Một
bác sĩ trẻ ở Ðông kinh tên là Kusuda gặp một người bạn đang học thiền. Anh bác
sĩ trẻ hỏi thiền là gì.
"Tôi không thể nói được," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh ngộ được thiền thì anh không còn sợ chết nữa."
"Ðược," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử xem. Vậy tìm thiền sư ở đâu?"
"Ðến thầy Nan-in," người bạn bảo.
Thế là Kusuda tìm đến Nan-in, mang theo con dao bén để xem thiền sư có thực không sợ chết. Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ngài lên tiếng: "Chào ông bạn. Khỏe không? Chúng ta đã lâu không gặp!"
Kusuda sửng sốt, bảo: "Chúng ta không từng biết nhau mà."
"Ồ! đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm ông với một vị bác sĩ khác thường đến đây học thiền."
Với sự khởi đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thách vị thiền sư, anh ngập ngừng hỏi xem nếu anh ta có thể học thiền được không?
Nan-in bảo "Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Ðó là Thiền. Kusuda trở lại viếng Nan-in ba lần và mỗi lần đều được dạy cùng một câu. "Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân."
Kusuda vẫn chưa hiểu tại sao lối dạy như vậy có thể giúp cho người học đạo không sợ chết. Ðến lần thứ tư anh phàn nàn: "Bạn tôi bảo tôi rằng khi học thiền người ta không còn sợ chết nữa. Mỗi lần tôi đến đây ngài đều bảo tôi phải về chăm sóc bệnh nhân. Việc đó thì tôi rành lắm rồi. Nếu thiền chỉ có vậy thì tôi sẽ không đến thăm ngài nữa."
Nan-in mĩm cười và vỗ vai người bác sĩ. "Tôi đã quá khắc khe với ông. Ðể tôi cho ông một công án." Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.
Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đã ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến."
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa. Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý. Anh ta chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, mà chính anh cũng chẳng hề biết đến, anh đã không còn bận tâm đến sự sống và chết nữa. Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, vị sư già chỉ mĩm cười.
"Tôi không thể nói được," người bạn trả lời, "nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh ngộ được thiền thì anh không còn sợ chết nữa."
"Ðược," Kusuda nói. "Tôi sẽ thử xem. Vậy tìm thiền sư ở đâu?"
"Ðến thầy Nan-in," người bạn bảo.
Thế là Kusuda tìm đến Nan-in, mang theo con dao bén để xem thiền sư có thực không sợ chết. Khi Nan-in trông thấy Kusuda, ngài lên tiếng: "Chào ông bạn. Khỏe không? Chúng ta đã lâu không gặp!"
Kusuda sửng sốt, bảo: "Chúng ta không từng biết nhau mà."
"Ồ! đúng thế," Nan-in trả lời "Tôi nhầm ông với một vị bác sĩ khác thường đến đây học thiền."
Với sự khởi đầu như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thách vị thiền sư, anh ngập ngừng hỏi xem nếu anh ta có thể học thiền được không?
Nan-in bảo "Thiền chẳng khó. Nếu ông là thầy thuốc, hãy chửa trị bệnh nhân với từ tâm. Ðó là Thiền. Kusuda trở lại viếng Nan-in ba lần và mỗi lần đều được dạy cùng một câu. "Một người thầy thuốc chớ nên phí thì giờ ở đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân."
Kusuda vẫn chưa hiểu tại sao lối dạy như vậy có thể giúp cho người học đạo không sợ chết. Ðến lần thứ tư anh phàn nàn: "Bạn tôi bảo tôi rằng khi học thiền người ta không còn sợ chết nữa. Mỗi lần tôi đến đây ngài đều bảo tôi phải về chăm sóc bệnh nhân. Việc đó thì tôi rành lắm rồi. Nếu thiền chỉ có vậy thì tôi sẽ không đến thăm ngài nữa."
Nan-in mĩm cười và vỗ vai người bác sĩ. "Tôi đã quá khắc khe với ông. Ðể tôi cho ông một công án." Ngài dạy Kusuda quán tưởng về KHÔNG của Joshu (Triệu Châu), bài đốn ngộ đầu tiên trong cuốn Vô Môn Quan.
Hai năm liền, Kusuda quán tưởng đến công án KHÔNG. Khá lâu anh tưởng chừng đã ngộ được chân tâm, nhưng thiền sư vẫn bảo: "Ông chưa đạt đến."
Kusuda tiếp tục quán chiếu thêm một năm rưỡi nữa. Tâm bắt đầu định. Các vấn nạn được giải tỏa. KHÔNG trở thành chân lý. Anh ta chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, mà chính anh cũng chẳng hề biết đến, anh đã không còn bận tâm đến sự sống và chết nữa. Từ đó mỗi khi anh đến thăm Nan-in, vị sư già chỉ mĩm cười.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét