sống.
Như bạn có thể thấy, có được tất cả mười tám điều kiện lý tưởng này là cực hiếm. Những ai có được các điều kiện này được người theo đạo Phật gọi là cuộc sống làm người quý báu. Dù cho sở hữu bao nhiêu điều kiện lý tưởng, chúng ta cần phải hoan hỷ với những điều kiện đang có, biết rằng chúng là sự ban phước và phải hoàn toàn tận dụng. Ta cũng phải làm sao để đạt những điều kiện còn thiếu. Nếu nhận ra sự ban phước quý báu mà mình có, chúng ta sẽ không bao giờ dám lãng phí cơ hội bằng vàng này, và sớm hay muộn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống quý báu – an bình, hoan hỉ và rộng mở thực sự.
Nếu không nắm lấy cơ hội để làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và chuyển thành một cuộc sống làm người quý báu thì không gì bảo đảm rằng chúng ta sẽ có một cơ hội khác trong tương lai. Sau cùng, con người không chỉ có trí tuệ nhạy bén nhất trong tất cả chúng sanh mà còn có những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Tất cả quá dễ cho chúng ta bị cuốn theo những cảm xúc mạnh và phạm những sai lầm bi thảm có thể dẫn chúng ta tái sinh vào cõi thấp hơn. Như Tổ Shantideva (Tịch Thiên) nói:
Quá khó để có một cuộc sống làm người được phú cho tự do và thuận lợi.
Ngày nay có cơ hội để hoàn thành mục đích của cuộc đời,
Nhưng nếu không tận dụng được nó,
Làm sao chúng ta có thể có lại cơ hội như vậy nữa?
Nếu nhận ra cơ hội này quý báu ra sao và hiểu được giá trị của sự hiện hữu chính mình, chúng ta sẽ lập tức cảm thấy một cảm giác biết ơn và cảm kích to lớn về sự ban phước của cuộc sống khiến chúng ta hoan hỷ. Lòng biết ơn đó sẽ chuyển thành một quyết tâm mạnh mẽ không bao giờ dám để lãng phí một khoảnh khắc nào của cuộc sống này, và cống hiến toàn bộ cho nó trong cách tốt nhất mà chúng ta có thể.
Chúng ta hãy xem xét có bao nhiêu người trong thế gian có cơ hội phi thường này, khi làm như vậy có thể giúp chúng ta nhận ra mình thật may mắn biết bao. Nhìn chung quanh, chúng ta có thể thấy có vô số chúng sanh trong thế gian. Nếu xem xét một tảng đá, hàng trăm côn trùng đang bò lúc nhúc. Nếu có một kính hiển vi, thì hàng ngàn tỷ sinh vật có thể thấy được. Tôi có thể nói hàng tỉ vi khuẩn đang sống trong ruột chúng ta. Theo Phật giáo, mỗi một trong số chúng đều có một tâm và đều tìm kiếm hạnh phúc.
Ngoài ra, những chúng sanh mà chúng ta có thể thấy chỉ là một đỉnh của tảng băng trôi. Giống như những nền văn hóa quanh thế giới một cách truyền thống tin vào những chúng sanh vô hình như thiên, thần, thánh, ma, và quỷ, những người theo đạo Phật cũng tin vào nhiều bộ chúng sanh vô hình. Nhiều sinh linh này hiện hữu giữa chúng ta trong chính nơi chúng ta ngồi và hít thở. Lý do duy nhất chúng ta không thấy và không giao thiệp trong cuộc sống lẫn nhau là vì thiếu nghiệp kết nối chung để phát sinh mối quan hệ qua nhận thức.
Tuy nhiên, giữa sự sắp xếp bao la và kỳ diệu của cuộc sống vô hình và hữu hình, nhân loại sở hữu được tiềm năng vĩ đại nhất cho việc nhận ra giác ngộ, như chúng ta có khả năng thông minh, động cơ, và sức chịu đựng để tìm kiếm con đường tâm linh và gắn bó với nó. Hãy xem súc vật và địa ngục để lấy hai ví dụ. Những chúng sanh này chịu đựng đau khổ, sợ hãi, và trì độn khiến họ thiếu sức mạnh để gom góp thậm chí một dấu vết của những phẩm tính giác ngộ. Bây giờ hãy lấy những chúng sanh như những vị trời trường thọ, những vị dường như may mắn hơn chúng ta, với thân ánh sáng đẹp đẽ và có quyền sử dụng mọi loại ham thích. Tuy nhiên, sự thật là những vị trời đó – không giống con người nếm cả hai mùi vị hạnh phúc và đau khổ nên có động cơ và khả năng tìm kiếm giác ngộ – họ quá say mê khoái lạc sắc dục và không có bất cứ kinh nghiệm đau khổ nào để có thể thôi thúc họ thực hành hoạt động tâm linh.
Thậm chí ngay cả giữa nhân loại, nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy thực sự có rất ít người có tính khí giống như chụp lấy cơ hội để làm việc hướng tới giác ngộ. Ngày nay nhiều người không tin vào tâm linh. Nhiều người không hề biết một chút gì về tiềm năng của tâm họ. Thậm chí ngay cả những người có học thức cũng vậy. Có lần một người trí thức đã nói với tôi: “Tâm chỉ là cây nấm trên bộ não.”
Một số người quá đắm chìm vào việc vật lộn với nghèo khó hay bệnh tật hoặc quá nhiễm vào đam mê và kích thích ham mê để phát triển tâm linh. Những người khác trút mọi năng lượng của họ vào việc đạt được thành công vật chất và danh vọng. Và cũng có người có thể có một số khuynh hướng tâm linh chưa bao giờ tiến bộ trên con đường vì rơi vào đám đông sai lầm và chọn lấy giá trị sai. Vậy khi tóm gọn lại, chỉ còn một chút phần trăm ít ỏi người có một thay đổi thực tế của việc tận dụng cơ hội cho tâm linh tăng trưởng.
Giáo lý Đạo Phật trình bày những hoàn cảnh lý tưởng cho tiến bộ tâm linh. Chúng được biết là tám tự do và mười thuận lợi. Tám tự do là thoát khỏi việc phải sinh vào cõi (1) địa ngục, (2) ngạ quỷ, (3) súc sanh, hay (4) cõi trời trường thọ, bởi vì không cõi nào có thể đem lại cơ hội tạo tiến bộ tâm linh tốt như cõi người. (Xem chương 6, “Tái sanh”, để biết thêm về các cõi.) Và cũng phải thoát khỏi việc có (5) một quan điểm đồi bại, (6) cách cư xử mọi rợ, (7) quan điểm đoạn kiến, hay (8) sinh ra ở nơi không có sự xuất hiện của một vị thầy giác ngộ.
Mười thuận lợi bao gồm việc có được: (1) thân người với (2) các giác quan đầy đủ nguyên vẹn và (3) một công việc lành mạnh, hoặc một nghề nghiệp tốt. Người đó cũng phải sinh ra ở nơi mà (4) Giáo pháp tồn tại, (5) một vị thầy giác ngộ xuất hiện, (6) vị thầy dạy Giáo Pháp như cam lồ (Giáo lý giác ngộ của Phật giáo) và (7) Giáo Pháp giảng dạy vẫn đang thịnh vượng và phát triển. Cuối cùng, người đó phải (8) có niềm tin vào giáo lý, (9) đi theo giáo lý, và (10) có sự hướng dẫn của một vị thầy chân chính còn sống.
Như bạn có thể thấy, có được tất cả mười tám điều kiện lý tưởng này là cực hiếm. Những ai có được các điều kiện này được người theo đạo Phật gọi là cuộc sống làm người quý báu. Dù cho sở hữu bao nhiêu điều kiện lý tưởng, chúng ta cần phải hoan hỷ với những điều kiện đang có, biết rằng chúng là sự ban phước và phải hoàn toàn tận dụng. Ta cũng phải làm sao để đạt những điều kiện còn thiếu. Nếu nhận ra sự ban phước quý báu mà mình có, chúng ta sẽ không bao giờ dám lãng phí cơ hội bằng vàng này, và sớm hay muộn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống quý báu – an bình, hoan hỉ và rộng mở thực sự.
Nếu không nắm lấy cơ hội để làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và chuyển thành một cuộc sống làm người quý báu thì không gì bảo đảm rằng chúng ta sẽ có một cơ hội khác trong tương lai. Sau cùng, con người không chỉ có trí tuệ nhạy bén nhất trong tất cả chúng sanh mà còn có những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Tất cả quá dễ cho chúng ta bị cuốn theo những cảm xúc mạnh và phạm những sai lầm bi thảm có thể dẫn chúng ta tái sinh vào cõi thấp hơn. Như Tổ Shantideva (Tịch Thiên) nói:
Quá khó để có một cuộc sống làm người được phú cho tự do và thuận lợi.
Ngày nay có cơ hội để hoàn thành mục đích của cuộc đời,
Nhưng nếu không tận dụng được nó,
Làm sao chúng ta có thể có lại cơ hội như vậy nữa?
Ngài Tulku Thondup Rinpoche
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét