Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG

                                                     


Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện màcòn coi trọng khí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên màcó, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ“tài, đức, trí, dũng, chính, tín”.

“Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”, nếu gặpmột người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết đượcmột phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệthật sự của người đó.

Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộsách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau:“Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trônghiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vôlễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bấttrung”.

Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quântử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là“Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1.    Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
2.    Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
3.    Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
4.    Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
5.    Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
6.    Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
7.    Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà GiaCát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài,đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánhngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.

Với triết lý trong cách hiểu lòng ngườikhác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnhđạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.

Thiên hạ vẫn đồn đại, Gia Cát Lượng tài tríhơn người, tuấn tú khôi ngô nhưng lại yêu và lấy người vợ tên là Hoàng NguyệtAnh có dung nhan vô cùng xấu xí...

Nên duyên nhờ kiên trì, tài trí và sự đứcđộ

Ông được hậu thế muôn đời nhắc nhớ với mộtniềm kính tôn tột bậc không chỉ bởi trí tuệ và tài năng lỗi lạc, mà còn vì lòngtrung nghĩa sắt son.

Gia Cát Lượng sinh vào thời loạn nên ngaytừ khi còn thiếu thời, ông đã cùng thúc phụ chạy loạn tới Tương Dương, sốngcảnh hàn vi, ẩn dật nhưng vẫn chú tâm dùi mài kinh sử, đau đáu một niềm vớigiang sơn xã tắc.

Là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa LongCương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà cất nhiều sách quý, ông bèn dời tớiđây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến. Thêm vào đó, tin đồn nhà họHoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữcàng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao với người con gái đó.

Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàngviên ngoại ra sức ngăn cản mà không cho biết lý do. Trước tình hình đó, Gia CátLượng không hề nản lòng, ông vẫn muốn dùng tài năng và học vấn của mình đểthuyết phục Hoàng viên ngoại tác hợp cho mình và cô con gái nên duyên.

Thế nhưng, một điều vô cùng bất ngờ xảy rađó là Hoàng viên ngoại tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khócoi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn. Kể từ đó,thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc ma chê quỷ hờn của tài nữ Nguyệt Anh. Lạicó sách kể rằng, tiểu thư họ Hoàng tuy hiền dịu, nết na, trí tuệ vẹn toàn,nhưng dáng vẻ thô kệch, xấu đến độ "ma chê, quỳ hờn"...
Gạt bỏ những đồn đó, Gia Cát Lượng vẫn hạquyết tâm tới nhà họ Hoàng cầu hôn người con gái kỳ tài. Trước sự nhiệt tìnhcủa Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏiđể chứng thực tài năng đức độ lẫn trí tuệ uyên thâm của người đến hỏi cướimình.

Với sự thông minh và học thức yên thâm, đểchiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực,tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.

Tuy nhiên cũng theo một ghi chép khác thìcâu chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt đểthử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng. Thực tế,Hoàng Nguyệt Anh là một cô gái tài sắc vẹn toàn.

Chuyện tình sâu nặng

Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị vềchuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khánhiều. Kể cả sự thực về nhan sắc của Nguyệt Anh vẫn còn khiến hậu thế phảitranh cãi.

Thế nhưng, có một điều bất biến và lưutruyền cho hậu thế noi gương đó chính là tình nghĩa vợ chồng chung thủy từ thuởhàn vi tới ngày nhung gấm của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh. Trong đó, câuchuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minhchứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.

Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, HoàngNguyệt Anh theo học danh sư trên núi. Sau khi hoàn thành việc học võ, bà đượcvị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ “minh”, “lượng” và dặndò: “Tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.

Khi Gia Cát Lượng tới cầu hôn và đã vượtqua thử thách, Nguyệt Anh liền mang tặng ông chiếc quạt này rồi hỏi có biết lýdo tại sao nàng lại tặng cho ông một chiếc quạt lông vũ. Gia Cát Lượng điềmtĩnh trả lời: “Phải chăng là lễ khinh tình nghĩa trọng (ý chỉ của ít lòngnhiều)?”, nhưng ngay sau câu trả lời của ông thì Hoàng Nguyệt Anh lại hỏi:“Liệu còn nghĩa thứ hai?”.

Nhưng Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi vẫn khôngtìm ra lời đáp, Nguyệt Anh bèn giảng giải: “Khi nãy trong lúc chàng đàm đạothiên hạ đại sự cùng cha thiếp, thần thái người rạng rỡ, khí vũ hiên ngang,nhưng nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì ưu tư lồ lộ ra ngoài. Thiếp tặng tiênsinh chiếc quạt này là để ngài che đi gương mặt lúc ấy”.

Qua câu nói đầy ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh,Gia Cát Lượng có thể thấy được sự thấu hiểu và tâm ý của bà dành cho chồng.Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và mónquà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sựtrước đối phương.

Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh,quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh - Gia Cát Lượng. Ông luôncoi nó như thứ báu vật luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bátquái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất mà GiaCát Lượng luôn gìn giữ bên mình.


Gia Cát Lượng là một trong 10 Đại thừatướng của Trung Quốc, tài năng của ông được người đời sau yêu mến, kính trọng.

Khi nói đến tài năng và lòng trung thành,người ta thường nói đến chuyện Vũ Hầu. Tư Mã Đức Tháo trong Tam Quốc đã nhậnxét về Gia Cát Lượng như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tứcKhổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ.Ngay cả các tướng nhà Ngụy như Tư Mã Ý cũng rất phục tài của Gia Cát Lượng.Tướng Ngụy là Chung Hội lúc đem quân đi đánh nước Thục, khi qua núi Định Quâncó đến mộ bái kiến Gia Cát Lượng. Người đời sau có câu: "Vạn đại quân sưGia Cát Lượng", để nói đến tài năng của Gia Cát Lượng.

Chưa tham gia"chính trường" đãbiết đất nước chia ba

Gia Cát Lượng được sinh ra trong một giađình gia giáo, cả ba anh em trai đều được học hành đến nơi đến chốn, vì vậy màGia Cát Lượng có điều kiện học hành và học rất giỏi. Cuối đời Đông Hán, mâuthuẫn xã hội ngày càng quyết liệt hơn. Lúc bấy giờ, Lưu Bị, tự là Huyền Đức,xuất thân từ tông thất của nhà Tây Hán, đứng trước tình hình xã tắc lúc đó, đãcó ý chí phục hưng nhà Hán, nhưng việc này cần có người tài giỏi giúp.

Lưu Bị được Tư Mã Huy và Từ Thứ giới thiệuGia Cát Lượng. Ông đã cùng với hai người em kết nghĩa là Quan Vân Trường vàTrương Phi, ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng. Điều này vẫn được nhắc đếnnhư sự trân trọng dành cho quân sư Khổng Minh Tuy chưa hoạt động chính trịnhưng trong nhà của Gia Cát Lượng đã có một tấm bản đồ, khi gặp Lưu Bị, Gia CátLượng đã nói với Lưu Bị rằng, về sau này thiên hạ sẽ chia ba và cũng từ đó, GiaCát Lượng đi theo làm quân sư cho Lưu Bị.

Lần đầu tiên Gia Cát Lượng cầm quân đãthắng lớn ở Gò bác vọng, trận này ông đã dùng hỏa công, tiêu diệt được nhiềuquân cuả Tào Tháo. Sau đó Gia Cát Lượng còn giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánhbại Tào Tháo ở trận Xích Bích năm 208, giúp Lưu Bị lấy Kinh Châu, định TâyXuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía Đông hìnhthành thế chân vạc. Đến năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Gia Cát Lượng giữchức Thừa tướng, hết lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán.

Với vai trò quân sư và điều binh, khiểntướng của Gia Cát Lượng, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được nhữnglo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía Nam để thu phục dânbản địa. Gia Cát Lượng ra quân không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch, một thủlĩnh có tiếng. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòngngười" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi MạnhHoạch thực sự tâm phục, khẩu phục mới thôi.

Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn Bắc phạt cảthảy là 7 năm. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do LýNghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, hai lần khác do Lưu Thiệnnghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân. Tháng 8 năm 234, trước khi mất,Gia Cát Lượng đã lập đàn để cầu thọ, nhưng số mệnh ông đã hết. Đêm hôm đó, GiaCát Lượng ngồi trên xe, sai người đẩy ra ngoài nhìn trời đất, đau buồn thốtlên: "Từ nay ta không còn được ra trận đánh giặc nữa, trời xanh thăm thẳmgiận này biết bao giờ mới nguôi". Gia Cát Lượng mất năm 234, hưởng thọ 54tuổi. Ước nguyện của ông trước khi ra khỏi lều tranh là thành công sẽ từ quantrở về quê cũ hàng ngày ngoài việc lo canh tác, an hưởng tuổi già, thỉnh thoảngcũng đi du ngoạn với bạn bè, hàng ngày đọc sách, xong rồi ngắm cảnh và thư giãntinh thần. Chính vì vậy mà ông đã dặn em trai của mình là Gia Cát Quan, hãychăm lo việc cấy cày, để sau này ông sẽ trở về. Nhưng cuối cùng ước nguyện đócủa hai ông đã không thực hiện được.

Sau khi chết, Gia Cát Lượng được phong tặnglà Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọnnúi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán,nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất (năm 263), LưuThiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

Gia Cát Vũ Hầu trong quan niệm Đông Phươngvề sao tốt, sao xấu

Theo lá số tử vi của người phương Đông, thìGia Cát Lượng là người mệnh vô chính diệu (cung mệnh không có sao chính tinhthủ chiếu). Những người mệnh vô chính diệu thì phải xét đến sự góp mặt củanhững sao không vong (Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không) thì mới làm rõ đượctính cách của bản mệnh. Gia Cát Lượng có sao Thái Âm, miếu địa tại cung quan vàsao Thái Dương vương địa ở cung tài tam chiếu, đây được gọi là cách nhật nguyệtđịnh minh (hoặc nhật nguyệt chiếu vào hư vô cách). Điều này chứng tỏ rằng, GiaCát Lượng có chân mệnh là người thông minh, cơ trí.

Nếu xét về các sao không vong, thì Gia CátLượng là người vô chính diệu đắc nhị không (Tuần và Địa Không). Mặt khác, cungphúc đức của Gia Cát Lượng vô chính diệu lại có sát tinh là Địa Kiếp, chính vìvậy mà tuổi thọ của ông không được cao (ông chỉ thọ 54 tuổi). Cung mệnh của GiaCát Lượng có sao Hữu Bật Tả Phù, cộng với Long Trì Phượng Các ở cung Thiên Divà hóa quyền tại cung tài, nên Gia Cát Lượng là người tinh thông nhiều vấn đềvà có uy quyền thực sự, có tài thuyết phục người khác. Cung Di của Gia CátLượng có sao Thiên Đồng (đây là sao nói về di chuyển và dời đổi), nên có thểkhẳng định ông là người rời quê hương lập nghiệp xa xứ.

Gia Cát Lượng là người mệnh Mộc. Có saomệnh chủ là Văn Các, đây là sao nói về khả năng sư phạm tài ba, cộng với saođiếu khách ở cung mệnh, có thể khẳng định ông là người có tài ăn nói, tài vềdiễn thuyết, tuy nhiên cung của ông là Kim, khắc với mệnh là Mộc nên không thểthọ lâu được. Chính vì Mộc với Hỏa và Thủy nên Gia Cát Lượng là người sử dụnghóa công rất giỏi.

Tại cung quan của Gia Cát Lượng có sao TháiÂm miếu địa, lại có Thiên Cơ vượng địa xung chiếu cộng với các sao Quốc ấnthiên mã, điều này khẳng định Gia Cát Lượng là người có công danh cao và sớmthành danh. Dưới thời nhà Thục (221- 263), Gia Cát Lượng giữ chức quân sư,nhưng thực chất là thừa tướng, chỉ sau vua, nắm mọi quyền hành của nhà ThụcHán. Gia Cát Lượng còn là người có tài dùng binh, vì xung chiếu với cung quanlộc, ông có sao Quốc ấn, Tướng Quân, đấy là những sao thể hiện quyết đoán củanhững vị tướng.

Ở cung Nô Bộc của ông có sao Văn Xương,Thiên Hỷ, điều này cho thấy dưới quyền của Gia Cát Lượng có nhiều tướng lĩnhtài ba phò trợ cho ông gây dựng nghiệp lớn. Tuy nhiên, cung ở cung Nô Bộc lạicó những sao xấu như Thiên Hình, Hóa Kỵ và Tuần nên ông cũng bị kẻ dưới trở cờlàm phản không tuân lệnh (với như Mã Tốc, Ngụy Diên).

Không Minh cực kỳ giỏi về thiên văn và cáctướng số cũng như phong thủy, nên trong những trận đánh cụ thể, ông đã bài binhbố trận chặt chẽ để giành những thắng lợi huy hoàng (ví dụ trận Xích Bích, TânDã, Bái Vọng...). Khi đó, theo Lưu Bị buổi ban đầu, đất và quân không có nhiều,Gia Cát Lượng đã biết xoay chuyển tình thế, vào đất Tây Thục. Dựa vào vùng hiểmtrở của đất ấy tạo ra thế chân vạc của thời Tam Quốc. Tuy nhiên, trong thuậtdùng binh có những trận đánh vì đại cuộc, Gia Cát Lượng đã tiêu diệt rất nhiềusinh linh. Chính vì vậy mà tuổi thọ của Gia Cát Lượng không cao được. Là ngườihiểu thời thế, ông biết là vận mệnh của nhà Hán đã suy nhưng vẫn một lòng phòtá Lưu Bị dựng đại nghiệp, mặc dù biết thiên thời không đứng về phía mình.

Trong cuộc đời chinh chiến 27 năm, Gia CátLượng đã dùng tài trí của mình xoay đổi càn khôn, chuyển bại thành thắng, nhưngđối với vận mệnh của bản thân thì thường không xoay đổi được.

Trước khi mất, khi xem Thiên tướng, ôngcũng biết được, vận mình đã hết nhưng vì muốn sống thêm 12 năm (1 giáp) nữa đểphò tự nhà Hán thống nhất thiên hạ, nên Gia Cát Lượng đã đăng đàn, xin tuổithọ, nhưng đúng vào thời khắc cuối cùng thì ngọn nến bản mệnh bị tắt do NgụyDiên chạy vào trướng bị gió thổi vào, vì vậy mà ông không thể sống được nữa.

Không tránh được mệnh

Trong năm Giáp Dần 234, sao Lưu Thiên hưchiếu ở cung bản mệnh, Lưu Kinh dương chiếu ở cung di, đây đều là những sao xấuảnh hưởng trực tiếp đến bản mệnh. Cung Di của Gia Cát Lượng còn có sao Tuần vàBệnh Phù, điều này nói lên ông đã bị mắc bệnh một thời gian dài trước khi mất.Ở cung Thân (bản thân) có Lưu Thiên Khốc và Lưu Đà là những sao hàng lục sátrất xấu trong hàng bản mệnh. Cộng với cung phúc đức của ông đã xấu, nên dù tàigiỏi ông cũng không tránh được mệnh của sao mình.

                                                                                               Sưu tầm



Không có nhận xét nào: