Uống mật ong pha chanh với nước quá nóng có
thể làm xáo trộn các chất hóa học của nó, làm thay đổi hoàn toàn các hợp chất
của mật ong gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Uống mật và chanh vào buổi sáng có
tốt cho sức khỏe?
Tờ Hindustan Times dẫn lời Tiến sĩ
Dixa Bhavsar, bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ, uống nước chanh và
mật ong vào sáng sớm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cô cảnh báo rằng
“món” này không dành cho tất cả mọi người.
Nước chanh và mật ong pha trong nước
ấm uống khi bụng đói được cho là thức uống giải độc tối ưu có thể giúp giảm
cân, hỗ trợ điều trị táo bón, ngăn ngừa đầy hơi, làm sạch gan và làm sạch chất
nhầy trong đường thở và giảm tắc nghẽn, theo Hindustan Times.
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn mật ong để tăng cường
mức năng lượng và duy trì hoạt động cho cơ thể.
Giúp làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố.
Mật ong là thực phẩm giàu năng lượng, do đó có thể loại bỏ
cảm giác mệt mỏi và đói bụng nếu dùng vào buổi sáng sớm.
Với người cao tuổi, uống một cốc nước ấm pha mật ong vào
buổi sáng sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp dễ đại tiện hơn.
Ngoài ra, uống mật ong vào buổi sáng còn giúp hỗ trợ giảm
cân, cải thiện hệ tiêu hóa và đặc biệt tốt cho người có bệnh về dạ dày.
Đặc biệt, mật ong không phù hợp với trẻ dưới 12 tháng tuổi,
vì nó chứa vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Ngộ độc ở trẻ sơ sinh
nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Những lưu
ý "vàng" uống mật ong và nước chanh
Đảm
bảo nước không quá nóng vì chỉ có thể cho mật ong vào nước ấm chứ không phải
nước nóng. Mật ong có thể bị biến tính trong nước nóng. Không nên quá 1 muỗng
cà phê mật ong.
Bạn
chỉ nên pha một chút chanh không nên dùng nhiều, vì chua và không tốt cho sức
khỏe.
Tác hại khi ăn quá nhiều mật ong
Có thể gây ra co thắt dạ dày, táo
bón, đầy hơi: Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta và giúp giữ hệ này
khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong có thể dẫn đến các tình trạng như co
thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Ăn quá nhiều mật ong có thể gây hại
nhiều hơn lợi. Lý do chính là lượng đường fructose cao có trong mật ong làm cản
trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non.
Tăng lượng đường trong máu: Mật
ong không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì lượng đường cao trong đó.
Mật ong không chứa bất kỳ chất xơ nào có nghĩa là tiêu thụ mật ong có thể làm
tăng mức đường trong máu.
Vì
vậy, nếu bạn bị tiểu đường hoặc nếu bạn đang bị tình trạng lượng đường trong
máu thấp thì bạn nên thận trọng khi ăn mật ong vì vị ngọt và thành phần hóa học
của mật ong giống như đường ăn.
Rối loạn chức năng đường tiêu
hóa: Quá liều hoặc ăn quá nhiều mật ong thường xuyên có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến đường tiêu hóa.
Mật
ong cũng có tính axit nhẹ trong tự nhiên và tiếp xúc với thực phẩm có tính axit
trong thời gian dài có thể dẫn đến trục trặc đường tiêu hóa vì bị ăn mòn niêm
mạc dạ dày, thực quản và ruột.
Tăng cân: Uống mật
ong với nước ấm hoặc nước chanh làm giảm cân, giúp giảm thêm calo và là đồ uống
lý tưởng với những ai thừa cân. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong lại khiến chúng
ta béo phì, do mật ong có nhiều đường dễ dàng hấp thụ vào máu và làm tăng cân
béo phì vì lượng calo cao có trong đó.
Ai nên hạn chế uống nước mật ong
và chanh vào buổi sáng?
Người bị loãng xương: Nước
chanh có chứa axit xitric có thể ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể.
Người có vấn đề về răng: Trong
chanh có chứa axit xitric có thể ăn mòn men răng, đặc biệt là ở người đang có
vấn đề về răng miệng.
Người bị trào ngược dạ dày: Nước
chanh có thể gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược
axit ở một số người, nhất là người đang có bệnh.
Người bị loét miệng: Uống
nhiều nước chanh có khả năng làm trầm trọng thêm hoặc gây ra vết loét, theo
theo Hindustan Times.
Người thường xuyên đau nửa đầu: Tiến
sĩ Rebecca phó giáo sư thần kinh học tại Trung tâm Y tế Đại học North Carolina
(Mỹ), cho biết, chanh có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Theo WebMD,
có thể là do chanh chứa nhiều tyramine - thường có liên quan đến đau đầu.
Người bị loét dạ dày: Uống
nước chanh lúc bụng đói có thể làm khó chịu dạ dày.
Trúc Chi (theo Thanh Niên, Sức khỏe & Đời sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét