Kinh Tám Điều Giác Ngộ có hai mục đích: một là trang bị cho mình
khả năng giải thoát khỏi sự trói buộc của sanh tử; hai là sử dụng khả năng ấy
để giúp cho chúng sanh cũng được lợi ích giải thoát như mình. Thực ra, bản chất
của giáo pháp mà Đức Phật dạy luôn bao hàm hai khả năng ấy.
I. NỘI DUNG CỦA TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như
là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy;
Phần ba là phần khuyến khích tu tập theo tám điều giác ngộ ấy, phần này coi như
là phần kết thúc của kinh.
1.
Lời mở đầu của kinh Bát Đại Nhân Giác rất ngắn gọn và đơn giản, có tính cách
giới thiệu chủ đề, không như phần mở đầu của các kinh khác thường có. Điều nầy
chứng tỏ Ngài An Thế Cao đã trích lục, soạn thảo tám điều giác ngộ, Ngài chủ
động giới thiệu để người đọc có thể đi thẳng vào nội dung.
Mặc
dù ngắn gọn nhưng tha thiết, vừa nói lên trách nhiệm và bổn phận của người phật
tử vừa chỉ dẫn những điều cụ thể phải thực hành. Trách nhiệm của người Phật tử
là gì? Ở đây không nói là người xuất gia, vậy từ Phật tử chỉ chung cho tại gia
và xuất gia. Mang danh con của Phật thì phải thể hiện tính của Phật, đấy là chỗ
khác biệt giữa người Phật tử và không là Phật tử; đấy là trách nhiệm của người Phật
tử, những biểu hiện ở hành vi và ngôn ngữ cũng như tâm ý của người Phật tử luôn
có sự cao thượng, lợi ích và hạnh phúc cho những người xung quanh.
Để
xứng đáng với danh nghĩa là con của Phật, người Phật tử phải có quá trình tu
tập bản thân; không phải tụng kinh, niệm Phật theo thời khóa nhất định mà sự tu
tập ấy phải diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, lời mở đầu gọi là Trú Dạ, là ngày
cũng như đêm. Như vậy mới đủ năng lực chuyển hóa tính phàm phu của mình.
Tụng
niệm không có nghĩa là đứng trước bàn Phật tụng kinh gõ mõ là đủ. Tụng là đọc
tụng, còn niệm là an trú tâm vào đối tượng, còn gọi là chánh niệm, là hướng
tâm, an trú tâm vào đối tượng, ở đây chính là Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại
Nhân. Do tụng và niệm thường xuyên làm huân tập chủng tử thiện pháp, trí tuệ
ngày càng lớn, thân tâm càng thanh tịnh, càng ngày càng gần với tính Phật như
vậy xứng đáng là con của Phật.
Bậc
Đại Nhân là người lớn, là người trưởng thành, chỉ cho những người không còn bị
sai khiến hay bị chế ngự bởi các phiền não, dục vọng.Theo truyền thống Đại thừa
thì chỉ cho Phật và Bồ Tát, theo truyền thống Nguyên thủy, đó là những vị chứng
quả A-la-hán hay trên đường chứng quả A-la-hán.
1.
Điều giác ngộ thứ nhất là quán chiếu để thấy rõ pháp ấn: Vô thường, khổ, không,
vô ngã ở nơi thân tâm của con người với mục đích bỏ những vướng mắc tham đắm,
chấp thủ đối với con người và cuộc đời. Duy trì sự quán chiếu ấy trên đối tượng
thân, tâm, hoàn cảnh của mình; mình sẽ có thái độ ứng xử thích hợp với chân lý.
Đây không phải là lối nhìn bôi đen đời sống, là lối nhìn tiêu cực, mà chính là
cách nhìn của tuệ nhãn đầy tích cực, nó có tác dụng mang lại sinh lực cho chúng
ta. Con người đau khổ mất mát sinh lực chính là do nhìn đời ngược lại. Thành
tựu các "niệm xứ" như kinh đã dạy, tức là bước vào Thánh đạo, không
có con đường nào khác. Nhãn quan của đạo Phật về cuộc đời quá rõ như kinh Kim
cương dạy:
"Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán."
2.
Nội dung của điều giác ngộ thứ hai là "ham cầu nhiều thì vất vả, khổ sở
nhiều; đó là quy luật, đó là con đường phàm phu ngu muội. Con người cứ tưởng
rằng họ đạt được nhiều tiền bạc hay địa vị cao là họ thỏa mãn, họ có hạnh phúc.
Nhưng thực tế thì vui ít, hạnh phúc ít mà buồn sầu đau khổ thì nhiều. Cuối cùng
con người cũng nhận ra chân lý đơn giản này khi họ buộc phải từ bỏ tất cả, như
khi chết chẳng hạn ….
Nỗi
đau khổ của cuộc đời giống như nồi nước đang sôi, ngọn lửa làm cho nước sôi là
ngọn lửa tham dục, ngọn lửa càng lớn, nước càng sôi và càng cạn kiệt ngọn lửa
càng yếu thì nước sôi sẽ bớt nhiệt độ và hết sôi. Cũng vậy, ngọn lửa tham dục
bớt đi thì đau khổ sẽ giảm, giảm mãi hằng ngày đến lúc không còn gì để giảm nữa
(vô vi) thì sự giải thoát tối hậu được thành tựu.
3.
Trong điều giác ngộ thứ ba, có hai con đường mà ta phải chọn lựa: Một là lao
đầu vào đời sống thế tục tìm kiếm lạc thú và đương nhiên hưởng thụ cả đau khổ,
con đường đó được làm bằng dục vọng và tội lỗi. Hai là con đường xuất thế siêu
thoát lên trên mọi cám dỗ dục lạc, thành tựu những an lạc siêu thế, chấm dứt
khổ đau, con đường nầy được làm bằng tri túc và trí tuệ, đấy là con đường của
đệ tử xuất gia, của người tu sĩ Phật giáo, đây là con đường của người cư sĩ
thực hành Bồ tát hạnh.
4.
Điều giác ngộ thứ tư dạy rằng sự tu tập cũng như chèo thuyền ngược nước không
chèo là bị dừng lại và thối chuyển, tinh tấn là một đức tính cần thiết cho sự
chèo con thuyền Bát Nhã vượt biển sanh tử. Đã là một đức tính thì cũng cần phải
tu tập: Tinh tấn tu tập hạnh tinh tấn, không có cái gì tự có hoặc ngẫu nhiên.
Tất cả đều tuân thủ các quy luật nhân quả, nghiệp báo, duyên sinh. Nhân như thế
nào, duyên như thế nào, thì quả báo như thế ấy.
Hạt
nhân hay chủng tử vô minh chấp ngã phiền não đã được tích lũy nhiều đời, có sức
mạnh rất lớn, không dễ đoạn trừ. Các loại phiền não, bốn ma, năm ấm, giới đều
nằm trong đó. Chánh kiến nhận thức được bản chất, chỗ trú ẩn của chúng rồi mới
dùng trí tuệ䬠tinh tấn đoạn trừ chúng.
Những khả năng ấy cũng đều nằm trong tâm thức. Tinh tấn là khai thác triệt để
khả năng ấy.
5.
Điểm mấu chốt của điều giác ngộ thứ năm là vô minh là cội nguồn của sanh tử,
của đau khổ. Chấm dứt vô minh là mục tiêu của đạo Phật và của người đệ tử Phật.
Con đường để đoạn trừ được vô minh là con đường phát triển trí tuệ, tức là làm
cho " minh" xuất hiện thì " vô minh diệt". Trí tuệ có được
là qua quá trình học tập biết nhiều qua văn huệ, tư huệ, tu huệ. Nhờ học rộng
biết nhiều mà thành tựu được khả năng trí tuệ䠢iện tài tức là hiểu biết và lý luận sắc bén.Nhờ
vậy mà giáo hóa được nhiều loại chúng sanh khác nhau, nhiều quốc độ khác nhau.
Phật pháp được gieo rắc rộng rãi, sự hạnh phúc mọi loài chúng sanh được phổ
cập.
Trí
tuệ trong bài giác ngộ thứ năm nầy là trí tuệ đi vào lĩnh vực chuyên môn, nghĩa
là phát huy tác dụng độ sanh, tác dụng giáo dục để thành đạt mục đích phổ cập
hóa Phật pháp vào đời sống con người và xã hội.
6.
Điều giác ngộ thứ sáu bao gồm các nội dung sau đây:
- Bố
thí là một công hạnh có tác dụng lợi ích rất đặc biệt, biểu hiện đủ hai mặt:
Phước đức và trí tuệ.
-
Phước đức có được là do đem đến cho chúng sanh bị đau khổ niềm an ủi, sự an
tâm, sự đầy đủ, giảm cho họ những áp lực của đời sống mà có thể đưa họ vào con
đường tội phạm tối tăm. Làm cho người khác được an vui hạnh phúc là ý nghĩa của
phước đức.
-Trí
tuệ䠬à do thực hành bố thí mà
quán chiếu thực trạng đau khổ của đời sống, nhận được chân lý khổ đế. Mặt khác,
mình thấy được tự tính vô ngã trong mọi thứ mà mình nắm trong tay: Không có
người cho kẻ nhận và của cho. Thực hành tâm bình đẳnG, xả bỏ chấp thủ nhân,
ngã, bỉ, thử, chủ thể, đối tượn... đạt được tâm thư thái thanh thản, giải thoát
là ý nghĩa của trí tuệ.
Một
người là đệ tử của Phật luôn được trang bị giáo dục để có được hai đức tính căn
bản này là phước đức và trí tuệ. Qua hành động bố thí, ta có thể thành đạt hai
đức tính ấy.
7.
Nội dung của điều giác ngộ thứ bảy là người cư sĩ sống đời sống thế tục có kinh
nghiệm phong phú, có sự hiểu biết sâu sắc về con người: căn cơ, trình độ, tâm
lý, ước muốn của họ; hiểu biết một cách trực tiếp về bản chất của đời sống xã
hội. Vì vậy họ có thể hiểu biết cảm thông và thương yêu con người một cách chân
thật. Tuy vậy, để đạt được một đời sống lý tưởng "tâm xuất gia mà thân
không xuất gia", đạt được mục đích và hạnh nguyện của một Bồ Tát cư sĩ thì
họ phải thực hành tuần tự từng bước:
Quán
chiếu để thấy rõ bản chất của năm dục lạc đưa đến tội ác và tai ương hoạn nạn,
mà hoạn nạn lớn nhất là bị che khuất trí tuệ và chìm đắm trong vòng sanh tử.
Phải tu tập để chiến thắng sự kiềm tỏa của năm dục, phải triệt tiêu áp lực của
chúng trong nội tâm mình.
Phải
tạo thói quen, xu hướng mới cho tâm thức, hướng tư duy về sự giải thoát, về đời
sống viễn ly thành tựu được chánh tư duy, thiện tâm bắt đầu tỏa sáng.
Kiến
tạo một đời sống đạm bạc thanh cao. Trong đó bao gồm các đối tượng bên cạnh
mình như vợ con…để thiết lập cuộc sống chung giàu trí tuệ và an lạc.
Từ
đó, thiết lập đời sống phạm hạnh coi nhẹ tình yêu ân ái vợ chồng giới tính biến
thành tình yêu vị tha đối với muôn loài, biến các chất liệu của tình thương đau
khổ, hạn chế thành chất liệu tình thương vô lượng,an lạc.
Như
vậy, người cư sĩ có thể kiến tạo đạo tràng giữa cõi nhân gian, hoàn thành hạnh
nguyện độ tha của Bồ Tát đạo.
8.
Điều giác ngộ thứ tám là đỉnh cao của lộ trình tu tập Bồ Tát hạnh. Ở đó thể
hiện trí tuệ và từ bi viên mãn, đồng thời thể hiện tác dụng hóa độ chúng sanh
một cách cao độ. Tất cả những khả năng ấy đều được nói đến trong Kinh tạng
Nguyên Thủy cũng như Đại Thừa. Ở đây biểu hiện rất rõ hướng đi của mẫu người lý
tưởng: Bồ Tát nhập thế. Đây là con đường mà người Bồ Tát cư sĩ có rất nhiều
điều kiện và cơ hội thực hành.
- Khổ
và thoát khổ là mối tư duy chân chính xuyên suốt mọi pháp môn tu tập. Làm cho
mình hết khổ, giúp cho người bớt khổ là một công trình đòi hỏi trí tuệ, sức lực
và thời gian. Còn hòa vào đời chịu cảnh tối tăm lem luốc để dẫn dắt chúng sanh
lên bờ giải thoát là một hạnh nguyện vĩ đại của những Đại Sĩ, cũng gọi là hạnh
nguyện hay sự giác ngộ của Bậc Đại Nhân mà Kinh này đề cập đến.
Phần
kết thúc Kinh là những lời nói lên tác dụng siêu việt của tám điều giác ngộ của
Bậc Đại Nhân nhằm khích lệ tinh thần tu tập của các hành giả Phật tử. Phần nầy
có thể chia thành hai ý chính, đó là tác dụng xuất thế và nhập thế của tám điều
giác ngộ.
II. TÁC DỤNG XUẤT THẾ CỦA TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
Tác
dụng xuất thế gồm những gì? Đó là tu tập quán chiếu Tứ Niệm Xứ, trang bị cho
mình nhận thức rõ về thân, về thọ, về tâm và về pháp. Tu tập hạnh thiểu dục tri
túc sống đời thanh bạch từ bỏ các lạc thú ở đời. Nhờ vậy trí tuệ được tăng
trưởng - tuệ giải thoát phát sinh.
- Con
đường tu tập để làm thanh tịnh Thân - Khẩu - Ý, đoạn trừ các ác nghiệp và các ô
nhiễm tâm lý, làm chủ được các hành vi bản năng, mở rộng đường cho trí tuệ và
giải thoát; đó là con đường tu tập chung của mọi người Phật tử. Dĩ nhiên người
xuất gia có lợi thế hơn. Đây là công hạnh căn bản, là hiện tướng giải thoát của
người tu, nếu không có hay không đạt được hoặc không qua lộ trình tâm thanh
tịnh nầy thì không có lộ trình giải thoát nào, nghĩa là muốn qua sông thì phải
biết bơi, còn sử dụng khả năng biết bơi để cứu người hay không là chuyện khác.
Vì vậy không thể chấp nhận một người Phật tử, nhất là Phật tử xuất gia mà tham
lam, sân hận quá lớn, không có lý do chính đáng nào biện minh cho các việc làm
hay hành vi bất thiện.
- Con
đường Bồ-tát hạnh hay Đại thừa cũng dựa trên cơ sở giải thoát và thanh tịnh nầy
mà hướng tâm về cứu độ chúng sanh.
-
Thuyền pháp thân được làm bằng trí tuệ và từ bi, trí tuệ và từ bi được làm bằng
chất liệu thanh tịnh không ô nhiễm. Con thuyền ấy đưa hành giả đến bờ giải
thoát.
III. TÁC DỤNG NHẬP THẾ CỦA TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
- Tu
tập hạnh thanh tịnh giải thoát xuất thế đối với đường lối của Kinh tám điều
giác ngộ có hai mục đích: Một là trang bị cho mình khả năng giải thoát khỏi sự
trói buộc của sanh tử. Hai là sử dụng khả năng ấy để giúp cho chúng sanh cũng
được lợi ích giải thoát như mình. Thực ra, bản chất của giáo pháp mà Đức Phật
dạy luôn bao hàm hai khả năng ấy.
-
Trong lời kết thúc nói rằng: sau khi các Ngài đắc đạo nhờ tu tập tám điều giác
ngộ, các Ngài từ cõi Niết Bàn trở về cõi sinh tử giúp chúng sanh giải thoát.
Điều nầy rất rõ ràng, trước khi hóa độ chúng sanh thì phải hóa độ mình trước,
mình có giác ngộ, có giải thoát mới "trở về" hóa độ chúng sanh, chứ
không phải mình chưa giải thoát mà vội độ sanh chỉ tăng trưởng phiền não và tội
lỗi. Vì vậy, ta không có lý do gì để phê bình những người đang nỗ lực tu tập
"độ mình" là những người tiêu cực, ích kỷ.
Tuy
nhiên, nếu mình "độ mình" lâu quá, chúng sanh đang đau khổ mà mình
chưa "công viên quả mãn" thì có phải đang bỏ rơi chúng sanh hay
không? Có lẽ đó là một điều lo xuất phát từ thiện ý nhưng cũng như lo "voi
chết không có hòm", kiểu nói của tục ngữ Việt Nam.
Con
đường tu tập của Phật giáo không nên phân cách quá cứng ngắc giữa độ mình và độ
người. Nếu quán chiếu theo chân lý duyên sanh, ta sẽ thấy: Độ mình là độ người,
độ người cũng là độ mình. Chất liệu tu tập có chất liệu từ bi thì hệ quả tất
nhiên là có độ chúng sanh. Vì vậy, không thể nói Đại thừa mới hoá độ chúng sanh
được, còn các đường tu tập khác thì không !
Tác
dụng nhập thế của tám điều giác ngộ là thành tựu biện tài thuyết pháp cảm hóa
chúng sanh, giúp đỡ cho chúng sanh về mặt vật chất cũng như tinh thần để họ bớt
khổ, tạo cho họ cơ hội để họ tu tập hướng thượng, hướng thiện. Lấy nếp sống mẫu
mực thanh bạch và vô dục của mình làm tấm gương, làm thân giáo để mọi người
quay về chánh đạo. Cuối cùng nếu cần thiết, mình có thể nhập cuộc nhận lãnh khổ
đau nếu đó là điều giúp cho mọi người bớt khổ thêm vui. Đó là con đường nhập
thế của Bồ tát, của Kinh Tám Điều Giác Ngộ.
Tất
cả mọi phương tiện mà Bồ-tát thực hành đối với chúng sanh đều phải hướng đến
các tác dụng cụ thể:
a."Linh
chúng sanh giác sanh tử kho妱uot;: Làm cho chúng sanh có được trí tuệ䠮hận chân khổ đế mà cái khổ lớn nhất là cái khổ
của sự sanh tử luân hồi. Điều nầy không dễ, người ta dễ dàng nhận thức hay chấp
nhận chân lý khổ như: khổ về sanh, lão, bệnh, tử, thương yêu mà phải xa nhau,
ghét mà phải gần nhau, hoặc cầu mong mà không toại ý, tức là những cái khổ mang
tính hiện tượng, còn cái khổ bản chất thì họ không biết và rất khó biết. Vì
vậy, họ chỉ mong hết khổ thông thường chứ không mong được giải thoát.
b.
"Xả ly ngũ dục": Làm cho chúng sanh nhận chân được Tập đế là
nguyên nhân của khổ, tham ái ngũ dục. Chúng sanh đang ở trong cuộc đời, đang
hưởng thụ ngũ dục, đang hướng tâm trí đến các đối tượng của dục và vì vậy mà họ
đang đau khổ. Làm cho chúng sanh thấy rõ bản chất của dục là nguy hiểm luôn gây
ra hậu quả đau khổ, để họ dần dần nhận thức và từ bỏ chúng.
c. Tu
hành thánh đạo: Làm cho chúng sanh hiểu được Đạo đế, tu hành con đường
dẫn đến đoạn trừ khổ đau.
- Tu
hành thánh đạo là gì? - Chính là tu tập hành trì Bát Chánh Đạo: Chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định. Nếu chúng sanh tu tập thánh đạo nầy thì chắc chắn thoát ly khổ ách.
-
Đoạﮠcuối cùng nhắc nhở khích lệ người đệ tử Phật phải đọc tụng và nhớ nghĩ đến
tám điều giác ngộ nầy. Được như vậy thì trong từng ý nghĩ tiếp diễn chỉ có
thiện pháp, không có ác niệm, ác pháp. Nhờ đó mà ác nghiệp được tiêu diệt, dẫn
đến giác ngộ, thành tựu thánh quả và khổ sanh tử chấm dứt, hưởng niềm vui tối
thượng, an lạc Niết Bàn.
- Lời
kết thúc kinh bao hàm ý nghĩa khái quát con đường tu tập của kinh, đó là thực
hành sự thanh tịnh làm cho tâm hết ô nhiễm thành tựu các đức tính trí tuệ và từ
bi, nhờ đó mà được giải thoát tối thượng. Sau khi đạt được sự giải thoát thực
hành hạnh lợi tha dùng khả năng giải thoát giác ngộ của mình giúp cho mọi người
có điều kiện hướng về chân lý và giải thoát như mình.
- Đồ讧 thời lời kết thúc cũng đưa ra mục tiêu cụ
thể cho hành giả thực hành công cuộc hóa độ làm cho chúng sanh nhận chân về sự
khổ, về nguyên nhân đưa đến khổ và con đường đưa đến diệt khổ.
-
Cuối cùng là khích lệ tu tập bằng cách nêu bật lên công dụng quán chiếu chánh
niệm đưa đến đoạn trừ ác nghiệp thành tựu Niết Bàn.
Con
đường mà kinh Bát Đại Nhân Giác giới thiệu là con đường thuận tiện cho đời sống
của người cư sĩ thực hành để đáp ứng nguyện vọng của Bồ-tát dấn thân vào đời
cứu độ chúng sanh. Con đường ấy đặc biệt ở chỗ sống giữa cuộc đời bụi bặm mà
không dính bụi, ngược lại có thể chuyển hóa bụi bặm ô nhiễm thành thanh tịnh
thanh lương./.
IV. SÁU BƯỚC ĐI CỦA LỘ TRÌNH TU LÝ TƯỞNG
...
Để thiết lập một lộ trình tu có tính phổ biến hơn, tích cực hơn, để nhằm đáp
ứng nhu cầu tu tập và hoằng pháp trong một bối cảnh xã hội mới như xã hội Trung
Hoa vào thời Hán, Phật giáo chưa được chấp nhận một cách đầy đủ, các vị tăng sĩ
chưa được xuất gia, thành phần cư sĩ là chủ yếu. Vì vậy mà Kinh Bát Đại Nhân
Giác ra đời. Đây như là sự kiện tất yếu, nghĩa là phải có một mô thức mới phù
hợp với hoàn cảnh mới cho người cư sĩ tại gia thực hành, đặc biệt dành cho
những người cư sĩ có đạo tâm lớn - tâm thì muốn xuất gia, thân thì ở thế tục.
Con đường tu tập này không lấy Định làm cơ sở mà lấy chánh niệm làm cơ sở, từ
đó ý chí và nguyện lực được thiết lập.
Sự ra
đời của kinh Bát Đại Nhân Giác một mặt lấy nền tảng tu tập của Kinh Bát Niệm,
mặt khác dựa vào giáo nghĩa Đạ褐thừa mà lúc bấy giờ công
cuộc vận động Đại thừa đang lên cao. Chắc chắn Ngài An Thế Cao đã thừa hưởng
sắc thái của truyền thống Đại thừa một cách trọn vẹn nên những điều giác ngộ
cuối đã chuyển hướng sang sắc thái Đại thừa một cách triệt để. Kinh Bát Đại
Nhân Giác rõ ràng là một hướng đi mới cho một điều kiện và xã hội mới. Đường
lối ấy mệnh danh là Bồ-tát đạo và mục tiêu hướng đến là người cư sĩ tại gia.
Ngài An Thế Cao đã gởi gấm lòng mình qua mẫu người thực hành Bồ-tát hạnh, giới
thiệu một mẫu người lý tưởng để kiến tạo một xã hội lý tưởng, xã hội Phật hóa …
Con đường tu tập này, chúng tôi cho rằng có thể chia làm sáu bước:
-
Bước một: Xây dựng một con người có đầy đủ nhận thức sáng suốt về bản chất của
cuộc sống, có một tầm nhìn chính xác và rộng rãi về cuộc đời, về vũ trụ thiên
nhiên, về đời sống xã hội, về đời sống cá nhân gồm cả hai mặt thân thể vật lý
và hoạt động tâm lý (Điều giác ngộ thứ nhất) có được một tầm nhìn như vậy gọi
là có chánh kiến.
Giáo
dục trang bị tri thức hoàn chỉnh và căn bản là bước đi đúng hướng, cần thiết
như Đức Phật dạy trong kinh Bốn Mươi Pháp: "Chánh kiến đi hàng đầu trong
lộ trình tu tập." Một người Phật tử chân chính là người có cái nhìn sáng
suốt và hiểu sâu về bản chất của hiện tượng giới.
-
Bước thứ hai: Xây dựng đạo đức bản thân qua lối sống thiểu dục và tri túc. Đi
vào thực tiễn của đời sống và dưới sự soi chiếu của nhận thức chánh kiến, người
Phật tử khép mình vào kỷ luật đạo đức qua tu tập hạnh thiểu dục và tri túc. Cần
chú ý là trong kinh Bát Niệm nói dứt khoát là vô dục chứ không nói là thiểu
dục. Vô dục của kinh Bát Niệm là đường lối Thánh đạo vô nhiễm, vô trước của
người xuất gia. Thiểu dục tức là ít ham muốn, nghĩa là còn các dục nhưng hạn
chế chúng tới mức tối thiểu. Nhờ đời sống kiềm chế nhu cầu tiêu thụ và hưởng
thụ, đạo đức của người cư sĩ trở nên tăng trưởng và vững chãi. Nếu cứ để cho
lòng ham muốn phát triển không có giới hạn chắc chắn sẽ phát sinh cướp đoạt,
lừa đảo, gian trá và hãm hại….
-
Bước thứ ba: Qua quá trình tu tập ít ham muốn và biết đủ, người Phật tử sẽ tạo
được cho tâm thức mình một xu hướng mới: Xu hướng vượt thoát bản năng, tâm thức
trở nên hướng thượng thanh cao. Từ con người mang nặng dấu ấn thế tục bắt đầu
hình thành con đường giải thoát, đó là một cuộc cách mạng tâm lý, đòi hỏi có sự
nỗ lực lớ鮠để tạo một chuyển hóa
đột phá trong tâm cũng như ngoại giới (Điều giác ngộ thứ tư).
Khi
mà đời sống dục lạc, ham muốn vật chất giảm, xu hướng trí tuệ tăng, người Ph`ật
tử có một hướng đi rõ: Những gì đưa đến tăng trưởng trí tuệ đều được quan tâm,
coi trí tuệ là sự nghiệp của mình, do đó nhận thức càng sâu sắc và toàn diện
(điều giác ngộ thứ năm).
-
Bước thứ tư: Tri thức và trí tuệ đã vươn tới tầm cao, điều đó có thể tạo ra một
hướng đi phi thực tiễn, trở nên cô độc, duy lý. Vì vậy để có sự quân bình,
người Phật tử hướng tâm và tuệ của mình vào đời sống thực tiễn để hiểu và cảm
thông với nỗi đau của quần chúng, những thái độ bạo động, hằn học, căm thù xuất
phát từ sự nghèo túng khốn đốn về đời sống vật chất. Người Phật tử sử dụng năng
lực trí tuệ để phát triển tình thương yêu cứu giúp mọi người, tu tập hạnh bố
thí để quân bình trái tim và khối óc, đồng thời để tích lũy công đức trợ duyên
cho đời sống tu tập và chí nguyện độ sanh dễ thành tựu (điều giác ngộ thứ sáu).
-
Bước thứ năm: Điều hòa Bi-Trí song hành tạo được sự thăng bằng về tâm. Nhưng vì
đời sống cư sĩ tại gia có những ràng buộc, những hệ lụy về tình ái nên dễ bị
thối tâm và khó phát khởi tâm từ bi đến chỗ không giới hạn. Vì vậy đến trình độ
này, người Phật tử bắt đầu thực hành phạm hạnh coi nhẹ tình ái hay chấm dứt
tình ái vị kỷ để khai mở cánh cửa đại bi tâm. Từ đây ảnh hưởng của người Phật
tử đã có tác dụng rộng, trước hết là đời sống gia đình được thuần hóa, sau đó
là môi trường xã hội xung quanh đã có những ảnh hưởng đạo đức của mình.
-
Bước thứ sáu: Bước cuối cùng, trí tuệ䠴hấu suốt bản chất nỗi
khổ của chúng sanh. Vì vậy đại bi tâm mở rộng, tâm hồn của người Phật tử thể
nhập vào thế giới chúng sanh, cảm thông và chia sẻ niềm đau của quần chúng.
Người Phật tử không sợ đau khổ, dũng cảm dấn thân vào đời, thấy mình ở trong
chúng sanh, chúng sanh ở trong mình, chúng sanh và mình là một. Vì vậy niềm đau
của con người cũng chính là niềm đau của mình, nên không thể thờ ơ trước nỗi
đau khổ của nhân loại. Họ dấn thân vào đời với trí tuệ vô ngã siêu việt, với
trái tim thương yêu không giới hạn dưới mọi hình thức, dùng mọi phương tiện để
đạt được mục đích đưa con người đến chỗ giải thoát an vui.
Sáu
bước đi của một người cư sĩ thực hành Bồ-tát hạnh như vậy không phải là những
bước đi siêu thực, mà đó là những bước đi hiện thực, là những điều kiện cho một
con người toàn diện hay con người lý tưởng cho một xã hội lý tưởng: Một xã hội
bình đẳng, an lạc, văn minh và giải thoát.