Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: MINH ĐẠO TUYỂN TẬP THƠ

Tranh - Thư pháp Minh Đạo vừa ra mắt trên thi đàn & thân hữu TUYỂN TẬP THƠ được chọn lọc từ 8 tập thơ đã xuất bản. Tuyển tập gồm 610 trang, in khổ 16 x 24cm do NXB Hội Nhà Văn cấp phép, gồm trên 500 bài thơ Đường Luật (Gồm các thể loại), phỏng dịch thơ Hán văn của các bậc tiền nhân và một số bài thơ tự do, giá bán 499.000 đồng VN, được giới thiệu của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Australia, chủ biên website: quangduc.com , tập san Quán Văn.
Quý thân hữu nào yêu quý thơ văn và cần đặt tập thơ xin liên hệ với Tranh-Thư pháp Minh Đạo qua email: minhdao1160@gmail.com, Yalo, viber: (+84) 984 512 130 Nếu ở xa, vui lòng cho địa chỉ để gởi qua bưu điện.

LỜI GIỚI THIỆU

  Trong hành trình trở về cội nguồn tâm linh, chúng ta như đang dạo chơi giữa cõi trần, đối diện với muôn ngàn sắc thái có không, để quán chiếu cảm nhận ra sự tinh tế, vi diệu là điều khó khăn cho kẻ phàm phu tục tử. Những vướng mắc, cản trở do vì bản chất chấp ngã chấp pháp mà che lấp bổn tánh. Trong TUYỂN TẬP THƠ nầy cũng như 8 tập thơ trước đây mà Cư Sĩ  Minh Đạo đã phát hành đều nương theo tinh thần, giáo lý Phật pháp để quán chiếu, diễn bày.

  Thơ cCư Sĩ Minh Đạo đã t rõ  chơn thật của sự vật, vấn đề, đều dựa theo tinh thần, giáo lý Phật giáo, động tĩnh tùy duyên. Vạn vật luôn biến đổi không ngừng bởi do duyên sinh và duyên diệt, thơ của Minh Đạo luôn uyển chuyển để hài hòa, không vướng mắc khi đối cảnh. Tùy duyên, nương duyên để lập hạnh, lập nguyện thẳng bước trên con đường tiến tu.

   Sinh ra được làm người đó là may mắn lớn như Con rùa mù gặp bộng cây. Kẻ phàm phu ngu si trôi dạt trong ngũ thú tạm được thân người còn khó hơn. Nhận ra được giá trị nầy, hành giả phải luôn tinh tấn, nỗ lực. Thơ Minh Đạo đều luôn thể hiện tính tích cực, lạc quan trong tiến trình hướng về cội nguồn của bản tâm.

  Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật đã dạy rằng: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy". Do vậy, Nghiệp là động lực, là đường dẫn đưa chúng sinh vào vòng sanh tử luân hồi, chính vì thế hành giả phải phát nguyện tận trừ nghiệp cũ, không tạo nghiệp mới, một khi nghiệp hết, ngay đó hành giả đạt đến chỗ vô sanh bất tử, giác ngộ và giải thoát. Chấp nhận, an nhiên với thực tại và sám hối nghiệp chướng là pháp hành mà Cư Sĩ Minh Đạo thường đề cập trong thơ của ông đã khuyến tấn bản thân mình và bè bạn gần xa.

  Về đạo hiếu là một mảng khác trong khung trời thi ca của Cư Sĩ Minh Đạo, ông chào đời tại Quảng Trị, vùng đất miền Trung “ Mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm”. Cha  Mẹ vất vả, dầm sương giải nắng trên ruộng đồng khô cằn mà không đủ sống, chắt chiu, gắng gượng nuôi con, đó là thời kỳ khó khăn mà bản thân ông đã trải qua. Chính dấu ấn nầy mà hình thành nhân cách sống chuẩn mực. Lấy đạo hiếu, ơn sinh thành dưỡng dục làm đầu. Khi lớn lên trưởng thành thấm nhuần giáo pháp Phật giáo và luôn chiêm nghiệm sự cao quí, trân trọng về ân dưỡng dục sinh thành. Đề tài này đề cập nhiều trong tập thơ và thường xuyên trích dẫn lời Phật dạy về hiếu thuận trong kinh Tâm Địa Quán, hoặc kinh Tăng Chi.

  Trở thành cộng tác viên của thư mục thi ca của Trang Nhà Quảng Đức từ mùa Vu Lan năm 2017, Cư Sĩ Minh Đạo là một trong thi sĩ có thơ đăng tải thường xuyên và nhanh chóng gởi bài khi có lời mời xướng họa của diễn đàn.

Khái quát vài khía cạnh trong TUYỂN TẬP THƠ,  thơ của Minh Đạo phần lớn xử dụng thể thất ngôn bát cú (Đường luật), súc tích, luôn chứa nhiều ẩn ý càng làm cho người đọc có cảm nhận sâu lắng hơn. Vài dòng xin giới thiệu đến quí độc giả.

                                              Viết tại Melbourne, đầu mùa Xuân của Úc Châu (9/2022)

                                                                  Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
                                                                Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Australia
                                                                   Chủ biên: website: quangduc.com


CẢM NHẬN  VỀ TUYỂN TẬP THƠ TÁC GIẢ MINH ĐẠO

   tuyển tập thơ của tác giả Minh Đạo đọc nhiều lần càng nghiệm ra cách nhìn sự vật, vấn đề bằng thiền quán, không hoa mỹ nhưng sâu lắng. Càng suy ngẫm người ta đi vào thế giới thực, thế giới hiện hữu tự nhiên không có tranh chấp, đố kỵ mà tương đồng diệu vợi.

  Ngoại cảnh thì luôn động, nương duyên mà tiếp diễn, nhưng với người dựa trên căn bản giáo lý Đức Phật thì sự hiện hữu ấy không bị cuốn theo để làm lu mờ tính biết , ăn thì biết ăn, ngủ thì biết ngủ, làm việc thì biết làm việc, khi đối chất với ngoại cảnh bằng sự tỉnh thức:

 Mộng dỗ tình ngây hoà chẳng đắm,
 Vai kề trí tỉnh rõ càng vươn.
                    (Niệm Cõi Hương)

 Giáo pháp của đức Phật bày ra cho chúng sinh đối trị vọng tâm, hướng về chân tâm. Để khế hợp với căn cơ hóa giải vọng động, phá bỏ những chướng ngại, không hề lay chuyển qua thời gian. Khi đã thuần hóa như “Trâu quay đầu” trong thập mục ngưu đồ, những lăng xăng, những vọng động của tâm không còn, lúc đó hành giả an nhiên, tự tại tiến đến “ Không còn trâu, không còn người” đó là chân tâm, đó là Phật :

Nẻo pháp luôn tìm tu vạn ngã,
Hương thiền vốn giữ niệm từng câu.
Năng cầu dạ sáng bền tâm hảo,
Mãi ủ lòng an thuận tánh đầu.
(Quẳng Lại)

 Hay:

Tâm buông khỉ lộng lơi năm tháng
Ý giữ trâu thuần rõ sát - na
Liễu tánh lìa mê người cải hối
Suy đời thoát não hướng lần ra
(Bình Thường Động Tỉnh)

 Chốn thiền môn trang nghiêm, tịch tịnh nơi đây niệm Phật, niệm Pháp chế ngự vọng động, gan lọc những ô trược bởi tâm mê chấp, đeo bám từ bao đời kiếp. Sân si đã diệt thì đâu còn thị phi, phải trái, hơn thua:

 Chốn đạo không sân đâu luận biện?
Nẻo tâm chớ đắm chẳng sinh ghiền.
Thong dong  thấy đủ người càng tiện,
Rộn rã  mong đầy dạ hổng yên.
(Thanh Thản)

Cũng cách nhìn ấy, khi chiều buông những tia nắng mờ nhạt len qua từng kẻ lá, cảnh vật, cánh diều lờ lững theo những dãi mây, đời thường với cảnh ấy vẫn băn khoăn vẫn thao thức, trăn trở về thân phận về cuộc đời. Với tác giả ngẫm lại… chẳng khác nhiều, bằng thiền quán:

Trời nghiêng oải nắng mơn cành liễu,
Gió lộng chùng mây ẵm dải diều.
Sắp nẻo thu về đơn phận rỗi,
Qua mùa hạ đến não đời xiêu.
Thời gian vật vả bày muôn lối,
Ngẫm lại… người, ta chẳng khác nhiều.
(Bóng Chiều)

 Người đời thường nhọc nhằn theo đuổi ước mơ, đuổi bắt không ngừng làm cho khổ, tham sân si thường đọng mãi trong tâm thức buộc chặt, không cắt được nghiệp ác mà ngày càng chồng chất. Trầm luân, luân hồi là đó, “niệm xưa”, “nợ cũ”, đuổi bắt tác giả nhấn mạnh:

 Bởi mãi long đong nên cứ khổ
Vì còn lận đận vẫn hoài đau
Niềm xưa quyến luyến dành tâm lực
Nợ cũ chờn vờn níu trước sau
Đuổi bắt thời gian ai định sẵn
Năng cầu chẳng được ắt càng lao.
(Tìm nhau)

 Ơn cuộc đời đã nuôi dưỡng hình hài nầy, những phương tiện cần thiết để sống, đáp lại bằng sư yêu thương là từ bi, rộng lượng, khoan dung, rạng rỡ mỗi ngày, tâm nầy trải khắp cùng thế gian. Khi lòng an thì cõi trần nầy là thiên thai, là cõi tiên tận hưởng cuộc sống tươi đẹp an vui hòa chung cùng mọi người. Đó cũng là mấu chốt để hướng đến cõi thường lạc:

 Rạng rỡ ngày lên cùng cõi thế
Yên bình kiếp mãn ngắm thiên thai
Nguyền tan ái dục tâm không vướng
Rũ sạch lòng trần tánh lặng khai
(Nguyện)

 Tiếng rao đêm ở góc phố về khuya, tiếng máy nổ cửa những chuyến xe chở hàng chuyến sớm, tiếng chổi đưa của người công nhân quét đường. cũng đều hòa nhập, theo thời gian và luôn có sự cảm thông . Sự lam  lũ, khó nhọc ấy  tác giả nhận thức đúng , đủ để cởi mở lòng hơn với thế gian, cuộc đời:

 Hàng rao đầu ngõ đìu hiu muộn    
Xe rú bên tai rối rắm phiền   
Nhập cảnh vui cùng tuy vẫn ngỡ
Nương đời nhận cả thế mà yên
(Phố Khuya)

 Về quê hương cũng là mảng dài tác giả đề cập, bằng tình yêu, nỗi nhớ dần theo năm tháng, mảnh ruộng, nương vườn, bờ tre, củ khoai, gốc sắn đó là những hình ảnh thân quen được đề cập trong thơ. Nơi quê hương miền trung đầy nắng, gió, ruộng vườn đất cày lên sỏi đá nuôi lớn, ươm mần cho tính chân chất, trung thực đi suốt cuộc đời:
 Mảnh ruộng se niềm căng cõi nhớ,

Nương hồ trỗi dạ ngẩn thời qua.
Ân tình mãi đọng theo dòng chảy…
Vẫn ủ hương đồng mỗi sáng ra…
(Bóng Quê)

 Hay:

 Thời xuân cảnh nhọc lòng không cỗi,
Chốn lão tâm hòa lợi nỏ mê.
Chẳng lỡ tình xưa đà ước hẹn,
Còn thương xóm nhỏ mãi ôm thề.
(Nhớ Hạ Quê)

 Chiến tranh, hoàn cảnh để mãi tha phương, khi nhớ về quê hương lòng dạ ngổn ngang..Như những kỷ niệm tuổi thơ, bơi lội trên dòng sông nhỏ Ô Khê vào những trưa hè cùng bạn bè, những lúc hái rau, kiếm củi trên đồi Khe Ải. Những ký ức đã hằn sâu vào tâm thức để hình thành một nhân cách sống, phép đối xử hiền hòa, cảm thông mọi khổ đau giữa cuộc đời và nối duyên gặp Phật pháp .

Vì đang mãi vướng quê biền biệt
Bởi cứ năng chờ dạ ngổn ngang
Ôm cả dòng Khê còn sóng nhớ
Mơ cùng khe Ải ngại chiều loang
(Trông Về)

 Hay:

 Đường dài rong ruổi ,chìm dâu bể,                           
Lối cũ đong đưa, thấm bụi trần.
Thổn thức nghĩa tình răng nặng nhẹ?
Mênh mang ký ức bát rau thuần…(*)
(Tình Quê)

  Thấm nhuần phong tục tạp quán, ảnh hưởng khuôn phép Nho giáo từ bao đời, và cả truyền thống gia đình lấy hiếu thuận làm căn bản trong đời sống như trong Thanh Niên Thủ Tắc viết: “hiếu thuận vi tề gia chi bản” (hiếu thảo là gốc rễ của việc quản lý gia đình). hay Hiếu kinh: “Hiếu thị đức chi bản, y giáo nhi sinh.” Nghĩa là hiếu thuận là căn bản của đức hạnh, do giáo dục mà có.

  Tác giả thường đề cập đến chữ hiếu và vượt lên trên nếp sống, nếp nghĩ và khi bắt gặp chữ hiếu trong đạo Phật., ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ kiểu như thế gian và làm rạng rỡ tổ tông ra, còn phải tiến xa hơn, bằng cách dẫn dắt cha mẹ hướng về chánh tín, xa lìa phiền não, đường xấu, vượt thoát vòng sinh tử, làm cho họ hàng thân thuộc mấy đời được độ, cắt đứt vĩnh viễn khổ đau trong ba đường luẩn quẩn. Đây chính là đại hiếu. Kinh Tâm Địa Quán, viết: “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. và trong kinh Tạp Bảo Tạng, Đức Phật nói rõ hơn:“Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. . Dù song thân đã rời xa thế gian nhưng nỗi đau đáu chưa đáp tròn chữ hiếu còn luôn trăn trở:

Nhớ cảnh quê nghèo thời xót nỗi,
Hờn tìm sữa thiếu lúc nằm nôi.
Chưa lần báo đáp Người đi vội,
Vạn kiếp ân sâu nghĩa khó hồi…
(Tháng Bảy Vu Lan) 

  Từ vùng quê nghèo, nuôi con khôn lớn với bao vất vả, khó khăn luôn giữ, dạy con cách sống lương thiện, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, vật chất khó khăn nhưng tinh thần luôn trong sáng. Đó là Mẹ là Cha:

Quần quật ngày đêm hoài cảnh thiếu 
Đau nhừ vai gối chỉ lều thưa
Giản đơn vạn chuyện nghèo  thường lấn
Lặng lẽ bao thời khổ mãi đưa
(Nhớ Mẹ Xưa)

 Hay:

 Hết cả phần đời nào quản ngại
Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà
Theo hương sống nguyện, sao cho xứng
Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
(Sinh Thành Dưỡng Dục)

 Với bạn bè, tùy duyên thuận cảnh gặp nhau để cùng giúp đỡ, đồng cảm, đồng tu xa lìa những cố chấp, hẹp hòi, vùi chôn những phiền não, đau thương hướng đến tuệ giác, giác ngô, hãy cùng nhau tiến bước: Về bến: Đây là bến giác Giác ngạn Bờ bên kia của giác ngộ, tức cảnh giới của Phật, và thuyền: Trí tuệ Bát nhã ví như thuyền bè đưa chúng sinh vượt qua biển sống chết, đến bờ Bồ đề, cho nên gọi là Bát nhã thuyền.

Vùi chôn não nuột quay về bến…(*)
Bỏ lại phiền nan dẫn xuống thuyền…(**)
Rang rỡ ngày lên vui nẻo thắm,
Nương cùng cõi tịnh để đời yên.
(Thiện Hữu)

Hay:

 Tùy duyên mỗi kiểu càng vui thấm,
Thuận cảnh nhiều nơi vẫn xứng tầm (tìm).
Ngẫm nẻo vô thường…sao sống chậm…
Cùng nương cõi thế, hiểu ôm chầm.
(Tìm Nhau)

 Ngẫm về cuộc sống thế gian, bởi mãi chìm trong khổ đau, bế tắc trong cuốc sống là tiếng thở dài. Thế gian là thế nhưng vạn vật vẫn bình yên, cây vẫn xanh, nước vẫn chảy, người nông dân vẫn ra đồng. Vạn cảnh đều hòa chung một nhịp. Chỉ khác là riêng con người thở ra, trăn trở:

Mấy khoảng xuân sang nào chậm lại
Nhiêu lần hạ đến vẫn đều qua
Thời yên,vạn vật luôn bình thản
Khổ mãi con người… cứ thở ra….
(Chuyện Với Tách Trà)

 Lại ngẫm dòng đời đâu cứ phải…
Hoài xem nghịch cảnh có chi mà?
Hương thầm đắng ngọt… đều như thế!
Vạn vật như như gắng hiểu là…
(Độc Ẩm)

 Vạn hạnh thiền sư trong bài Thị Đệ Tử (Dặn học trò)
Qua bản dịch của Ngô Tất Tố:

“Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.”

 Cũng nương tinh thần nầy , khi một nình bên tách trà nghĩ về một kiếp người thật chóng vánh, công danh, phú quí  như sương ngọn cỏ, lấp lánh rồi rơi, bướm đậu đài hoa chập chờn rồi bay. Chính tạm bợ, phù du ấy mà huân tập mà dứt đoạn phiền não, sống an nhàn, tự tại:

 Phú quí long lanh… sương ngọn cỏ,
Uy quyền đỏng đảnh… bướm đài hoa.
Thong dong chẳng vướng thì vơi khổ
Chóng vánh duyên trần ngẫm thoát qua… 
(Với Tách Trà)

 Tập thơ đề cập nhiều vấn đề trong cuộc sống, ở mọi khía cạnh, góc nhìn bằng sự thiền quán, cảm nhận ra giá trị thực để chỉnh lại đời sống.

Vài dòng khái quát về tập thơ bằng sự cảm nhân riêng mình, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót ở những góc cạnh khác nhau và cũng mong tác giả thông cảm thứ lỗi.

                                                                                            Tháng 12/ 2022
                                                                               Giác Đức – Nguyễn Duy Nhiên

ĐỌC VÀ CẢM NHẬN TUYỂN TẬP THƠ CỦA CƯ SĨ MINH ĐẠO

Hầu hết những học trò, thân hữu đều biết cư sĩ Minh Đạo là một nhà thư pháp, là một nhà thơ chuyên về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Tôi cũng đã được đọc và cảm nhận một số tác phẩm thơ của cư sĩ như Đường Chiều, Quay Về, Hương Đời, Đồi Cảnh Tùy Duyên, Về Nguồn, Hạnh Nguyện…Thư pháp của Minh Đạo với những nét bút phóng khoáng hào hoa, cứng cáp mà bay bướm, chân phương nhưng thoáng đạt nhìn vào là biết ngay không lẫn với ai được. Về thơ thì cư sĩ chuyên dùng thể loại thất ngôn bát cú Đường luật để thể hiện, ông cũng thử nghiệm một vài thể loại khác nhưng với tôi thì chỉ xem đây là những bài thơ được viết bởi “tay trái” của ông!.

Tuyển tập thơ của Minh Đạo gồm 500 bài thơ được tuyển từ 8 tác phẩm thơ đã xuất bản và các bài thơ đã đăng trên các trang web Thư Viện Hoa Sen, Trang Nhà Quảng Đức, Đạo Phật Ngày Nay, Hoa Vô Ưu, Hoa Linh Thoại, Phathocdoisong, Nguyệt san Chánh Pháp, Sài Môn Thi Đàn, Poem Tkaraoke.

Tuyển tập thơ xoay quanh chủ đề về kiếp sống nhân sinh với những cảm nhận về luật vô thường, những khổ đau chồng chất của kiếp sống chúng sanh và hành trình tu tập để tìm cho mình một sự an lạc, sự thanh thản hạnh phúc trong tâm hồn, sự tự tại vô ngại trước những nhiểu nhương của cuộc sống. Một đề tài khác cũng khá quen thuộc là tình cảm cha mẹ, ca ngợi công ơn sanh thành dưỡng dục với những tình thương và sự hy sinh vô bờ bến của các đấng sanh thành. Một đề tài khác cũng được ông nhắc đến là  tình cảm dành cho quê hương là nơi ông đã trải qua những tháng ngày thơ ấu với những kỷ niệm êm đềm dưới mái nhà xưa tuy nghèo khó nhưng ngập tràn hạnh phúc được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, và giờ đây sau bao tháng ngày phiêu bạt xứ người, khi dòng đời đang đổ bóng hoàng hôn ông vẫn nhớ thương, hoài niệm về những tháng ngày hạnh phúc đó với nững nuối tiếc khôn nguôi!

Để cho những dòng cảm nhận này tự nhiên trôi chảy theo những cảm xúc mà tác giả đã trang trải trong những câu thơ, tôi xin đi vào dòng đề tài về hành trình tu tập tìm về sự giác ngộ, giải thoát khỏi những khổ đau của kiếp nhân sinh mà hơn bảy thập niên tác giả sống trên trần thế đã trải nghiệm. Chúng ta hãy nghe ông cảm nhận về cuộc đời

Thế gian lận đận hoài chưa dứt

Sáu nẻo lòng vòng mãi lệ rơi

(Nghĩ về)

Sáu nẻo đây là lục đạo , theo quan niệm  của Phật giáo thì vạn loại chúng sanh do nghiệp báo đã tạo tác mà cứ luân hồn trong sáu cõi đóTrời, Người, Atula, Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc Sanh. Địa Ngục. Muốn thoát ra khỏi cảnh giới đó không có gì khác hơn là phải “Tự mình thắp đuốc lên mà đi” bằng hành trình tu tập theo chánh pháp để đoạn trừ tham sân, si, bỏ việc ác làm việc lành, gieo trồng các thiện nghiệp, đoạn trừ vô minh, phiền não...chuyển hóa tâm thức tìm được sự an lạc, hạnh phúc ngay trong kiếp sống hiện tại và sẽ thoát ra ngoài vòng luân hồi trong lục đạo đó. Trước hết là phải đoạn trừ những nghiệp ác đã gieo trong quá khứ

Nhìn qua chuyện cũ như làn khói

Giữ nẻo tâm lành thấy tịnh môn

(Bình yên)

Tác giả đã cảm nhận được s dĩ chúng sanh còn mãi lận đận trong ba đường, sáu cõi vì đã tạo tác các nghiệp ác, thế nên vô minh và ái dục đã che mờ tất cả

Nghiệp đã nhiều thời qua khắp nẻo

Duyên còn vạn thưở đến nhiều nơi

(Lối cũ)

Đó là lối cũ, một li cũ đã trải qua vô lượng kiếp bởi vô minh và ái dục dẫn dắt mà ta mãi lang thang hoài trong biển khổ trầm luân như thế, càng ngày càng xa dần nguồn cội không biết đâu là bến bờ để quay về !

Để ri một lúc nào đó hành giả chợt nhận ra rằng thì ra trong muôn kiếp qua ta đã trôi lăn hoài trong bể sanh tử khổ đau như kẻ lữ khách loanh quanh trong tử lộ mà không  hề thấy được ánh sáng cuối đường hầm, thế là chợt suy tư

Ngẫm lại ôm phiền chỉ khổ đau

Thân người bọt bóng sẽ về đâu?!

(Ngẫm)

Khi đã giật mình tỉnh thức, khi đã ý thức được mình qua vô lượng kiếp đã lang thang  hoài như thế, qua vô lượng kiếp đã trôi mãi trong vòng sanh tử với những khổ đau chồng chất như thế hành giả quyết quay về nương tựa vào “hải đảo tự thân và bắt đầu một hành trình mới.

Hành trình tu tập của cư sĩ Minh Đạo được thể hiện qua những vần thơ mang nặng dấu ấn của thiền gia, bằng sự thanh lọc thân, tâm. Trước hết là phải quyết tâm buông xả, quăng đi những thứ mà trước đây ái dục mình đã lưu giữ, đã nâng niu, chiều chuộng nó

Nẻo pháp luôn tìm tu vạn ngả

Hương thiền vốn giữ niệm từng câu

(Quẳng đi)

Khi hành giả đã ý thức một cách sâu sắc rằng:

Hơn thua tính toán thì đau buộc

Được mất so bì chỉ khổ câu

(Buông xả)

Muốn buông xả, để tìm sự thanh thản, nhẹ nhàng, an lạc, không gì khác hơn là quay về tu tập với giáo lý Phật-đà,

Già-lam quảng bá lòng thanh tịnh

Gõ nh đường trần biết tỉnh say

( An lạc)

Nương theo giáp pháp Phật-đà để tu tập vượt thoát khổ đau

Già lam học đạo nương kinh giáo

Phật pháp đưa bè rõ chánh tông

(Trăng rằm tỏa sáng)

Tác giả đã quay về an trú trong hiện tại, đoạn trừ những khổ lụy trong quá khứ, không mơ màng tương lai hư ảo vì biết rằng chỉ có giây phút hiện tại là mầu nhiệm, nó mầu nhiệm vì giúp ta chuyển hóa những khổ đau để tìm đến bến bờ giác ngộ chứ cứ hoài niệm về quá khứ, cứ mơ mộng về tương lai thì chẳng giúp ích gì cho mình trên con đường tu tập vượt thoát sanh tử cả

Quá khứ dần qua thôi khổ lụy

Tương lai chưa tới mãi vui cười

 (Tâm bình).

Trong hành trình quay về với cội nguồn uyên nguyên của mình sau vô lượng kiếp trầm luân trong ba cõi, sáu đường, tôi tin là với chí nguyện ấy, sự quyết tâm ấy sẽ giúp cho hành giả tìm thấy cho mình sự thanh tịnh, an lạc, thong dong tự tại giữa chốn Ta-bà uế trược chất đầy khổ đau phiền não nầy ngay trong phút giây hiện tại và ngay trong từng cuộc sống hiện tại này  mà không chờ đến khi xã báo thân mới mong sinh về một cảnh giới an lành. Vì cảnh giới đó là hoa , là trái, là quả của nhân lành mà chính hành giả đã gieo, đã vun trng trong cuộc sống hiện tại này.

Một đề tài khác mà cư sĩ Minh Đạo yêu thích thường bày tỏ trong các tác phẩm của mình đó là niệm ân công ơn cha mẹ. Tác giả đã được sinh ra và lớn lên từ một mảnh đất khô cằn sỏi đá khi mùa đông về thì  mưa phùn gió bấc với cáí rét cắt da cắt thịt , mùa hè sang thì những ngọn gió nam lào thổi thông thốc khiến  con người, vạn vật như khô quắt đi dưới cái nóng cháy bỏng thịt da.Trong hoàn cảnh  gian khổ đó  cư sĩ đã được cha mẹ nuôi lớn khôn bằng những giọt

mồ hôi mặn chát đổ xuống ruộng đồng khô cằn đó. Bởi vậy giờ cho dù hiện nay  đường đời đã đổ bóng về chiều nhưng ký ức những năm tháng tuổi thơ gian khổ vẫn in đậm nét trong tâm thức và cảm nhận về sự hy sinh vô bờ bến của cha, mẹ đã suốt đời hy sinh cho mình vẫn luôn đau đáu trong lòng. Thế cho nên tác giả luôn nhủ lòng

Công ơn dưỡng dục sao đền đáp

Đạo hiếu tròn tu giữ nguyện thề

(Song thân)

Sự cảm nhận về công ơn trời biển của hai đấng sinh thành luôn được tác giả  khắc cốt ghi tâm

Đoạn trường chân chất nhờ ơn M

Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha

(Sanh thành dưỡng dục)

Sự tri ân đến những đấng sanh thành còn đậm đà hơn nữa khi song thân đã khut bóng

Dưỡng dục sanh thành ai hiểu thấu

Muôn trùng cách biệt nghĩa tình sâu

( Nhớ mẹ)

Nhớ thương và cảm nhận tình cảm và sự hy sinh của cha mẹ cho mình, để rồi sống đạo trong đời, tu tập để trở thành  người thiện lương, giáo dục con cháu sống hiếu đạo, có ích cho đời, cho đạo, cho gia đình, cho xã hội, đó là một hình thức báo hiếu thù thắng nhất mà cư sĩ Minh Đạo đang thực hành trong cuộc sống.

Từ những tình cảm sâu xa về cha mẹ với những hoài niệm về những kỷ niệm đẹp thưở ấu thời dưới mái nhà tranh trong một thôn nghèo đã in dấu ấn đậm nét trong tâm thức, thế nên tác giả cũng có những vần thơ viết về quê hương với những tình cảm dạt dào

Rộn rã chiều về quanh khóm trúc

Tưng bừng nắng chiếu khắp vườn ngâu

Quê hương một thưở còn in đậm

Nghĩa tổ bao đời vẫn khắc sâu

( Tuổi thơ)

Quê hương và tuổi thơ luôn là những kỷ niệm đẹp mà biết bao thi nhân đã diễn bày, đặc biệt đối với cư sĩ Minh Đạo thì những kỷ niệm đó còn sâu sắc hơn nữa vì gắn liền với hình bóng mẹ cha qua bao tháng ngày lam lũ

Giữ mãi ân tình theo nghĩa vọng

Xa dần đất tổ cảm đời vương

Áo cơm mẹ gánh nuôi con chữ

Sách vở cha lo sáng chặng đường

(Quê hương)

Khép lại tuyển tập thơ của cư sĩ Minh Đạo lòng tôi cứ bâng khuâng mãi vì như đã trải qua một cuộc hành trình vạn dặm cùng với tác giả chiêm nghiệm, cùng buồn cùng vui, cùng song hành trên một hành trình  tìm về bến bờ giác ngộ với muôn vàn chướng duyên, nghịch cảnh, với muôn vàn nội ma và ngoại chướng. Nhưng với chí nguyện kiên cường thể hiện qua lối sống đậm mùi thiền vị thì dù cho thuyền đời phải chịu nhiều phong ba bão táp nhưng bến bờ giác ngộ ắt sẽ có ngày đạt đến. Tôi tin như thế và tôi vẫn luôn hằng mong cư sĩ Minh Đạo sẽ sớm hoàn thành chí nguyện.

Trước mắt là tập thơ của ông sẽ được thân hữu, bạn đọc hằng yêu mến thơ ông hưởng ứng nồng nhiệt.

Trọng Đông Nhâm Dần

         Tâm Lễ

 

 

 

Không có nhận xét nào: