Nguồn ảnh: ntdvn
Ngày nay, người xuất gia tu luyện không ít, thậm chí có trường đào tạo. Nhưng chốn cửa Phật lại không thiếu những chuyện chẳng hề thanh tịnh. Làm sao biết được người chân tu?
Câu chuyện thiền sư Bạch Ẩn nuôi con người là một sự tích nổi tiếng nói minh tỏ chân tướng người tu luyện.
Bạch Ẩn là thiền sư đức hạnh, là cao tăng nổi tiếng đương thời, học trò rất đông, người quanh vùng đều rất kính trọng ông. Cách ngôi chùa ông trụ trì không xa có một nhà mở cửa hàng bán vải.
Cô con gái chủ cửa hàng chưa xuất gia, nhưng có quan hệ tình cảm với một thanh niên và có thai. Cha mẹ cô cảm thấy rất sỉ nhục, bèn truy vấn cô cha đứa bé là ai. Cô gái vô cùng sợ hãi, nếu nói ra thì người yêu của cô sẽ bị cha cô đánh chết, do đó cứ không muốn nói. Sau này không chịu nổi sự thúc ép truy vấn của cha, cô nảy sinh ra một ý, người mà cha cô tôn kính nhất là Bạch Ẩn thiền sư, vì vậy cô nói:
– Đứa trẻ trong bụng con là của Bạch Ẩn thiền sư.
Cha cô vừa nghe vậy liền thấy như trời long đất lở, không thể nào ngờ được chuyện này lại như thế này, lại chính là Bạch Ẩn thiền sư, người ông kính trọng nhất.
Cha cô không tin lời con gái, bèn dẫn cô đến tìm Bạch Ẩn thiền sư và để cô gái thú tội. Bạch Ẩn thiền sư chỉ nhẹ nhàng nói một câu:
– Thế ư.
Cha cô thấy thần thái hòa ái của Bạch Ẩn thiền sư thì không làm ầm ĩ nữa, lẳng lặng dẫn con gái về. Sau khi cô gái sinh con, cha cô bế đứa bé đến chùa đưa cho Bạch Ẩn thiền sư và nói:
– Đây là nghiệt chủng của ông, trả lại cho ông đây.
Chuyện này lan truyền ra, dư luận bàn tán xôn xao, tới tấp đến chùa nhiếc móc thiền sư đạo mạo thế này mà lại làm cái chuyện vô liêm sỉ như thế, quả đúng là mặt ‘thiền sư’ dạ lang sói. Danh tiếng bấy lâu nay của Bạch Ẩn thiền sư bị hủy hoại sạch không còn tí gì.
Bạch Ẩn thiền sư lặng lẽ làm bảo mẫu cho đứa bé, ngày ngày bế bé đi xin sữa, và đi đến đâu, ông cũng bị nhục mạ và giễu cợt:
– Sư hổ mang!
– Sư háo sắc!
– Mọi người cứ ca ngợi là sư đắc Đạo, hóa ra chỉ là giỏi dụ dỗ con gái nhà lành!
Nhưng dù bị chà đạp và nhục mạ như thế này, Bạch Ẩn thiền sư vẫn lặng lẽ chăm chút nuôi dưỡng đứa trẻ.
Một năm trôi qua, cô gái kia thực sự không thể chịu đựng nổi nỗi dằn vặt của lương tâm và nỗi đau bỏ rơi con của người mẹ. Cuối cùng cô lấy hết can đảm nói ra chân tướng với cha mẹ. Cha mẹ cô nghe xong, trong lòng cảm thấy vô cùng hối hận, lập tức dẫn theo toàn bộ người nhà trong gia đình quỳ trước Bạch Ẩn thiền sư sám hối, chịu tội. Bạch Ẩn thiền sư nghe xong, chỉ nói một câu nhẹ nhàng:
– Thế ư.
Rồi đem đứa trẻ trao trả lại cho cô gái. Ông vẫn bình thản như ngày thường, dường như không có chuyện gì xảy ra vậy.
Sau này cô gái quy y cửa Phật, theo Bạch Ẩn thiền sư học thiền.
Tu hành như thế này thì:
– Có bức tường ma nào mà không đổ?
– Có gươm dao nào mà không gãy?
– Có chúng sinh nào mà không thể hóa độ?
– Có tiết tháo nào dám sánh vai?
Người tu hành là phải chịu được khổ, và phải tu nhẫn, cần đạt được tâm đại nhẫn: bình thản trước mọi oan ức trái ngang, thản nhiên trước mọi miệng lưỡi thế gian. Đó mới là người thực tu, chân tu. Tu là tu tâm chứ không phải ở hình thức tụng kinh gõ mõ ngồi thiền.
Ngày nay có trường đào tạo tu luyện, có chức sắc, quyền thế cũng không khác chi bộ máy quản lý của người thường. Có những người khoác áo tu hành kiếm tiền tỷ, làm ra không ít chuyện khiến người thường cũng sửng sốt. Tôn giáo chỉ là hình thức, người chân tu hướng nội tu tâm, chiểu theo các đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ mà tự đo lường bản thân mình. Người chân tu biết rõ việc mình làm đều có Thần Phật nhìn thấy. Có như thế mới không làm việc trái Đạo. Như câu chuyện sư Bạch Ân kể trên.
Nguồn: ntdvn (Tường Hòa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét