Lão Tử từng giảng: “Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt”. Câu nói này đều chứng minh cho tầm quan trọng của việc thấu hiểu chính mình, cũng giải thích rằng con người có thể đã không hiểu đúng về chính bản thân mình.
Thấu hiểu đúng về bản thân, đặt đúng vị trí của mình, không nên quá đề cao bản thân, đề cao mình quá sẽ dẫn đến kiêu ngạo tự mãn; cũng đừng quá hạ thấp mình, quá hạ thấp mình sẽ mất đi lòng tự tôn và tinh thần cầu tiến, không có chính kiến.
Thấu hiểu chính mình
Con người quan trọng nhất chính là thấu hiểu chính mình, khó khăn nhất đó là nhận thức đúng về bản thân. Nhà triết học phương tây Socrates đã nói: “Điều khó hiểu nhất trên thế giới là chính bạn. Sự hiểu lầm lớn nhất trong cuộc sống cũng là chính bạn”.
Môi trường sống tốt nhất của một người đó là được sống cuộc sống thực sự, tâng bốc hay hạ thấp bản thân, đều là không tôn trọng chính mình.
Con người sống trên đời, thứ chúng ta luôn phải đối diện không phải là người khác, mà chính là bản thân mình. Chỉ có chiến thắng bản thân, mới khiến cho chúng ta nắm giữ được mọi thứ.
Sống cần phải lập kế hoạch, mà muốn lập kế hoạch cho cuộc sống nhất định phải có cái nhìn khách quan đúng đắn về chính bản thân mình.
Con người khó có thể hiểu rõ chính mình khi ở trong hoàn cảnh thuận lợi, cần phải trải nghiệm cuộc sống, phải nếm mùi thất bại, nếm mùi đau khổ, nếm mùi cô đơn, mới thấu hiểu bản thân trong thế giới ồn ào náo động này.
Lựa chọn trong cuộc sống rất quan trọng
Khi đứng trước ngã tư đường con người thường hay chần chừ lưỡng lự, vì sự mê hoặc của lợi ích, danh vọng, quyền lực, địa vị, nhiều người không biết rằng mình đã đánh mất bản thân.
Cuộc đời một người, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội, duyên phận, tiền bạc, địa vị,.. nên phải hiểu được rằng được cái này thì mất cái kia. Việc cần phải làm đó là, giữa biển người mênh mông, hãy tìm lối đi cho riêng mình và mục tiêu nỗ lực cho bản thân.
Có một cuốn sách từng viết, con người quý nhất là có “lục tri” (sáu hiểu biết): “Biết lý lẽ, biết chính mình, biết xấu hổ, biết hạnh phúc, biết đủ, biết khổ”. “Lục tri” này chính là lương tri, tự mình biết mình, cũng chính là đạo đối nhân xử thế, không thể thiếu sót, không thể thay đổi.
Đâu đâu trong cuộc sống cũng có sự không hoàn mỹ, cuộc sống của mỗi người đều có chỗ thiếu sót đáng tiếc. Bất luận về mặt chủ quan bạn cố gắng bao nhiêu, thì cái cảm giác day dứt tiếc nuối luôn đeo bám bạn, sự hoàn mỹ chỉ xuất hiện khi bạn tình nguyện chấp nhận nó mà thôi.
Cao độ của cuộc sống và sự thay đổi bản thân
Nếu như bạn có thể hiểu rõ điều khiến mình cảm thấy nuối tiếc, đồng thời dám thẳng thắn đối diện, thì sự nuối tiếc đó sẽ biến thành động lực, dũng khí và cương nghị; biến thành sự thành công trong cuộc sống của bạn.
Con người không sợ người khác coi khinh, chỉ sợ bản thân không có chí tiến thủ, vì vậy làm người phải có “Lục khí”: Một là chính khí quang minh chính đại, vượt trần thoát tục; hai là trào khí háo hức phấn chấn, không biết mệt mỏi; ba là chí khí kiên cường hăng hái, không để mình lạc hậu; bốn là dũng khí không sợ hiểm nguy, quả cảm quyết đoán; năm là hòa khí rộng rãi độ lượng, nhẫn nhịn chịu khó; sáu là tài khí cần mẫn tìm tòi, thông minh nhạy bén.
Nhìn thẳng vào chính mình
Cỏ cây có tươi tốt và úa tàn, cuộc sống có hưng thịnh và suy thoái. Trong vũ đài sinh mệnh, thẳng thắn đối diện, thuận theo tự nhiên, tìm đúng chỗ đứng của bản thân, làm tốt nhiệm vụ của mình, giữ vững bổn phận, đó chính là một cuộc sống thành công.
Hãy nhớ rằng trên vũ đài sinh mệnh, đừng quá để tâm rằng vai trò của bạn có quan trọng hay không, mà hãy nghĩ đến việc làm thế nào để làm tốt nhiệm vụ của mình, cho dù chỉ là một vai trò nhỏ không nhận được sự coi trọng của mọi người.
Châm ngôn triết lý
Cô đơn, trống vắng, đau khổ, thất bại, là nhân tố không thể thiếu để hoàn thiện cuộc sống, biết cách đối diện với chúng chính là sống một cuộc sống chân thực.
Cuộc sống, có bất mãn mới có như ý, có buồn bã mới có hân hoan, có trắc trở mới có thuận lợi, có thất bại mới có thành công. Vì thế, khi thuận buồm xuôi gió, mọi chuyện như ý không được ngạo mạn tự cao tự đại, khi gặp cảnh trái ngang không vừa ý, không nên buồn rầu tự ti không chịu cầu tiến.
Một cuộc sống thành công không nằm ở việc lựa chọn sự cao quý, một cuộc sống thất bại không nằm ở việc lựa chọn sự hèn mọn. Cao quý và hèn mọn chỉ là đối với xã hội mà thôi. Đối với con người, chỉ cần đến khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời, quay đầu nhìn lại quá khứ mà không cảm thấy hối hận với lựa chọn của mình, như vậy, cuộc sống của bạn mới là thành công.
Tuệ Tâm (Theo Secret China)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét