Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ
đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo trên môi đức Phật kể
cả trong lúc tình cờ.
Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi
khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ
vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn
luyện trí tuệ và lòng từ bi".
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các
lý thuyết của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét
lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật
giáo cũng không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo quan điểm của khoa học, vì
Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…".
[Albert Einstein (1879-1955)-nhà bác học người
Đức]
1. Nhân cách vĩ đại của đức Phật
Ðức Phật là hiện thân của mọi
đức hạnh mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Ngài đã biến
những lời nói của mình thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả theo cái
yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức
Phật là hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.
[Giáo sư Max Miller (1823-1900)-Học giả người
Ðức]
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ đức Phật trong cơn tức giận, chưa
từng có một lời thô bạo trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ.
[Tiến Sĩ S.Radhakrishnan(1888-1975)-Triếtgia,
Tổng thống Ấn Độ từ 1962-1967]
Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp
gần như độc nhất một đầu óc khoa học trầm tĩnh với lòng thiện cảm sâu xa của từ
tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất
tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.
[Moni Bagghee, trong cuốn "Ðức Phật của
chúng ta"]
Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni
gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài. Ngài là Ðường lối, là Chân
lý và là Lẽ sống.
[Giám mục Henry Hart Milman (1791-1868), người
Anh]
2. Trí tuệ siêu việt của đức Phật
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật
khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sinh mạng, không
nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sinh mạng) cho các Thần
linh. Với tất cả tài hùng biện, Ngài đã có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh,
nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.
[Nữ Giáo Sư Rhys Davids (1857-1942)-Học gỉa
người Anh]
Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài
dạy con người phải tự chính mình giải thoát mình, như chính Ngài đã tự giải
thoát Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải vì giáo
lý này đến từ nơi Ngài, mà vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài
dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.
[Tiến Sĩ Hermann Oldenburg (1854-1920-Học giả
người Ðức]
Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi
khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ
vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn
luyện trí tuệ và lòng từ bi".
[Anatole France (1844-1924)-Nhà văn Pháp được
giải Nobel văn học năm 1921]
. Cống hiến của đức Phật cho nhân loại
Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý có giá trị
trường tồn để thúc đẩy nền đạo đức, sự tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ, mà
cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, kỳ tài chưa từng
thấy có trên trái đất này.
[Albert Schweizer (1875-1965)-Nhà triết học, thần học người Đức]
Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả chúng sinh là
giáo huấn của đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi, mà chỉ nói đến vô minh (sự
không hiểu biết) và điên cuồng là những chứng bệnh có thể chữa khỏi được bởi sự
giác ngộ và lòng từ bi.
[Tiến Sĩ S.Radhakrisnan (1888-1975-Triết gia và chính trị gia Ấn
Độ]
Ðức Phật không phải là của riêng người phật tử, Ngài là của toàn
thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn
giáo ra đời sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều tư tưởng hay của Ngài.
[Một học giả Hồi giáo]
4. Giáo lý của đức Phật
Phật giáo chưa bao giờ ép ai phải theo dù dưới bất kỳ hình thức
nào - hoặc ép buộc tư tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng
bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, nhằm đạt được thắng lợi để
để coi đó là quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo đạo Phật không
bao giờ ganh đua nhau để lôi kéo người đi theo Ðạo của mình.
[Tiến sĩ G. P. Malasekara (1899-1973)-Học giả người Sri Lanka]
Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này
thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo khuyến khích mỗi cá nhân tự chuyển hóa
nội tâm bằng cách tự chiến thắng chính mình, chứ không nhờ cậy vào sức mạnh hay
tiền bạc nào khác. Ðức Phật chỉ rõ con đường giải thoát duy nhất để con người
tự quyết định nếu họ muốn theo tôn giáo này.
[Giáo sư Lakshmi Nasaru, sinh ngày 23-5-1968, Học giả người Ấn Độ]
Là phật tử hay không phải là phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống
của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra là, không một tôn giáo nào
có thể vượt qua được sự quán triệt Bát chính đạo và Tứ diệu đế của đức Phật.
Tôi rất mãn nguyện hướng cuộc đời tôi đi theo con đường đó.
[Giáo sư T.W. Rhys Davids (1843-1922)-Giáo sư người Anh dạy tiếng
Pali-thánh ngữ của Phật giáo và tiếng Phạn (Sanskrit)]
Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất
từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông
minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi
sáng người nghe.
[Một Văn hào phương Tây]
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên
mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện
tự nhiên lẫn siêu nhiên, dựa trên cơ sở của ý thức đạo lý, xuất phát từ kinh
nghiệm tổng hợp mọi lĩnh vực kể trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật
giáo đáp ứng được các điều kiện đó".
[Albert Einstein (1879-1955)-Nhà bác học người Đức)]
Vũ Tất Tiến (Sưu tầm và tóm lược theo Phật Pháp Ứng Dụng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét