Bạn có biết 2 giờ đầu tiên kể từ lúc xuất hiện triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim được coi là “khoảng thời gian vàng” để cứu lấy trái tim trong cơn nguy kịch?
Trong đó, việc cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà rất quan trọng, nó quyết định phần lớn tới khả năng hồi phục của người bệnh về sau. Tuy nhiên, thực tế đa phần người bệnh còn khá lúng túng và chưa biết cách xử trí nhồi máu cơ tim cấp sao cho hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nhận biết dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim
Trước tiên, bạn cần phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim để nhận biết “thời khắc vàng” cho việc xử trí:
- Đau thắt ngực: cảm giác như lồng ngực bị ép chặt, đè nén. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực, có thể lan ra cổ, hàm, vai, cánh tay trái, lưng, bụng… Nó có thể kéo dài một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.
- Toát mồ hôi lạnh
- Choáng váng, đầu lâng lâng
- Buồn nôn (thường gặp ở phụ nữ)
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Cảm giác buồn đi cầu nhưng khó đi
Hướng dẫn cách tự cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim
Khi gặp phải những triệu chứng cảnh báo trên, người bệnh có thể tự xử trí nhồi máu cơ tim cấp theo hướng dẫn sau:
- Dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (nghiêng 1 góc 75 độ so với mặt đất), co đầu gối lên.
- Nới rộng quần áo, tháo cà vạt, khăn quàng cổ
- Cố gắng giữ bình tĩnh bằng cách hít sâu, thở chậm
- Báo cho người thân hoặc nhanh chóng gọi 115 để yêu cầu sự trợ giúp.
- Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, người bệnh có thể dùng ngay 1 liều thuốc cấp cứu nhồi máu cơ tim (theo đơn của bác sỹ) dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi. Thuốc thông dụng nhất là Niitroglycerin.
- Nhai 1 viên Aspiirin (theo chỉ định kê đơn của bác sỹ), việc này có thể thực hiện đồng thời với Niitroglycerin.
Bạn cần cấp cứu nhồi máu cơ tim cho người bệnh như thế nào?
Nếu người thân của mình đang có dấu hiệu cảnh báo của một cơn nhồi máu cơ tim, bạn hãy giữ bình tĩnh và tiến hành các bước sơ cứu sau:
Nếu người bệnh còn tỉnh
- Cho người bệnh ngồi nghỉ hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi
- Nếu ở nơi đông người, yêu cầu mọi người xung quanh không đứng lại gần để tạo không gian thoáng đãng.
- Nới rộng quần áo cho người bệnh, nhưng vẫn giữ ấm cho họ bằng 1 tấm chăn hoặc 1 chiếc áo khoác.
- Trấn an người bệnh, tránh nói hay hỏi quá nhiều bởi có thể làm tăng thêm căng thẳng cho người bệnh.
- Cho người bệnh sử dụng Niitroglycerin và Aspiirin theo hướng dẫn như trên.
Nếu người bệnh bất tỉnh
- Ép tim ngoài lồng ngực: Bạn hãy đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng cứng, sau đó quỳ gối về phía bên trái người bệnh; đặt 2 bàn tay chồng lên nhau đặt trước tim (tương ứng vùng giữa 2 núm vú, tức khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái), ấn sâu xuống khoảng hơn 1/3 bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra. Thực hiện thao tác này 60 lần/phút nhằm giúp tim co bóp và tăng cường đưa máu lưu thông tuần hoàn.
Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh ở nơi thoáng đãng, đặt gối dưới cổ để đầu hơi ngửa ra sau, lấy dị vật trong miệng người bệnh (nếu có) nhằm đảm bảo đường thở được thông thoáng. Sau đó, bạn hãy bịt mũi người bệnh và dùng miệng của mình ngậm kín miệng người bệnh và thở 2 hơi liên tiếp.
Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả
Nếu bạn hoặc người thân có nguy cơ cao phải đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim, hãy xem xét một số gợi ý dưới đây để phòng ngừa tình huống này xảy ra:
- Hãy lên kế hoạch trước những dự định mà bạn sẽ làm nếu xảy ra cơn đau tim trong những tình huống khác nhau như ở trong nhà hoặc khi lái xe.
- Lưu sẵn số điện thoại của những người thân dưới dạng phím tắt để kịp thời gọi sự trợ giúp, luôn mang theo điện thoại bên mình.
- Liệt kê danh sách các thuốc mà bạn đang dùng, thuốc bạn bị dị ứng, số điện thoại của bác sỹ và lưu lại ở một vài nơi như nhà, nơi làm việc, trong xe, ví hoặc túi xách…
- Luôn mang theo những loại thuốc thiết yếu như Niitroglycerin, Aspiirin… bên mình phòng trường hợp khẩn cấp cần dùng.
- Hướng dẫn cho gia đình hoặc bạn bè của bạn nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim và các bước xử trí nhồi máu cơ tim cấp tại nhà.
- Thực hiện một lối sống lành mạnh: với chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên nhằm kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu và cân nặng…
Nếu có tiền sử bệnh mạch vành lâu năm, nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Do vậy, để phòng ngừa hiệu quả, điều quan trọng là tìm đúng giải pháp hỗ trợ điều trị ngay từ ban đầu. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, một số loại thảo dược truyền thống như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm... không chỉ có khả năng làm giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành để giảm đi những cơn đau tim, đau thắt ngực, mệt mỏi; những thảo dược này còn giúp ngăn ngừa sự hình thành mới và ổn định mảng xơ vữa không bị nứt vỡ, điều này có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát tốt bệnh mạch vành và phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim cấp xảy đến. Đã có rất nhiều người bệnh đã may mắn thoát khỏi cơn nhồi máu cơ tim nhờ sử dụng đúng sản phẩm có chứa các vị thảo dược trên
Hãy nhớ rằng cấp cứu nhồi máu cơ tim là một cuộc chạy đua thời gian với tử thần, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu ngay khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo đầu tiên. Bởi một phút chậm trễ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hồi phục về sau, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Ds Lê Lương
Nguồn tham khảo:
http://www.wikihow.com/Treat-a-Heart-Attack
http://www.healthcommunities.com/heart-attack/prepare-save-your-life_jhmwp.shtml
https://medlineplus.gov/ency/article/000063.htm
http://www.healthcommunities.com/heart-attack/prepare-save-your-life_jhmwp.shtml
https://medlineplus.gov/ency/article/000063.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét