Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

CHUYỆN VỀ LỜI CHÚC THỌ: CHÚC THẾ NÀO MỚI KHÔNG LÀM PHẬT Ý NGƯỜI NGHE?

                                                                      

Chúc thọ người khác nên chúc thế nào cho hợp lý, sao để không nghịch ý của người nghe? Chúng ta vẫn thường có câu chúc rằng: “Phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn”. Nhưng có người nghe xong câu này, lại cảm thấy khó chịu. Tại sao như vậy?

Vào triều đại nhà Thanh, thầy thuốc Thạch Thành Kim đã dùng hình thức “vẽ tranh thế tục” để kể lại một câu chuyện tiếu lâm về chúc thọ, phản ánh thói đời của thời đó. Ông nói: “Người ta dùng chuyện cười để mua vui, ta đây dùng chuyện cười để cảnh tỉnh lòng người”, dùng cách đùa vui để răn dạy người đời.
Chúc thọ, thì chúc bao nhiêu tuổi mới là đủ?
Có một ông lão đã hơn trăm tuổi, được con cháu tổ chức một bữa tiệc mừng thọ. Quan khách gần xa đều đến chúc mừng.
Có vị khách đến chúc mừng, nói: “Chúc ngài sống thọ qua 120 tuổi”.
Ông lão nghe xong nổi giận, nói: “Ta đâu có ăn hết cơm của nhà anh, sao lại phải giới hạn tuổi của ta, sao không để ta sống thêm vài trăm năm nữa chứ”.
Thạch tiên sinh bình rằng: “Lòng người rất khó biết đủ, trăm tuổi đã là thượng thọ, nhưng đã đến trăm tuổi, lại càng mong cầu ở tương lai, thêm vài năm cũng không thấy đủ, trải qua ngàn vạn năm, còn nói là không nhiều lắm”.
Tùng bách, Nam Sơn cũng không thể nào “bất tử”
Trong ngày mừng thọ của ông lão, một vị khách đến chúc rằng: “Chúc ngài trường thọ như tùng bách”.
Ông lão cau mày, mất hứng nói: “Tùng bách tuy là sống lâu, nhưng rồi cũng sẽ đến lúc héo chết”.

Lại có một vị khách tới chúc thọ, nói rằng: “Chúc ngài thọ tỷ Nam Sơn”.
Ông lão cau mày không vui, nói: “Núi cao đến mấy rồi cũng sẽ đến lúc phong hóa mà vỡ nát”.
Hai vị khách cảm thấy khó xử, không biết nói sao để vừa lòng ông lão, liền hỏi ông ấy: “Tùng bách hay núi Nam đều là rất lâu rồi, ngài đều không thích, xin hỏi phải như thế nào mới đúng như ý nguyện của ngài?”.
Ông lão gật đầu nói: “Theo tâm nguyện của ta, bất luận trải qua mấy ngàn năm, mấy vạn năm, chủ yếu là không cần phải chết”.
Lời bình của Thạch lão: “Mỗi người vốn có thuốc trường sinh, chỉ vì mê mờ nên đã bỏ phí đi mất”.
Thạch lão tiên sinh dường như đã nhìn thấu được nhân sinh, đã ngộ đến chỗ gốc rễ của sinh mệnh. Trở về chỗ bản nguyên của sinh mệnh, thì mới có khả năng có được thuốc trường sinh, tìm kiếm đan dược tại thế gian này, chỉ là đang lầm đường lạc lối.
Tuệ Tâm biên dịch

Không có nhận xét nào: